PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THẠCH BÀN

9 246 0
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THẠCH BÀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY THẠCH BÀN I. Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm Trải qua 40 năm xây dựng phát triển với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty Thạch Bàn đã thực sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường, được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Việc vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế thực hiện chính sách mới của Đảng Nhà nước Công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với việc củng cố lại công tác tổ chức quản lý, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới (gạch ốp lát Granit nhân tạo - sản phẩm đầu tiên sản xuất tại Việt Nam), xúc tiến công tác tư vấn chuyển giao công nghệ xây dựng lò nung tuynel cho các đơn vị sản xuất gạch khác trong cả nước Công ty đã không ngừng mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong ngoài nước, chủ động nghiên cứu thị trường, nhờ vậy đã tiếp nhận được công nghệ máy móc thiết bị thuộc loại hiện đại nhất, sản phẩm gạch Granit của Công ty đã được biết đến tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước. Năm 2000 là năm Công ty Thạch Bàn có bước ngoặt trong tiến trình phát triển đi lên của mình. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất lớn - sản xuất 1.200.000 m 2 tiêu thụ 1.250.000 m 2 gạch ốp lát Granit đầu tư dây chuyền 2, nâng công suất nhà máy gạch ốp lát Granit từ 1.000.000 lên 2.000.000 m 2 /năm. Được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng cũng như Tổng Công ty Thuỷ tinh gốm xây dựng mà đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty được nâng lên một cách rõ rệt. Lấy uy tín làm đầu bằng chất lượng sản phẩm của mình Công ty Thạch Bàn không những tiêu thụ được sản phẩm của mình trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu được sang các nước khác. Đó là do bộ máy quản lý của Công ty khá năng động, trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với cơ chế thị trường. Sự đổi mới của bộ máy quản lý kinh tế đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn Công ty đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực thúc đẩy quá trình sản xuất ngày càng phát triển. Để đánh giá tình hình được đầy đủ, khách quan đúng đắn nhiệm vụ của công tác kế toán Công ty hết sức nặng nề trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán giữ vai trò quan trọng nhất. Do đó, Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể để quản lý chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các bộ phận quản lý với tình hình thực tế của Công ty yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thạch Bàn, em có một số nhận xé về công tác tổ chức kế toán nói chung kế toán tập hợp chi phí - tính giá thành sản phẩm Công ty như sau: * Việc áp dụng hình thức kế toán tập trung hình thức sổ Nhật ký chun là phù hợp với điều kiện sản xuất trang bị tính toán. Đặc biệt Công ty đã đưa chương trình kế toán thực hiện trên máy vi tính vào sử dụng đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu kịp thời, chính xác của thông tin kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm khối lượng ghi chép, hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi chép trùng lắp, tiết kiệm lao động kế toán. * Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ chuyên môn cao đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy vậy, do khối lượng, công việc lớn, phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên phần vào còn hạn chế đến tính kịp thời của thông tin kế toán. * Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Bộ Tài chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như quản lý sử dụng vốn, thực hiện trích khấu hao TSCĐ . thực hiện đầy đủ các thủ tục về chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, phản ánh một cách trung thực, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó đã quản lý chặt chẽ vốn tài sản của Công ty, sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi thực sự có lãi. * Về công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm: Mọi chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất gạch Granit nói chung được tập hợp đầy đủ cho đối tượng hạch toán chi phítoàn nhà máy. Công ty tổ chức tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm có sự chi tiết thêm một số khoản mục chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung giúp cho việc phân tích rõ ràng, chi tiết hơn tình hình biến động mức ảnh hưởng của các yếu tố chi phíbản trong giá thành sản phẩm. Từ sự phân tích nà sẽ giúp lãnh đạo Công ty có những thông tin cụ thể, chính xác để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng như đề ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lãnh đạo nói chung. Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty vẫn còn tồn tại những khâu, bước chưa thật phù hợp với chế độ chung cũng như chưa thực sự khoa học, chính xác hợp lí. Những vấn đề này đòi hỏi kế toán phải phân tích cụ thể hơn đưa ra phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục củng cố hoàn thiện. + Thứ nhất, việc xác định kỹ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo quý chưa đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác, sát với thực tế thị trường đối với việc lập kế hoạch giá trị sản xuất giá thành sản phẩm. + Thứ hai, về đối tượng tập hợp chi phí: Hiện nay kế toán Công ty tập hợp chi phí sản xuất gạch Granit cho một đối tượng duy nhất là nhà máy (hay toàn bộ quá trình sản xuất). Tuy vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành thì thấy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chưa thực sự phù hợp với đối tượng tính giá thành là từng m 2 sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc. Chính vì thế, để tính giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào sổ tổng hợp xuất vật tư - TK 621 (6211) để xác định lại chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng, chi phí về vỏ hộp. Bên cạnh đó, kế toán phải tiến hành phân bổ rất nhiều lần từng khoản chi phí trong giá thành cho 3 loại sản phẩm trên. Công việc này rất phức tạp mà kết quả tính toán phân bổ nhiều khi không chính xác do tiêu thức lựa chọn chưa được hợp lý. Mặt khác các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng của sản phẩm vát cạnh, mài bóng, đóng hộp trên thực tế đều có thể tập hợp riêng được. Sự không phù hợp giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành dẫn đến một số nghiệp vụ hạch toán, tổng hợp chi phí phân bổ chi phí chưa được hợp lí chính xác như: * Kế toán Công ty đa đồng nhất giá thành của sản phẩm ra lò với giá thành của sản phẩm thường nhập kho. Thực tế sản phẩm ra lò phải qua khâu đóng hộp, kiểm nghiệm mới được nhập kho thành phẩm. Như vậy sản phẩm thường nhập kho phải có thêm phần chi phí về vỏ hộp chi phí nhân công trực tiếp tổ đóng hộp cho sản phẩm thường. * Khi hạch toán chi phí về vỏ hộp, trong kỳ kế toán tập hợp vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Granit - TK 621 (6211) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán lại đưa khản chi phí này về chi phí quản lý phân xưởng để phân bổ cho sản phẩm nhập kho trong kỳ. * Đối với chi phí tiền lương của công nhân đóng hộp: Hiện nay có một bộ phận công nhân đóng hộp thuộc tổ mài. Toàn bộ chi phí về nhân côgn trực tiếp của khâu đóng hộp được tập hợp chung cho tổ mài sau đó phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ. Như vậy đối với sản phẩm thường nhập kho thành phẩm sẽ không có chi phí NCTT của bộ phận này. * Khi phân bổ chi phí quản lý phân xưởng (là khoản chi phí sản xuất chính còn lại ngoài chi phí khấu hao TSCĐ chi phí dịch vụ mua ngoài (điện), kế toán sử dụng tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ. Tiêu thức này là chưa phù hợp vì như vậy sẽ có một lượng sản phẩm ra lò (bán thành phẩm), không chịu khoản chi phí này. Điều này thể hiện rõ khâu: khi phân bố khoản chi phí này cho tổng số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm thì số lượng sản phẩm thường là 161.511.513 m 2 , mức phân bổ là 12.822.715.435 nhưng khi tính giá thành đơn vị cho sản phẩm thường kế toán sử dụng số lượng sản phẩm ra lò là 327.785,06 m 2 (trong đó sản phẩm loại 300x300 là: 260.371,46 m 2 , sản phẩm loại 400x400 là: 67.413,6m 2 ). + Thứ 3, đối với khoản chi phí phải trả (kế toán trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ) bao gồm có chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch được kế toán hạch toán vào TK 62742 - cuối kỳ được kết chuyển sang TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit. Đây là khoản chi phí sản xuất chính (cụ thể thuộc chi phí quản lý phân xưởng) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh tỏng kỳ để tính giá thành sản phẩm kế toán đã gộp khoản chi phí này vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Điều này chưa hợp lý bởi vì khi phân bổ khoản chi phí này cho các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ sẽ khác nhau do tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định chi phí quản lý phân xưởng là khác nhau. do vậy việc phân tích kết cấu các loại chi phí (trong đó có chi phí về khấu hao tài sản cố định) trong giá thành sản phẩm chưa được chính xác. + Thứ tư, về công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Trong điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty, chi phí sản phẩm dở dang chỉ có trên dây chuyền công nghệ giai đoạn bắt đầu từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến trước khi sản phẩm ra lò lượng bán thành phẩm (sản phẩm ra lò) nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy. Đối với dây chuyền vát cạnh, mài bóng do công tác xây dựng định mức khoa học, thời gian gia công ngắn nên kế hoạch cần gia công bao nhiêu thì khi xuất kho bán thành phẩm qua hệ máy vát cạnh, mài bóng sẽ trở thành sản phẩm hoàn thành bằng nhiều vật tư được sử dụng hết vì vậy không có sản phẩm dở dang công đoạn này. Đối với chi phí sản phẩm dở dang nằm trong chi phí quản lý phân xưởng Công ty thì thực chất đây là số lượng hộp gạch, băng dính còn tồn chưa sử dụng hết trong kỳ khâu đóng hộp. Kế toán cần ghi giảm chi phí vật liệu khâu này chứ không coi là sản phẩm dở dang hiện tại. Trên cơ sở những nhận xét đánh giá nêu trên, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gạch Granit Công ty hiện nay vẫn còn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp củng cố hoàn thiện hơn nữa khâu công tác này Công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu về công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩmCông ty Thạch Bàn, kết hợp với những kiến thức đã học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để cải tiến hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Công ty. Ý kiến 1: Về kỳ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm: Hiện nay Công ty đã xác định kỳ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là theo quý. Theo em, Công ty nên áp dụng kỳ tập hợp tính giá thành theo tháng. Việc làm này sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, giá thành cho các nhà quản lý, giúp cho việc lập kế hoạch giá thành, giá bán sản phẩm hàng tháng được chính xác hợp lý hơn. Một thuận lợi cho việc tính giá thành theo tháng là việc kiểm kê đánh gái sản phẩm dở dang tại nhà máy được tiến hành đều đặn vào cuối tháng. Công việc này giúp cho giá bán sản phẩm của Công ty phù hợp với giá cả thị trường từ đó tăng nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ý kiến 2: Thay đổi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp phân bổ. Như đã nêu trên, việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn Nhà mày mặc dù đơn giản nhưng chưa phù hợp với đặc điểm sản xuấtsản phẩm nhập kho thành phẩm Công ty phải qua nhiều giai đoạn gia công. Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo em Công ty nên có những thay đổi về đối tượng tập hợp chi phí, cách thức tập hợp phân bổ như sau: * Thực tế sản xuất tại Công ty là phức tạp, sản phẩm nhập kho thành phẩm phải trải qua một hay nhiều bước công nghệ đều phải đóng hộp. Vì vậy qua nghiên cứu, để phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm đối tượng hạch toán chi phí có thể xác định theo từng giai đoạn công nghệ sau: Bước 1: Từ khâu gia công nguyên liệu đến khi gạch ra khỏi lò nung. Sản phẩm của bước này là sản phẩm ra lò sẽ trở thành bán thành phẩm của các bước tiếp theo: Bước 2: Giai đoạn vát cạnh Bước 3: Giai đoạn mài bóng Bước 4: Giai đoạn đóng hộp Việc tập hợp như vậy sẽ đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm từng loại được chính xác đầy đủ. * Phương pháp tập hợp phân bổ: - Đối với chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Những nguyên, vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp tới giai đoạn nào thì tập hợp trực tiếp cho giai đoạn đó. bước 1: Nguyên vật liệu trực tiếp gồm có nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bột màu. bước 3: Có chi phí về đá mài quả lô kim cương bước 4: Có chi phí về hộp gạch, băng dính, . Riêng chi phí về đĩa kim cương có liên quan đến cả chi phí bước 2 bước 3, vì vậy sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp, cụ thể theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm từng loại trong kỳ. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: ? Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty, kế toán mới chi tiết được tiền lương của tổ mài, vì vậy chưa tính rõ được tiền lương của công nhân đóng hộp. Khi lập bảng này kế toán cần chi tiết riêng cho bộ phận này. Đối với tiền lương tổ mài do liên quan đến cả giai đoạn 2 3, kế toán cần phân bổ theo định mức tiền lương tăng thêm của từng loại sản phẩm vát cạnh hoặc mài bóng. Chi phí về nhân công trực tiếp bước 1 chính là bộ phận "còn lại" trong bảng tổng hợp lương. - Đối với chi phí về động lực, khấu hao tài sản cố định được phân bổ như thực tế. - Đối với chi phí quản lý phân xưởng (chi phí sản xuất chính ngoài chi phí về khấu hao tài sản cố định động lực) sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Ví dụ có thể chọn tiêu thức số lượng sản phẩm từng loại nhập kho trong kỳ. Ý kiến 3: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang Như đã trình bày trên, sản phẩm dở dang chỉ bước 1 gồm có chi phí về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ tiêu hao nằm tron sản phẩm dở trên dây chuyền sản xuất, được tính theo định mức. Đối với côgn đoạn gia công sản phẩm vát cạnh, mài bóng không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, tổng chi phí về sản phẩm dở dang trong kỳ sẽ bao gồm sản phẩm dở dang bước 1 bán thành phẩm ra lò còn nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy. Kế toán Công ty không nên coi cả số vỏ hộp, băng dính chưa sử dụng là sản phẩm dở dang như hiện nay mà nên nhập trả lại k ho cuối kỳ, ghi giảm chi phí về vật liệu bước 4 theo định khoản sau: Nợ TK 152 Có TK 621 (62110 (Chi tiết bộ phận đóng hộp) Trong trường hợp không nhập kho thì sang đầu kỳ hạch toán sau kế toán ghi bút toán đảo lại: Nợ TK 621 (6211) Có TK 152 Ý kiến 4: Khi kế toán tập hợp chi phí phát sinh trogn kỳ cần tập hợp chi phí trích trước (gồm trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định chi phí ngừng sản xuất trong kế hoạch) vào chi phí quản lý phân xưởng thay vì vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Mặc dù đều nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung nhưng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý phân xưởng chi phí khấu hao tài sản cố định cho các loại sản phẩm thường, vát cạnh, mài bóng là khác nhau. Vì vậy, sự thay đổi này sẽ đảm bảo cho việc phân tích chính xác ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trong giá thành (trong đó chi phí về khấu hao tài sản cố định). Ý kiến 5: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm so sánh là không có sản phẩm dở dang bước 2, 3 4, vì vậy Công ty có thể áp dụng phương án tính giá thành có phân bước nhưng được đơn giản hơn cho từng loạ chất lượng (thường, vát cạnh, mài bóng) tương tự như hiện tại, tuy vậy mỗi loại chất lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm sẽ được cộng thêm chi phí về khâu đóng hộp. Do chi phí phát sinh bước đóng hộp có liên quan đến cả số sản phẩm ra lò (phần sản phẩm thường đóng hộp), sản phẩm vát cạnh, mài bóng. Dựa vào định mức tiêu hao vật tư khác (cụ thể là vỏ hộp, băng dính) kế toán sẽ xác định được hệ số tiêu hao vật liệu của sản phẩm kích thước 400x400, 500x500, . so với sản phẩm 300x300. Chi phí 300x300 400x400 500x500 Vật liệu 1,00 1,10 1,12 Nhân công 1,00 1,00 1,00 Căn cứ vào tổng chi phí phát sinh bước 4 số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm, tiêu thức phân bổ chi phí khâu đóng hộp kế toán sẽ xác định được chi phí tăng thêm do đóng hộp ứng với từng kích thước sản phẩm khác nhau (xác định tương tự như chi phí tăng thêm khâu vát cạnh, mài bóng). Đối với chi phí về màu được phân bổ riêng cho từng loại sản phẩm ra lò được xác định như hiện nay là hoàn toàn chính xác. Để xác định giá thành từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm, kế toán xác định như sau: * Đối với sản phẩm thường có kích thước i mã j ZCX i = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m 2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi * Đối với sản phẩm vát cạnh có kích thước i mã j ZCX i = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do VC KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m 2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi * Đối với sản phâm mài bóng có kích thước i mã j ZCX i = Z Sản phẩm ra lò KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do Mài bóng KTi + Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi + Giá trị màu cho 1m 2 sản phẩm 300x300 x Hệ số phân bổ màu KTi KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà doanh nghiệp nào cũng lấy mục tiêu lợi nhuận làm đầu. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Lợi nhuận cao nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong đạt được. Góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến công tác tổ chức hạch toán kế toán việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm được chính xác tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của quá trình sản xuất. Thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán là rất cần thiết do đó đòi hỏi phải chính xác kịp thời. Nhờ số liệu kế toán, các nhà quản lý nắm được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tỏng chi phí của kỳ sản xuất kinh doanh để có quyết định kịp thời trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện tại Công ty Thạch Bàn cụ thể là phòng Tài chính - Kế toán đã cho em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Qua đây, em đã bổ sung được kiến thức thực tế những lý luận đã được học trường. Công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp những ngày thực tập tại Công ty đã giúp em thấy rõ được hoàn thành báo cáo của mình là: Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn. Thực tập tại Công ty em đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty nói chung phòng Kế toán tài chính nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Hà Mai Anh đã giúp đỡ em trong thời gian qua. . hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Ý kiến 1: Về kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: . PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THẠCH BÀN I. Nhận xét, đánh giá ưu, nhược

Ngày đăng: 05/11/2013, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan