DOANH NGHIỆP LỚN VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN

21 311 0
DOANH NGHIỆP LỚN VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DOANH NGHIỆP LỚN HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN. I, Doanh nghiệp lớn : 1. Khái niệm Mỗi một quốc gia có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như pháp luật nên cách phân chia quy mô của doanh nghiệp vì thế cũng khác nhau. Một doanh nghiệp đặt trong điều kiện kinh tế của nước này là doanh nghiệp nhỏ nhưng trong điều kiện kinh tế của nước khác lại là doanh nghiệp lớn. Vì vậy khi nói đến doanh nghiệp lớn thì ta nên xác định rõ doanh nghiệp đó đang ở trong môi trường kinh tế nào, ở thời điểm nào. Nói một cách khác, ta chỉ có thể xác định được đó là doanh nghiệp lớn khi đặt nó trong một quốc gia cụ thể, tại một thời điểm nhất định.Việc đưa ra một định nghĩa chính xác về doanh nghiệp lớn cho riêng mình có một ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông thường, định nghĩa về doanh nghiệp lớn dựa trên một nhóm các chỉ tiêu định tính định lượng trong đó các chỉ tiêu định lượng đóng vai trò quyết định phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa nhỏ. Có ba chỉ tiêu định lượng thường được dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau để xác định tính chất lớn của doanh nghiệp: * Lượng vốn đầu tư vào máy móc dây chuyền sản xuất. * Lực lượng lao động. * Quy mô sản xuất hoặc doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mặt định tính, các chỉ tiêu thường được xem xét là cơ cấu của doanh nghiệp, số người quản lý, người ra quyết định, ngành nghề kinh doanh rủi ro có thể xảy ra. Đối với hầu hết các nước trên thế giới sự phân loại hình thức doanh nghiệp lớn không liên quan đến hình thức sở hữu cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, tức là khái niệm sẽ được áp dụng chung cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty liên doanh . Dưới đây là một số định nghĩa của các quốc gia tiêu biểu của châu Á thế giới về doanh nghiệp lớn: Malaixia: Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp lớn nếu doanh nghiệp đó có nhiều hơn 75 công nhân viên, không kể người làm bán thời gian hoặc có số vốn cổ phần nhiều hơn 1 triệu USD. Nhật Bản: Việc phân loại lớn được tiến hành một cách tỷ mỷ cẩn thận: Khu vực Quy mô lao động/ Vốn Sản xuất, khai thác chế biến >300 người/ 100 triệu Yên Ngành bán buôn >100 người/ 30 triệu Yên Bán lẻ dịch vụ >50 người/ 10 triệu Yên Philippine: Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp lớn khi tổng tài sản của doanh nghiệp nhiều hơn 60 triệu P. Các nước thuộc cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC): Doanh nghiệp có quy mô lớn nếu doanh nghiệp đó có nhiều hơn 250 lao động, doanh thu hàng năm vượt quá 50 triệu EUR, hoặc tổng giá trị tài sản vượt quá 43 triệu EUR. Tại Việt Nam các doanh nghiệp được coi là lớn nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp đó nhiều hơn 10 tỷ VND. Mặc dù khái niệm doanh nghiệp lớn ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng ta có thể kết luận rằng thuật ngữ doanh nghiệp lớn là bao hàm một tập hợp các thực thể kinh tế có quy mô lớn nếu xét tren phương diện vốn lao động so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế ở mỗi quốc gia nhất định. 2. Đặc điểm. 2.1 Hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thường là các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên thị trường do đó hoạt động của doanh nghiệp lớn thường ổn định, tăng trưởng đều đặn ít biến đổi. Các doanh nghiệp lớn với quy mô vững chãi của mình có thể đứng vững hoạt động tốt trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ. Nếu như những doanh nghiệp vừa nhỏ với độ linh hoạt cao của mình dễ dàng thích nghi với những biến động của của nền kinh tế thì doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề này. Doanh nghiệp lớn thường có một hệ thống sản xuất lớn nên khi nền kinh tế biến động thì bộ máy sản xuất cồng kềnh như vậy sẽ không dễ dàng thay đổi để thích nghi với thị trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp lớn cũng gặp phải một số khó khăn đó là: bộ máy quản lý nặng nề, thay đổi chậm đối với những thay đổi đột ngột của thị trường . 2.2 Ngành nghề. Với ưu thế về quy mô nguồn lực rất lớn của mình nên doanh nghiệp lớn có thể tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế mà chủ yếu là các ngành nghề quan trọng của quốc gia như: công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, luyện kim, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, may mặc . Các ngành vừa nêu trên là các ngành nghề quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia. Về dịch vụ các doanh nghiệp lớn thường tập trung vào các lĩnh vực như: vận tải liên tỉnh quốc tế, bảo hành chăm sóc khách hàng, các dịch vụ viễn thông . Thương mại cũng là một thế mạnh của doanh nghiệp lớn: tham gia phân phối sản phẩm, mua nguyên vật liệu trong nước nước ngoài… Các ngành nghề được nêu ở trên đều là các ngành nghề có số vốn đầu tư ban đầu rất lớn, công nghệ sử dụng cao độ chính xác lớn, lao động sử dụng thường là lao động có tay nghề cao lượng sử dụng lao động rất nhiều. 2.3 Chu kỳ kinh doanh Không giống như các doanh nghiệp vừa nhỏ có chu kỳ kinh doanh theo mùa, chớp thời cơ nhanh chóng không ổn định, chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường diễn ra đều đặn độ ổn định cao. Việc lập chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp lớn là rất quan trọng không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp lớn thường tập trung vào một số dạng sản phẩm dịch vụ sau: * Các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất với chức năng là nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất, thường là bộ phận chính của chi tiết lớn trong các ngành: cơ khí, tự động hoá, công nghiệp ô tô, máy bay… Sản phẩm loại này có hàm lượng kỹ thuật rất cao rất quan trọng. * Các sản phẩm cung cấp năng lượng cho quá trình sản suất như: than, dầu khí, xăng, ga… * Các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như: may mặc, vật liệu xây dựng… * Các sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… Các sản phẩm dịch vụ này được coi là mạch máu của nền kinh tế mỗi quốc gia. 2.4 Thị trường cạnh tranh. Do các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn là các sản phẩm thiết yếu rất quan trọng của nền kinh tế nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn là rất cao. Các doanh nghiệp lớn thường gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trong nước cũng như nước ngoài do các doanh nghiệp vừa nhỏ trong nước không có đủ nguồn lực để cạnh tranh. Thị trường về hàng hoá của các doanh nghiệp lớn rất rộng từ thành thị đến nông thôn, từ người giàu đến người nghèo .vì các sản phẩm của doanh nghiệp thường là các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống. 3. Vai trò của doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn là một đơn vị kinh doanh không phụ thuộc vào thành phần sở hữu nhưng ở Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời gian qua, doanh nghiệp lớn đã có mặt ở hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực của nền kinh tế giữ vai trò quan trộng thể hiện ở một mặt sau: * Doanh nghiệp lớn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nắm giữ những ngành then chốt, có những ngành độc quyền. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các doanh nghiệp lớn vẫn giữ vai trò chủ đạo bởi nó vẫn tồn tại phát triển được ở những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Do nắm giữ một số ngành, lĩnh vực độc quyền nên những thay đổi trong chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Mặt khác một số doanh nghiệp lớndoanh nghiệp Nhà nước nên Chính phủ có thể thông qua các doanh nghiệp này để điều chỉnh các khuyết tật của nền kinh tế. * Doanh nghiệp lớn đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp lớn càng phải coi trọng nhiệm vụ đó. Các doanh nghiệp lớn với nguồn lực mạnh mẽ của mình đã đem lại rất nhiều của cải cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn tham gia vào sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế nên các doanh nghiệp lớn càng hoạt động hiệu quả thì lợi ích đem lại cho nền kinh tế càng lớn giúp đất nước ngày càng phát triển. * Các doanh nghiệp lớn mà phần nhiều trong số đó là các doanh nghiệp Nhà nước đã trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế qua đó thể hiện các mục tiêu phát triển xã hội như đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề việc làm tăng trưởng kinh tế. DNNN với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi để hoà nhập với khu vực thế giới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước. DNNN với đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo rèn luyện thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam không bị chệch hướng mà đi đúng theo con đường XHCN đã chọn. 4. Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Mặc dù Nhà Nước có nhiều chính sách khuyến khích phát trển các doanh nghiệp vừa nhỏ nhưng vẫn không ngừng nâng cao vai trò cũng như tác động của doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế. Theo cách phân loại của Việt Nam hiện nay thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 7% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, nhưng 7% các doanh nghiệp đó lại nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng cũng như một khối lượng vốn rất lớn của cả nước. Các doanh nghiệp lớn ở VN đóng góp một phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước: tạo ra 69% giá trị sản lượng công nghiệp, 76% GDP giải quyết hơn 50% lực lượng lao động của cả nước. Số việc làm do các doanh nghiệp lớn tạo trong các ngành kinh tế. Ngành kinh tế Số việc làm (nghìn người) Tỷ trọng (%) Sản xuất 632 64 Thương mại dịch vụ 27 12 Xây dựng 153 49 Vận tải, viễn thông 87 44 Nhà hàng, khách sạn 9 15 Tài chính tín dụng 5 11 Dịch vụ bất động sản 10.5 28 Sản xuất phân phối điện, nước, ga 221.5 46 Khai thác mỏ 72 75 II, Tín dụng Ngân hàng vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn. 1. Tín dụng Ngân hàng 1.1 Khái quát NHTM. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung của hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết các nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình một phần đối với Nhà nước (tỉnh, thành phố .). Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp người tiêu dùng phải thanh toán các khoản mua hàng hoá dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán hay tài khoản điện tử . khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ ( thông qua chứng khoán Chính phủ ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Tóm lại, ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm dịch vụ thanh toán- thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất cứ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Qua định nghĩa trên ta có thể thấy ba chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại là: trung gian tài chính; tạo phương tiện thanh toán trung gian thanh toán. Hiện nay trên thế gới một ngân hàng thương mại có thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm dịch vụ ngân hàng khác nhau. Sau đây là một số dịch vụ ngân hàng cơ bản: mua, bán ngoại tệ; nhận tiền gửi; cho vay; bảo quản hộ tài sản; cung cấp các tài khoản giao dịch thực hiện thanh toán; quản lý ngân quỹ; tài trợ các hoạt động của Chính phủ; bảo lãnh; cho thuê thiết bị trung hạn (Leasing); cung cấp các dịch vụ uỷ thác tư vấn; cung cấp các dịch vụ tư vấn chứng khoán; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các dịch vụ đại lý . 1.2 Tín dụng NHTM Các ngân hàng thương mại lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng từ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng, mua tài sản cho thuê . 1.2.1 Chiết khấu thương phiếu. Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua chịu hàng hoá dịch vụ giữa các khách hàng với nhau. Người bán có thể giữ thương phiếu đến hạn đòi tiền người mua hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Số tiền ngân hàng ứng trước vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu lệ phí chiết khấu. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng những người ký tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường ký với khách hàng hợp đồng chiết khấu. Khi cần chiết khấu, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu thực hiện chiết khấu. Do tối thiểu có 2 người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu là tương đối cao. Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. 1.2.2 Cho vay. * Thấu chi. Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội hơn số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi thời gian thấu chi. Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ . vượt quá số tiền gửi để chi trả. Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc lãi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi xuất phạt đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi của khách hàng không phù hợp về thời gian quy mô. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt đơn giản, phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Nhìn chung hình thức này chỉ sử dụng với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn kỳ thu nhập ngắn. * Cho vay từng lần. Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để đáp ứng hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng ký hợp đồng cho vay, lãi xuất yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau. * Cho vay theo hạn mức. Đây là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thoả thuận cung cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng nhất định đảm bảo dư nợ cho vay của khách hàng tại ngân hàng mức dư nợ khách hàng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hạn mức được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, chu kỳ kinh doanh nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng có thể ấn định hạn trả nợ dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút. * Cho vay luân chuyển. Cho vay luân chuyển là cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp sau khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một hoặc nhiều năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Cho vay luân chuyển rất thuận lợi cho khách hàng. Thủ tục chỉ cần thực hiện cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn đơn giản. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng. * Cho vay trả góp. Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận. Cho vay trả gốp thường được áp dụng cho các khoản vay trung dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền. Số tiền trả mỗi lần sẽ được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Ngân hàng thường cho vay trả góp với người tiêu dùng thông hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân hàng làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả tiền trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tài trợ cho người mua nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá. [...]... phản ánh quy mô đối với doanh nghiệp lớn trong hoạt đông cho vay của ngân hàng đồng thời phản ánh mức độ ảnh hưởngcủa hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn đến hiệu quả tín dụng ngân hàng nói riêng hiệu quả kinh doanh ngân hàng nói chung * Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn Dư nợ cho vay DN lớn năm sau Tăng trưởng dư nợ cho vay DN lớn = Dư nợ cho vay DN lớn năm trước... ngân hàng thì hiệu quả hoạt động hoạt động cho vay chính là hiệu quả về quy mô, chất lượng lợi nhuận mà hoạt động đó mang lại cho ngân hàng Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi có quan hệ đi vay đối với ngân hàng thì các ngân hàng đều phải đánh giá hiệu quả của các mối quan hệ đó * Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn Dư nợ cho vay DN lớn Tỷ trọng dư nợ c /vay DN lớn = Tổng dư nợ cho vay. .. dư nợ cho vay đối với doang nghiệp lớn trong các năm Cùng với chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ chỉ tiêu thứ hất chúng ta đánh giá được xem hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doang nghiệp lớn có theo đúng chủ trương quy định của ngân hàng hay không * Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với doanh nghiệp lớn Dư nợ quá hạn cho vay DN lớn Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DN lớn =... nợ cho vay doanh nghiệp lớn có tài sản đảm bảo Dư nợ c /vay DN lớn có TSĐB Tỷ lệ nợ c /vay DN lớn có TSĐB = Dư nợ cho vay DN lớn Hiệu quả tín dụng ngân hàng nói chung, hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp lớn nói riêng không chỉ phụ thuộcvào khả năng đảm bảo bằng tài sản mà chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của dự án Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp lớn. .. động cho vay của ngân hàng Tuỳ vào từng đối tượng khách hàngngân hàng có cách thức đánh giá hiệu quả cho vay riêng Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn được thể hiện trên hai góc độ kinh tế xã hội Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế ( hiệu quả tài chính): đó là khoản lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại cho ngân hàng Khoản lợi nhuận này được tính dựa trên chênh lệch giữa lãi vay. .. quan hệ cho vay mà còn bao gồm cả những hoạt động khác của ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn như bảo lãnh uỷ quyền…Do vậy để đánh gía toàn diện hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thì ta phải đánh giá cả khoản lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ mà doanh nghiệp lớn mang lại cho ngân hàng * Chỉ tiêu thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp lớn, hiệu quả hoạt động cho vay không chỉ thể hiện ở việc khoản cho vay. .. đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn Do xuất phát từ thực tế về hoạt động kinh doanh cơ cấu của doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế mà tỷ lệ này được coi là cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn * Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp lớn Doanh số thu nợ DN lớn Vòng quay vốn t/dụng đ/v DN lớn = Dư nợ cho vay DN lớn bình quân Vòng quay... ngắn, trung dài hạn của doanh nghiệp lớn trong tổng dư nợ là bao nhiêu Qua đó, so sánh với tình hình huy động vốn của ngân hàng, xem hoạt động cho vay đó có hiệu quả không, có đúng với quy luật của thị trường hay không… * Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận, thu dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn mang lại cho ngân hàng trong tổng lợi nhuận của ngân hàng Hoạt động của ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn không chỉ... phép, tư vấn cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn 3 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp lớn 3.1 Khái niệm hiệu quả cho vay doanh nghiệp lớn Tín dụng luôn là hoạt động mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng thương mại, song không phải tất cả các ngân hàng thương mại đều thực hiện tốt nhiệm vụ này Một số ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề quản lý, thu hồi nợ, một... đòingân hàng có thể thu được từ những doanh nghiệp lớn tưởng chừng như không thể trả nổi khoản vayvậy đây cũng là một chỉ tiêucần xem xét khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn Mỗi một chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh, một góc độ riêng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn Hoạt động kinh doanh thông thường đã khó xác định hiệu quả, . DOANH NGHIỆP LỚN VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN. I, Doanh nghiệp lớn : 1. Khái niệm Mỗi một quốc. đông cho vay của ngân hàng đồng thời phản ánh mức độ ảnh hưởngcủa hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn đến hiệu quả tín dụng ngân hàng nói

Ngày đăng: 05/11/2013, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan