G:vo nguoi tinh bao xuat sac nhat the ki.doc

4 282 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
G:vo nguoi tinh bao xuat sac nhat the ki.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người tình xa xứ của nhà tình báo vĩ đại Xem tin gốc VNCA - 16 tháng trước 252 lượt xem Ngày 7/11/1944, đúng vào dịp kỷ niệm 27 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và vào thời điểm Hồng quân Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh đang đại thắng trên khắp các trận tuyến chống phát xít thì tại một nhà tù ở Tôkyo, bọn quân phiệt Nhật đã đưa nhà tình báo vĩ đại Rihác Doócghê (người đã tiên lượng chính xác thời điểm phát xít Đức mở màn tấn công Liên Xô hồi mùa hè năm 1941) ra hành quyết. Facebook Twitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Với hành động đó, Chính phủ Nhật bấy giờ đã loại cho mình một kẻ thù, nhưng nhân dân Nhật thì vĩnh viễn mất đi một "chàng rể". Rihác Doócghê sinh ngày 4/10/1895 tại làng Xabuntri, bán đảo Ápsêrôn (thuộc nước Cộng hòa Adécbaigian hiện nay). Mẹ ông là một phụ nữ Nga, con gái một công nhân đường sắt, trong khi bố ông lại là một nhân viên kỹ thuật công nghệ dầu mỏ người Đức. Mặc dù mang trong mình dòng máu của hai dân tộc Nga - Đức, song với lý tưởng của một đảng viên Cộng sản, ngay từ những năm đầu của thập kỷ ba mươi (thế kỷ XX), Rihác Doócghê đã lao vào các hoạt động tình báo mà không hề có sự phân vân, "khó xử" khi đứng về phía nước Nga Xôviết (quê ngoại của ông) để chống lại nhà cầm quyền của quê nội mình bấy giờ đang bị cuốn vào vòng quay của chủ nghĩa phát xít. Trước khi nhận lệnh của tổ chức ra đi hoạt động tình báo ở nước ngoài, Rihác Doócghê đã lập gia đình. Vợ ông, cô gái Nga tên gọi Cachia Êcatêrina bắt đầu có mang được ba tháng, thì cũng là lúc hai vợ chồng chia tay. Kể từ đây, hai người vĩnh viễn không bao giờ còn được thấy mặt nhau. Trong những lá thư từ nước Nhật gửi về cho vợ, Rihác từng ao ước: "Nếu là con gái, con sẽ mang tên em. Dù thế nào, cái tên phải bắt đầu từ chữ C .Còn nếu là con trai, thì em có thể quyết định tên con bắt đầu bằng chữ V". Điều thương tâm là Rihác đêm ngày mơ ước mình có con với Cachia, trong khi chỉ ít tháng sau đó, ông lại nhận được tin dữ: Cachia bị sảy thai. Chưa hết, sự bất hạnh còn chưa buông tha người phụ nữ có khuôn mặt "đẹp một cách cổ điển" này (như điều Rihác từng nhận xét về vợ): Ngày 4/8/1943, trên đường đi sơ tán đến Craxnôíacxcơ, Cachia đã bị bỏng và qua đời. "May mà" ở thời điểm đó, Rihác đang bị giam cầm trong nhà tù của quân phiệt Nhật nên ông không mảy may hay biết cái tin khủng khiếp nói trên. Trở lại với các hoạt động của nhà tình báo vĩ đại. Sau khi từ biệt gia đình, từ biệt Tổ quốc, Rihác Doócghê sắm vai một nhà buôn ở Trung Quốc để rồi từ đó - tạo tiền đề cho việc chuyển sang hoạt động ở Nhật Bản. Một buổi tối tháng 10/1935, tại một tiệm ăn nhỏ ở Ghiude (Nhật Bản), Rihác gặp và bắt chuyện làm quen với một tiếp viên người Nhật là cô Hanakô, năm ấy mới 23 tuổi. Hôm ấy vừa đúng sinh nhật lần thứ 40 của Rihác. Rihác hào hứng hỏi Hanakô, rằng cô có sở thích gì? Trả lời: Mê âm nhạc. Ngày hôm sau, khi gặp Hanakô ở một cửa hàng nhạc phẩm, Rihác đã ngay lập tức mua tặng người bạn mới quen hai đĩa nhạc của Môda, một tác giả mà Rihác si mê từ tấm bé. Chỉ đến khi ấy, Hanakô mới được Rihác giới thiệu cho hay tên và nghề nghiệp của mình. Tất nhiên bấy giờ Rihác phải núp dưới vỏ bọc là phóng viên báo Phranpho Daitung của Đức. Và dưới cái nhìn của Hanakô, sự thể là như thế. Mặc dù đã bước vào tuổi bốn mươi, song ở Rihác vẫn còn nhiều điểm hấp dẫn. Đôi mắt đẹp một cách cương nghị, mái tóc nâu mềm. Vóc người cao ráo, khỏe mạnh. Có thể nói, kể từ hôm đó, Hanakô đã bắt đầu chú ý tới ông. Tuy nhiên, sự việc tạm thời dừng lại ở đây, bởi ít ngày sau, Rihác biệt vô âm tín. Cho đến mùa xuân 1936, Rihác bất ngờ trở lại tiệm ăn nơi Hanakô làm tiếp viên để gặp cô, và rồi một lần nữa ông lại "mất tích" cho tới tháng 6 năm đó. Sự xa cách đôi khi cũng có tác dụng tích cực. Nói như một câu châm ngôn "Sự xa cách như ngọn gió, nó làm tắt những ngọn lửa tình yếu đuối và làm bùng thêm lên ngọn lửa tình mạnh mẽ". Sau lần trở lại này, hai người đã có thể sóng đôi đi chơi khắp lượt thành phố, để rồi rốt cục, Rihác cũng mời được Hanakô về thăm nơi ông đang sống. Đó là một căn nhà gỗ hai tầng, ở phố Adaha. Tại đây, nhiều buổi tối, Hanakô cùng Rihác vừa uống cà phê vừa ngồi nghe nhạc. Căn phòng bộn bề những sách. Đáng chú ý, trên tường nhà có treo rất nhiều tấm bản đồ. Và rồi, tại căn nhà này, trong một buổi tối mà cả hai đều không làm chủ được mình, Rihác và Hanakô đã đến với nhau, đã làm những điều mà chỉ những người đã là vợ chồng mới được phép. Sáng hôm sau, tiếng gõ máy chữ của Rihác làm Hanakô tỉnh giấc. Cô hé mắt nhìn ra: Bên bàn, vẻ mặt Rihác thoáng chút đăm chiêu. Linh tính mách bảo Hanakô rằng, Rihác tham gia vào một thứ công việc khá hệ trọng. Sau cái đêm "đặc biệt" ấy, Hanakô trở thành vợ Rihác Doócghê. Ít lâu sau, cô sinh một cậu con trai, đặt tên là Ixia Hanakô. Cuộc sống vợ chồng của hai người cứ bình lặng trôi qua, cho đến đầu năm 1941 thì Hanakô nhận thấy sinh hoạt của chồng có nhiều đổi khác. Ông thường về nhà muộn hơn. Nhiều khi ông đột nhiên ôm chặt lấy Hanakô, bày tỏ tình cảm với vợ một cách vồ vập, thái quá, như thể cô là một thứ ảo ảnh sắp tan biến, không bao giờ có thể gặp lại nữa. Cho đến sau ngày 21/6/1941 (ngày phát xít Đức mở màn cuộc tấn công xâm lược Liên Xô), Hanakô nhận thấy tính tình Rihác càng trở nên trầm lặng. Thậm chí, một lần cô còn trộm thấy Rihác một mình một giường bưng mặt khóc (sau này, trong một cuốn sách về Rihác Doócghê, các tác giả Maria Côlêxnhicôva và Mikhain Côlêxnhicốp đã cho biết, Rihác từng đau đớn đến mức độ nào khi nhận thấy tin tức bí mật liên quan đến thời điểm Đức phát xít tấn công Liên Xô mà ông chuyển về cho Trung tâm đã không phát huy tác dụng). Rõ ràng, với người vợ trẻ, người đàn ông ngoại quốc này vẫn còn là cả một thế giới bí ẩn mà cô không có cách gì xâm nhập vào được. Những câu nói bất thần của Rihác đôi khi làm cô sợ. Ví như có lần đột nhiên ông bảo: - Anh sẽ chết! Chết rất sớm . Anh thương em lắm! Nhưng . em đừng lo lắng. Rihác của em rất vững vàng. Y sẽ không nói một lời nào về em . Em phải được sống, sống và . lấy chồng. Dường như nhận thấy tình cảm đi quá đà, Rihác bừng tỉnh. Ông tìm cách nói lấp những điều vừa thổ lộ bằng một câu đính chính: - Anh xin lỗi. Có lẽ vì tại anh quá cô đơn, quá căng thẳng . * Lịch sử sau này đã ghi nhận: Không ai khác, chính Rihác Doócghê, bằng những nỗ lực tự thân trong việc nắm bắt và phân tích thông tin một cách hết sức tinh nhạy, tài tình của mình, vào ngày 26/2/1936, đã mật báo về Trung tâm việc hai nước Đức và Nhật ký "Hiệp ước liên minh chống Quốc tế Cộng sản"; vào ngày 21/5/1941, mật báo về Trung tâm số lượng các quân đoàn, sư đoàn mà phía Đức tập trung chuẩn bị tiến đánh Liên Xô; vào ngày 30/5/1941, mật báo về Trung tâm thời gian Đức tấn công Liên Xô; vào ngày 6/9/1941, khẳng định với Chính phủ Liên Xô rằng Nhật sẽ không tấn công Liên Xô. Tất cả những thông tin này đã được thực tế chứng minh là chính xác. Với tổ chức thì vai trò của Rihác là như vậy, riêng với bản thân Hanakô thì mãi sau này, khi Rihác Doócghê bị Chính phủ Nhật bắt và xử tử hình với tội danh "gián điệp của Liên Xô" thì cô mới bàng hoàng hiểu hết ý nghĩa những lời nói mà cô cho là "rối ren" của chồng trước đây. Nó chẳng qua xuất phát từ lòng yêu thương và trách nhiệm của Rihác đối với vợ con mà thôi. Sau khi bị hành quyết bằng hình thức treo cổ (vào ngày 7/11/1944, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 27 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công), thi hài Rihác Doócghê được chôn cất bí mật ở nghĩa trang Đơdátxigatani (Tôkyô). Sau chiến tranh, phải vất vả, công phu lắm Hanakô và bạn bè, đồng nghiệp của Rihác mới tìm được nơi chôn cất thi thể ông. Đó là một ngôi mộ chiến sĩ vô danh. Đặc điểm khiến mọi ngườithể nhận ra ông, đó là đôi xương chân dài ngắn khác nhau, hơn thế, còn bởi bộ răng giả có những chiếc bịt vàng (dấu tích của lần Rihác bị tai nạn môtô năm 1938). Để ghi nhớ những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt về người chồng thân thương, Hanakô đã cầm những chiếc răng vàng đó ra hiệu kim hoàn, yêu cầu người ta đánh nó thành một chiếc nhẫn và chiếc nhẫn đó sau này đã được lưu giữ như một kỷ vật thiêng liêng trên ngón tay bà. Có đến mấy ngày liền Hanakô để lọ hài cốt của chồng ở đầu giường ngủ. Trong giấc mơ, bà thấy ông trở về với bà, và cả hai như cùng sống dậy những phút giây hạnh phúc nhất . Để ghi nhớ những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt về người chồng thân thương, Hanakô đã cầm những chiếc răng vàng đó ra hiệu kim hoàn, yêu cầu người ta đánh. một cách vồ vập, thái quá, như thể cô là một thứ ảo ảnh sắp tan biến, không bao giờ có thể gặp lại nữa. Cho đến sau ngày 21/6/1941 (ngày phát xít Đức mở

Ngày đăng: 04/11/2013, 14:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan