Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”

89 497 0
Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ VỚI VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN LƯU HOÀNG LỚP A1CN9 KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS. PHẠM THU HƯƠNG HÀ NỘI 2003 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá là xu thế chung của các nước, các khu vực và toàn thế giới. Các nước ngày càng phát triển thì càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi. Việt Nam từ khi mở cửa kinh tế đến nay đã thu được nhiều thành công, mà thành công trong phát triển kinh tế là rất quan trọng. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn. Trên con đường h ội nhập vào xu thế quốc tế hoá của kinh tế thế giới, quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước là vô cùng quan trọng. Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 nước, đã ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và thoả thuận về quy chế tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ thương mại với Hoa Kỳ là r ất quan trọng. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ được thiết lập năm 1995 đã giúp cho thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện. Tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế đã được cụ thể hoá bằng Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau qui chế tối huệ quốc ngay lập tức và vô điều kiện. Hiệp định thương mạ i giữa hai nước đã là tiền đề quan trọng cho hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ, một thị trường lớn có nhiều phân đoạn. Tuy nhiên với trình độ sản xuất còn hạn chế, hàng Việt Nam gặp không ít thách thức khi vào thị trường này. Do đó, Việt Nam cần phải đưa ra được những định hướng, chủ trương kịp thời để thực hiện Hiệp định thươ ng mại hiệu quả góp phần phát triển tốt kinh tế đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của Hiệp định thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, em chọn đề tài: “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”. Nội dung của khoá luận tố t nghiệp được trình bày trong 3 chương : 3 Chương I: Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và nhu cầu của thị trường Mỹ. Chương II: Hiệp định thương mại ViệtMỹ và cơ hội - thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ Chương III: Đánh giá việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và các giải pháp đẩy mạ nh việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ Em đã cố gắng thu thập, xử lý thông tin và đem những kiến thức đã học được ở trường Đại học Ngoại thương để hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thày cô và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện hơ n. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phạm Thu Hương, THS, Giảng viên trường Đại học Ngoại thương, đã hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ VÀ NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ. I. Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 1. Bối cảnh cuộc đàm phán thương mại Việt - Mỹ 1.1 Bối cảnh chung Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tác động m ạnh mẽ đến sự phát triển thương mại trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hoá là hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế. Đó là, quá trình liên kết hợp nhất của các nền kinh tế quốc gia vào kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính, thông tin, vận tải, bảo hiểm, dị ch vụ … Trình độ phát triển ngày càng cao, hình thành các hệ thống sản xuất, phân phối tài chính, các mạng lưới thông tin liên lạc, giao thông vận tải toàn cầu, hình thành các công ty xuyên quốc gia, các hệ thống tài chính quốc tế và các trung tâm kinh tế thế giới quan trọng. Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia. Chúng ta có thể thấy hàng loạt các vấn đề nóng b ỏng toàn cầu như: Thương mại, đầu tư, tiền tệ, dân số, lương thực, năng lượng, môi trường… Môi trường toàn cầu ngày càng bị phá hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt; Dân số thế giới tăng nhanh trở thành một thách thức lớn; Các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu âu, Châu Mỹ, và Châu á trong các thập kỷ cuối thể kỷ vừa qua. Điều cần thiết là phải có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với các thách thức đó. Chính sách của từng chính phủ chỉ tác động ở từng quốc gia riêng lẻ. Còn trên bình diện thế giới chưa có một “bàn tay hữu hình” chung làm chức năng điều tiết toàn cầu. Mà sau khi chấm dứt chiến 5 tranh lạnh, chấm dứt sự đối đầu giữa các cường quốc thì thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển đã làm cho kinh tế thế giới sôi động hơn. Các nước trao đổi buôn bán với nhau nhiều hơn. Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, là hệ quả của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, của các phương tiện khoa học công nghệ. Toàn cầu hoá, khu vực hoá dẫn đến hội nh ập quốc tế. Trong xu hướng đó, các nước ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo điều kiện đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới. Duy trì môi trường hoà bình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng phát triển. Tự do hoá thương mại, xoá dần đi các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, các phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán quốc tế. Buôn bán quốc tế chuy ển sang một thời kỳ mới đó là mở rộng tự do buôn bán được cụ thể hoá bằng việc ra đời WTO và những ưu đãi thương mại trong khuôn khổ hợp tác cùng có lợi. 1.2. Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá như vậy, vấn đề hội nhập để phát triển theo kịp thế giới đối với Vi ệt Nam là một tất yếu khách quan. Con đường thích hợp với Việt Nam là hội nhập để kết nối thị trường trong nước với khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao. Với đường lối đối ngoại rộng mở Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, sẵn sàng mở rộng hợp tác, quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hội nhập là quá trình tham gia vào cạnh tranh quốc tế cũng như cạnh tranh ở thị trường nội địa. Hội nhập tốt thì sản phẩm của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, các nguồn đầu vào của sản xuất và kinh doanh trong nước ngày càng phong phú, dễ lựa chọn nhữ ng loại hàng hoá có chất lượng cao mở rộng tiêu dùng trong nước, kích thích nhu cầu, tăng đầu tư và đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao ngang tầm quốc tế. Khi thực hiện tự do hoá thương mại, Việt Nam tham gia nhanh chóng vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại. 6 Hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới giúp Việt Nam phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam chuyển đổi nhanh sang kinh tế thị trường với định hướng mạnh vào xuất khẩu đưa kinh tế Việt Nam mở rộng về quy mô và trình độ. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: Song phương, tiểu khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Đáng kể là, trong thời gian vừa qua, tiếp theo việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để ký kết các Hiệp định kinh tế song phương. Từng bước bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại. Trong khi đó ở khu vực, từ khi là thành viên của ASEAN, Việt Nam ngày càng nỗ lực thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế, đặc biệt là chương trình khu vực mậu dịch tự do AFTA. Sau một thời gian chuẩn bị, Việt Nam đã là thành viên APEC năm 1998. Đối với tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM) chúng ta đã cùng các nước Châu á khác tham gia tích cực hội nghị cấp cao ASEM – 3 ở Seoul (Hàn quốc). Việt Nam cũng tích cực chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) một tổ chức kinh tế thương mại toàn cầu thể hiệ n sự hội nhập với kinh tế thế giới. Ngoài ra Việt Nam cũng hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) để phục vụ tốt cho tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế chuyển đổi, tham gia hội nhập vớ i xuất phát điểm tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, hội nhập kinh tế đem đến nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có không ít khó khăn. Để hội nhập có hiệu quả, chúng ta phải phát huy tối đa nội lực, thực hiện nhiều cải cách, điều chỉnh hợp lý cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu lại kinh tế trong nước phù hợp với phát triển kinh tế quốc tế. Cải cách bên trong sẽ hỗ trợ hội nhập nhanh và hiệu quả. Ngược lại hội nhập kinh tế sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách trong nước hiệu quả hơn. 2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định thương mại ViệtMỹ 2.1. Kết quả đạt được qua các vòng đàm phán. 7 Đàm phán ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ là một yêu cầu quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển và làm tiền đề cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam được thuận lợi hơn. Vấn đề cốt lõi của Hiệp định thương mại giữa hai nước cũng như gia nh ập WTO của Việt NamMỹ dành cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường (NTR) trong quan hệ song phương hay đa phương. Mục tiêu cần đạt được là hai nước sẽ dành cho nhau NTR trên cơ sở có đi có lại, không điều kiện và không phải xem xét lại hàng năm. Hầu hết các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ đều được hưởng NTR. Quy chế này quy định các mức thuế thấp đánh vào hàng nhập khẩ u đã đạt được trong các vòng đàm phán về tự do thương mại. Khi Việt Nam còn chưa được hưởng NTR thì hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế suất cao, làm cho hàng hoá Việt Nam bán trên thị trường Mỹ kém hấp dẫn, thậm chí không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá sản xuất tại Mỹ. Tháng 10/1995, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Đại diện Thương mại Mỹ thoả thuậ n hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại và chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại. Tháng 11/1995, Đoàn Liên bộ Mỹ thăm Việt Nam để tìm hiểu Hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam. Tháng 4/1996, Mỹ trao cho Việt Nam bản “Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam”. Tháng 7/1996, Việt Nam trao cho Mỹ bản “Năm nguyên t ắc bình thường hoá quan hệ kinh tế - thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ” đáp lại văn bản nói trên. Để ký kết được Hiệp định thương mại, Việt NamMỹ đã tiến hành đàm phán qua các vòng: - Vòng 1 : Từ 2/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. - Vòng 2 : Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội. - Vòng 3 : Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 Mỹ trao cho Việt Nam văn bản dự thả o Hiệp định đề cập đến các vấn đề như : 8 Quy định về giá và điều tiết giá. Hệ thống thuế. Các trợ cấp đối với mỗi lĩnh vực của nền kinh tế nhất là đối với nông nghiệp. Chế độ đầu tư. Cán cân thanh toán. Thuế quan nhập khẩu, bao gồm tất cả thuế quan ưu đãi, phí hải quan, miễn thuế. Các biện pháp tự vệ và các đền bù thương mại khác (Chống bán phá giá và thuế đố i kháng). Giấy phép nhập khẩu. Các công ty, doanh nghiệp Nhà nước. Tiêu chuẩn và chứng nhận hàng hoá nhập khẩu, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Hoạt động đối ngoại. Hệ thống thống kê và phát hành các ấn phẩm về ngoại thương. Hệ thống bảo hộ quyền tác giả. Các bước tự do hoá thương mại trong tương lai được thể hiện trong các quy định và các bộ luật của quốc gia . - Vòng 4 : Từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington, sơ bộ trao đổi về những quy định chung và chương Thương mại hàng hoá trong Hiệp định. - Vòng 5 : Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. - Vòng 6 : Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội. Tại các vòng đàm phán 5, 6 hai bên tập trung trao đổi tổng thể về Thương mại hàng hoá, Sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ và Đầu tư. Sau 6 vòng đàm phán đầu tiên, nhìn chung các vấn đề cơ bản c ủa một Hiệp định thương mại đã được đưa ra đàm phán và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: + Các bên cơ bản thống nhất được các lĩnh vực quan trọng là dựa trên các chuẩn mực của WTO để đưa ra dự thảo Hiệp định như chương về Thương mại hàng hoá, Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên có một số vấn đề có th ể mở rộng hơn WTO nhưng đang bàn ở diễn đàn khác như Đầu tư. 9 + Các bên qua thời gian giải thích về chính sách hiện hành của mình đã hiểu biết nhau hơn và đã có thể đánh giá được mức độ cam kết sẽ được các bên chấp nhận ở mức độ nào nhưng chưa thể đi đến những kết luận cụ thể vì những vấn đề còn khác nhau thường phải do cấp cao quyết định còn ở cấp chuyên viên chưa thể quyết định đượ c. + Các bên đã đưa ra dự thảo của mình với quy mô khác nhau nhưng cũng ở mức hàng trăm trang (nếu kể cả các phụ lục thì dài hơn nhiều) và dựa trên cơ sở đó để so sánh và tiến hành đàm phán rõ quan điểm của nhau. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty MỹViệt Nam, Quy chế Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ và đầu tư, mức độ mở cửa thị trường cho hàng hoá của nhau là những nội dung chính của vòng đàm phán thứ 6 ở cấp chuyên viên. Tại vòng đàm phán này nhiều nội dung đã được làm rõ và tuy vẫn còn nhiều sự khác biệt, hai bên cũng đã thoả thuận được một số vấn đề cụ thể. Bên Việt Nam đồng ý thực hiện hầu hết những quy định của Tổ chức Thương mại thế giớ i (WTO), trừ vấn đề thuế nhập khẩu, nhưng không thể đồng ý với yêu cầu của phía Mỹ muốn Việt Nam bãi bỏ ngay những chính sách không phù hợp với những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA) như chế độ hạn ngạch, hàng rào phi quan thuế .và áp dụng ngay những quy định đó trong quan hệ thương mại với Mỹ, trước khi Vi ệt Nam trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức này. - Vòng 7 : Từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Tại vòng đàm phán thứ 7, hai đoàn tập trung trao đổi những vấn đề quan trọng nhất còn lại chưa xử lý được trong các vòng đàm phán trước nằm ở các chương “ Phát triển Quan hệ đầu tư”, “ Thương mại dịch vụ”, “ Thương mại hàng hoá” và “ Sở hữu trí tuệ”. Cuộc đàm phán đã đạ t được kết quả tốt đẹp. Phần lớn các vấn đề nêu ra đã tìm được tiếng nói chung, khoảng cách giữa hai bên đã được thu hẹp. Hai đoàn hài lòng với kết quả đàm phán. Tuy nhiên, hai đoàn cũng ghi nhận còn một số vấn đề thuộc lĩnh vực quyền thương mại và dịch vụ mà hai bên sẽ xem xét và thảo luận tiếp để có thể sớm đi đến ký kết Hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy [...]... tiềm năng của Việt Nam nhưng đã là một dấu hiệu đáng mừng tạo niềm tin vững chắc cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này 24 CHƯƠNG II HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ I Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ 1 Giai đoạn trước khi ký Hiệp định thương mại ViệtMỹ 1.1.Trước... 1997, xuất nhập khẩu của Việt NamMỹ đạt 666 triệu USD và năm 1998 đạt 789 triệu USD (trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 519,5 triệu USD và nhập khẩu đạt 269,5 triệu USD) đứng thứ 75 trong danh sách đối tác thương mại của Mỹ trong năm 1998 Năm 1994, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hoá trị giá 50,4 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp là 38 triệu (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) ... trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ 27 Việt NamMỹ đang cùng hướng tới nhau trong... chống Việt Nam Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam) Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ Chính phủ Mỹ cũng... (Nguồn: Thương vụ thuộc Sứ quán Việt Nam tại Mỹ) Xét theo mặt hàng, hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đa dạng dần về chủng loại (85 nhóm mặt hàng) Chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng giày dép và các bộ phận của giày dép Năm 1999, nhóm hàng này đạt 145,7 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái (114,9 triệu USD), chiếm tỷ trọng 24,2% tổng kim ngạch hàng xuất của ta sang Mỹ Việt Nam hiện là nước xuất khẩu. .. thương mại Hoa kỳ 2/2001 Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 827,4 triệu USD tăng 37,63% so với năm 1999, so với mức tăng xuất khẩu của thế giới vào Hoa kỳ là 19,73% thì mức tăng 37,63% của ta là tương đối cao Đây là điều đáng mừng phản ánh chuyển biến mang tính tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam Bảng 6: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Mỹ (đến tháng 4/2001) (Triệu USD) Nhóm hàng. .. 20%/năm Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng mà chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN bằng “0” hay không đáng kể Những kết quả xuất khẩu trong những năm qua thể hiện tiềm năng mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhất là khi Hiệp định thương mại song phương đã được ký kết và hai nước cam kết dành cho nhau MFN Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt. .. loại hàng hoá khác từ loại đắt tiền phù hợp với người thu nhập cao cho đến các loại hàng hoá rẻ tiền phù hợp với người thu nhập trung bình và thấp Với một thị trường có sức tiêu thụ lớn như vậy, mà lại không quá khắt khe đối với xuất xứ sản phẩm hàng hoá tiêu dùng thì hàng hoá của Việt Nam có rất nhiều cơ hội bán ra ở thị trường Mỹ Và thực tế đã cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày... lớn thứ ba trong số các nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ Quý I năm 2000, giá trị hàng giày dép của ta xuất sang Mỹ đạt 38,9 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp FDI cho nên kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần giá trị của Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác 31 Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ... quán Mỹ tại Việt Nam ) Do chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu các rào cản thuế quan và phi thuế quan Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ gồm thuỷ sản chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu năm 1998, cà phê chiếm 18,54%, dầu thô chiếm 17%, gạo chiếm 8,38% và giày dép các loại chiếm 20,4% Các nhóm hàng này chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu . khẩu của đất nước, em chọn đề tài: “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ . Nội dung của khoá luận tố t nghiệp. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Ngày đăng: 04/11/2013, 12:15

Hình ảnh liên quan

Bảng số 4: Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh - Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”

Bảng s.

ố 4: Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 5: Thương mại hai chiều Việt – Mỹ 1998 – 2000 - Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”

Bảng 5.

Thương mại hai chiều Việt – Mỹ 1998 – 2000 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 7: Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (lấy 1998 làm mốc)  - Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ”

Bảng 7.

Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (lấy 1998 làm mốc) Xem tại trang 41 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan