ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

7 1.3K 18
ĐƯỜNG LỐI  ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Bối cảnh ra đời đường lối • Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ- Ngày 1-9-1939, phát-xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Lợi dụng tình hình chiến tranh, Chính phủ Pháp thi hành hàng loạt các biện pháp thẳng tay đàn áp các lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ, ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.- Ở Việt Nam, bộ máy đàn áp được tăng cường. Chúng thủ tiêu những gì mà nhân dân ta giành được trong thời gian trước.- Pháp tiến hành cải tổ bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám, phát-xít hoá bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng. - Lợi dụng sự thất thủ và đầu hàng của các đế quốc có thuộc địa ở châu Á, phát-xít Nhật nhanh chóng cướp lấy thuộc địa. Ngày 22-9-1940, Nhật Bản cho quân vượt biên giới Việt-Trung đánh vào Lạng Sơn chính thức xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Từ đó, nhân dân Việt Nam sống rên xiết dưới ách áp bức Nhật-Pháp

1. Bối cảnh ra đời đường lối • Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - Ngày 1-9-1939, phát-xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Lợi dụng tình hình chiến tranh, Chính phủ Pháp thi hành hàng loạt các biện pháp thẳng tay đàn áp các lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ, ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. - Ở Việt Nam, bộ máy đàn áp được tăng cường. Chúng thủ tiêu những gì mà nhân dân ta giành được trong thời gian trước. - Pháp tiến hành cải tổ bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám, phát-xít hoá bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng. - Lợi dụng sự thất thủ và đầu hàng của các đế quốc có thuộc địa ở châu Á, phát-xít Nhật nhanh chóng cướp lấy thuộc địa. Ngày 22-9-1940, Nhật Bản cho quân vượt biên giới Việt-Trung đánh vào Lạng Sơn chính thức xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Từ đó, nhân dân Việt Nam sống rên xiết dưới ách áp bức Nhật-Pháp. • Chính sách cai trị thời chiến của Nhật – Pháp ở Đông Dương - Sau khi chiếm Đông Dương, quân phiệt Nhật không lật đổ bộ máy thực dân Pháp, mà sử dụng nó như một công cụ thực hiện ý đồ của chúng, dựng nên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. - Quân Nhật cướp ruộng đất của nông dân, nhổ lúa để trồng đay và thầu dầu phục vụ nhu cầu chiến tranh. - Phát-xít Nhật và thực dân Pháp thực thi ở Đông Dương một nền kinh tế độc quyền phục vụ chiến tranh. - Trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng: Pháp thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền lừa bịp, phản động, một mặt, chống lại ảnh hưởng của Nhật, mặt khác, ngăn chặn phong trào yêu nước của nhân dân ta. Còn phát xít Nhật ra sức tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”, mở trường dạy tiếng Nhật, lập viện văn hoá, đặt các cơ quan thông tin, du lịch, tổ chức trao đổi các đoàn văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo giữa Nhật và Việt Nam, nắm một số tờ báo tay sai, làm công cụ tuyên truyền, đề cao chúng. 2. Xác định, hoàn thiện đường lối Đường lối CMGPDT được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6 (11- 1939), Hội nghị Trung ương 7 (11-1940) tiếp tục bổ sung đường lối, Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) hoàn thiện đường lối: - Hội nghị Trung ương 6: Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập, ''phải thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc'' và công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên. - Hội nghị Trung ương 7: Cách mạng phản đế - CMGPDT cao hơn hết và một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng, lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập. Trong lúc này kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật. Kẻ thù phụ là phong kiến bản xứ. - Hội nghị Trung ương 8 phân tích, đánh giá phong trào cách mạng đã và đang diễn ra sôi nổi trên cả nước, đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa trong hai năm 1940-1941, nhận định: Mặc dù sự đàn áp của giặc Pháp rất dữ dội mà dân ta vẫn không lùi. Những cuộc khởi nghĩa lại gây một ảnh hưởng rộng lớn toàn quốc. Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương. Tóm lại, các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng trên những vấn đề chủ yếu sau đây: (1)- Nêu cao nhiệm vụ GPDT, đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu: Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu vì đế quốc Pháp, Nhật là kẻ thù chủ yếu. Nhiệm vụ chống phong kiến đặt ra thực hiện từng bước và phải đặt dưới nhiệm vụ GPDT. Điều đó là đúng đắn, phù hợp với diễn biến chung của tình thế, phù hợp với nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc. Lúc này, tạm thời chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, song nông dân vẫn không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu mạnh hơn vì trong cuộc tranh đấu GPDT họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát. (2)- Về vấn đề lực lượng: + Để đoàn kết và huy động được sức mạnh của toàn dân thực hiện mục tiêu GPDT, Hội nghị Trung ương 6 chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi và vững chắc. Đó là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11- 1939) thay cho Mặt trận dân chủ trước đó. Hội nghị Trung ương 7 thành lập Mặt trận dân tộc chống phát – xít; tháng 5- 1941, Hội nghị Trung ương quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). (3)- Về phương pháp cách mạng: + Từ kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa, của hoạt động của Cứu quốc quân, của đội du kích ở Bắc Sơn - Vũ Nhai, các Hội nghị đã khẳng định vấn đề khởi nghĩa vũ trang: Cuộc cách mạng Đông Dương phải tiến hành bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang. Các Hội nghị cũng chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để khởi nghĩa bằng vũ trang và dự liệu những bước đi để thúc đẩy những điều kiện đó phát triển chín muồi; đồng thời khẳng định: Ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa. (4)- Phân tích tình thế cách mạng, chủ động chuẩn bị về mọi mặt thúc đẩy thời cơ cách mạng: + Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 và tháng 11- 1940 đã đề cập tới tình thế và thời cơ để cách mạng tiến lên giành thắng lợi. + Đặc biệt Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã dự báo Liên Xô thắng trận, quân Trung Quốc phản công, quân Nhật đang mắc sự phản công của Anh - Mỹ và đặt ra yêu cầu cần thiết và cấp bách cho sự chuẩn bị điều kiện chuyển biến cuộc cách mạng phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Tình hình thế giới sẽ biến chuyển ghê gớm làm cho tình hình Đông Dương thay đổi có lợi cho cách mạng. Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù. + Sau Hội nghị Trung ương 8, Đảng và Hồ Chí Minh tiếp tục theo sát sự phát triển của tình hình thế giới và trong nước để dự liệu thời cơ cách mạng. (5)- Vấn đề chính quyền và hình thức tổ chức nhà nước + Khi xác định cuộc cách mạng là CMGPDT nghĩa là phải giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc thì một vấn đề rất cơ bản và chủ yếu đặt ra là vấn đề hình thức tổ chức nhà nước phải xây dựng khi giành được độc lập. + Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 chủ trương chưa đưa khẩu hiệu lập “Chính phủ Xô- viết công nông binh'' là hình thức chính phủ riêng của dân chúng lao động, mà lựa chọn hình thức “Chính phủ cộng hoà dân chủ”, là hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xứ và trong phong trào GPDT. Đó là sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam. Chương trình Việt Minh tiếp tục xác định rõ hơn về hình thức nhà nước. Đó là Nhà nước “cộng hoà dân chủ” - Nhà nước cách mạng của dân, do dân, vì dân và do ĐCS lãnh đạo. • Như vậy, bước vào cao trào GPDT những năm 1939 - 1945, Đảng và Hồ Chí Minh xác định cách mạng nước ta chưa phải là cách mạng tư sản dân quyền với nhiệm vụ giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, cũng chưa phải là cách mạng XHCN mà là cách mạng giải phóng dân tộc giành cho được độc lập hoàn toàn, rồi từng bước thực hiện mục tiêu ruộng đất, mở đường tiến dần lên CNXH. Đó là quy luật vận động, phát triển của cách mạng nước ta và khẳng định sự đúng đắn, tính triệt để của CMGPDT do ĐCS lãnh đạo. - Những nội dung đường lối CMGPDT mà các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 xác định là một hệ thống toàn diện, đồng bộ những vấn đề chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng, chủ động về nắm bắt tình thế và thời cơ cách mạng. Điều cần đặc biệt nhấn mạnh là Đảng và Hồ Chí Minh đã làm rõ sự thống nhất trong mục tiêu giành độc lập cho dân tộc và giành chính quyền về tay nhân dân để đi đến sự lựa chọn hình thức chính quyền nhà nước thích hợp. • Tiểu kết - Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, qua ba Hội nghị Trung ương, Đảng đã giải quyết những vấn đề: + Quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ Nhiệm vụ hàng đầu là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc; tính chất của cuộc cách mạng là giải phóng dân tộc; kẻ thù nguy hiểm, cụ thể của cách mạng Đông Dương là bọn đế quốc, tay sai. + Về lực lượng cách mạng Đoàn kết rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giải phóng. Để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc, lấy liên minh công nông làm cơ sở. Đỉnh cao của hình thức tập hợp lực lượng là Mặt trận Việt Minh, đồng thời thành lập các đoàn thể cứu quốc. + Về phương pháp cách mạng Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Dự kiến con đường giành chính quyền ở Việt Nam là tiến hành khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. + Về vấn đề dân tộc Đảng chủ trương sau khi giành độc lập, các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương muốn lập ra chính phủ liên bang hay đứng riêng thành một quốc gia dân tộc tuỳ ý. Đối với Việt Nam, sau khi độc lập sẽ lập ra chính phủ VNDCCH. Hội nghị Trung ương 8 đã phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc, coi giải phóng dân tộc là sự nghiệp riêng của mỗi dân tộc. + Các vấn đề khác: Bên cạnh đó, BCH Trung ương còn đặc biệt chú trọng tới công tác phân tích, dự báo tình hình, vấn đề chính quyền – nhà nước, vấn đề xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. . của Đảng trên những vấn đề chủ yếu sau đây: (1)- Nêu cao nhiệm vụ GPDT, đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu: Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu vì đế quốc Pháp,. GPDT họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát. (2)- Về vấn đề lực lượng: + Để đoàn kết và huy động được sức mạnh của toàn dân thực hiện mục tiêu GPDT,

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan