PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

46 228 0
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP Để biết được 3 năm qua công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Lấp như thế nào. Ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng. Đầu tiên để biết được tình hình huy động vốn, ta cần xem xét bảng lãi suất sau: Bảng 2: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT LẤP QUA 3 NĂM 2005-2007 Đvt : % Loại tiền gửi 2005 2006 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 1.Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gởi dân cư 0,25 0,25 0,25 0,00 0,00 - Tiền gởi các TCKT 0,2 0,2 0,2 0,00 0,00 2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,28 0,35 0,35 0,07 0,00 + Kỳ hạn 2 tháng 0,32 0,40 0,43 0,08 0,03 + Kỳ hạn 3 tháng 0,43 0,50 0,55 0,07 0,05 + Kỳ hạn 6 tháng 0,50 0,55 0,58 0,05 0,03 + Kỳ hạn 9 tháng 0,55 0,59 0,61 0,04 0,02 + Kỳ hạn 12 tháng 0,58 0,62 0,65 0,04 0,03 + Kỳ hạn 13 tháng 0,65 0,64 0,67 -0,01 0,03 + Kỳ hạn 24 tháng 0,59 0,70 0,72 0,11 0,02 (Nguồn phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp ) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức hợp lý để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn huyện Lấp Vò. Để có thể thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng là khá tốt dựa vào cơ cấu lãi suất hợp lý và khá hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Ta có thể so sánh với cơ cấu lãi suất của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL tiêu biểu trong năm 2007 như sau: GVHD: Phan Đình Khôi 1 SVTH : Trương Phương Thanh 1 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VÀ NHPTN ĐBSCL HUYỆN LẤP TRONG NĂM 2007 Đvt : % Loại tiền gửi Năm 2007 NHNo & PTNT NHPTN ĐBSCL 1.Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gởi dân cư 0,25 0,24 - Tiền gởi các TCKT 0,20 0,20 2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,35 0,32 + Kỳ hạn 2 tháng 0,43 0,40 + Kỳ hạn 3 tháng 0,55 0,52 + Kỳ hạn 6 tháng 0,58 0,56 + Kỳ hạn 9 tháng 0,61 0,60 + Kỳ hạn 12 tháng 0,65 0,65 + Kỳ hạn 13 tháng 0,67 0,67 + Kỳ hạn 24 tháng 0,72 0,70 (Nguồn phòng kế toán NHNo & PTNT và NHPTN ĐBSCL Lấp ) Chú thích: NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHPTN ĐBSCL: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lãi suất huy động vốn của NHNo & PTNT là hấp dẫn hơn so với mức lãi suất huy động của NHPTN ĐBSCL. Từ đó, xem xét nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, công việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi trải và thuận lợi, vì vậy việc đảm bảo được nguồn vốn tạo cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển tín dụng. GVHD: Phan Đình Khôi 2 SVTH : Trương Phương Thanh 2 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Nhận thức được điều đó, hiện nay chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Lấp bên cạnh việc mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, đã thực hiện các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn kinh doanh. Bằng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế với các hình thức như: Mở tài khoản tiền gởi thanh toán, nhận tiền gởi tiết kiệm…Để thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” và tự huy động vốn tại chỗ là chính. GVHD: Phan Đình Khôi 3 SVTH : Trương Phương Thanh 3 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2005 2006 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nguồn vốn huy động 120.312 47,75 122.089 45,16 150.628 47,06 1.777 1,48 28.539 23,38 1. Tiền gửi tiết kiệm 55.007 45,72 52.175 41,22 64.268 42,67 -2.832 -5,15 12.093 23,18 - Không kỳ hạn 8.407 6,99 6.594 5,40 4.190 2,78 -1.813 -21,57 -2.404 -36,46 - Có kỳ hạn 46.600 38,73 45.581 37,33 60.078 39,89 -1.019 -2,19 14.497 31,80 2. Tiền gửi TCKT 39.325 32,69 43.825 35,90 60.500 40,17 4.500 11,44 16.675 38,05 3.Tiền gửi kho bạc 18.580 15,44 19.313 15,82 14.275 9,48 733 3,95 -5.038 -26,09 4. Giấy tờ có giá 7.400 6,15 6.776 6,89 11.585 7,69 -624 -8,43 4.809 70,97 - Kỳ phiếu 3.500 2,91 6.276 5,14 10.985 7,29 2.776 79,31 4.709 75,03 - Trái phiếu 3.900 3,24 500 0,41 600 0,40 -3.400 -87,18 100 20,00 II. Vốn điều chuyển 131.636 52,25 148.268 54,84 169.420 52,94 16.632 12,63 21.152 14,27 Tổng NVHĐ 251.948 100 270.357 100 320.048 100 18.409 7,31 49.691 18,38 ( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Chú thích: - TCKT: Tổ chức kinh tế - NVHĐ: Nguồn vốn huy động GVHD: Phan Đình Khôi 46 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Nguồn vốn của NHNo & PTNT Lấp gồm hai bộ phận: Vốn điều chuyển và vốn huy động. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2006 là 270.357 triệu đồng tăng 18.409 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,31% so với năm 2005. Và tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trong năm 2007 đạt 320.048 triệu đồng, tăng 49.691 triệu đồng và tăng 18,38% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn tăng qua các năm là do trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2007 là 20% so với năm 2006 ( nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư huyện Lấp Vò), số Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ngày càng tăng ( Năm 2006 là 20 Doanh nghiệp sang năm 2007 con số này là 26 Doanh nghiệp trong tổng số 31 Doanh nghiệp trên địa bàn: Theo Phòng thống kê huyện Lấp Vò). Chính vì thế mà nhu cầu vốn của xã hội cũng tăng theo và để đáp ứng nhu cầu đó thì bên cạnh việc tăng vốn huy động Ngân hàng củng phải tăng vốn điều chuyển lên để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương. Sự tăng trưởng của nguồn vốn được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau: Đồ thị 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục: 4.1.1.1 Vốn huy động Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của xã hội. Năm 2005 vốn huy GVHD: Phan Đình Khôi 5 SVTH : Trương Phương Thanh 5 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn động là 120.312 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47.75% trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 số tiền huy động được là 122.089 triệu đồng chiếm 45.16% trong tổng nguồn vốn năm 2006, tăng 1.777 triệu đồng với tốc độ tăng là 1,48% so với năm 2005. Vốn huy động tăng khá nhanh vào năm 2007 với số tiền huy động được là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, tăng 28.539 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 23.38%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn, . Bên cạnh do cuộc sống người dân trong huyện được khá hơn do được Ngân hàng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Và cũng nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn. 4.1.1.2 Vốn điều chuyển Hầu hết các Ngân hàng quốc doanh không riêng gì NHNo & PTNT Lấp nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Tuy nhiên qua số liệu 3 năm cho thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguồn vốn này tăng là do trên thực tế nhu cầu vay vốn của khách hàng là khá lớn so với nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Và để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng thì ngân hàng cần phải tăng GVHD: Phan Đình Khôi 6 SVTH : Trương Phương Thanh 6 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn vốn điều chuyển. Cụ thể trong năm 2005 là 131.636 triệu đồng chiếm 52,25% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2006 tỷ trọng của vốn điều chuyển đã tăng lên chiếm 54,84% tổng nguồn và đạt 148.268 triệu đồng tăng 12,63% so với năm 2005. Chỉ tiêu này tăng lên là nằm ngoài mong muốn của Ngân hàng vì khi đó nó sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên nhưng vì trong năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn khá lớn của khách hàng, và để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó thì Ngân hàng buộc phải tăng vốn điều chuyển. Nhưng đến năm 2007 thì vốn điều chuyển của Ngân hàng đã giảm xuống còn 145.420 triệu đồng giảm 4.848 triệu đồng so với năm 2006, và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm xuống chỉ chiếm 45,15%. Trong năm 2007 vốn điều chuyển giảm xuống là do trong năm vốn huy động của Ngân hàng tăng khá cao đạt đến 176.628 triệu đồng tăng 54.539 triệu đồng so với năm 2006 nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của khách hàng. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho hoạt động của Ngân hàng vì vậy cần phải duy trì và ngày càng tăng cường khả năng huy động vốn để từng bước giảm vốn điều chuyển xuống, đây chính là một trong những tiêu chí hàng đầu của Ngân hàng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao và khả năng huy động vốn của Ngân hàng thì có hạn, do đó việc tăng thêm vốn huy động là một thách thức lớn cho chi nhánh Ngân hàng. 4.1.2 Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm của NHNo & PTNT huyện Lấp Với chức năng “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Lấp nói riêng. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích với nhiều loại kỳ hạn, . thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương. GVHD: Phan Đình Khôi 7 SVTH : Trương Phương Thanh 7 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà chi nhánh Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng lên. Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục: 4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm: Năm 2005 tiền gửi tiết kiệm là 55.007 triệu đồng, chiếm 45,72% nguồn vốn huy động. Năm 2006 tiền gửi tiết kiệm là 52.175 triệu đồng, giảm 2.832 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 5,15% và chỉ chiếm 41,22% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế không ổn định, người nông dân bị mất mùa do dịch bệnh Vằn lùn, lùn xoắn lá phá hoại trên lúa làm thiệt hại khoảng 67 ha lúa tập trung chủ yếu ở các xã Định An, Hội An Đông, Định Yên. Các hộ nuôi cá tra bị thô lỗ khá nặng do giá cá tra bị sụt giảm từ vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ, theo số liệu điều tra từ phòng thống kê của huyện thì người dân bị lỗ khoảng 14 tỷ đồng. Chính từ những nguyên nhân trên nên trong hai năm 2005 và 2006 người dân làn ăn không hiệu quả - nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, nên không có tiền nhàn rỗi. Mặc dù giảm nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 64.268 triệu đồng, tăng 12.093 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 23,18%, chiếm 42,67% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng do tình hình kinh tế đã tương đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Đây cũng là đối tượng huy động chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền. Có 2 loại tiền gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn GVHD: Phan Đình Khôi 8 SVTH : Trương Phương Thanh 8 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn + Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đối với loại tiền gởi này khi khách hàng tạm thời có một số tiền nhàn rỗi trong một thời gian ngắn mà chưa xác định lúc nào sử dụng nên họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy nhiên loại tiền gởi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp (dưới 12% ) so với tổng số tiền gởi tiết kiệm tại chi nhánh và số dư tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 8.407 triệu đồng, năm 2006 là 6.594 triệu đồng giảm 1.813 triệu đồng, tương ứng giảm 21,57% so với năm 2005. Năm 2007 là 4.190 triệu đồng giảm 2.404 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng giảm 36,46%. + Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Vì vậy, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, nhưng nguồn huy động này biến đổi không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 46.600 triệu đồng, năm 2006 là 45.581 triệu đồng giảm 1.109 triệu đồng tương ứng giảm 2,19 % so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do năm 2006 lãi suất huy động của ngân hàng (0,59%) ở loại tiền gửi này thấp hơn so với các ngân hàng khác ( Lãi suất của NHPTN ĐBSCL đối với loại tiền này là 0,61%) trên địa bàn nên đã giảm một lượng khách hàng đến gửi tiền. Đến năm 2007 là 60.078 triệu đồng tăng 14.497 triệu đồng, tương ứng tăng 31,80% so với năm 2006. Nguồn tiền huy động này đã tăng trở lại là do ngân hàng có chiến lược huy động vốn hiệu quả: tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, tìm đến những khách hàng tiềm năng để giới thiệu về các tiện ích của việc gửi tiền tiết kiệm để thu hút khách hàng. Đây là loại tiền gửi có lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền qua các năm. Tuy nhiên, do lãi suất huy động của loại hình này cao cho nên ngân hàng cần phải có những chính sách phù hợp để tiếp tục giữ vững và phát triển đối với loại hình này, mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế : GVHD: Phan Đình Khôi 9 SVTH : Trương Phương Thanh 9 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần trong huyện. Khách hàng gởi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng đều qua các năm. Năm 2005 là 39.325 triệu đồng, chiếm 32,69% trong nguồn vốn huy động, đến năm 2006 là 43.825 triệu đồng, chiếm 35,90% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 4.500 triệu đồng, tương ứng tăng 11,44%. Năm 2007 đạt 60.500 triệu đồng chiếm 40,17%, so với năm 2006 tăng 16.675 triệu đồng, tức tăng 38,05%. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong những năm gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn huyện làm ăn ngày càng hiệu quả ( Tính đến năm 2007 trong tổng số 31 doang nghiệp có đến 26 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả theo Phòng thống kê huyện Lấp Vò), và giữa các doanh nghiệp này có nhu cầu cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh cũng như bảo quản tài sản an toàn sau mỗi chu trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ các đơn vị này, bằng chứng là trong tổng số 31 doanh nghiệp trên địa bàn thì đã có tới 24 doanh nghiệp ( chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn theo báo cáo của Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Lấp Vò) là khách hàng thân thiết với ngân hàng. . 4.1.2.3 Tiền gửi của kho bạc: Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của ngân hàng. Lượng tiền kho bạc gửi vào là để chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, năm 2005 đạt 18.580 triệu đồng, chiếm 15,44% nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 19.313 triệu đồng, chiếm 15,82% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 733 triệu đồng, tương đương tăng 3,95%. Năm 2007 chỉ còn 14.275 triệu đồng, chiếm 9,48% nguồn vốn huy động, so với năm 2006 giảm 5.038 triệu đồng, tương ứng giảm 26,09%. GVHD: Phan Đình Khôi 10 SVTH : Trương Phương Thanh 10 [...]... nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn 4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay vốn ngắn hạn tại NHNo & PTNT huyện Lấp qua 3 năm 4.2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành Góp phần thực... phần kinh tế trong Huyện Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP QUA 3 NĂM 4.2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Lấp qua 3 năm 2005... ( Ngu ồn: Phòng kế toán NHNo& PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo & PTNT Lấp đã tập trung cho vay... bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại NHNo & PTNT Lấp đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là tín dụng ngắn hạn Điều này cho thấy tín dụng 14 GVHD: Phan Đình Khôi 14 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. .. Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn các lĩnh vực khác, đồng thời sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ trong cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm được thể hiện cụ thể như sau: Đồ thị 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp a)... của Giám Đốc NHNo & PTNT Việt Nam: “ thực tế hoạt động tín dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay trả 23 GVHD: Phan Đình Khôi 23 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng hành có uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam”... 310.792 100 38.976 16,57 ( nguồn: Phòng kế toán NHNo& PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2007 So với 2006 Số tiền % 30.793 12,38 5.869 23,09 36.662 13,37 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn năm 2005 đối với cá thể, hộ sản xuất là 217.430... hình VAC, VACR, VR Chi nhánh NHNo & PTNT Lấp khuyến khích đầu tư và thu 18 GVHD: Phan Đình Khôi 18 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn hút được đa số bà con nông dân, tuy chỉ được áp dụng trong những năm gần đây nhưng mô hình này lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn (từ 71 đến 77%) Khi cho vay... thu nợ là một vấn đề mà chi nhánh NHNo & PTNT Lấp 25 GVHD: Phan Đình Khôi 25 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng Do đó công tác thu nợ được... 1.081 9,95 159, 8.002 37 11,3 21.545 4 6.034 8,83 5.794 8,48 1.14 240 2,9 36.66 13,3 2 7 ( nguồn: Phòng kế toán NHNo& PTNT huyện Lấp Vò) 26 GVHD: Phan Đình Khôi 26 SVTH : Trương Phương Thanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn Giải thích NH: ngắn hạn KTTH: kinh tế tổng hợp TTCN, TM-DV, ĐS: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và đời sống a) Nông nghiệp . Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN. bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Ngày đăng: 02/11/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

4.1..

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VÀ NHPTN ĐBSCL HUYỆN LẤP VÒ TRONG NĂM 2007 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Bảng 3.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VÀ NHPTN ĐBSCL HUYỆN LẤP VÒ TRONG NĂM 2007 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Bảng 4.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG Xem tại trang 4 của tài liệu.
4.2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2005 - 2007 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

4.2.1.

Tình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2005 - 2007 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Bảng 6.

DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 15 của tài liệu.
đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay  vốn của cán bộ tín dụng - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

c.

biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng Xem tại trang 26 của tài liệu.
4.2.4 Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

4.2.4.

Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng Xem tại trang 32 của tài liệu.
i) Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 TẠI NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

i.

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 TẠI NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 37 của tài liệu.
cg) Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

cg.

Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 40 của tài liệu.
ea) Qua bảng trên ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện ở tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đều đạt trên 90% ( Chi tiết  ở phụ lục 2: Dư nợ- Tổng nguồn vốn năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp  Vò) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

ea.

Qua bảng trên ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện ở tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đều đạt trên 90% ( Chi tiết ở phụ lục 2: Dư nợ- Tổng nguồn vốn năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò) Xem tại trang 41 của tài liệu.
er) Bảng 14: DOANH SỐ THU NỢ-DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

er.

Bảng 14: DOANH SỐ THU NỢ-DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 43 của tài liệu.
fp) Bảng 15: DOANH SỐ THU NỢ-DƯ NỢ BÌNH QUÂN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

fp.

Bảng 15: DOANH SỐ THU NỢ-DƯ NỢ BÌNH QUÂN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 44 của tài liệu.
gk)Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN-DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

gk.

Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN-DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Xem tại trang 45 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan