NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

10 3.5K 80
NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tên đề tài : NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH BẰNG VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU VIẾT TỪ KHÓ Ở NHÀ ( Học sinh lớp 5 /2 Trường TH Phú Điền 2) …… ♥♥♥♥♥♥♥… Người nghiên cứu : Đoàn Văn Hùng –GV dạy lớp 5/2 Trường TH Phú Điền 2 TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Luyện học sinh viết từ khó trong bài chính tả trước khi giáo viên đọc ,học sinh nghe viết vào vở là một bước rất quan trọng trong giờ dạy phân môn chính tả nên nhiều giáo viên đã vận dụng hình thức và phương pháp dạy học mới, phù hợp đặc trưng của môn học , giúp học sinh viết được nhiều từ khó nhằm giảm số lượng sai lỗi trong bài viết .Tuy nhiên thời gian dành cho viết từ khó không nhiều nên số từ khó được viết cũng hạn chế , phần lớn học sinh thuộc diện khó khăn nên cha mẹ chưa quan tâm đến việc học ,do ảnh hưởng vùng phương ngữ , hỏng nhiều kiến thức …. Nhiều em đọc trôi chảy nhưng chưa chú ý đến cách viết ( cấu tạo từ ), nghĩa của từ nên các em còn viết sai nhiều lỗi chính tả . Giải pháp của Tôi là sử dụng phiếu viết từ khó trong bài chính tả phát hằng ngày cho học sinh về viết ở nhà mỗi lần viết 30 từ trong bài chính tả chuẩn bị viết trong tuần ,và nộp lại cho giáo viên kiểm tra vào đầu giờ học ngày hôm sau . Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương trong cùng lớp học ( Lớp 5/2 ) .Nhóm A ( có 13 học sinh) là nhóm thực nghiệm , nhóm B (có 13 học sinh )là nhóm đối chứng .Nhóm A được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ : 11 đến 16 ( Luật bảo vệ môi trường ; Mùa thảo quả ;Hành trình của bày ong ;Chuỗi ngọc lam;Buôn Chư Lênh đón cô giáo ;Về ngôi nhà đang xây) .Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh ;nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng .Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là ….,Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là ….,Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng . Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phiếu viết từ khó ở nhà cho học sinh trong dạy học , làm nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh của lớp 5/2 . GIỚI THIỆU : Mỗi bài chính tả trong sách giáo khoa gồm có phần bài viết và phần bài tập chính tả . Ở nội dung bài viết giáo viên có luyện học sinh viết từ khó và phần bài tập thì cũng hướng dẫn làm bài ,mặc dù giáo viên có dạy tốt nhưng cũng chưa đủ để rèn luyện tốt kỹ năng viết chính tả cho học sinh . Qua khảo sát đầu năm hơn ½ học sinh của lớp điểm chính tả dưới trung bình , có em viết tên mình mà lại sai chính tả , kể cả những từ ngữ đơn giản nhất mà các em viết vẫn sai lại còn sai nghiêm trọng (VD : tên Hồng –viết là hống; thứ hai –viết là thứ hay… ). Để thay đổi hiện trạng trên ,đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phiếu viết từ khó ở nhà cho học sinh ,thay vì chỉ viết từ khó vài phút rồi viết bài vào vở . Biện pháp này sẽ giúp học sinh hạn chế tối thiểu lỗi chính tả trong bài viết . Đổi mới phương pháp dạy học phân môn chính tả ,có nhiều chuyên đề bài viết về phương pháp dạy học mới của môn chính tả như: -Chuyên đề 4: phương pháp dạy học môn chính tả (caodangtieuhoc7.googlepager.com/ppdhTiengviet .P5.pdt) - Chuyên đề :Phương phap dạy chính tả -Thư viện bài giảng điện tử ( baigiang.vilet.vn…/902834) -Một số phương pháp dạy học môn chính tả (website của Nguyễn Minh Hiến ĐH TDM.BD 28/10/2010) Vấn đề nghiên cứu : Việc sử dung phiếu viết từ khó ở nhà vào dạy các bài chính tả từ 11 đến 16 có nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5/2 không ? Giả thuyết nghiên cứu : Việc sử dung phiếu viết từ khó ở nhà vào dạy các bài chính tả từ 11 đến 16 có nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5/2 . PHƯƠNG PHÁP a- Khách thể nghiên cứu : Tôi lựa chọn học sinh và chia lớp thành hai nhóm tương đương cùng lớp ,để có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng . * Giáo viên là giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 * Học sinh : hai nhóm có nhiều điểm tương đồng ;về trình độ và giới tính : Bảng 1: Số học sinh nhóm A Số học sinh nhóm B Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 13 07 06 13 08 05 Về ý thức học tập ,học lực tương đương nhau .Tôi dùng điểm của làm bài bài viết chính tả tuần 10 ( Nỗi nềm giữ nước giữ rừng ) làm bài kiểm tra trước tác động ,kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác biệt nhau ,do đó Tôi dùng phép kiểm chứng t-testđiểm kiểm chứng sự chênh lệch giữa 2 nhóm trước khi tác động . Kết quả : b- Thiết kế : Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương . Nhóm đối chứng (B) Nhóm thực nghiệm (A) TBC 7.4 7.5 P= 0.89206016 P= 0.890206016 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm ĐC và TN là không có ý nghĩa ,hai nhóm được coi là tương đương . * Bảng điểm trước tác động HS nhóm B Điểm KT HS nhóm A Điểm KT A 6 A1 5 B 5 B1 6 C 7 C1 6 E 6 D1 5 F 4 F1 7 G 5 G1 6 H 6 H1 5 I 2 I1 3 J 7 J1 4 K 5 K1 8 L 7 L1 7 M 7 M1 7 N 7 N1 6 Tổng điểm 74 75 ĐTB 5.7 5.8 P= 0.89206016 Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau tác động Thực nghiệm 01 Sử dụng phiếu viết từ khó ở nhà 03 Đối chứng 02 X 04 Ở thiết kế này Tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập c- Quy trình nghiên cứu : * chuẩn bị của giáo viên : - Nhóm thực nghiệm giáo viên phát phiếu viết từ khó của bài chính tả và dặn tên bài cho học sinh về nhà viết khoảng 30 từ ; viết mỗi tuần viết 03 lần (vào thứ tư- thứ 6- thứ hai)cũng là từ ngữ mà các em cho là khó viết hoặc dễ nhằm lẫn trong một bài chính tả . - Đầu giờ học giáo viên kiểm tra và đánh giá phiếu viết của các em . * Tiến hành dạy thực nghiệm : Thứ ,ngày Tiết theo PPCT Tên bài dạy Thứ 3 26/10/2010 11 Kiểm tra (TTĐ) :Luật bảo vệ môi trường Thứ 3 29/10/2010 12 Mùa thảo quả Thứ 3 09/11/2010 13 Hành trình của bày ong Thứ 3 16/11/2010 14 Chuỗi ngọc lam Thứ 3 23/11/2010 15 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Thứ 3 30/11/2010 16 Kiểm tra (STĐ):Về ngôi nhà đamg xây d- Đo lường : Bài kiểm tra trước tác động là bài viết chính tả tuần 11(Luật bảo vệ môi trường)và bài kiểm tra sau tác động là bài viết chính tả tuần 16 ( Về ngôi nhà đang xây) . tiếng trình và phương pháp dạy hai bài này như nhau . * Tiến hành kiểm tra và chấm bài : Sau khi học sinh viết bài và làm bài tập xong giáo viên chấm bài . PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ : BẢNG 5: So sánh điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động : Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 6.461 7.6 Độ lệch chuẩn 1.98289 0.6504436 Giá trị P của T-test 0.005492 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.95 Bảng tính (Điểm sau tác động ) Học sinh Nhóm B Học sinh Nhóm A A 6 A1 7 B 4 B1 7 C 7 C1 8 D 5 D1 8 E 7 E1 7 F 6 F1 7 G 7 G1 9 H 7 H1 8 I 5 I1 7 J 8 J1 8 K 7 K1 8 L 8 L1 7 M 7 M1 8 TĐ 84 99 ĐTB 6.461538 7.6 Độ lệch chuẩn 1.198289 0.6504436 Giá trị p của T-test 0.00549 2 Chênh lệt giá trị TB chuẩn (SMD) 0.95 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương ,sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P= 0.005492 ,cho thấy ; sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa , tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động . Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7.6 – 6.4 = 0.95 1.198 Điều đó cho thấy mức độ ành hưởng việc sử dụng phiếu viết từ khó ở nhà cho học sinh là của nhóm thực nghiệm là lớn . Giả thuyết đề tài đã được kiểm chứng . Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Hình 1 : Biểu đồ so sánh Đ TB trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm . 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trư?c TĐ sau TĐ BÀN LUẬN Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 7.6 ,bài kiểm tra của nhóm đối chứng là TBC = 6.4 .Độ lệch điểm giữa hai nhóm là 1.2 .Điều đó cho thấy điểm TB của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt , nhóm có tác động thì điểm cao nhóm đối chứng . Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =0.95 .Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn . Phép kiểm chứng T-Test sau tác động của hai nhóm là P= 0.005492 < 0.006 Kết quả này khẳn định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động . * Hạn chế : Nghiên cứu này phải sử dụng phiếu viết và mất thời gian vì hằng ngày giáo viên phải kiểm tra chữ viết trong phiếu và nhận xét , phải thực hiện thường xuyên ,liên tục ,giáo viên cần chủ động thời gian sao cho hợp lí . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ *Kết luận : Việc sử dụng phiếu viết từ khó trong bài chính tả ở nhà cho học sinh ,đã nâng cao được kỹ năng viết chính tả cho học sinh . * Khuyến nghị : Đối với lãnh đạo ; cần quan tâm đến cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học . Đối với giáo viên không ngừng nghiên cứu phương pháp và hình thức dạy học mới và vận dụng tốt vào giảng dạy phân môn chính tả để nâng cao chất lượng giáo dục . Với kết quả của đề tài này ,Tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm ,nghiên cứu và vận dụng vào dạy học môn chính tả nhằm góp phần rèn luyện nết người và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Phụ lục 1: BẢNG ĐIỂM TRƯỚC TÁC ĐỘNG HS nhóm B Điểm KT HS nhóm A Điểm KT A-Đoàn T Huỳnh Nhi 6 A1-Lê V Bé Phơ 5 B- Phan Văn Khởi 5 B1-Ng T Út Mía 6 C –Trần Trung Luân 7 C1-Trần T N Truyền 6 E-Ng T Bích Huyền 6 D1- Lê Minh Thuận 5 F- Ng Nhật Khanh 4 F1-Phan Văn Cường 7 G-Võ T Cẩm Tiên 5 G1- Ngô T H Trân 6 H-Ng Minh Nghĩa 6 H1- Ng Phúc Thịnh 5 I- Ng Kim Hồng 2 I1-Ng T Cẩm Tiên 3 J –Hồ Phước Thình 7 J1- Ng Anh Luận 4 K- Phan Văn Khang 5 K1-Lê Đoàn Anh Thư 8 L- Nguyễn Thanh Nhớ 7 L1- Lê Minh Luân 7 M - Nguyễn Thanh Tùng 7 M1- Ng Hoàng Vinh 7 N- Võ Vĩnh Kỳ 7 N1- Phạm T N Thi 6 Phụ lục 2: BẢNG ĐIỂM SAU TÁC ĐỘNG Học sinh Nhóm B Học sinh Nhóm A A-Đoàn T Huỳnh Nhi 6 A1-Lê V Bé Phơ 7 B- Phan Văn Khởi 4 B1-Ng T Út Mía 7 C –Trần Trung Luân 7 C1-Trần T N Truyền 8 E-Ng T Bích Huyền 5 D1- Lê Minh Thuận 8 F- Ng Nhật Khanh 7 F1-Phan Văn Cường 7 G-Võ T Cẩm Tiên 6 G1- Ngô T H Trân 7 H-Ng Minh Nghĩa 7 H1- Ng Phúc Thịnh 9 I- Ng Kim Hồng 7 I1-Ng T Cẩm Tiên 8 J –Hồ Phước Thình 5 J1- Ng Anh Luận 7 K- Phan Văn Khang 8 K1-Lê Đoàn Anh Thư 8 L- Nguyễn Thanh Nhớ 7 L1- Lê Minh Luân 8 M-Nguyễn Thanh Tùng 8 M1- Ng Hoàng Vinh 7 N- Võ Vĩnh Kỳ 7 N1- Phạm T N Thi 8 TRƯỜNG TH PHÚ ĐIỀN 2 LỚP 5/2 ĐỀ KIỂM TRA Môn :chính tả Thời gian : 15 phút Bài viết : Luật bảo vệ môi trường Điều 3, khoản 3 “ Hoạt động bảo vệ môi trường “ là hoạt động giữ cho môi trường trong lành ,sạch đẹp ; phòng ngừa hạn chế tác động xấu với môi trường , ứng phó sự cố môi trường ; khắc phục ô nhiễm ,suy thoái ,phục hồi và cải thiện môi trường ; khai thác ,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên , bảo vệ đa dạng sinh học . TRƯỜNG TH PHÚ ĐIỀN 2 LỚP 5/2 ĐỀ KIỂM TRA Môn :chính tả Thời gian : 15 phút Bài viết : Về ngôi nhà đang xây Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn hươ hươ cái bay: Tạm biệt ! Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên mùi vôi ,gạch . Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc . Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đâỳ những rảnh tường chưa trát vữa . Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh Đồng Xuân Lan . GIỚI THIỆU : Mỗi bài chính tả trong sách giáo khoa gồm có phần bài viết và phần bài tập chính tả . Ở nội dung bài viết giáo viên có luyện học sinh viết. (website của Nguyễn Minh Hiến ĐH TDM.BD 28/10/2010) Vấn đề nghiên cứu : Việc sử dung phiếu viết từ khó ở nhà vào dạy các bài chính tả từ 11 đến 16 có nâng cao

Ngày đăng: 31/10/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

* Bảng điểm trước tác động - NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

ng.

điểm trước tác động Xem tại trang 3 của tài liệu.
BẢNG 5: So sánh điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động : - NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

BẢNG 5.

So sánh điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động : Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 1: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm . - NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

Hình 1.

Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm Xem tại trang 5 của tài liệu.
BẢNG ĐIỂM TRƯỚC TÁC ĐỘNG - NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG
BẢNG ĐIỂM TRƯỚC TÁC ĐỘNG Xem tại trang 7 của tài liệu.
BẢNG ĐIỂM SAU TÁC ĐỘNG - NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG
BẢNG ĐIỂM SAU TÁC ĐỘNG Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan