Chiến lược Marketing Mix của Vinagame

48 2.3K 29
Chiến lược Marketing Mix của Vinagame

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược Marketing Mix của Vinagame

Chiến lược Marketing Mix của Vinagame LỜI NÓI ĐẦUThị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng. Số lượng các nhà phát hành game ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng đã đạt doanh thu lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Doanh thu từ trò chơi trực tuyến (online game) năm 2008 là 130 triệu đôla Mỹ, còn năm 2009 là 160 triệu đôla Mỹ (số liệu của Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009). Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), tại Việt Nam đã có khoảng trên 50 game được phát hành bởi 20 công ty với khoảng 12 triệu người chơi. Trong số đó, ba “ông lớn” đang nắm giữ thị phần lớn nhất là Vinagame, VTC game, và FPT online. Vinagame được thành lập năm 2004, là nhà phát hành game đầu tiên tại Việt Nam, hiện nắm giữ thị phần lớn trên thị trường và cũng là nhà phát hành đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này phát hành một game thuần Việt, game “Thuận Thiên Kiếm”. Vinagame cũng là một trong những công ty đầu tiên chú trọng đến khâu marketing trong phát hành game với quan niệm một trò chơi đơn giản nhẹ nhàng nhưng công tác marketing lẫn PR tốt chắc chắn sẽ thu hút được lượng gamer đông đảo.Trên cơ sở đó, mục tiêu của nhóm nghiên cứu trong đề tài này là tìm hiểu và đánh giá chiến lược marketingVinagame đã thực hiện, và trong một chừng mực nhất định đưa ra một số đề xuất về chiến lược marketing của công ty này trên quan điểm marketing hướng tới lợi ích cộng đồng. Điều này thiết nghĩ không chỉ có ý nghĩa với doanh nghiệp mà với cả toàn xã hội trong bối cảnh còn có nhiều tranh cãi về tác động của game online tới người chơi như hiện nay.1 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX1. Khái niệm chiến lược Marketing mixĐể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận, Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người thị tiêu dùng đối với sản phẩm của mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên thị trường. Căn cứ vào lượng thông tin đã thu thập ở trên Công ty tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp các công cụ Marketing. Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing các hoạt động Marketing của Công ty được thực hiện theo một quy trình có hướng đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm thị trường của Công ty. Chiến lược Marketing của Công ty có thể được hiểu như sau:Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lí làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing và mức chi phí cho Marketing” (- theo Philip Kotler.)Cũng có thể định nghĩa chiến lược Marketing thực chất là Marketing mix và thị trường trọng điểm (theo Marketing thương mại):“Chiến lược là sự kết hợp đồng bộ mang tính hệ thống giữa Marketing hỗn hợp và thị trường trọng điểm. Các tham số Marketing hỗn hợp được xây dựng và hướng tới một nhóm khách hàng (thị trường trọng điểm) cụ thể.”2 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame Marketing hỗn hợp hay Marketing mix ở đây là một tập hợp các biến số mà Công ty có thể kiểm soát và quản lý được. Nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Các bộ phận cấu thành của Marketing hỗn hợp được biết đến như là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến.2. Nội dung của chiến lược Marketing mixChiến lược marketing bao gồm việc lựa chọn các khu vực thị trường, các mục tiêu và xác định các phương pháp để đạt được điều đó thong qua các thủ thuật marketing hỗn hợp. Chiến lược marketing mix bao gồm: chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến.2.1 Chiến lược sản phẩm2.1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược sản phẩmChiến lược sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sản phẩm hợp lý, nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, phù hợp với các khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Chiến lược sản phẩm là một trong bốn chiến lược quan trọng mà bất cứ công ty nào khi tham gia vào một thị trường nào đều phải thực hiện và phải thực hiện tốt. Chiến lược sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, nó định hướng dự đoán nhu cầu của thị trường và thị hiếu của từng nhóm khách hàng. Chiến lược sản phẩm được xem là nền tảng xương sống của chiến lược kinh doanh, nó luôn được xem là kim chỉ nam quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bởi vì nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp là sản phẩm của doanh nghiệp Việc thực hiện tốt chiến lược sản phẩm là nền tảng thúc đẩy cho các chiến lược còn lại phát huy tốt tác dụng của nó. Do đó để tạo sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về 3 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame chủng loại, có khả năng cung cấp kịp thời đầy đủ và phù hợp với nhu cầu luôn biến đổi của thị trường thì doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm đúng đắn.2.1.2 Phân loại chiến lược sản phẩmChiến lược sản phẩm có thể phân chia theo nhiều cách khác nhaua. Căn cứ vào bản thân sản phẩm Chiến lược duy trì chủng loại : Nội dung cơ bản của chiến lược này là tiếp tục duy trì cơ cấu mặt hàng đang sản xuất, đảm bảo giữ được vị trí vón có của sản phẩm trên thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà công ty đạt được. Chiến lược này áp dụng khi đối thủ cạnh trnah của công ty khá mạnh và có xu hướng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm hiện có của công ty. Chiến lược hạn chế chủng loại: Đây là chiến lược đơn giản hoá cơ cấu chủng loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tập trung phát triển một số ít sản phẩm triển vọng. Sau một thời gian tung sản phẩm ra thị trường, các doanh tiến hành nghiên cứu, hiệu chỉnh lại các thông số của sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, qua đó doanh nghiệp biết được sản phẩm nào mà thị trường ưa chuộng và sản phẩm nào không. Từ đó doanh nghiệp tập trung vào một số sản phẩm có ưu thế như: dễ sử dụng, giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình chế tạo và sử dụng…Việc hạn chế chủng loại giúp doanh nghiệp chuyên môn hoá sâu vào tập hợp một nhóm nhỏ sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trên thị trường. Chiến lược phát triển chủng loại và đổi mới chủng loại: là chiến lược cải tiến sản phẩm hiện tại (đổi mới về hình dáng, màu sắc, bao bì…) nhằm nâng cao số lượng khách hàng. Khi tiến hành phân đoạn thị trường, doanh nghiệp thấy rằng có nhiều phân đoạn, để thâm nhập vào những đoạn thị trường này doanh nghiệp cần phải phát triển thêm nhiều chủng loại khác nhau nhằm đáp 4 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame ứng nhu cầu của thị trường. Ưu điểm của nó là đáp ứng tốt hầu hết tất cả các phân đoạn nhưng nhược điểm là quy mô sản xuất lớn, phức tạp nếu không kiểm soát được thì rất dễ dẫn đến kém hiệu quả. Chiến lược hoàn thiện sản phẩm: Là chiến lược định kỳ cải tiến các thông số chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm đưa ra thị trường mà thông tin phản hồi về sản phẩm đó còn khiếm khuyết thì doanh nghiệp cần phải cải tiến lại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Chiến lược bắt chước sản phẩm: Khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu sản xuất một sản phẩm dựa trên một sản phẩm hiện có của chính doanh nghiệp hoặc của đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm bắt chước có thể mang tính đổi mới. Chiến lược này phải thực hiện nhanh chóng vì nếu bắt chước chậm quá chỉ làm tăng thêm sự ứ đọng hàng hoá. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Là chiến lược tách các sản phẩm đang sản xuất của công ty với các sản phẩm tương tự hay gần giống nhau hiện có trên thị trường bằng cách tạo cho sản phẩm của mình khác biệt mang tính tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược định vị sản phẩm để tạo cho sản phẩm một vị trí quan trọng trong tâm trí người mua và trong khách hàng tương lai, làm cho nó phân biệt rõ ràng với các sản phẩm cạnh tranh.b. Căn cứ vào cặp sản phẩm-thị trường Chiến lược sản phẩm hiện có thị trường hiện có: Chiến lược này thường áp dụng trong giai đoạn đầu sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp mới thành lập. Nhà kinh doanh bắt đầu với một sản phẩm sau đó phát triển hoạt động của mình theo 3 phương thức: một là, khuyến khích các khách hàng đã có của mình tiêu thụ sản phẩm thường xuyên hơn; hai là, phát triển thêm 5 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame khách hàng trong cùng một thị trường để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm; ba là, kích động khách hàng để tăng mức tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược nhìn chung có nhiều thuận lợi với doanh nghiệp, đảm bảo có hiệu quả nhanh, chi phí thấp. Chiến lược sản phẩm hiện có thị trường mới: Chiến lược này nhằm mở rộng thị trường bằng cách đưa sản phẩm hiện có vào thị trường mới để tăng tiêu thụ. Nó được áp dụng khi mà thị trường mới có nhu cầu về sản phẩm tương tự thị trường hiện tại. Chiến lược này giúp doanh nghiệp không phải đầu tư cải tiến hay sáng chế sản phẩm mới nhưung vẫn có hiệu quả. Chiến lược sản phẩm cải tiến thị trường hiện có: trong chiến lược này sản phẩm được thay thế một phần hay hoàn toàn trong tập hợp sản phẩm của công ty với chất lượng tốt hơn, đẹp hơn,… để bảo vệ thị trường và tấn công thị phần của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại. Chiến lược sản phẩm cải biến thị trường mới: Chiến lược này dùng sản phẩm cải biến để tạo ra thị trường mới. Khi sản phẩm của công ty chỉ đáp ứng được một bộ phận khách hàng trong thị trường hiện tại thì công ty nên cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra một thị trường mới trong lòng thị trường hiện tại. Chiến lược sản phẩm mới thị trường hiện có: chiến lược này áp dụng khi doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm chưa có trên thị trường nhằm mục đích mở rộng thị trường, tạo nhu cầu mới. Chiến lược này đem lại hiệu quả cao và lợi ích lâu dài trên thị trường. Chiến lược sản phẩm mới thị trường mới: Khi mà doanh nghiệp thâm nhập vào một môi trường hoàn toàn mới thì phải xây dựng một chiến lược sản phẩm mới cho phù hợp với thị trường này. Đây là chiến lược đòi hỏi đầu tư lớn, thường mang lại hiệu quả rất cao một khi thành công, tuy nhiên mức độ rủi ro cũng rất cao.6 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame 2.2 Chiến lược giá2.2.1 Khái niệmGiá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix) và phải được quản trị một cách thong minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/ thị trường và không phải là một thực tế riêng lẻ. Price là yếu tố “P” duy nhất trong marketing mix mà chúng ta có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là như vậy, giá xứng đáng được đầu tư thời gian và quan tâm cao. Giá thể hiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thỏa mãn nhu cầu. Nếu bạn muốn khách hàng của mình vui vẻ trả giá cao để mua sản phẩm của bạn thì bạn cần nghiên cứu về giá trị tạo ra cho khách hàng và chiến lược giá. Như vậy: Chiến lược giá là những quyết định nhằm để định giá sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu từ đó thu được lợi nhuận tối ưu nhất2.2.2 Nội dung chiến lượcTrong Marketing, nghiên cứu giá cả là phải kiểm soát được các yếu tố chi phí, phân tích diễn biến của chi phí cố định và cho chi phí biến đổi trong mối tương quan với khối lượng sản xuất ra hoặc mua về. Doanh nghiệp không chỉ xem xét tính chất một chiều của giá mà phải nghiên cứu cả mối quan hệ hữu cơ của giá với các yếu tố khác như sản phẩm, thị trường, vị thế . Điều đặc biệt quan tâm khi tiến hành đặt giá là xác định mục tiêu của việc định giá. Mục tiêu của doanh nghiệp phần nào được thể hiện bởi mục tiêu định giá. Doanh nghiệp có thể có các mục tiêu lợi nhuận đã định sẵn, tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu doanh 7 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame số bán .Căn cứ vào việc phân tích cấu thành giá và các mục tiêu định giá doanh nghiệp tiến hành xây dựng các chính sách đặt giá, xây dựng các mức giá dự kiến, tiến hành phân tích hoà vốn để chỉ ra đâu là sản phẩm có triển vọng tiêu thụ nhất. Doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện các chính sách giá phân biết đẻ khai thác tối ưu các đoạn thị trường.2.2.3 Một số chiến lược giá điển hình Chiến lược giá cho sản phẩm mới • Giá hớt váng - Là định giá mức cao ngay từ đầu nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. - Điều kiện thực hiện: + Kết cấu sản phẩm phức tạp mà đối thủ cạnh tranh khó bắt chước. + Độc quyền công nghệ. + Sản phẩm độc đáo. • Giá tấn công - Doanh nghiệp định mức giá thấp với sản phẩm mới nhằm tăng nhanh doanh số, chiếm thị phần lớn. - Điều kiện thực hiện:+ Thị trường nhạy cảm về giá. + Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ bắt chước. + Xuất hiện “hiệu quả theo quy mô”.8 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame  Các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản• Định giá 2 phần. • Định giá trọn gói. • Định giá theo nguyên tắc địa lý + Định giá FOB/CIF + Định giá thống nhất gồm cả chi phí vận chuyển+ Định giá bán cho từng khu vực • Chiết giá và bớt giá Điều chỉnh giá cơ bản để tưởng thưởng khách hàng trước những hưởng ứng nào đó, chẳng hạn thanh toán hóa đơn sớm, mua nhiều và mua ngoài mùa. + Chiết khấu tiền mặt (cash discount) là giảm giá cho các khách mua trả tiền liền.+ Chiết khấu số lượng (quantity discount) là giảm giá cho các khách mua với số lượng nhiều. + Chiết khấu chức năng (functional discount) là việc giảm giá mà người bán dành cho các thành viên trong kênh ngành nghề vốn đang thực hiện những chức năng nào đó, như bán, cất giữ và kết toán.+ Chiết khấu theo mùa (seasonal discount) là giảm giá cho các khách mua hàng hóa hay dịch vụ ngoài mùa (out of season).+ Bớt giá (allowances) là những khoản tiền cổ động mà các nhà sản xuất trả cho các nhà bán lẻ để đổi lấy 1 thỏa thuận làm nổi bật sản phẩm của nhà sản xuất theo cách nào đó.• Định giá khuyến mãi • Định giá phân biệt 9 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame + Định giá theo phân khúc khách hàng (customer segment pricing). Các khách hàng khác nhau phải trả những mức giá khác nhau cho cùng 1 sản phẩm hay dịch vụ. + Định giá theo địa điểm (location pricing). Các địa điểm khác nhau được định giá khác nhau, tuy phí tổn của cống hiến tại mỗi địa điểm đều như nhau.+ Định giá theo thời gian (time pricing). Giá cả thay đổi theo mùa, tháng, ngày, thậm chí cả giờ nữa.• Định giá theo tâm lý khách hàng.  Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm • Định giá cho chủng loại sản phẩm • Định giá cho những sản phẩm phụ thêm • Định giá cho những sản phẩm kèm theo bắt buộc  Chiến lược thay đổi giá Trong quá trình kinh doanh do nhiều tác động của cả môi trường bên ngoài lẫn trong nội bộ các doanh nghiệp bắt buộc phải có thay đổi chiến lược giá và những mức giá của mình. - Căn cứ tăng, giảm giá - Thời gian tăng, giảm giá - Phương án tăng, giảm giá2.3 Chiến lược phân phối2.3.1 Khái niệmPhân phối là tiến trình chuyền đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau10 [...]... Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõ điểm mạn điểm yếu của mình trên cơ sở đó có khả năng đối phó với những biến động của thị trường và có được chiến lược thích hợp Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch chiến lược Marketing hợp lý, tức là có sự gắn kết chặt chẽ của chiến lược Marketing mix, của mọi bộ... là trong chiến 28 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame lược sản phẩm của mình, VNG đã nhận định khách hàng ưa thích những game châu Á Chiến lược này của Vinagame là hoàn toàn chính xác bởi theo quan điểm của đa số game thủ, sự tương đồng về văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một game  Đưa ra game thuần Việt đầu tiên Theo quan điểm của nhóm... thị trường mục tiêu đã lựa chọn Xây dựng chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh 21 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAGAME Trong phần dưới đây có một số số liệu được chúng tôi dẫn từ đề tài nghiên cứu “Thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Hoàng Văn Cương, Nguyễn... Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng đi mà cụ thể là việc xây dựng các chiến lược Marketing mix. .. ý nghĩa đó xây dựng chiến lược Marketing thực sự là công việc quan trọng cần thiết cần phải làm đối với mỗi doanh nghiệp Đây là công việc đầu tiên để xây dựng một chương trình marketing của doanh nghiệp và làm cơ sở để tổ chức và quản trị các hoạt động khác trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị marketing nói riêng 3.2 Vai trò của chiến lược marketing mix Chiến lược Marketing hỗn hợp là... sản phẩm ở các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ hỏi mua ở các nhà bán sỉ, các nhà bán sỉ sẽ hỏi mua ở các nhà sản xuất 15 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame Các chiến lược trong xúc tiến hỗn hợp a Chiến lược kéo Đây là chiến lược lôi kéo khách hàng mua lẻ hay người tiêu dùng, mua hàng của mình bằng cách dùng các công cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu như:  Quảng cáo trên các phương tiện... thông tin trong hệ thống kênh phân phối, các điểm bán hàng 12 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame 2.3.3 Các chiến lược phân phối Có 3 chiến lược phân phối được sử dụng: Chiến lược phân phối độc quyền: phân phối dọc quyền đòi hỏi hạn chế 1 cách nghiêm ngặt số lượng và chất lượng các trung gian tham gia vào hoạt động phân phối hang hóa và dịch vụ của công ty Trong hoạt động phân phối độc quyền, mỗi trung... Hàn Quốc Trung Quốc Trung Quốc Việt Nam Chiến lược Marketing Mix của Vinagame Qua bảng trên chúng ta dễ dàng nhận ra ba điểm nổi bật nhất trong chính sách phát hành game của Vinagame, cũng tức là chiến lược sản phẩm của công ty này Đó là:  Chú trọng phát hành các game kiếm hiệp Việc chú trọng phát hành các game kiếm hiệp chứng tỏ Vinagame đã nắm bắt đúng thị hiếu của khách hàng bởi thực tế cho thấy những... Marketing. Nhờ có các côn cụ của chiến lược xúc tiến thúc đẩy nhanh việc chào hàng,bán hàng,thâm nhập thị trường,làm tăng doanh thu và quay vòng vốn nhanh,góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh  Chiến lược xúc tiến tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,truyền đạt thông 14 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng.Nói cách khác chiến lược xúc tiến là vũ khí... 29 Chiến lược Marketing Mix của Vinagame 2.1.2 Những điểm hạn chế Điểm hạn chế lớn nhất trong chiến lược sản phẩm của Vinagame là họ quá “cầu toàn” khi cung cấp dịch vụ Qua điều tra các game thủ, rất nhiều người phản ảnh rằng, Vinagame thường xuyên khóa các tài khoản mà họ nghi ngờ Khi tài khoản bị khóa, game thủ cho biết họ không thể làm gì mà cũng không nhận được bất kỳ thông tin nào từ VNG 2.2 Chiến . thuật marketing hỗn hợp. Chiến lược marketing mix bao gồm: chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến.2.1 Chiến lược. của Marketing hỗn hợp được biết đến như là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến.2. Nội dung của chiến lược

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan