ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ

11 361 0
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ  Y TẾ THANH HOÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT Y TẾ THANH HOÁ. 3.1. Những ưu điểm đạt được Thứ nhất, việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán đã giúp cho việc tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chất lượng từ đó Công ty đã xây dựng được kế hoạch kinh doanh hợp lý, hiệu quả cao. Thứ hai, Công ty đã xây dựng được hệ thống danh điểm hàng hóa hoàn chỉnh, áp dụng phương pháp khai thường xuyên trong hạch toán lưu chuyển hàng hóa là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Phương pháp này giúp Công ty quản lý chặt chẽ hàng hóa cả về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại và giá trị, biện pháp xử lý kịp thời khi sự biến động của thị trường. Thứ ba, phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền theo từng tháng giúp cho việc cập nhật thông tin một cách kịp thời, linh hoạt góp phần quan trọng trong công tác hoạch định kế hoạch kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp. Thứ tư, quản lý chi phí một cách chặt chẽ, tính toán kết quả kinh doanh từng tháng đã giúp Công ty thể điều chỉnh và khắc phục kịp thời những yếu kém trong công tác tiêu thụ tháng trước, đề ra phương hướng hợp lý trong tháng tiếp theo. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những ưu điểm đạt được thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế mà Công ty cần phải nghiên cứu và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong quá trình quản lý kinh doanh của mình. Thứ nhất : Công ty chưa tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Đó là: Trị giá vốn thực tế của hàng hóatoàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để được những hàng hóa ở địa điểm và trạng thái hiện tại (bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển, bốc dỡ …). Công ty lại không hạch toán riêng biệt chi phí mua hàng để phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ như chế độ quy định. Toàn bộ chi phí mua hàng công ty đều tập hợp trên tài khoản 642 mà theo quy định thì toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua hàng trong các doanh nghiệp thương mại phải hạch toán vào tài khoản 1562 – Chi phí mua hàng. Phương pháp hạch toán này không phản ánh đúng giá gốc của hàng hóa dẫn đến việc tính sai giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Điều này phần nào đó đã ảnh hưởng đến việc phân tích một cách chính xác các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả của công tác kinh doanh trong kỳ. Thứ hai: Công ty chưa thực hiện nguyên tắc thận trọng khi đánh giá hàng hóa: Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ chưa được tính theo giá trị thuần thể thực hiện được. Do đó giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ thể cao hơn giá bán ở kỳ kế toán tiếp theo trong khi Công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nguyên tắc hạch toán này sẽ không đảm bảo tính an toàn tài chính trong quản lý doanh nghiệp. Thứ ba: Chi phí của hoạt động kinh doanh vận chuyển cấp cứu bệnh nhân được Công ty hạch toán trực tiếp vào TK 642 (6429) dẫn đến phản ánh không chính xác chi phí QLDN trong kỳ, trong khi đó không phản ánh được giá vốn của hoạt động dịch vụ này. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tại Công ty Trong quá trình kiến tập tại Công ty, đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho, tình hình ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qua đến nhập - xuất hàng hóa. Áp dụng với lý thuyết đã được học, em xin mạnh dạn kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán hàng hóa như sau: 3.3.1. Công ty cần phải tuân thủ nguyên tắc và phương pháp hạch toán hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho". Đó là: hàng hoá tồn kho là hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu (tại thời điểm mua) theo giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến (nếu có) và các chi phí khác để hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Cuối niên độ kế toán hàng hoá tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần thể thực hiện được nếu giá trị này thấp hơn giá gốc. Giá trị thuần thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng hoá tồn kho trong kỳ trừ đi chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. a. Hạch toán chi phí thu mua vào TK 1562 - Chi phí thu mua. + Các chi phí liên quan trực tiếp việc mua hàng hóa từ nơi mua về kho doanh nghiệp: Nợ TK 156 (1562) - Hàng hóa (chi phí thu mua hàng hóa) Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT ) các TK 111, 112, 141, 331 . (tổng giá thanh toán) + Các chi phí thu mua thực tế phát sinh trong quá trình mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi . được hạch toán riêng đến cuối tháng mới phân bổ cho hàng hóa xuất kho để tính trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho theo công thức sau: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất kho = Chi phí thu mua phân bổ cho hàng đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ x Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho Trị giá mua thực tế của hàng còn đầu kỳ + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho = Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa xuất kho Công ty thể mở sổ chi tiết theo dõi chi phí thu mua như sau: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THU MUA Từ ngày ……. đến ngày……. TT Khoản mục phí Diễn giải Vận chuyển Bốc xếp … Tổng cộng 1 Chi phí còn lại đầu kỳ 2 Chi phí phát sinh …. …. 3 Phân bổ chi phí cho hàng xuất kho 4 Chi phí còn lại cuối kỳ Ví dụ: Căn cứ số liệu thực tế phát sinh tháng 06/2008 về chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá nhập kho là 51.132.000 đ. Trong đó: Vận chuyển 50.650.000 đ và bốc xếp hàng hoá: 482.000 đ. Giả sử chi phí mua hàng còn lại đầu kỳ = 0 Sổ chi tiết theo dõi chi phí thu mua tháng 06 thể lập như sau: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THU MUA Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 TT Khoản mục phí Diễn giải Vận chuyển Bốc xếp Tổng cộng 1 Chi phí còn lại đầu kỳ 0 0 0 2 Chi phí phát sinh 50.650.000 482.000 51.132.000 PC 15 ngày 02/06 40.000 PC 32 ngày 04/06 52.000 …. PC 118 ngày 23/06 15.400.000 …. 3 Phân bổ CP cho hàng xuất kho 32.325.601 307.620 32.633.221 4 Chi phí còn lại cuối kỳ 18.324.399 174.380 18.498.779 b. Thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán khi giá trị thuần thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho với giá trị thuần thể thực hiện được của chúng. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng thứ, loại hàng hóa tồn kho vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và được ghi vào Tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho". Mức dự phòng giảm giá này được sử dụng để điều chỉnh giảm trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán - Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành mức lập các khoản dự phòng hàng tồn kho không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (Sau khi đã hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng năm trước) với các điều kiện: + Khi những hàng hóa tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính giá thị trường thấp hơn giá trị trên sổ sách kế toán. + Hàng hóa là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp; chứng từ hóa đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chúng minh giá vốn hàng tồn kho. Các loại hàng hóa tồn kho khi không đủ các điều kiện trên thì không được lập dự phòng. - Công ty phải thành lập Hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá hàng hóa tồn kho. Hội đồng do Giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh. - Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: + Cuối kỳ kế toán năm, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu hoặc lập bổ sung nếu số lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Cuối kỳ kế toán năm, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu số lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước, hoặc hoàn nhập số dự phòng của số hàng tồn kho đã xuất bán: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) 3.3.2. Tập hợp chi phí của hoạt động dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân. a. Nội dung chi phí: Chi phí vận chuyển cấp cứu bệnh nhân tại Công ty bao gồm các khoản mục sau: + Tiền lương của lái xe. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của lái xe. + Nhiên liệu + Vật liệu phụ + Chi phí săm lốp + Chi phí sửa chữa phương tiện + Chi phí khấu hao phương tiện + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Các khoản chi phí khác. b. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi và hạch toán chi phí nhiên liệu, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp như tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lái xe, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản mục chi phí còn lại được tập hợp và theo dõi trên TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí vào TK 154 - Chi phí SXKD dở dang và kết chuyển toàn bộ sang TK 632 - Giá vốn hàng bán do hoạt động này không sản phẩm dở dang cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 3.1: Kế toán chi phí và giá vốn vận chuyển cấp cứu bệnh nhân tại Công ty cổ phần thiết bị vật y tế Thanh Hóa TK 152 TK 621 TK 154 TK 632 CP nhiên liệu tiêu hao K/c CP nhiên liệu TK 334,338 TK 622 CP nhân công trực tiếp K/c CP nhân công TK 111, 112, 214 … TK 627 K/c giá vốn Các CP khác phát sinh dịch vụ TK 335 K/c chi phí SX chung CP săm lốp phát Trích trước CP sinh săm lốp Ví dụ: Số liệu chi phí của hoạt động dịch vụ cấp cứu bệnh nhân tháng 06/2008 Căn cứ số liệu thực tế phát sinh, kế toán thể tập hợp chi phí dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân theo khoản mục như sau: + Tiền lương lái xe: 14.200.000 đ + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: 1.008.330 đ + Nhiên liệu: 18.754.940 đ + Vật liệu phụ: 875.000 đ + Chi phí sửa chữa: 3.200.000 đ + Khấu hao TSCĐ: 10.748.449 đ + Chi CCDC + vật cấp cứu: 2.397.962 đ + Dịch vụ mua ngoài: 1.918.000 đ + Các khoản chi khác: 26.401.450 đ Tổng cộng: 79.504.131 đ Trên từng chứng từ kế toán phát sinh, kế toán cũng theo dõi chi phí theo khoản mục phí cho từng TK 621, 622, 627 như đã theo dõi trên TK 641, 642. Cuối tháng, kế toán lập các chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí trên các TK 621, 622, 627 sang TK 154 và lập Bảng tập hợp chi phí vận chuyển cấp cứu như sau: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 CHỨNG TỪ NỘI DUNG TK đối ứng SỐ TIỀN Số Ngày Nợ 30/06 Kết chuyển chi phí NVL 621 19.629.940 30/06 Kết chuyển chi phí nhân công 622 15.208.330 30/06 Kết chuyển chi phí chung 627 44.665.861 Tổng cộng 79.504.131 Ngày 30 tháng 6 năm 2008 Kế toán trưởng Người lập biểu Cuối tháng, sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, Sổ Cái TK 911 số liệu như sau: SỔ CÁI TK 911 - Xác định kết quả CHỨNG TỪ NỘI DUNG TK đối ứng SỐ TIỀN Số Ngày Nợ Số dư đầu năm Tháng 1 …… …… Tháng 06/2008 Số dư đầu tháng 30/06 Kết chuyển giá vốn 632 2.084.128.680 30/06 Kết chuyển doanh thu HĐKD 511 2.497.951.941 30/06 Kết chuyển chi phí tài chính 635 82.920.700 [...]...30/06 Kết chuyển doanh thu tài 30/06 30/06 30/06 chính Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí QLDN Lãi kinh doanh tháng 06 Cộng phát sinh tháng 06/2008 Số dư cuối tháng 515 641 642 5.270.596 123.220.438 115.804.744 97.148.011 2.503.222.573 2.503.222.573 . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ. 3.1. Những ưu điểm đạt được. kỳ. c. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 3.1: Kế toán chi phí và giá vốn vận chuyển cấp cứu bệnh nhân tại Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa TK 152

Ngày đăng: 31/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan