THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY

54 2.8K 27
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY- TP HÀ NỘI I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1-Điều kiện tự nhiên. 1.1-Vị trí địa lý. Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội. Đầy là quận mới thành lập ngày 01 tháng 09 năm 1997, bao gồm 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Trung Hoà, Yên Hoà, và Dịch Vọng của huyện Từ Liêm cũ. Diện tích đất tự nhiên của quận là 1.204,0548 ha với dân số 127.700 người (theo kết quả tổng điều tra dân số quận đến ngày 31/12/1999). Phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận Ba Đình và phía Tây giáp thị trấn Cầu Diễn huyện Từ Liêm. Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố chừng 6 km. Trong quận có dòng sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi Đô thị Hoà Lạc - Sơn Tây (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - 32). 1.2-Cảnh quan thiên nhiên. Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây. Vì vậy, chỉ có một số khu vực được Đô thị hoá rõ nét như đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32 (phường Quan Hoa, Mai Dịch), đường Hoàng Quốc Việt, đường Nguyễn Phong Sắc (phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân). Còn lại phần lớn đất đai là các điểm dân cư làng xóm và ruộng canh tác thông thoáng. Tuy quận Cầu Giấy đang được Đô thị mạnh nhưng các làng xóm vẫn giữ được những nét cổ truyền: nhà thấp tầng có vườn, mật độ xây dựng thấp, đan xen với nhà ở trong làng có nhiều công trình di tích đền chùa, đình. Trong quận có hồ Nghĩa Đô (chưa được khai thác triệt để), sông Tô Lịch chạy dọc phía đông của quận, là ranh giới tự nhiên của quận Cầu Giấy với quận Ba Đình và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, nước thải chính, được cải tạo từ năm 1975 nay đang được chỉnh trang thành trục cảnh quan nghỉ ngơi và cải thiện môi trường của khu vực. Tương lai nữa nếu được đầu tư thích đáng làm sạch dòng chảy, xây kè và làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên bờ sông thì sông Tô Lịch sẽ là một không gian đẹp, thoáng mát của khu vực (hiện nay dự án xây kè mở rộng dòng chảy bước đầu đang được triển khai). Trong quận bước đầu có một số khách sạn lớn và đẹp (Khách sạn Cầu Giấy, Pan Hozizon, .), Bảo tàng dân tộc học, các Viện nghiên cứu khoa học, Trường Đại học và 51 công trình di tích lịch sử văn hoá (đình, chùa, đền, nhà thờ họ, .). 1.3-Đất đai và địa hình. Về địa hình tự nhiên: Cầu Giấyquận có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành – 1.204,05 ha. Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao độ trung bình +6 ÷ +6,5 m. Các khu vực đã xây dựng (nhà ở, cơ quan, trường học, .) có cốt nền khoảng +6,5 ÷ +7 m. Các khu đất trồng chủ yếu là ruộng canh tác, nằm tập trung ở 3 phường: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà, cao độ thay đổi từ cốt +4,5 ÷ +3,5 m. Một số khu ruộng trũng, hoặc địa hình thay đổi do lấy đất làm gạch có cốt thấp nhất từ +3.0 ÷ +3.5 m; cá biệt có khu hồ Nghĩa Tân sâu đến cốt +10 m. Về địa chất công trình: Căn cứ tài liệu địa chất đồng thể Thành phố Hà Nội được lập năm 1981 thì toàn bộ quận Cầu Giấy được đánh giá thuộc vùng I thuận lợi cho xây dựng và vùng II thuận lợi có mức độ cho xây dựng. Tuy nhiên để có giải pháp thiết kế móng hợp cần có số liệu khoan thăm dò cụ thể từng khu vực. Trong 1.204,405 ha của quận có 672,98 ha đã xây dựng, 531,07 ha chưa xây dựng, trong đó đất nông nghiệp có 339,42 ha. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp của quận tương đối cao (28,19%) diện tích quận. Đây cũng là quỹ đất quan trọng để quận có thể sử dụng trong quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng theo đúng yêu cầu về quy mô của Đô thị hiện đại. Nhưng trong thời gian chưa xây dựng Đô thị, quỹ đất này cần tiếp tục phát triển nông nghiệp. Trong Đô thị với những nét đặc trưng của nông nghiệp sinh thái, với tính sản xuất hài hoà cao, tính văn hoá kết hợp với tính kinh tế và yếu tố môi trường thể hiện sự văn minh đô thị, tạo nên sự độc đáo trong phát triển kinh tế-xã hội mà các quận khác không có được (trừ quận Tây Hồ). Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của quận tuy lớn nhưng chưa sử dụng được đầy đủ, hợp và không được hiệu quả. Hầu hết các phường có đất nông nghiệp đều có thể bố trí các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp (3,4%). Do hầu hết các loại cây trồng mức đầu tư thấp nên sinh lời rất nhỏ, có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp không bù đắp đủ chi phí. Nông dân sản xuất cầm chừng để chờ chính sách đền bù đất do Đô thị hoá. Toàn quận vẫn còn 23,60 ha chưa sử dụng trong đó có phường Yên Hoà tới 8,75 ha và là nguồn lực quan trọng. 1.4-Thời tiết khí hậu. Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu của Thành phố Hà Nội, các chỉ số về thời tiết khí hậu được đo ở trạm khí tượng Láng, cạnh địa bàn quận, do đó nó đặc trưng cho điều kiện thời tiết khí hậu của quận. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,9 o C; nhiệt độ cao nhất của tháng trong năm là tháng 6 ở mức 29,4 o C. Mùa nóng cũng đồng thời là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường xuất hiện trong các tháng 7 và tháng 8, cấp gió trung bình từ 7 đến 10, giật đến cấp 12. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc là chủ đạo. Độ ẩm trung bình trong năm là 84,5%, tháng 1 và tháng 2 độ ẩm có thể bão hoà (100%). Nhiệt độ thấp nhất của tháng trong năm là tháng 1 ở mức 16,9 0 C. Với các thống kê về nhiệt độ, thời tiết của quận thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Về chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.578,7 mm, lượng mưa thuộc trung bình của vùng đồng bằng Bắc bộ nhưng phân bố không đều: Tháng có lượng mưa nhiều là tháng 7 và tháng 8 (338,7 mm); tháng 12 là tháng có lượng mưa ít (13,3 mm). Sự chênh lệch đó gây nên úng lụt ở một số phường và một số tuyến đường phố cũ do hệ thống thoát nước cũ không đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, các đặc điểm của thời tiết trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều yếu tố thuận lợi hơn các yếu tố bất lợi, trong đó phải kể tới những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với việc hình thành vành đai cây rau xanh, thực phẩm, hoa, cây cảnh và cây xanh bóng mát bảo vệ và điều hoà môi trường Đô thị. Tóm lại : Đất đai là một lợi thế và là nguồn lực quan trọng của quận Cầu Giấy trong quy hoạch và phát triển xây dựng Đô thị. Nó cho phép Thành phố và quận có thể quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả cao, bảo tồn được môi trường sinh thái. Tuy nhiên, những lợi thế trên chỉ có trong một thời gian 5 ÷ 10 năm tới. Với tốc độ Đô thị hoá hiện nay, nếu không quản quy hoạch xây dựng tốt, những lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi, những tồn tại trong xây dựng sẽ để lại những hậu quả nặng nề rất khó khắc phục. 2-Kinh tế-xã hội. 2.1-Đặc điểm về dân cư lao động. Quận Cầu Giấyquận có đặc điểm về dân số và lao động rất phức tạp, điều đó chủ yếu do vị trí của Quận và các yếu tố lịch sử của quận để lại và chi phối. Theo số liệu thống kê của quận năm 2001 toàn quận có dân số khoảng 132.500 người với nguồn lao động là 70.128 người, tổng số 2.500 hộ dân và 166 cơ quan, tổ chức. Như vậy, về dân số lao động quận Cầu Giấy có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, số lượng lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động đảm bảo yêu cầu hiện tại cho sự phát triển kinh tế xã hội. 2.1-Kinh tế-xã hội. Cầu Giấy là một quận mới được thành lập, điểm xuất phát về kinh tế thấp so với các quận khác trong Thành phố. Trong thời kỳ đầu mới thành lập quận đã phải chịu tác động không thuận lợi của khủng hoảng tài chính khu vực và khó khăn trong nước. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Thành Uỷ và UBND Thành phố Hà Nội và sự chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ và UBND quận Cầu Giấy, sự nghiệp phát triển kinh tế của quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tích quan trọng. Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp từ 28% thời kỳ 1997-2000 lên 62,24% năm 2001. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 15,8% thời kỳ 1997-2000 lên 35,37% năm 2001. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn quận giảm từ 7,08% năm 1998 xuống 2,1% năm 2001. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy. * Ngành công nghiệp: sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1997- 2000 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997), năm 2000 đạt 51 tỉ đồng và 70,1 tỉ đồng năm 2001. * Ngành nông nghiệp: là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung của quận và có xu hướng giảm rất nhanh từ 7,08% năm 1998 xuống 2,1% năm 2001. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 11,6 tỉ đồng năm 2000 và năm 2001 giảm xuống 11 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thuỷ sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. * Về thương mại, dịch vụ, quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do quận quản đạt 310,2 tỷ đồng năm 1997, năm 2000 đạt 745 tỷ đồng và năm 2001 đạt 807 tỉ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 32,8 tỉ đồng năm 2000. Tốc độ tăng bình quân 4 năm (1997-2000) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm. * Hệ thống giao thông trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của quận Cầu Giấy là 38,80 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440 m 2 . Các trục đường phố chính trong quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai III, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống đường liên xã (phường), liên quận, liên thôn (21.920 km với 197.440 m 2 ) cùng 07 cây cầu với tổng chiều dài 350 m, 02 bãi đỗ xe: Ga ra Dịch Vọng với diện tích 3,70 ha, và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11 ha, 06 điểm bán xăng. * Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn quận đã và đang được từng bước được cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương của quận đã đáp ứng được về cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. * Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy hoạch. * Về văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, quận đã có quan tâm đầu tư thích đáng. Trên địa bàn quận có các trường: Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Đại học Thương mại, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương I . và hệ thống các trường Mầm non,Tiểu học, THCS, THPT-là nơi đào tạo các tài năng tương lai của đất nước. Tiếp tục cải tạo và xây dựng các trường lớp phục vụ công tác giáo dục, các cơ sở giáo dục vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết tạo môi trường tốt cho giáo dục phát triển với phương châm đầu tư cho giáo dục là phương án tối ưu nhất để đưa đất nước phát triển hơn nữa trong tương lai. Quận đã triển khai làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác cai nghiện ma tuý tại công đồng và công tác phòng chống HIV/AIDS; làm tốt công tác quản các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quản hành động văn hoá trên địa bàn đã đi vào nề nếp. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển với nhiều nội dung phong phú. * Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua được bảo đảm và duy trì tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có chuyển biến tiến bộ. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân quận Cầu Giấy đạt được là rất quan trọng, làm điều kiện tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của quận trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận còn có những khó khăn tồn tại: Hoạt động kinh tế của quận phát triển nhưng chưa cao, sức cạnh tranh yếu. Đa số các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các HTX sau khi chuyển đổi theo mô hình mới còn lúng túng trong phương thức hoạt động, đặc biệt là đối với HTX nông nghiệp chưa thoát khỏi những suy nghĩ theo nếp cũ nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Nhiều vấn đề xã hội vẫn đang bức xúc, tình trạng thiếu việc làm vẫn gia tăng, tệ nạn ma tuý tuy được kiềm chế về tốc độ gia tăng song vẫn diễn biến phức tạp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đô thị còn thấp không đồng bộ. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần giải quyết. Nguyên nhân của tình hình trên là: Về khách quan: Do điểm xuất phát đi lên của quận thấp, từ xã thị trấn lên phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn với yêu cầu ngày càng cao của quá trình Đô thị hoá. Các chính sách ban hành ở một số lĩnh vực, nhất là trong quản Đô thị, giải phóng mặt bằng, đăng ký kinh doanh chưa đồng bộ, chưa phân cấp rõ ràng, chậm được hướng dẫn thực hiện, chưa phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Những tác động không thuận lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và khu vực cũng gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của quận. Về chủ quan: Những yếu tố nội tại về kinh tế quận là rất lớn, tuy nhiên nền kinh tế vẫn chưa tận dụng khai thác thế mạnh, đặc biệt là thế mạnh về khoa học kỹ thuật sẵn có trên địa bàn, chưa phối kết hợp với các thành phần kinh tế để tạo ra mối quan hệ mật thiết nên chưa tạo ra được thế và lực trong sản xuất kinh doanh. Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cơ sở còn hạn chế, nặng về giải quyết những vấn đề bức xúc, chưa tập trung để bàn về những vấn đề phát triển kinh tế như việc chỉ đạo các hoạt động của các HTX sau chuyển đổi. Bộ máy quản của HTX chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường dẫn tới những lúng túng trong việc chỉ đạo và điều hành. Việc kiện toàn tổ chức, cải tiến công nghệ quản và cải cách hành chính tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới. II-TỔNG QUỸ ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤTQUẬN CẦU GIẤY. 1-Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận Cầu Giấy tính cho đến hết ngày 30/12/2001 là 1.204,0548 ha. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quỹ đất trên địa bàn quận được chia thành các loại sau: * Đất nông nghiệp. * Đất lâm nghiệp. * Đất chuyên dùng. * Đất ở Đô thị. * Đất chưa sử dụng. Cụ thể từng loại đất được tổng kết ở biểu sau: Biểu 1: Cơ cấu các loại đất của quận Cầu Giấy năm 2001. TT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) % so với tổng số 1 Đất nông nghiệp 339,4208 28,19 2 Đất lâm nghiệp 2,9618 0,25 3 Đất chuyên dùng 506,0023 42,02 4 Đất ở Đô thị 332,0633 27,58 5 Đất chưa sử dụng 23,6066 1,96 TỔNG DIỆN TÍCH 1.204,0548 100 (Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2001) Theo đơn vị quản hành chính thì quỹ đất được chia ra cho các phường như sau: Biểu 2: Quỹ đất theo đơn vị quản hành chínhnăm 2001. Đơn vị: ha TT PHƯỜNG Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng ĐấtĐất chưa sử dụng TỔNG DIỆN TÍCH % so với tổng số 1 Mai Dịch 75,60 73,09 55,67 3,04 207,40 17,23 2 Nghĩa Đô 9,75 2,96 80,15 33,11 1,57 127,70 10,60 3 Nghĩa Tân 52,08 5,27 57,35 4,76 4 Dịch Vọng 91,41 81,48 87,20 1,61 261,70 21,73 5 Quan Hoa 76,88 19,89 3,13 99,90 8,30 6 Yên Hoà 73,61 64,19 60,39 8,75 206,20 17,13 7 Trung Hoà 86,39 78,13 70,22 5,46 243,80 20,25 TỔNG 339,42 2,96 506,00 332,06 23,60 1.204,05 100 (Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2001) Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng phường Dịch Vọng có diện tích lớn nhất toàn quận với 261,70 ha, chiếm 21,73% tổng diện tích và cũng là phường còn diện tích đất nông nghiệp lớn nhất với 91,45 ha. Nghĩa Tân là phường có diện tích nhỏ nhất trong quận với 57,35 ha, chỉ chiếm có 4,76% tổng diện tích, trong phường cơ cấu các loại đất chỉ có hai loại là đất chuyên dùng và đất ở Đô thị. 2-Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy. Quận Cầu Giấy có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 1.204,05 ha với 7 phường có diện tích được phân chia như sau: + Phường Mai Dịch diện tích 207,40 ha. + Phường Nghĩa Đô diện tích 127,70 ha. + Phường Nghĩa Tân diện tích 57,35 ha. + Phường Dịch Vọng diện tích 261,70 ha. + Phường Quan Hoa diện tích 99,90 ha. + Phường Yên Hoà diện tích 206,20 ha. + Phường Trung hoà diện tích 243,80 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp: 339,42 ha chiếm 28,18 % TDT. - Đất lâm nghiệp: 2,96 ha chiếm 0,002% TDT. - Đất chuyên dùng: 506,00 ha chiếm 42,02% TDT. - Đất ở: 332,06 ha chiếm 0,02% TDT. - Đất chưa sử dụng: 23,60 ha chiếm 0,02% TDT * Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy là 339,4208 ha chiếm 28,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận bao gồm 4 loại đất nông nghiệp là: đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản do các hộ gia đình cá nhân quản 11,0151 ha, do các tổ chức kinh tế quản 252,6485 ha và do UBND xã quản sử dụng 75,7572 ha. Như vậy cho ta thấy rằng, tuy Cầu Giấyquận nội thành Hà Nội từ năm 1997 nhưng đến nay diện tích đất nông nghiệp vẫn còn khá lớn, diện tích này chủ yếu là đất ruộng lúa, hoa màu và phân bố chủ yếu ở các phường Yên Hoà, Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô. Đây là lợi thế của quận Cầu Giấy trong quy hoạch và phát triển xây dựng Đô thị trong thời gian tới. Hiện nay với tình hình Đô thị hoá ngày càng tăng nhanh diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận có xu hướng giảm để phục vụ cho quá trình Đô thị hoá trên địa bàn Thành phố. Với tổng diện tích đất nông nghiệp 339,4208 ha quận đã phân chia thành: + Đất trồng cây hàng năm 304,6766 ha chiếm 89,76% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm lại chia thành: - Đất ruộng lúa hoa màu 259,4160 ha chiếm 85,14% diện tích đất trồng cây hàng năm. - Đất trồng cây hàng năm khác 45,2606 ha chiếm 14,86% diện tích đất trồng cây hàng năm. + Đất vườn tạp 4,8054 ha chiếm 1,41% tổng diện tích đất nông nghiệp. + Đất trồng cây lâu năm 1,2735 ha chiếm 0,37% tổng diện tích đất nông nghiệp. + Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 28,6653 ha chiếm 8,46% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp trên địa bàn được phân thành 4 loại trên, các loại đất này hiện nay đã giao cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế và UBND xã quản sử dụng ổn định tạm thời để phục vụ cho nhu cầu Đô thị hoá của Thành phố. * Trên địa bàn quận hiện nay vẫn còn đất lâm nghiệp nhưng chủ yếu là đất ươm cây giống 2,9618 ha chiếm 0,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. * Đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại đất trên địa bàn quậnđất chuyên dùng, với diện tích 506,0023 ha chiếm 42,02% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm các loại đất sau: + Đất xây dựng 233,2358 ha chiếm 46,09% diện tích đất chuyên dùng và 19,37% tổng diện tích tự nhiên toàn quận gồm các diện tích đất đang sử dụng để [...]... pháp luật của Nhà nước để về thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả 2-Nội dung quản Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy- TP Hà Nội Theo Luật đất dai năm 1993 của Chính phủ về quản đất Đô thị, UBND quận Cầu Giấy giao cho phòng Địa chính-Nhà đất Quận chịu trách nhiệm cùng UBND quận quản đất trên toàn bộ diện tích theo 7 nội dung quản đất, cụ thể các nội dung như... đã thực hiện tốt chức năng quản Nhà nước trong lĩnh vực quản đất đai, do có sự chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, kết hợp với kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nên đã ngăn chặn được nhiều vi phạm sử dụng đất III-THỰC TRẠNG QUẢN ĐẤT ĐAIQUẬN CẦU GIẤY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1-Tổ chức bộ máy quản đất đai của quận Cầu Giấy Phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu. .. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước Muốn quản tốt đất đai thì công cụ không thể thiếu được dó là công tác quy hoạch đất đai Quận Cầu Giấy hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản ở địa phương, UBND quận đã chỉ đạo và giao cho các cơ quan... dụng và dựa vào thực tế quản đất của Nhà nước trong thời gian đó Các tác nhân sử dụng đất Việc phân loại các đối tượng sử dụng đất là một điều hết sức quan trọng, nó tiện cho việc theo dõi các đối tượng sử dụng đất, công tác quản Nhà nước về đất đai được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn Đối tượng sử dụng đất ở trên quận Cầu Giấy được chia thành 5 loại: * Hộ gia đình cá nhân: + Đất nông nghiệp:... cấp quản đất đai của Luật đất đai - Quản và theo dõi biến động về diện tích các loại đất, loại nhà, về chủ sử dụng đất và sở hữu nhà Chỉnh các hồ sơ tài liệu về đất - nhà, bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng tại địa bàn quận, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất -nhà theo định kỳ - Tham gia với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính phường Tiếp nhận và quản lý. .. giao đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng… để tạo điều kiện sử dụng tối đa nguồn đất của quận Theo quy định của Luật đất đai năm 1993 thì thẩm quyền giao đất thuộc thẩm quyền UBND Thành phố UBND quận Cầu Giấy chỉ thực hiện quyết định giao đất của UBND Thành phố Hà Nội Trong quá trình phát triển, công tác giao đấtquận Cầu Giấy được tiến hành cho từng loại đất, từng... và đất chuyên dùng Những năm trước đây, việc quản đất đai ở các xã, thị trấn (chưa thành lập quận) còn lỏng lẻo dẫn đến sử dụng đất còn tuỳ tiện không theo đúng quy hoạch, kế hoạch Mặt khác, do tốc độ Đô thị hoá nhanh nên đất đai biến động nhiều, việc chỉnh theo dõi biến động đất không kịp thời, các hồ sơ lưu trữ về đất đai rất ít, gây nhiều khó khăn cho công tác quản Trong năm qua, UBND quận. .. Phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản Nhà nước về đất - nhà và đo đạc bản đồ trên địa bàn quận Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội Với các chức năng trên, phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy có nhiệm vụ sau: - Xây dựng... chuyên môn giúp UBND quận hướng dẫn các phường sao chụp bản đồ để chỉnh Với các trường hợp bản đồ đo sai so với hiện trạng sử dụng, thì hướng dẫn nhân dân kê khai theo hiện trạng sử dụng Tuy nhiên, do tình hình đất đai biến động nhiều và liên tục, hơn nữa công tác cập nhật biến động đất đai ở các phường thuộc quận chưa kịp thời nên công tác chỉnh biến động bản đồ hiện nay tại quận chưa được đầy... theo thẩm quyền của UBND quận do pháp luật quy định - Căn cứ yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Địa chính - Nhà đất Thành phố hướng dẫn, có kế hoạch đề nghị UBND quận cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của xã, phường làm công tác quản Địa chính - Nhà đất - Phòng Địa chính - Nhà đất quận có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, bổ sung, cập nhật hồ sơ quản sử dụng đất - nhà, các tài liệu . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY- TP HÀ NỘI I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA QUẬN CẦU GIẤY THÀNH. nghiện ma tuý tại công đồng và công tác phòng chống HIV/AIDS; làm tốt công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quản lý hành động văn

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

3-Tình hình biến động đất đai của quận Cầu Giấy trong những năm vừa qua. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY

3.

Tình hình biến động đất đai của quận Cầu Giấy trong những năm vừa qua Xem tại trang 15 của tài liệu.
Nhìn chung, năm 2001, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân về nhà đất đã bớt căng thẳng hơn do có sự giải quyết dứt điểm nhiều vụ có liên quan tới nhà đất  từ những năm trước - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY

h.

ìn chung, năm 2001, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân về nhà đất đã bớt căng thẳng hơn do có sự giải quyết dứt điểm nhiều vụ có liên quan tới nhà đất từ những năm trước Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan