NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HOÁ

22 464 1
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HOÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HOÁ I. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM hị+trường+ở+việt+nam.htm' target='_blank' alt='đánh giá nền kinh tế thị trường việt nam' title='đánh giá nền kinh tế thị trường việt nam'>NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM +thị+trường+ở+việt+nam.htm' target='_blank' alt='phát triển nền kinh tế thị trường việt nam' title='phát triển nền kinh tế thị trường việt nam'>NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM thị+trường+ở+việt+nam.htm' target='_blank' alt='bản chất nền kinh tế thị trường việt nam' title='bản chất nền kinh tế thị trường việt nam'>NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM +trường+ở+việt+nam.htm' target='_blank' alt='mô hình nền kinh tế thị trường việt nam' title='mô hình nền kinh tế thị trường việt nam'>NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1. Khái luận nền kinh tế thị trường Việt Nam Nền kinh tế thị trường Việt Nam (về phương diện lý luận ) là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó việc giả quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế như sản xuất cái gì?, sản xuất như nào?, sản xuất cho ai?, sản xuất đâu? được quyết định bởi thị trường, thông qua các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, … 2. đặc điểm - Vế vấn đề sở hữu, chúng ta thực hiện nền kinh tế đa thành phần ứng với mỗi thành phần là một loại hình sở hữu khác nhau như sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể,…như vậy thông qua việc nhận thức lại, nhận thức đúng chúng ta đã thực hiện đúng với thực tế đòi hỏi cho sự phát triển hơn ít nhất là trong vấn đề sở hữu, - Về vai trò của Nhà nước, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện phát triển thị trường cũng như thực hiện các giải pháp – biện pháp thúc đẩy, khuyến khích thị trường, cơ chế thị trường phát triển. Tạo ra một cơ chế: Nhà nước điều tiết thị trường thị trường điều tiết sản xuất, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như luật pháp, các chính sách, kế hoạch hoá (một công cụ duy nhất tác động mền dẻo vào nền kinh tế, ),…Thị trường thực hiện giải quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế thông qua các quy luật của thị trường,… Tóm lại: Nhà nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vậy thực chất nền kinh tế Việt Namnền kinh tế hỗn hợp. II.NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Cùng với sự đổi mới một cách toàn diện, thì kế hoạch hoá cũng không ngừng được đổi mới theo hướng ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Nếu như trong cơ chế tập trung nội dung của kế hoạch hoá mới chỉ dừng lại kế hoạch, một nội dung trong các nội dung của kế hoạch hoá, thì nay nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng, bao chùm toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, từ tầm vĩ mô tới vi mô, tạo thành một mạch liên tục từ đường lối phát triển của đất nước, từ các quan điểm phát triển cho tới cấp công ty ( chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh),… Mặc dù kế hoạch hoá được đổi mới, nội dung được mở rộng hơn, sâu sắc hơn,… nhưng xét về mục đích của kế hoạch hoá thì không bao giờ thay đổi, nó vẫn là việc nhận thức các quy luật khách quan, vân dụng các quy luật vào trong quá trình phát triển để thúc đẩy, rút ngắn thời kỳ phát triển nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân, đem lại mức sống cao cho nhân dân, đem lại tiến bộ xã hội, 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội a. Khái luận chung về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Chiến lược có thể hiểu là những mưu tính, những quyết sách về các vấn đề lớn, các vấn đề trọng đại, các vấn đề có tính chất toàn cục lâu dài của một quộc gia, một tổ chức. Tuỳ theo cách đặt vấn đề, phạm vi của chiến lược mà người ta có thể có các loại chiến lược khác nhau. tầm vĩ mô ta có các chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược quân sự,… tầm vi mô ta có chiện lược kinh doanh như chiến khác biệt hoá,… Tuy nhiên đây chỉ xin được đề cập tới chiến lược tầm vĩ mô. Chiến lược phát triển kinh tế là chiến lược mà mục tiêu của nó là nhằm vào các vấn đề về kinh tế, nhấn mạnh đặc biệt vào các mục tiêu kinh tế, đi sâu vào quá trình tái sản xuất xã hội, cụ thể là đi vào giải quyết các vấn đề như cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo sở hữu, ), thể chế kinh tế (pháp luật, cơ cấu tổ chức,…),… trong đó đặc biệt quan tâm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó hinh thành nên các chiến lược khác nhau như chiến lược phát triển ngành nào đó (ngành công nghiệp, nông nghiêp,…) chiến lược phát triển hướng nội, chiến lược phát triển hướng ngoại,…Chiến lược phát triển kinh tế thường xuất hiện rất được coi trọng trông giai đoạn đầu của sự phát triển, vì trong giai đoạn đầu của sự phát triển thì con người thường đặt các mục tiêu kinh tế nên hàng đầu, hơn nữa giải quyết vấn đề kinh tế là giải quyết được điều kiện cần của sự phát triển,… Chiến lược phát triển xã hội là chiến lược mà trong đó việc đạt được các mục tiêu về xã hội được đặt nên hàng đầu, đối tượng của các chiến lược phát triển xã hội là hướng vào con người, hướng vào sự phát triển toàn diện của con người. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là chiến lược đi liền với mục tiêu phát triển kinh tế là các mục tiêu về xã hội , môi trường. chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thực chất là tổng hợp sự phân tích đánh giá lựa chọn về các căn cứ, các quan điểm, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước trong một thời gian dài đưa ra những chính sách, thể chế cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu đề ra,… b. Đặc điểm • Tính lâu dai ( tính định hướng dài hạn ): Chiến lược thường được xác định trong một khoảng thời gian dài, khoảng từ 10 – 20 năm. vì bản chất của chiến lược là có tính định hướng, các mục tiêu có tính chất tổng quát, tính toàn cục cho sự phát triển của đất nước,…Để giải quyết các vấn đề lớn này đỏi hỏi phải có thời gian. • Tính toàn diện: Các vấn đề, các mục tiêu được đề cập trong chiến lược phát triển thường mang nặng tinh định tính, tính toàn cục. Phản ánh một cách toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội như các vấn đề về kinh tế, các vấn đề về văn hoá,… • Tính hệ thống: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là hệ thống bao gồm nhiều chiến lược hợp thành. Theo cấp quản lý thì có chiến lược quốc gia như chiến lược quốc gia về quân sự, chiến lược quốc gia về phát triển một ngành công nghiệp mũi nhọn,…; các chiến lược địa phương như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của một tỉnh nào đó,…; các chiến lược phát triển các ngành ( thuộc sự quản lý của các bộ ) như chiến lược phát triển từ năm 2001 tới năm 2010 của nghành công nghiệp,…; các chiến lược cấp công ty ( chiến lược kinh doanh ) Tính hệ thống được thể hiện trong tất cả các nội dung củâ chiến lược, từ việc xác định các mục tiêu, các quan điểm phát triển, các nội dung củâ chiến lược cho tới khi thực hiện đi vào tổng kết đánh giá hiệu quả của chiến lược, tính hệ thống là một đặc trưng của chiến lược thể hiện tập trung tính thống nhất, tính toàn diện, tính cân đối trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội … • Tính hiệu quả: Vấn đề hiệu quả là vấn đề có tính chất quy luật phổ biến. nó biểu hiện sự nâng cao hiệu quả của đời sông xã hội về mọi mặt về cả vật chất lẫn tinh thần. Để đảm bảo đặc trưng này thì việc lựa chọn các bước đi, các chính sách, các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu chiến lược tính toán cân nhắc trên nguyên tắc hiệu quả,… • Tính mềm: chiến lược phải bảo đảm tính năng động, tính linh hoạt nghĩa là phải có nhiều phương án khác nhau, các phương án này hoàn toàn có thể thay thế cho nhau, bảo đảm kịp thời sửa đổi theo những biến động lớn của thực tế khách quan (bảo đảm điều chỉnh theo các phương án thích hợp)… • Tính đột phá: Như chúng ta đều biết nhân quả là tất yếu, như vậy thì trong quá trình phát triển, sự phát triển luôn là “tích số” nó không phải là phép “cộng” thuần tuý. Trong phát triển của một con người cũng như của một tập thể hay một xã hội thì cái chủ quan của con người luôn luôn là cái quyết định. đặc biệt là trong việc tạo ra bước nhảy cho sự phát triển. Như vậy thì chiến lược với tư cách là hoạt động chủ quan của Nhà nước phải luôn có tính đột phá, phải là công cụ đem cái chủ quan của cả xã hội quyết định sự phát triển của mình, cụ thể la việc đạt được muc tiêu của chiến lược phải là việc đạt được sự phát triển có tính chất nhảy vọt, có tính chất bước ngoặt, phải là sự đạt được một lượng lớn về mặt chất của sự phát triển c.Nội dung của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Các quan điểm phát triển. Là những tư tưởng có tính chất chỉ đạo, chủ đạo. Thể hiện định hướng chủ đạo nhất, các quan điểm này có tính chất bước ngoặt, bước nhảy lớn. Nó tạo nên động lực của toàn bộ quá trình phát triển. Các quan điểm phát triển hợp thành một hệ thống gọi là hệ thống các quan điểm phát triển , hệ thống này thể hiện rõ mục đích cuối cùng của sự phát triển , thể hiện rõ mô hình phát triển (Việt Nam trong những khủng hoảng trước khi đổi mới về thực chất là khủng hoảng về mô hình phát triển ), thể hiện rõ bản chất của chế độ xã hội, thể hiện cách thức đạt được mục đích. ví dụ: trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam từ 1990 tới 2000 ta có 5 quan điểm chủ yếu sau: Một là: quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là khẳng định lại, nhất quán lại đường lối xã hội chủ nghĩa. Thông qua quan điểm này cho phép ta xác định cơ cấu nền kinh tếnền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau; kết hợp phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội . Hai là: quan điểm về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Ba là: quan điểm về thực hiện nền kinh tế mở, thực hiện mở cửa nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực nền kinh tế thế giới. Ta xác định quan hệ –tham gia kinh tế với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên quan điểm hợp tác đôi bên cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ, Bốn là: quan điểm về hiệu quả kinh tế – xã hội, coi hiệu quả kinh tế – xã hội là tư tưởng, quan điểm quan trọng nhất của sự phát triển, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, phải có lãi, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Nhà nước với xã hội theo luật định. Năm là: quan điểm kêt hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với ổn định - đổi mới chính trị tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội … c. Xác định các mục tiêu của chiến lược Mục tiêu phát triển của chiến lược là mức phấn đấu cần đạt được trong thời kỳ chiến lược. Nó biểu hiện những biến đổi quan trọng của nên kinh tế một cách toàn diện. mục tiêu của chiến lược bao gồm hai phần: phần định tính phần định lượng. Về mặt định tính: thường được mô ta bằng lời văn trong đó mô tả sự phát triển chủ yếu của một quốc gia về mọi phương diện như về trình độ hiện đại hoá của nền kinh tế, trình độ phát triển của nền kinh tế khi kết thúc thời kỳ chiến lược , … Về mặt định lượng: thường được biểu hiện bằng con số như tới năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 –10%. Trong xu thế chung của kế hoạch hoá thì cac mục tiêu mang nặng tính chất định lượng (tới mức tối đa mà điều kiện cho phép) vì trước đây ta thường xác định phần định lượng quá cao trong các mục tiêu, … Yêu cầu Trung tâm Thương mại Truyền hình: Việc xác định mục tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, từ các đòi hỏi của cuộc sống cũng như các đòi hỏi của thời đại. Hướng tới việc không ngừng nâng cao đời sống xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội nhằm mục tiêu góp phần vào việc đạt được tiến bộ xã hội . về bản thân các mục tiêu phải bảo đảm tính hiện thực, tính mềm dẻo, tính linh hoạt,…cụ thể như trong chiến lược 1990- 2000 chúng ta đã xác định mục tiêu như sau: Về mặt định tính: thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển con người một cách toàn diện (lấy chiến lược phát triển con người làm trung tâm), tập trung giải quyết vấn đề về môi trường, môi trường sống,… Về mặt định lượng: phấn đấu đạt mức tăng trưởng cả thời kỳ chiến lược là 6,8%, tới năm 2000 thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi, d. Các giải pháp các chính sách trong chiến lược Thực chất của các giải pháp các chính sách là các hướng dẫn cụ thể về các cách thức thực hiện, nhằm đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. vấn đề với việt nam hiện nay là xây dựng các giải pháp, chính sách hướng vào việc đổi mới hoàn thiện cơ chế vận hành kinh tế cụ thể là chúng ta đang hoàn thiện một cơ chế: cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nghĩa là chúng ta đã - đang đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế thị trường thông qua việc tổ chức lại, cơ cấu lại chủ thể quản lý,… việc xây dựng, hình thành phát triển các thị trường như thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ,…về cơ bản ta có các chính sách, các giải pháp sau: • Các chính sách về tổ chức bộ máy cán bộ, các chính sách nay có tính chất quyết định vì vai trò to lớn của tổ chức, tính hai mặt của tổ chức,… • Các chính sách - giải pháp về tăng cường kinh tế đối ngoại nhằm hướng dẫn các phương châm hoạt động thực hiện quan hệ kinh tế với nước ngoài, giải quyết các vấn đề xuất – nhập khẩu, các vấn đề về cán cân thanh toán quốc tế, … • Các chính sách hướng về dân số , việc làm, các chính sách kiểm soát tốc độ tăng dân số, cac chính sách hướng nhiệp, tạo việc làm,… • Các chính sách về thu nhập, cải thiện tình hình thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội,… • Các chính sách về văn hoá, giáo dục, khoa học tài nguyên môi trường, các chính sách về an ninh quốc gia, về quốc phòng,… e. Vai trò của chiến lược Chiến lược làm căn cứ để hoạch định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. việc xây dựng, thực hiện, quản lý các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải xuất phát từ chiến lược; chiến lược còn là cương lĩnh hành động của quản lý xã hội. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì Đảng ta xác định quản lý bằng pháp luật, bằng các chính sách, bằng kế hoạch thông qua kế hoạch. Trong đó chúng ta xác định kế hoạch là một công cụ quan trọng để quản lý; Ngoài ra chiến lược còn là một bước cụ thể hoá đường lối, cụ thể hoá các quan điểm phát triển, là cầu lối giữa đường lối phát triển của Nhà nước với thực diện của đời sống xã hội, 2. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội a. khái niệm: Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội là sự bố chí chiến lược về mặt thời gian đặc biệt về mặt không gian. Nó xác định các khung vĩ mô về mặt không gian thời gian cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước trong một thời gian tương đối dài, nhằm chủ động hướng tới mục tiêu của chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất. Thực chất quy hoạch là một bước cụ thể của chiến lược, quy hoạch giống chiến lược chỗ nó vẫn mang tính chất định hướng phát triển. Tuy nhiên nó cụ thể hơn chiến lược, rõ ràng hơn chiến lược cả về mục tiêu lẫn các biện pháp, nó xác định rõ không gian bố trí theo không gian, nó bảo đảm những luận chứng mức độ chi tiết hơn. Để đảm bảo tính chất này thì đòi hỏi phải đánh giá chính xác mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, tự nhiên môi trường, an ninh quốc phòng. Từ đó rút ra các ưu thế, các lợi thế, các mặt đặc trưng của đất nước, của vùng, của ngành để phát huy cũng như tìm ra các hạn chế để khác phục,…Để đảm bảo đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng, đầy đủ mọi khía cạnh khác nhau của các nguồn lực cho sự phát triển, đỏi hỏi phải xây dựng nhiều phương án quy hoạch đưa ra luận chứng cho phương án tối ưu. b. Nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Về cơ bản nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội (gọi tắt là quy hoạch phát triển ) có các nội dung sau: quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội; quy hoạch ngành; quy hoạch vùng Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội mục đích là xác định các mục tiêu bố trí không gian các ngành kinh tế mức độ tổng thể Quốc gia, nó đòi hỏi phải phân tích vùng kinh tế, xác định các vùng trọng điểm, các vùng không trọng điểm để có các chính sách cũng như giải pháp quan điểm phát triển từng vùng, xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội như mục tiêu về tăng trưởng (g), mục tiêu về việc làm, các mục tiêu về kết cấu hạ tầng(kết cấu hạ tầng về kinh tế về xã hội), các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực, về các nguồn lực cho sự phát triển,… cho từng vùng cụ thể. Quy hoạch ngành: xuất phát từ các quy hoạch tổng thể ngành, các chiến lược phát triển ngành, các quan điểm phát triển. Thực hiện phân tích tiềm lực kinh tế – xã hội của đất nước, của ngành rút ra nét đặc trưng, đặc thù, điểm mạnh – yếu của ngành. Căn cứ vào đó xây dựng các mục tiêu phát triển ngành như mục tiêu về tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu ngành,… sau đó xác định nhu cầu về các nguồn lực cho ngành. Xây dựng, xác định thực hiện các chương trình- dự án triển khai quy hoạch, kế hoạch của ngành. Xây dựng các phương án phát triển cho một số phân ngành quan trọng để từ đó rút ra “thái độ” cách “cư sử” với từng ngành cụ thể như phải phát triển ngành cực tăng trưởng, soá bỏ những ngành đã đi vào suy thoái, vì “sinh, bệnh, lão, tử” là tất yếu. Quy hoạch phát triển vùng là quy hoạch trong đó xây dựng các mục tiêu bố trí không gian các ngành trong vùng, cũng thực hiện phân ra các tiểu vùng, khu vực trọng điểm trong vùng( giống như trong quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội quốc gia ). Vai trò của quy hoạch Quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về việc phân bố phát triển kinh tế – xã hội về mặt không gian trong thời kỳ quy hoạch, là cầu lối giữa chiến lược kế hoạch, là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hoá, là cơ sở, căn cứ để xây dựng – thực hiện- quản lý các kế hoạch cũng như các chương trình- dự án. 3. kế hoạch phát triển 3.1 khái niệm [...]... đó có Việt Nam) Về sở hữu trong nền kinh tế hỗn hợp là đa hình thức sở hữu trong đó bao gồm sở hữu công, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, … Giá cả cũng giống như trong nền kinh tế thị trường phát triển Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự phát triển cao hơn của cả nền kinh tế tập trung nền kinh tế thị trường phát triển Kết luận: kế hoạch hoá trong nền kinh tế hỗn hợp là kết hợp giữa kế hoạch hoá trực... kế hoạch; Khoảng tháng 12 bộ, địa phương, ngành chủ quản giao kế hoạch chính thức cho các cơ quan cấp dưới 3.3 Nội dung của kế hoạch phát triển Bao gồm các nội dung sau: Các hoạch phát triển kinh tế như kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, …; Các kế hoạch phát triển xã hội như kế hoạch nâng cao phúc lợi của tăng trưởng kinh tế, kế hoạch. .. hội như quan liêu, cửa quyền,… Kết luận: Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung là tính cưỡng chế, tính pháp lệnh áp đặt 2 Trong nền kinh tế thị trường phát triển Đặc điểm của nền kinh tế thị trường phát triển là đa hình thức sở hữu tương ứng là đa thành phần kinh tế, có xu hướng tự do hoá, tư nhân hoá, quốc tế hoá cao Thị trường phát triển mạnh, lấy thị trường làm tín hiệu cơ bản,... KẾ HOẠCH HOÁ I BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH HOÁ TRONG CÁC NỀN KINH TẾ Trong cơ chế tập trung 1 Trong nền kinh tế tập trung kế hoạch hoákế hoạch hoá tập trung pháp lệnh, thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các quá trình của nền kinh tế – xã hội bằng , thông qua các quyết định phát ra từ trung ương, đó là sự khống chế trực tiếp, sự can thiệp một cách sơ cứng vào các hoạt động của nền kinh tế, …... triển ( chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) Nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng hơn, đi vào giải quyết mọi vấn đề về các mặt của đời sống xã hội như các vấn đề về kinh tế, xã hội môi trường Tóm lại, trong cơ chế thị trường nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng hơn đi sâu hơn vào các mặt của đời sống xã hội Quy trình kế hoạch cũng được mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện ... xây dựng kế hoạch 5 năm theo phương pháp cuốn chiếu Góp phần biến các mục tiêu của kế hoạch 5 năm thành hiện thực,… - Nội dung: nội dung bao gồm hệ thống kế hoạch mục tiêu hệ thống các kế hoạch biện pháp các kế hoạch mục tiêu như kế hoạch nhấn mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mục tiêu về thu chi ngân sách, mục tiêu về tiền mặt,… trong đó đặc biệt nhấn mạnh vế kế hoạch ngân sách Các kế hoạch biện... tiêu theo cơ • Kế hoạch lấy thị trường làm căn cứ chế từ trên xuống) mục tiêu kế hoạch: kế hoạch là sự • Kế hoạch thay thế cho thị trường: bổ sung cho thị trườngthị trường vì nhà nước không công nhận cơ chế chỉ có thể giải quyết vấn đề lợi ích thị trường không công nhận quy luật cục bộ trước mắt, còn kế hoạch có khách quan của thị trường, mọi hoạt thể cân đối lợi ích tổnh thể trong động do... hạn Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch trung hạn kế hoạch ngắn hạn các kế hoạch này chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinh tế chưa đề cập tới các vấn đề xã hội môi trường Trong nền kinh tế thị trường xuất phát từ các quan điểm phát triển, xây dựng các chiến lược phát triển các quy hoạch phát triển trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch phát triển, từ đó xây dựng triển khai các chương trình... như kế hoạch về giải quyêt các vấn đề đầu vào, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch nguồn lao động,… - Các bước thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm Bước 1 : Bộ kế hoạch & đầu tư căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch 5 năm sẽ cụ thể hoá thành các mục tiêu các cân đối lớn cho kế hoạch một hàng năm Bước 2 : Bộ kế hoạch & đầu tư đưa các thông tin hướng dẫn, các cơ chế, chính sách sẽ được áp dụng trong năm kế. .. thì các cấp, các phạm vi đều có hoạch phát triển dài hạn, hoạch phát triển trung hạn, hoạch phát triển ngắn hạn Tuy nhiên đây chỉ xin đề cập tới hoạch phát triển tầm vĩ mô trong khoảng thời gian trung hạn, ngắn hạn cụ thể là đây xin được đề cập tới hai loại kế hoạch phổ biến nhất hiện nay là hoạch 5 năm kế hoạch hàng năm b.1 Kế hoạch 5 năm kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá của . NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HOÁ I. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1. Khái luận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nền. trung nội dung của kế hoạch hoá mới chỉ dừng lại ở kế hoạch, một nội dung trong các nội dung của kế hoạch hoá, thì nay nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng,

Ngày đăng: 30/10/2013, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan