MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

13 772 2
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN. 3.1.Những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong những năm tới. Trong những năm tới là những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lạng sơn lần thứ XIII, tiếp tục thực hiện chiến lược 10 năm chăm sóc sức khoẻ nhân dân Lạng sơn (2001 - 2010), do vậy công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải có những biện pháp để làm sao phục vụ tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế trong những năm tới. Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, khống chế dịch bệnh lớn xảy ra. Mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ tỉnh đến cơ sở, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể đó là chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải đảm bảo thực hiện và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong, thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sinh đã đạt được. Không để các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh ở khu vực biên giới. Duy trì kết quả khống chế dịch sốt rét, đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV - AIDS, tỷ lệ HIV được tư vấn đạt trên 75%. Thanh toán bệnh bướu cổ (dưới 5%) vào năm 2005 và hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, phấn đấu 100% trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm phòng sởi và được miễn dịch cơ bản phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Trong những năm tiếp theo chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng phải chú trọng đến việc đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không có bệnh dịch do ăn uống xảy ra, hạ thấp các vụ ngộ độc thức ăn. Trong hoạt động y tế thì khám chữa bệnh là hoạt động mang tính đặc trưng nhất và kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của ngành y tế. Do vậy, trong thời gian tới chi NSNN cũng phải đảm bảo sao cho hoạt động khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao chất lượng và mở rộng, các khoản chi NSNN phải làm sao tập trung phần lớn vào việc nâng cao chất lượng của nghiệp vụ chuyên môn. Trong những năm tiếp theo việc khám chữa bệnh cho người nghèo đòi hỏi phải được cải tiến và có sự phối hợp liên ngành để thực hiện tốt và từng bước chuẩn hoá năng lực khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật. Để tạo ra một mô hình y tế hợp lý, Sở Y tế đã đề ra việc xây dựng một mô hình điểm trung tâm y tế huyện, triền khai thêm một số khoa phòng mới trong những năm tới, điều đó đòi hỏi công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải được tổ chức sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó phải làm sao đảm bảo đủ thuốc có chất lượng cho phòng và chữa bệnh, tăng cường quản hệ thống phân phối thuốc và quản chất lượng thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở. Để ngành y tế Lạng sơn có thể đáp ứng được cho yêu cầu cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao về thể chất và trí tuệ cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh thì nhiệm vụ đẩy mạnh, củng cố y tế cơ sở, tiếp tục thực hiện luân chuyển, đào tạo tại chỗ cho y tế xã tại trung tâm y tế huyện năm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế xã cần được quan tâm hơn nữa. Phải tiếp tụccông tác đào tạo đội ngũ bác sỹ xã theo địa chỉ, quan tâm đào tạo nâng cấp cán bộ y tế huyện có trình độ trung học, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn đào tạo dược sỹ đại học. Xuất phát từ phương hướng và nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế, công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải có những giải để thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh đòi hỏi phải phân định được hoạt động y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ y tế nào mà người được cung cấp phải trả tiền và khoản chi nào là một phần do Nhà nước chimột phần do người được hưởng phải trả. Từ đó xác định được nội dung các khoản mục y tế mà NSNN phải bù đắp. Cụ thể, ta có thể thấy trong các hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến người bệnh, người cần dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấy được tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Bên cạnh đó hoạt động khám chữa bệnh là thị trường có khả năng thanh toán cao nên khu vực tư nhân có nhu cầu đầu tư vào nhằm thu lợi nhuận, khi đó vai trò của Nhà nước chỉ là đầu tư một chừng mực nhất định mang tính chất tài trợ gián tiếp cho người nghèo. Đối với hoạt động phòng bệnh, do người dân không thấy được giá trị tức thời của loại dịch vụ này nên họ không sẵn sàng trả tiền cho loại dịch vụ phòng bệnh, nghĩa là khả năng thanh toán của loại dịch vụ này thấp, khu vực tư nhân không muốn đầu tư. Do vậy vai trò của Nhà nước là phải cung cấp phần lớn chi phí cho hoạt động phòng bệnh, phần còn lại có thể huy động từ các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác vì chi phí là ít tốn kém nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đối với hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y bác sỹ là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động khám chữa bệnh. Đối với bản thân những cán bộ y bác sỹ được đào tạo nâng cao trình độ sẽ giúp họ có điều kiện thăng tiến, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn, do vậy chi cho đào tạo có thể huy động một phần học phí từ các hộ gia đình, một phần do NSNN đảm bảo, có như vậy thì với một khoản chi không lớn nhưng thúc đẩy được trình độ chuyên môn của các y bác sỹ lên cao hơn. Các hoạt động nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành và cũng đòi hỏi phải có sự tài trợ phần lớn từ NSNN. Xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cơ sở để vạch ra chiến lược phát triển ngành y tế của tỉnh trong những năm tới, đây là một việc làm hết sức quan trọngcần được quan tâm. 3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. Trong những năm qua, Lạng sơn đã chú trọng đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp y tế. Trong những năm trước mắt nguồn đầu tư từ NSNN sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng, chủ yếu, nhưng về lâu dài cần phải giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư này, đây cũng là một xu hướng tất yếu vì NSNN trong tương lai không thể đảm bảo được hết các khoản chi cho sự nghiệp y tế. Vì vậy, hiện tại cũng như trong tương lai lãnh đạo tỉnh và chính bản thân ngành y tế phải tìm ra những biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác để đáp ứng cho hoạt động của ngành y tế. Các nguồn khác ngoài NSNN mà trong những năm tới cần đẩy mạnh các biện pháp huy động đó là: - Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: nguồn vốn này trong tương lai sẽ có một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn ngân sách cho sự nghiệp y tế tỉnh. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản viện phí và bảo hiểm y tế. Trong thời gian qua nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh chưa phát huy được một cách tốt nhất do cách huy động còn nhiều hạn chế, do vậy để phát huy có hiệu quả nguồn vốn này cần phải có những cách làm hợp lý. Đối với viện phí cần phải có cách thu phù hợp với từng đối tượng theo thực tế khám chữa bệnh và điều trị. Mở rộng diện thu viện phí với nhiều mức viện phí, đặc biệt ở các bệnh viện trung tâm tỉnh vì đây là nơi tập trung một phần lớn dân cư có điều kiện về kinh tế, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên đối với nguồn vốn này cũng có một số hạn chế, đó là: Nếu chỉ dựa vào nguồn viện phí thì không thể đưa hoạt động khám chữa bệnh đến mọi người dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, nhất là những nơi mà tập quán sinh hoạt lạc hậu vẫn tồn tại, tư tưởng trông chờ vào bao cấp, thụ động trong việc bảo vệ và tự chăm sóc sức khoẻ ở những người dân ở vùng cao, vùng sâu. Nguồn viện phí chủ yếu cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh chứ ít chú trọng đến việc cung cấp cho hoạt động phòng bệnh. Như vậy, để người dân sẵn sàng đóng các khoản viện phí cần phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khi chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, tạo được niềm tin cho người bệnh thì đó sẽ là điều kiện tốt để tăng nguồn vốn do nhân dân đóng góp cho sự nghiệp y tế. Đối với nguồn bảo hiểm y tế, để phát triển bảo hiểm y tế rộng ra các đối tượng, không chỉ đối với cán bộ công nhân viên chức mà đối với cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tất cả các tầng lớp dân cư, thì công tác tuyên truyền cho mọi người thấy được những lợi ích của BHYT mang lại rất lớn là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa đó là phải làm sao người có thẻ BHYT cảm thấy rằng họ được phục vụ thực sự chứ không phải như trong tình hình hiện nay, khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ BHYT còn gặp khó khăn, phải chờ đợi rất lâu. Phải làm cho người mua BHYT thấy được sự tiện ích khi mua thẻ BHYT, từ đó họ sẽ tự nguyện tham gia BHYT. - Khai thác nguồn vốn từ hoạt động từ thiện, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trong nướcnước ngoài. Ngành y tế cần phải làm tốt hơn nữa việc mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh cùng với các tổ chức từ thiện để có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này để nâng cao, cải tạo trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đối với ngành y tế, có thể cung cấp những dịch vụ y tế miễn phí cho cán bộ của đơn vị hợp tác, . . làm sao để huy động một cách tốt nhất nguồn vốn cho sự nghiệp y tế tỉnh. Bên cạnh đó nganh y tế tỉnh còn phải mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để có điều kiện học tập và nâng cao trình độ của đội ngũ y, bác sỹ vừa tranh thủ kêu gọi viện trợ từ phía nước ngoài. Thực tế trong thời gian qua, quan hệ với các tổ chức y tế, tổ chức từ thiện nước ngoài còn ở mức thấp do chưa có sự chủ động. - Các nguồn khác: Các bệnh viện, các trung tâm y tế có thể tăng cường nguồn kinh phí cho đơn vị bằng cách mở thêm các dịch vụ y tế. Một số đơn vị của ngành y tế tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc mở rộng nguồn thu như Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, hoá mỹ phẩm, số thu hàng năm của đơn vị này là rất lớn, do vậy trong những năm tiếp theo cần phải mở rộng các nguồn thu lớn hơn cho sự nghiệp y tế. 3.2.3. Tăng cường quản ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các khâu của chu trình NSNN và tăng cường công tác kiểm tra. Muốn đánh giá tính hiệu quả của công tác quản NSNN nói chung và quản ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng cần phải xem xét đến tất cả các khâu trong chu trình quản ngân sách, từ khâu lập dự toán, phân phối, cấp phát, quyết toán đến giám đốc kiểm tra. Trong khâu lập dự toán: Cơ quan tài chính phải yêu cầu và theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có lập dự toán theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN hay không. Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu của việc lập dự toán, lập dự toán phải bám sát với tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra. Có những biện pháp xử nghiêm khắc đối với những đơn vị lập dự toán không theo yêu cầu đặt ra mà chỉ muốn nhận được nhiều NSNN nhất cho đơn vị mình. Trong khâu phân phối - cấp phát: Cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết trong quản hành chính mà chủ yếu là giảm đi các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, hội nghị và công tác phí. Trong thực tế của tỉnh những năm vừa qua, những khoản chi này gây rất nhiều lãng phí, do vậy cần phải bám sát những tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định trong quá trình chi, kiểm tra đơn vị có kê khai từng đối tượng, định mức trước khi xin. Đối với những mục chi không có những tiêu chuẩn định mức thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc, trênsở đó sẽ tiến hành cấp phát thanh toán, nhằm tăng cường hơn nữa tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Trong quá trình cấp phát phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, có sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Tài chính vật giá, Sở Y tế và Kho bạc Nhà nước. Trong khâu quyết toán: Khâu quyết toán là khâu diễn ra sau khi đã phân phối, cấp phát và sử dụng ngân sách cho sự nghiệp y tế, nó quyết định đến việc xem xét, kiểm tra việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích, khâu quyết toán có được thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm hay không. Trong khâu quyết toán cần thực hiện kiên quyết đối với những khoản chi không đúng và có biện pháp xử đối với người làm sai. Kiểm tra là công việc cần thiết trong tất cả các khâu, nó là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý. Quá trình kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả tất cả các khâu và ở tất cả các đơn vị. Thông qua kiểm tra việc chấp hành các định mức chi tiêu về y tế, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi của chu trình ngân sách. Kiểm tra đối với các thiết bị mua sắm và các trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả, tránh tình trạng mua đi bán lại thiết bị cũ, tân trang, chất lượng kém nhưng giá lại cao gây lãng phí nguồn ngân sách của Nhà nước, đồng thời ảnh hưởng xấu đến công tác chuyên môn. Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị của ngành y tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã có, đồng thời tiếp tục phân phối lại một cách hợp lý, tránh lãng phí, nhất là ở tuyến cơ sở, kiểm tra còn nhằm tiết kiệm chi tiêu. Đối với XDCB cần soát xét, kiểm tra chặt chẽ các luận chứng kinh tế kỹ thuật và chất lượng các công trình, xem xét tính đúng đắn của các bản dự toán và thanh quyết toán công trình tránh tình trạng thất thoát tiền của của Nhà nước và không đảm bảo được chất lượng công trình. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho hội họp tổng kết, công tác phí và vật tư, kiểm tra chất lượng thuốc men dùng để chữa bệnh và phòng bệnh, nhất là các loại thuốc dùng cho chương trình mục tiêu, tránh tình trạng thuốc kém phẩm chất. Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các bệnh viện, trung tâm y tế thông qua các chỉ tiêu như số lần khám chữa bệnh, số ngày điều trị nội trú, số giường bệnh thực tế, . . . để làm căn cứ chính xác cho việc điều chỉnh mức phân phối ngân sách và xác định thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách. Thông qua kiểm tra để phát hiện các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt để có chế độ khen thưởng và xử nghiêm minh các trường hợp sai phạm. 3.2.4.Kiện toàn tổ chức công tác quản tài chính ở các đơn vị y tế. Cùng với việc đổi mới phương thức hoạt động và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong ngành y tế đòi hỏi phải kiện toàn bộ máy quản tài chính ngành y tế. Các bệnh viện phải xây dựng định mức chi tiêu nội bộ cho phù hợp với điều kiện của từng đơn vị y tế và các khoản chi tiêu cho các bộ phận để các bộ phận có trách nhiệm chi tiêu cho hợp lý, tránh sử dụng sai nguyên tắc gây lãng phí vốn. Thực hiện hạch toán một cách rành mạch tại các đơn vị nguồn ngân sách cấp, đâu là nguồn huy động được để có kế hoạch quản lý, chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước. Các đơn vị cần có hệ thống ghi chép biểu báo cho phù hợp để tiện cho công tác theo dõi, quản tài chính nhanh gọn và chính xác, không ngừng tăng cường đào tạo, tập huấn định kỳ công tác quản tài chính đối với cán bộ tài chính của ngành y tế nhằm đáp ứng được nhu cầu quản tài chính kế toán hiện nay. Bên cạnh đó phải mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về tài chính kế toán cho các cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo ngành y tế để cho họ hiểu biết thêm chế độ kế toán. Có như vậy các cán bộ lãnh đạo mới có sự hiểu biết để thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ tài chính hiện hành. 3.2.5.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Trong lĩnh vực y tế nhất là trong hoạt động khám chữa bệnh, do những lợi ích mang lại đối với những người có nhu cầu khám chữa bệnh là trực tiếp nên đây là thị trường có khả năng thanh toán cao. Nếu Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ khuyến khích được sự tham gia của nhân dân và của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển ngành y tế, khai thác được nguồn nhân lực, tài lực còn nhàn dỗi trong xã hội nhằm giảm chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Để thực hiện xã hội hoá công tác y tế lãnh đạo tỉnh cần cho phép mở rộng các loại hình chăm sóc sức khoẻ, cho phép thành lập các bệnh viện tư dưới nhiều hình thức khác nhau, khuyến khích các loại hình dịch vụ mà y tế công chưa có điều kiện triển khai, xã hội hóa hoạt động y tế công góp phần vào việc cải thiện công bằng xã hội, người nghèo có điều kiện được chăm sóc nhiều hơn ở các bệnh viện công. Để phát huy được lợi ích của việc xã hội hoá công tác y tế đòi hỏi trong quá trình phát triển các loại hình y tế tư nhân phải theo định hướng của Nhà nước. 3.2.6.Đẩy mạnh công tác y học cổ truyền dân tộc. Bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ của ngành y tế vào công tác khám chữa bệnh ở các bệnh viện thì cũng phải chú trọng đến công tác y học cổ truyền vì y học cổ truyền dân tộc là một kho tàng rất lớn những bài thuốc quý do cha ông để lại. Công tác y học cổ truyền có thế mạnh riêng, đó là chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khám chữa bệnh không lớn, điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp cho việc phát triển các vườn thuốc năm quý. Với chi phí không cao nhưng hiệu quả công tác khám chữa bệnh mang laị cũng lớn, do vâỵ cần tiếp tục ổn định và củng cố hệ thống bệnh viện y học cổ truyền dân tộc từ tuyến tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường đầu tư về kinh phí cho hoạt động y tế y học cổ truyền dân tộc, thực hiện xã hội hoá công tác y tế trong lĩnh vực y học cổ truyền bằng cách Sở Y tế phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức cấp giấy phép cho những người làm nghề thuốc đông y có đủ điều kiện hành nghề, để họ có thể cống hiến những bài thuốc cổ truyền có hiệu quả chữa bệnh cao. Bên cạnh đó có chính sách hợp đối với những cơ sở thu mua và sản xuất các loại thuốc, tạo điều kiện cho phát triển y học cổ truyền. 3.2.7.Nghiên cứu triển khai thí nghiệm mô hình đơn vị dịch vụ y tế tự hạch toán. [...]... của công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm tới em đã mạnh dạn đề ra một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế đó là phải xác định được nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế; đa dạng hoá nguồn vốn cho sự nghiệp y tế; tăng cường quản chi NSNN ở tất cả các khâu của chu trình quản lý; xã hội hoá hoạt động y tế, đ y mạnh công tác y. .. cổ truyền Do kiến thức thực tế còn hạn chế do v y em rất mong được sự đóng góp ý kiến của th y cô cùng toàn thể các bạn kết luận Sự nghiệp y tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu do nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước Để đảm bảo cho sự nghiệp y tế được phát triển đòi hỏi phải có sự đầu... hợp Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện chủ trương chung của Nhà nước là phát triển nguồn lực con người, tỉnh Lạng sơn đã có sự quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế, tuy nhiên các khoản chi NSNN cho công tác n y vẫn còn có một số những hạn chế bởi những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan Trong những năm tới, cùng với việc huy động các nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư cho sự nghiệp. .. cho sự nghiệp y tế, chúng ta cần tăng cường quản chi NSNN cho sự nghiệp y tế, đồng thời phải x y dựng được kế hoạch đầu tư hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương Tạo điều kiện cho sự nghiệp y tế của tỉnh phát triển theo kịp với sự phát triển chung của thời đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Em xin chân thành cảm ơn các th y, cô giáo bộ môn Khoa Tài chính công cũng như...Mô hình dịch vụ y tế tự hạch toán sẽ góp phần làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế, giảm gánh nặng chi NSNN, nếu mô hình n y được quan tâm đúng mức sẽ đóng vai trò rất lớn trong tương lai, khi mà vai trò của Nhà nước trong cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh giảm xuống Các đơn vị y tế tự hạch toán n y bên cạnh việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn... đơn vị mình còn phải tìm cách mở rộng các loại hình dịch vụ y tế để tạo nguồn thu Các đơn vị y tế tự hạch toán sẽ phát huy được một cách tối đa nguồn lực của mình, năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong hoạt động của đơn vị mình Trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu thử nghiệm, mô hình y tế tự hạch toán cần có sự hỗ trợ ban đầu của Sở Y tế cũng như các cơ quan có liên quan, để có thể rút kinh... xin chân thành cảm ơn các th y, cô giáo bộ môn Khoa Tài chính công cũng như các cô, chú, anh, chị cán bộ chuyên quản Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài và trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính vật giá tỉnh Lạng sơn Lạng sơn, ng y … tháng… năm 2003 . MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN. 3.1.Những phương. của công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm tới em đã mạnh dạn đề ra một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý

Ngày đăng: 30/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan