Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần

16 738 3
Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần: Lực lượng doanh nghiệp Nhà nước hàng năm đóng góp khoảng 40% trong cơ cấu GDP của nước ta, chiếm giữ khoảng 70% vốn và tài sản cố định của nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng. Nhìn chung lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng then chốt trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cá biệt có một số ngành có vị trí độc quyền kinh doanh. Từ năm 1995 hàng năm doanh nghiệp Nhà nước đóng góp từ 26 - 28% nguồn thu thuế trong nước, nếu tính cả các khoản thu thuế và phí được thu thông qua doanh nghiệp Nhà nước thì đóng góp khoảng 60% các nguồn thu thuế và phí của ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng khoảng 15% lực lượng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Mức tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước xấp xỉ mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng xấp xỉ ngoài quốc doanh trong nước. Tóm lại, nếu chỉ xét về quy mô, tài sản sự đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách Nhà nước thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. IV- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước 1- Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Định nghĩa trên cho thế doanh nghiệp Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu Nhà nước doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là Nhà nước. Ba là, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật Bốn là, doanh nghiệp Nhà nướcdoanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, có nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý. 2- Phân loại doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước có thể được phân loại theo các tiêu chí pháp lý khác nhau. Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia doanh nghiệp Nhà nước thành Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc và doanh nghiệp Nhà nước thành viên. Tổng Công ty Nhà nướcdoanh nghiệp có quy mô lớn, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ.v.v Tổng Công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên như: đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạchh toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Tổng Công ty Nhà nước được phân biệt thành Tổng Công ty 91 và Tổng Công ty 90. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập là doanh nghiệp Nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập còn được phân biệt thành doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp Nhà nước thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của tổng Công ty Nhà nước. Nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì có thể phân biệt doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tếdoanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Doanh nghiệpdoanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Pháp luật còn quy định tiêu chuẩn để xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước. Theo quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996, doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, bao gồm: - Các Tổng Công ty 91 - Các Tổng Công ty 90 có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có các điều kiện sau đây: giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, chức danh Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm (Hiện nay có 24 doanh nghiệp Nhà nước được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt bao gồm: 18 Tổng Công ty 91. Liên hiệp đường sắt, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh và Công ty thương mại dịch vụ Sài Gòn). 3- Quy chế pháp lý về thành lập và tổ chức doanh nghiệp Nhà nước a- Thành lập: Khác với thủ tục thành lập theo luật doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải theo trình tự sau: * Thứ nhất đề nghị và quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định cố 50/CP ngày 26/8/1996 của Chính phủ bao gồm: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định phát triển của ngành, địa phương hoặc tổng Công ty mình. Chủ tịch UBND cấp huyện là người đề nghị thành lập doanh nghiệp công ích hoạt động trên địa bàn cấp huyện. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước không thể đồng thời là người quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải lập hồ sơ gửi đến người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: - Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp - Đề án thành lập doanh nghiệp - Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều điều lệ được cấp - Dự thảo điều lệ doanh nghiệp. - Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp - Ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành đối với các ngành nghề kinh doanh đối với các ngành kinh doanh chính là giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề đòi hỏi phải có giấy phép quy định của pháp luật. - Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường - Ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh về quyền sử dụng đất Sau khi nhận hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp quy định của pháp luật. Căn cứ vào ý kiến của hội đồng thẩm định người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước - Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng được Thủ tướng uỷ quyền, Bộ trưởng quản lý ngành, chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và quyết định thành lập doanh nghiệp. * Thứ hai, đăng ký kinh doanh: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: - Quyết định thành lập - Điều lệ doanh nghiệp - Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp - Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động kinh doanh. * Thứ ba, công khai hoá doanh nghiệp: Cũng như việc thành lập các doanh nghiệp nói chung, việc bố cáo với công chúng về sự ra đời của doanh nghiệp Nhà nước là một bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp. Pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương trong 3 số liên tiếp về những nội dung chính sau: - Tên, trụ sở chính của doanh nghiệp, Họ và tên của chủ tịch các thành viên hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc. - Tên cơ quan ra quyết định thành lập và ngày ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Ngày và số đăng ký kinh doanh - Mức vốn điều lệ - Số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, số ĐT Telex, Fax. - Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động - Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh và thời hạn hoạt động b Tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhà nước do, nhiều nguyên nhân khác nhau, một số doanh nghiệp đã tỏ ra hoạt động kém hiêu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài, không còn thể hiện được vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế quốc dân, trước tình hình đó, cùng với quy chế về thành lập doanh nghiệp Nhà nước, pháp luật đã quy định các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Theo tinh thần của pháp luật hiện hành việc tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các biện pháp sau: - Sáp nhận doanh nghiệp Nhà nước - Chia tách doanh nghiệp Nhà nước - Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Giao bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp Nhà nước Sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước vào một doanh nghiệp Nhà nước khác áp dụng trong trường hợp trên cùng một địa bàn có nhiều doanh nghiệp cùng loại mà thực tế nhu cầu của thị trường không cần thiết nhiều doanh nghiệp như vậy, trong trường hợp đó thì sáp nhập những doanh nghiệp yếu kém vào những doanh nghiệp cùng loại, Việc sáp nhập doanh nghiệp do người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp quyết định. Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập phải xoá tên còn doanh nghiệp tiếp nhận sáp nhập giữ nguyên tư cách pháp nhân nhưng phaỉ đăng ký kinh doanh bổ sung về vốn điều lệ mới và sự thay đổi ngành nghề. Chia tách doanh nghiệp Nhà nước áp dụng đối với các doanh nghiệp là tổng Công ty mà sự hình thành không phải xuất phát từ nhu cầu khách quan mà là sự liên kết một cách rời rạc do mệnh lệnh chính bắt buộc dẫn đến hoạt động của Tổng Công ty cũng như các đơn vị thành viên kém hiệu quả. Có thể tách một số hoặc toàn bộ các đơn vị thành viên ra khỏi Tổng Công ty để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hơn. Việc chia tách doanh nghiệp Nhà nước phải do người có thẩm quyền quyết định thành lập quyết định. Nếu việc chia tách doanh nghiệp dẫn đến thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký kinh doanh bổ sung. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, nhằm huy động vốn của xã hội vào việc đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế: cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành theo các hình thức sau đây: - Giữ nguyên giá trị thuộc vốn hiện có của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn nhằm phát triển doanh nghiệp. - Bán một phần thuộc vốn hiện có tại doanh nghiệp - Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ đăng ký để cổ phần hoá - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành Công ty cổ phần Các doanh nghiệp Nhà nước sau khi báo cáo cổ phần hoá hoạt động theo luật doanh nghiệp Giao bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp Nhà nước là biện pháp tiếp tục sắp xếp lại và đổi mới những doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả kéo dài không cần duy trì sở hữu Nhà nước nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh mà doanh nghiệp Nhà nước bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như của người lao động. Giao doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp thành sở hữu tập thể của người lao động có điều kiện . Bán doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đang sở hữu tập thể cá nhân hoặc pháp nhân khác. Khoán kinh doanh là phương thức quản lý doanh nghiệp Nhà nước mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán Cho thuê doanh nghiệp Nhà nước là hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê. 4- Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp a. Mô hình doanh nghiệp Nhà nước có HĐQT: Mô hình này áp dụng đối với Tổng Công ty Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn. HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu Nhà nước giao. HĐQT gồm chủ tịch, tổng giám đốc hoặc giám đốc và mọt số thành viên khác. Số lượng thành viên của HĐQT do Chính phủ quy định căn cứ quy mô và loại hình doanh nghiệp, thành viên HĐQT có thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Chủ tịch và các thành viên HĐQT do người đề nghị lập doanh nghiệp trình thủ tướng Chính phủ hoặc người được thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của HĐQT không kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc. Thành viên HĐQT có tiêu chuẩn và điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam - Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật - Có trình độ, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh - Không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước. - Những người đã là thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản thì phải tuân thủ quy định tại điều 50 luật phá sản doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc hoặc giám đốc không được thành lập hoặc giữ chức danh quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH, Công ty cổ phần là không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức vụ điều hành. Vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị em ruột của những người giữ các chức danh trên không được giữ chức danh kế toán trưởng thủ quỹ tại cùng doanh nghiệpdoanh nghiệp thành viên (nếu có). Chế độ làm việc của HĐQT - HĐQT làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. HĐQT có thuể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của doanh nghiệpdo chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc hoặc giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên HĐQT đề nghị. - Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT được chủ tịch uỷ quyền triệu tập và duy trì cuộc họp. - Các cuộc họp của HĐQT được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên có mặt, nghị quyết, quyết định của HĐQT có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên HĐQT biểu quyết tán thành, thành viên HĐQT có quyền bảo lưu ý kiến của mình. - Nội dung, kết luận của các cuộc họp của HĐQT phải được ghi thành văn bản; nghị quyết quyết định của HĐQT có tính bắt buộc thi hành đối với doanh nghiệp - Chi phí hoạt động của HĐQT, kể cả tiền lương và phụ cấp, được tránh vào quản lý phí của doanh nghiệp. Tổng giám đốc hoặc giám đốc bảo đảm các điều kiện và những phương tiện cần thiết cho HĐQT làm việc. Các thành viên chuyên trách của HĐQT được xếp lương cơ bản theo ngành bậc viên chức Nhà nước, hưởng lương theo chế độ phân phối tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước cho cổ phần quy định và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các thành viên kiêm nhiệm của HĐQT hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Chính phủ và được tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Các thành viên HĐQT phải cùng chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về các quyết định của HĐQT, trường hợp vi phạm điều lệ doanh nghiệp, quyết định vượt thẩm quyền lạm dụng chức quyền, gây thiệt hại cho doanh nghiệpNhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật. Ban kiểm soát là tổ chức do HĐQT thành lập với nhiệm vụ giúp HĐQT kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc hoặc giám đốc, bộ máy doanh nghiệp và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ doanh nghiệp, chấp hành nghị quyết, quyết định của HĐQT, chấp hành pháp luật. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐQT. Tổng giám đốc do thủ tướng Chính phủ hoặc người được thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT Tổng giám đốc hoặc giám đốc là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là người có quyền điều hành cao cấp trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp Bộ máy giúp việc bao gồm phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng, văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp. [...]... sau: - Cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp - Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phần của Nhà nước trong một số doanh nghiệpNhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp Quy... động kinh doanh của doanh nghiệp Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền cho các bộ UBND cấp tỉnh thực hiện một số quyền của CSH Nhà nước đối với doanh nghiệp Quyền CSH Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước còn được thể hiện trong việc quản lý cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt của Nhà nước cũng như việc quản lý vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp khác Cổ phần chi phối của Nhà nước là loại cổ phần. .. nước Cũng như doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý Nhà nước đối với việc thành lập, tổ chức hoạt động và các vấn đề khác Mặt khác doanh nghiệp Nhà nướcdoanh nghiệp của Nhà nước, thuộc sở hữu Nhà nước do đó với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Việc quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ thống nhất thực... nghiệp Quy chế về quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước vào doanh nghiệp khác,quản lý cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt quy định ( điều 49 - 54 luật DNNN) 6- Giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước Giải thể doanh nghiệp Nhà nước là thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và xoá tên doanh nghiệp trong số ĐKKD Doanh nghiệp Nhà nước bị xem xét là giải thể trong các trường hợp... doanh nghiệp Quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước cho Chính phủ người đại diện CSH Nhà nước thống nhất thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với doanh nghiệp Nhà nước - Quyết định mục tiêu nhiệm vụ chiến lược và định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước - Ban hành điều lệ mẫu của doanh nghiệp Nhà nước, ... từng doanh nghiệp Nhà nước - Quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợcác doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân - Tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lượng phát triển doanh nghiệp Nhà nước - Tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý cán bộ điều hành trong doanh nghiệp Nhà nước - Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật chủ trương, chính sách chế độ Nhà nước tại các doanh. .. trong quyết định thành lập mà doanh nghiệp không xin gia hạn - Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn - Doanh nghiệp không thể thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết - Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết, việc giải thể doanh nghiệp Nhà nước do người đã ra quyết định thành. .. HĐQT và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền b Mô hình doanh nghiệp Nhà nước không có HĐQT, mô hình này áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước không phải là tổng Công ty hoặc doanh nghiệp độc lập có quy mô lớn Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình này bao gồm giám đóc và bộ máy giúp việc giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp là đại diện cho pháp luật của doanh nghiệp, chịu trách... án tổ chức quản lý của doanh nghiệp trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền - Tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp - Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước - Trình người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, kế toán trưởng - Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền... phòng, phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các chức vụ tương đương của doanh nghiệp - Tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhằm thực hiện các nghị quyết và quyết định của HĐQT - Báo cáo trước HĐQT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐQT, Ban kiểm soát Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực . Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần: Lực lượng doanh nghiệp Nhà nước hàng năm đóng góp khoảng 40% trong cơ cấu GDP của. thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia doanh nghiệp Nhà nước thành Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc và doanh nghiệp Nhà nước thành viên.

Ngày đăng: 30/10/2013, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan