QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH SACOMBANK

13 836 4
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH SACOMBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH SACOMBANK 1.1. Quá trình hình thành phát triển Chính thức được thành lập đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng hoạt động chủ yếu tại vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Với định hướng kinh doanh “Lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam với lộ trình thực hiện cam kết trong lĩnh vực tài chính đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang dần được thực hiện kể từ sau ngày 01/04/2007 Sacombank không ngừng đẩy mạnh hoạt động mạng lưới giao dịch đến mọi vùng miền đất nước. Đến ngày 31/12/2007, số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đã đạt con số 211 điểm với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ vào tháng 10/2007 tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối TMCP về hoạt động này. Đặc biệt trong chiến dịch mở rộng mạng lưới này là mô hình ngân hàng chuyên biệt dành cho phụ nữ được nhân rộng ra vùng đất Hà thành với sự ra đời của Sacombank – Chi nhánh 8/3 Hà Nội vào ngày 08/03/2007 sự thành lập mô hình Chi nhánh dành riêng cho Kiều bào người Hoa đang sinh sống làm việc tại Việt Nam: Sacombank – Chi nhánh Hoa Việt ngày 08/10/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, ngày 26/10/2007, Sacombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Uỷ ban Giám sát Ngân hang Trung ương Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bước khởi đầu thuận lợi này làm tiền đề cho việc thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc của Ngân hàng trong quý I/2008. Song song đó, các thủ tục pháp lý hành chính cho công tác thành lập Chi nhánh tại 2 nước vùng Đông Dương là Lào Campuchia vẫn đang được xúc tiến theo kế hoạch hiện diện tại 2 nước này trong quý II/2008. Không những thế, trong quá trình hình thành, đổi mới phát triển Ngân hàng theo định hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu của đất nước, vấn đề mà Sacombank đặc biệt quan tâm chính là việc thiếp lập duy trì các mối hợp tác - liên minh – liên kết với các đối tác chiến lược trong cũng như ngoài nước. Vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành phát triển Ngân hang với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: Thành viên trực thuộc - Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn; - Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); - Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBL); - Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); - Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); - Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBJ); Thành viên hợp tác chiến lược - Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); - Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex); - Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát; - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM); Sacombank có 3 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: - Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; - International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; - Tập đoàn Ngân hàng Australia Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) - đại diện của City University of New York (CUNY) . 1.2. Những thành tựu đạt được trong năm 2008 Sau khi chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã được tăng cường thêm một bước có ý nghĩa. Trong đó, thị trường tài chính - tiền tệ đã có bước phát triển khá ngoạn mục, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những chuyển biến bứt phá cả về quy mô, hiệu quả chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng giao thông bất cập, khả năng hấp thụ vốn thấp, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao đã phần nào hạn chế sự tăng trưởng chung của nền kinh tế nước nhà. Trong bối cảnh chung, hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sacombank không tránh khỏi những khó khăn, thách thức; do đó rất cần phải xem xét, đánh giá một cáchh khách quan; để từ đó rút ra những bài học quý giá về thực tiễn quản trị điều hành nhằm bổ sung vào hành trang của quá trình thực hiện chiến lược phát triển trong thời gian tới. Trước tình trạng một số định chế tài chính quốc tế sụp đổ liên tiếp hoặc nhận cứu trợ khẩn cấp của Chính phủ, đối diện trước thách thức khó khăn khách quan những hạn chế bất cập nội tại vốn có của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong nước, cùng với nhận thức Sacombank là một đơn vị niêm yết có quy mô về năng lực tài chính, mạng lưới rộng khắp, uy tín thương hiệu tinh thần thượng tôn pháp luật; Ngân hàng luôn thể hiện trách nhiệm cùng với Chính phủ Ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời thấu cảm các kỳ vọng của nhà đầu tư chia sẻ khó khăn với hệ khách hàng truyền thống. Do đó, năm 2008, Sacombank đã chọn lựa an toàn hoạt động làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu điều hành kinh doanh linh hoạt, tận dụng thời cơ của thị trường để tạo ra hiệu quả cho Ngân hàng nhằm củng cố nội lực, chuẩn bị nền móng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản đạt 68.439 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó nguồn vốn huy động đạt 59.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm quản lý thanh khoản luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.116 tỷ đồng vốn chủ sở hữu là 7.759 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Ngoài ra Ngân hàng thực hiện mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị truờng theo chủ trương của Chính phủ, đến cuối năm đạt 352 tỷ đồng. Sau đây là 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2008: • Ngày 08/01/2008, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) Nam Ninh tại Trung Quốc. Trong năm 2008, VPĐD Nam Ninh đã có gần 2.000 lượt tư vấn thương mại cho các doanh nghiệp Trung Quốc Việt Nam. • Ngày 19/01/2008, Sacombank công bố phủ kín mạng lưới hoạt động tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên Đông Nam Bộ. Tính đến cuối năm 2008, Sacombank đã hiện diện tại 45/64 tỉnh thành trong cả nước với 247 điểm giao dịch, 01 VPĐD tại Trung Quốc 01 Chi nhánh tại Lào. • Ngày 15/03/2008, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu (Data Center) chuyên biệt đạt chuẩn quốc tế. • Ngày 16/05/2008, Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đầu tiên công bố hình thành Tập đoàn Tài chính tư nhân. • Ngày 26/07/2008, Sacombank đạt giải nhất “Cuộc bình chọn báo cáo thường niên năm 2007” do Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) phối hợp với Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức với sự tài trợ của Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital (Anh Quốc). • Ngày 20/08/2008, Sacombank chính thức tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 5.116 tỷ đồng. • Ngày 28/11/2008, Sacombank khai trương Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ), đi vào hoạt động Sàn Giao dịch Vàng Thần Tài Sacombank ra mắt thương hiệu vàng miếng Thần Tài Sacombank. • Ngày 12/12/2008, kỷ niệm 17 năm ngày thành lập, Sacombank vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác dẫn đầu phong trào thi đua của ngành ngân hàng năm 2007. • Trong năm 2008, Sacombank đón nhận 4 giải thưởng quốc tế của ngành tài chính ngân hàng: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do tổ chức Finance Asia – Anh Quốc bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do tổ chức Global Finance - Mỹ bình chọn, “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do tổ chức The Asset - Hồng Kông bình chọn “Ngân hàng bán lẻ của năm 2008 tại Việt Nam” do tổ chức The Asian Banking and Finance – Anh Quốc bình chọn. 1.3. Những kết quả đạt được Sacombank đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chất lượng phát triển bền vững như vậy là do có sự chỉ đạo tập trung của Hội đồng Quản trị, bộ máy điều hành sau tái cấu trúc đã quán triệt thực thi có hiệu qủa các chủ trương, chính sách của Cơ quan Quản trị Ngân hàng, đặc biệt là đã phát huy cao nhất tác dụng của các lợi thế so sánh mà Sacombank đã dày công xây dựng từ nhiều năm trước đó, trong đó có năng lực tài chính dồi dào, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đội ngũ cán bộ cán bộ nhân viên năng động sang tạo, các công ty liên doanh trự thuộc hoạt động đạt hiệu quả cao. Mặt khác, Sacombank đã thiết lập, phát huy tác dụng thiết thực của các hình thức hợp tác – liên minh - liên kết với các đối tác chiến lược trong ngoài nước tạo được sự khác biệt về loại hình hoạt động – phương thức kinh doanh - kỹ năng chăm sóc khách hàng, đồng thời đã luôn tìm kiếm khoảng trống thị trường để phát triển thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng mới khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, Sacombank cũng tiếp tục tái cấu trúc bộ máy hành lang pháp lý của Ngân hang; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng nghiên cứu, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ; quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý kiểm tra kiểm toán nội bộ. Nhờ đó, cùng với việc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, Sacombank đã đảm bảo chất lượng phát triển ngày một thêm bền vững, thể hiện qua một số thành tựu nổi bật các chỉ tiêu tài chính quan trọng. 1.3.1. Về vốn chủ sở hữu Đến cuối năm 2007, vốn điều lệ Sacombank đạt 4.449 tỷ đồng, tăng 113% so với năm trước tăng gấp 23 lần so với năm 2001, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 71%/năm, tiếp tục dẫn đầu hệ thống các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam về quy mô vốn điều lệ. 1.3.2. Về mạng lưới Trong năm 2007, Sacombank đã thành lập mới 13 chi nhánh 46 văn phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên 211 điểm tại 44/64 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp tục dẫn đầu hệ thống Ngân hang Thương mại Cổ phần Việt Nam về quy mô mạng lưới giao dịch. 1.3.3. Về tổng tài sản Tổng tài sản đến cuối năm 2007 đạt 64.573 tỷ đồng, tăng 161% so với năm trước gấp 20 lần so với năm 2001, trong đó tổng tài sản sinh lời đạt 85%. 1.3.4. Về hoạt động đầu tư Ngoài việc tăng cường, bổ sung vốn chủ sở hữu cho các Công ty trực thuộc, Sacombank cũng quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư chứng khoán vốn thong qua việc góp vốn, mua cổ phần ở các doanh nghiệp tiềm năng nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả trước mắt lâu dài. 1.3.5. Về thanh toán quốc tế nội địa Doanh số thanh toán quốc tế năm 2007 đạt 3.048 triệu đôla Mỹ, tăng 59% so với năm trước; trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 401,7 triệu đôla Mỹ, tăng 119% so với năm trước thanh toán nhập khẩu đạt 1.693,7 triệu đôla Mỹ, tăng 59% so với năm trước. Doanh số thanh toán nội địa đạt 536.561 tỷ đồng, tăng 36,6% so với năm trước. 1.3.6. Về huy động vốn Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2007 đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước vượt 64% kế hoạch năm, trong đó co nguồn vốn nhận uỷ thác của các định chế tài chính nước ngoài đạt 1.003 tỷ đồng. 1.3.7. Về cho vay đầu tư chứng khoán nợ Tổng dư nợ cho vay đạt 35.378 tỷ đồng, tăng 146% so với năm trước; trong đó cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng 49%. Ngoài ra, Sacombank cũng đã điều tiết 19.4% tổng tài sản vào chứng khoán nợ để giảm thiểu rủi ro, tạo thuận lợi điều hành linh hoạt thanh khoản của Ngân hàng. [...]... GIÁM SÁT KHỐI DOANH NGHIỆP KHỐI CÁ NHÂN KHỐI HỖ TRỢ Phòng Hành chính quản trị Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Ngân quỹ thanh toán Phòng Đối ngoại TRUNG TÂM THẺ KHU VỰC Văn phòng khu vực Chi nhánh/Sở giao dịch Các Công ty trực thuộc (Sacombank- SBL, Sacombank- SBA, Sacombank- SBS, Sacombank- SBR, Sacombank- SBJ) 1.4 Cơ cấu tổ chức ... ứng dụng Phòng Phát triển ứng dụng Phòng Kỹ thuật hạ tầng Trung tâm dữ liệu Phòng K.tra, kiểm soát nội bộ Phòng Quản lý rủi ro Phòng Thẩm định Phòng Tiếp thị PTSP DN Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Định chế tài chính Phòng Tiếp thị cá nhân Phòng Sản phẩm cá nhân KHỐI ĐIỀU HÀNH KHỐI TIỀN TỆ KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHỐI GIÁM SÁT KHỐI DOANH NGHIỆP KHỐI CÁ NHÂN KHỐI HỖ TRỢ Phòng Hành chính quản trị Phòng... năm tăng 159% so với năm trước ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Bộ phận Kiểm toán nội bộ CÁC HỘI ĐỒNG CÁC UỶ BAN VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ĐIỀU HÀNH Phòng Nhân sự Trung tâm đào tạo Phòng Đầu tư Phòng Kế hoạch Phòng Chính sách Phòng TCKT Phòng KD vốn Phòng KD ngoại hối Phòng Sản phẩm tiền tệ Trung tâm KD tiền tệ phía Bắc Phòng Phân tích ứng dụng Phòng Phát . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH SACOMBANK 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chính thức được thành lập và đi vào hoạt. sử hình thành và phát triển Ngân hang với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành

Ngày đăng: 30/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan