Kiến thức về Nam Sach và Hải Dương

9 1K 1
Kiến thức về Nam Sach và Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NAM SÁCH Lãnh đạo huyện Nam Sách 1. Chủ tịch UBND huyện: Vương Văn Thanh 2. Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Đức Hưng 3. Phó Chủ tịch UBND huyện: Lê Huy Vụ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN NAM SÁCH 1. Phòng Nội vụ Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua – khen thưởng. 2. Phòng tư pháp Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biên, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở các công tác tư pháp khác 3. Phòng tài chính – kế hoạch Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực; tài chính, tài sản; kế hoạch đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. 4. Phòng tài nguyên môi trường Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc bản đồ biển (đối với những địa phương có biển) 5. Phòng Lao động – Thương binh xã hội Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nàh nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. 6. Phòng Văn hóa thông tin Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. 7. Phòng giáo dục đào tạo Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục đào tạo; tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo 8. Phòng Y tế Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở, y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phầm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số 9. Thanh tra huyện Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 10. Văn phòng HĐND UBND huyện Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu, giúp UBND huyện công tác dân tộc; tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo vơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân 11. Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã. 12. Phòng Công thương Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp; thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học công nghệ. Nam Sách là một huyện ở phía bắc của tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên gọi: Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống. Tên Nam Sách không hiểu có từ khi nào chỉ biết rằng, Phạm Chiêm là một hào trưởng ở vùng Trà Hương (Nam Sách Giang) giúp Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã cưu mang con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập năm 944. Sau khi giành lại ngôi vua Ngô Xương Văn xưng vương lấy hiệu là Nam Tấn Vương Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương, mỗi người lấy một từ của tên "Nam Sách" để tỏ lòng ghi nhớ về vùng đất này. Đến đời nhà Lý cũng có tên là Nam Sách Giang. Nam Sách là nơi phát tích của hai dòng họ Việt Nam đó là dòng họ Phạm (Trà Hương) họ Mạc (Long Động). Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày nay. Cuối thời nhà Trần, nó là tên gọi của một châu (Nam Sách châu) thuộc phủ Lạng Giang. Đầu thời kỳ Lê sơ, là tên gọi của một lộ, bao gồm Nam Sách thượng Nam Sách hạ. Đến thời Lê Nhân Tông là tên gọi của một phủ. Đến năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, Nam Sách là một trong số đó. Tháng 4 năm 1469, nó lại chỉ là tên gọi của một phủ, do đạo thừa tuyên Nam Sách đã đổi thành Hải Dương. Trong thành phần phủ Nam Sách khi đó có các huyện Thanh Lâm, Chí Linh, Thanh Hà Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay). Thời Hậu Lê, trụ sở phủ Nam Sách đặt tại Vạn Tải (nay thuộc xã Hồng Phong). Tới năm Gia Long 7 (1806) chuyển về Tổng Xá (xã Thanh Quang ngày nay). Năm 1898, bỏ cấp phủ. Tên gọi huyện Nam Sách có lẽ có từ khi này. - Các giai đoạn từ 9/1947 tới 25/8/1948 từ 7/11/1949 tới 22/2/1955, huyện thuộc tỉnh Quảng Yên. - Ngày 24/2/1979 Nam Sách hợp nhất với Thanh Hà thành huyện Nam Thanh. - Ngày 17/2/1997 huyện Nam Thanh lại tách ra thành huyện Nam Sách huyện Thanh Hà. Truyền thống-Văn hóa: Nam Sách đã từng là đại bản doanh của nhiều triều đại: Hai Bà Trưng, nhà Tiền Lý, nhà Ngô, nhà Trần. Đây cũng là vùng đất của gốm Chu Đậu, chùa An Ninh (Chùa Trăm Gian xứ Đông), quê hương của nhiều nhân vật lịch sử như: - Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) người đã cưu mang con trai Ngô Quyền (ông Tổ trung hưng nước Việt), có công xây dựng nhà Hậu Ngô Vương. - Phạm Cự Lạng, cháu của Phạm Chiêm, người suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi. - Mạc Đăng Dung, người mở đầu triều đại nhà Mạc. - Ngô Hoán, một thành viên trong hội thơ Tao Đàn của Lê Thánh Tông. * Tại Nam Sách còn là nơi mai táng Vũ Hồn, thủy tổ của một dòng họ Vũ/Võ của Việt Nam Thành hoàng của làng Mộ Trạch giàu truyền thống khoa bảng. Trong thời kỳ phong kiến Hải Dương có 10 vị đỗ đại khoa (Thủ khoa Đại Việt hay Trạng nguyên) thì riêng huyện Nam Sách có 6 vị là: - Thủ khoa Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động, Nam Tân; Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu - Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân; - Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân; - Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm; - Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mạn Nhuế, Thanh Lâm. - Trạng nguyên Đặng Thì Thố (1559) người làng Thạc, An Châu (nay thuộc thành phố Hải Dương); Chính vì có nhiều người đỗ đạt cao mà nhiều ý kiến cho rằng Nam Sách tức là Sách của trời Nam. - Cụ tổ của Tổng đốc Hoàng Diệu người họ Mạc quê ở Nam Sách, di cư vào Quảng Nam sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ 7. * Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc Nam Sách có 8 người được nhà nước Việt Nam tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là Vũ Ngọc Diệu, Đỗ Chu Bỉ, Nguyễn Nhật Chiêu, Đặng Đức Song, Mạc Thị Bưởi,Nguyễn Trung Goòng, Nguyễn Đức Sáu Nguyễn Đăng Lành. Năm 1978, huyện Nam Sách được tuyên dương là anh hùng lực lượng vũ trang. Nơi đây còn là quê hương nhà thơ Trần Đăng Khoa. Những sự kiện về Hồ Chí Minh với huyện Nam Sách Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến ngày 2 tháng 9 năm 1969. - Báo Nhân Dân số ra ngày 21-4-1955, đăng bài thơ của Hồ Chí Minh lấy bút danh C.B với tiêu đề "Nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi" (Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống thực dân Pháp - quê ở xã Nam Tân , huyện Nam Sách ). - Ngày 31 tháng 5 năm 1957 trên đường đi thăm Hải Phòng về Hà Nội, Hồ Chí Minh đã thăm xã Ái Quốc, nơi có phong trào nông dân sản xuất tốt. - Ngày 14 tháng12 năm1964 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 54-LTC tặng Huân chương Lao Động hạng III cho cán bộ nhân dân huyện Nam Sách đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành chính sách lương thực của nhà nước. - Ngày 15 tháng 2 năm 1965 Hồ Chí Minh về thăm xã Nam Chính, nơi có phong trào vệ sinh khá (3 công trình vệ sinh: nhà tắm, giếng khơi, hố xí hai ngăn). Địa lý: Huyện Nam Sách phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện Kinh Môn huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Dương, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh). Huyện có 18 xã 1 thị trấn (huyện lỵ), trong đó bao gồm 102 thôn (trong ngoặc là tên các thôn): - Thị trấn Nam Sách - tức xã Thanh Lâm cũ gồm 9 khu dân cư (Hoàng Hanh, Nguyễn Quốc Trị, La Văn Cầu, Nhân Hưng(Nội Hưng), Nhân Đào(Nhân Lý, Đào Thôn), Đồng Khê, La Xuyên + Khu Nguyễn Văn Trỗi. - An Bình (An Đông, An Đoài, Đa Đinh Đào Xá) - An Lâm (Bạch Đa, An Lương, Giao Khê, Lang Khê,Hoàng Giáp, Nghĩa Dương, Đông Lư, Nghĩa Lư) - An Sơn (Quan Sơn, Cõi, Hưng Sơn, An Giới Nhuế Sơn) - Cộng Hòa (An Điền, Cổ Pháp, Chi Điền Đoan Thượng) - Đồng Lạc (Miễu Lãng, Quan Đình, Đông Duệ, Tháp Phan, Trâm Kiều, Nhâm Cáp, Trúc Khê, Cá La Nhân Lễ) - Hiệp Cát (Kinh Dương, Kim Độ, Đại Lã, Cát Khê Lấu Khê) - Hồng Phong (Vạn Tải, Phù Liễn, Nam Khê Đoàn Kết) - Hợp Tiến (Đầu, Bến, Tè, La Đôi Cao Đôi) - Minh Tân (Mỹ Xá, Mạc Xá, Hùng Thắng, Uông Thượng Uông Hạ) - Nam Chính (Kim Bịch, An Thường, Hoàng Xá Trại Thượng) + Nam Hồng (Thượng Đáp, Đồn Bối Đụn) - Nam Hưng (Trần Xá, Ngô Đồng Linh Xá) - Nam Tân (Đột Lĩnh, Trung Hà, Long Động Quảng Tân) - Nam Trung (Mạn Đê, Thụy Trà Thượng Dương) - Phú Điền (Phú Xuyên, Lâm Xuyên, Kim Bảng, Lâm Xá, Kim Khê, Lý Văn Phong Trạch) - Quốc Tuấn (An Xá, Đông Thôn, Trực Trì Lương Dán) - Thái Tân (An Dật, Bình Giang, Chu Đậu Mạc Cầu) - Thanh Quang (Tống Xá, Hà Liễu, Linh Khê, Tông Phố Lê Hà) Các xã nay thuộc thành phố Hải Dương: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Thượng Đạt Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biểntrung bình là 0,60 m. Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu Khí hậu ở Nam Sách mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Đất đai: Đất ở Nam Sách được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu . Đất đai màu mỡ phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi . Thủy văn: huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu. Do vậy nguồn nước khá dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp sinh hoạt dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do giao thông không được thuận lợi nguy cơ ngập lụt về mùa mưa. Nông nghiệp: - Khuyến khích phát triển kinh tế hộ kinh tế trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, với những con có giá trị kinh tế cao như tôm, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng. Giai đoạn 2006 - 2010, phấn đấu đưa tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp đạt 7,6 - 7,8% /năm; tổng thu trên 1 ha diện tích đất nông nghiệp vào năm 2010 đạt 53 triệu đồng/ha. - Diện tích trên 800 ha nuôi trồng thuỷ sản, 1.038,5 ha sông ngòi tự nhiên 500 ha đất bãi trũng cấy lúa được chuyển đổi sang đào ao lập vườn phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Công nghiệp: Trước kia Nam Sách có làng nghề gốm cực kỳ nổi tiếng là gốm Chu Đậu, từ năm 1995 bắt đầu phục hồi làng nghề gốm này. Huyện đã có khu công nghiệp Nam Sách được Chính phủ phê duyệt trên 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng đã được tỉnh phê duyệt trên 35 ha. Khu Công nghiệp Cộng Hoà. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trấn Nam Sách, xã Minh Tân; khả năng dành đất cho công nghiệp ở dọc đường 183, đường 17 của huyện còn lớn. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp đã phát triển trở thành các doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của đất nước như Công ty cổ phần NHỰA MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT với 3 nhà máy được xây dựng , góp phần phát triển kinh tế địa phương ổn định quốc phòng an ninh, giúp cho hàng ngàn thanh niên có việc làm . Giáo dục: Hệ thống giáo dục huyện Nam Sách gồm các trường Phổ thông trung học từ lớp 10->12. Ở mỗi xã đều có các trường phổ thông cơ sở từ lớp 6->9 các trường tiểu học từ lớp 5 trở xuống. Có 3 trường phổ thông trung học chính quy là: Phổ thông trung học Nam Sách, Phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi Phổ thông trung học Nam Sách II Hạ tầng Nam Sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống giao thông tổng thể không phải là không thuận lợi, mặc dù có sông bao bọc gần như bốn phía: đường 183 nối Hà Nội, Hải Phòng với Quảng Ninh (qua cầu Bình), có đường sông dài gần 50 km. Đây là một huyện có đầy đủ các điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp, kinh tế trang trại, mặt khác theo chủ trương phát triển tổng thể của Tỉnh đến năm 2015 thì việc xây dựng thêm Cầu nối liền Thành phố Hải Dương (chạy thẳng từ Thành phố Hải Dương xuyên qua đường vành đai các Thôn Trúc Khê, Nham Cáp, Nhân Lễ La Xuyên nối thẳng với đường quốc lộ 183 để hình thành một tuyến lộ Hải Dương - Quảng Ninh). Đây chính là tiền đề để biến Nam Sách thành một trung tâm khu vực, điểm liên kết với các Tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng Quảng Ninh. Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông mà Nam Sách đang dần trở thành một huyện có lợi thế thu hút vốn đầu tư lớn nhất so với các huyện trong toàn Tỉnh. Viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc phát triển. Đây là môi trường thuận lợi quyết định, có tính chất đột phá để mời gọi đầu tư phát triển công nghệ. Du lịch: Toàn huyện có nhiều di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 11 di tích được Nhà nước xếp hạng, mặt khác Nam Sách là một miền quê trù phú về phát triển cây vụ đông xuân, phát triển các làng nghề, phải kể đến 2 làng nghề là sấy rau quả ở Mạn Thạch Đê (xã Nam Trung) làm hương (xã Quốc Tuấn). Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch, văn hoá, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc. Khu di tích lịch sử Chùa Trăm Gian mới được nhà nước cấp kinh phí tu bổ tôn tạo với mức kinh phí lên tới 13 tỷ đồng, vào năm 2009 toàn bộ khu di tích đã được sửa xong toàn bộ. Hiện khu di tích có đủ toàn bộ 100 gian như lúc đầu mới xây dựng. Dân số: Tính đến tháng 3/2008, dân số toàn huyện có 118.040 người, mật độ trung bình 1.082,75/km². Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu HẢI DƯƠNG Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách TP Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp TP Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương sẽ nằm trong Vùng thủ đô với vai trò 1 trung tâm công nghiệp Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã 10 huyện:  Thành phố Hải Dương (15 phường 6 xã)  Thị xã Chí Linh (8 phường 12 xã)  Huyện Bình Giang (1 Thị trấn 17 xã)  Huyện Cẩm Giàng (2 Thị trấn 17 xã)  Huyện Gia Lộc (1 Thị trấn 22 xã)  Huyện Kim Thành (1 Thị trấn 20 xã)  Huyện Kinh Môn (3 Thị trấn 22 xã)  Huyện Nam Sách (1 Thị trấn 18 xã)  Huyện Ninh Giang (1 Thị trấn 27 xã)  Huyện Thanh Hà (1 Thị trấn 24 xã)  Huyện Thanh Miện (1 Thị trấn 18 xã)  Huyện Tứ Kỳ (1 Thị trấn 25 xã) 1. Thành phố Hải Dương 15 phường, 6 xã: Phường Cẩm Thượng, Phường Bình Hàn,Phường Ngọc Châu, Phường Quang Trung, Phường Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Phường Trần Hưng Đạo, Phường Trần Phú,Phường Tân Bình , Phường Thanh Bình, Phường Lê Thanh Nghị, Phường Hải Tân, phường Tứ Minh, phường Việt Hòa, phường Nhị Châu, phường Tân Bình, xã Nam Đồng, xã Ái Quốc, xã An Châu, xã Tân Hưng, xã Thạch Khôi, xã Thượng Đạt. 2. Thị xã Chí Linh 8 phường, 12 xã: phường Phả Lại, phường Sao Đỏ, phường Bến Tắm, phường Thái Học, phường Văn An, phường Chí Minh, phường Hoàng Tân,phường Cộng Hòa, Xã Hoàng Hoa Thám, Xã Bắc An, Xã Hưng Đạo, Xã Lê Lợi, Xã Hoàng Tiến, Xã Cổ Thành, Xã Văn Đức, Xã Nhân Huệ, Xã An Lạc, Xã Kênh Giang, Xã Đồng Lạc, Xã Tân Dân. 3. Huyện Nam Sách 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Nam Sách, Xã Nam Hưng, Xã Nam Tân, Xã Hợp Tiến, Xã Hiệp Cát, Xã Thanh Quang, Xã Quốc Tuấn, Xã Nam Chính, Xã An Bình, Xã Nam Trung, Xã An Sơn, Xã Cộng Hòa, Xã Thái Tân, Xã An Lâm, Xã Phú Điền, Xã Hồng Phong, Xã Đồng Lạc, Xã An Châu, Xã Minh Tân. 4. Huyện Kinh Môn 3 thị trấn, 22 xã: Thị trấn Kinh Môn (An Lưu cũ ), thị trấn Phú Thứ, thị trấn Minh Tân, Xã Bạch Đằng, Xã Thất Hùng, Xã Lê Ninh, Xã Hoành Sơn, Xã Phúc Thành B, Xã Thái Sơn, Xã Duy Tân, Xã Tân Dân, Xã Quang Trung, Xã Hiệp Hòa, Xã Phạm Mệnh, Xã Thăng Long, Xã Lạc Long, Xã An Sinh, Xã Hiệp Sơn, Xã Thượng Quận, Xã An Phụ, Xã Hiệp An, Xã Long Xuyên, Xã Thái Thịnh, Xã Hiến Thành, Xã Minh Hòa. 5. Huyện Kim Thành 1 thị trấn, 20 xã: Thị trấn Phú Thái, Xã Lai Vu, Xã Cộng Hòa, Xã Thượng Vũ, Xã Cổ Dũng, Xã Việt Hưng, Xã Tuấn Hưng, Xã Kim Xuyên, Xã Phúc Thành A, Xã Ngũ Phúc, Xã Kim Anh, Xã Kim Lương, Xã Kim Tân, Xã Kim Khê, Xã Kim Đính, Xã Cẩm La, Xã Bình Dân, Xã Tam Kỳ, Xã Đồng Gia, Xã Liên Hòa, Xã Đại Đức. 6. Huyện Thanh Hà 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Thanh Hà, Xã Hồng Lạc, Xã Việt Hồng, Xã Quyết Thắng, Xã Tân Việt, Xã Cẩm Chế, Xã Thanh An, Xã Thanh Lang, Xã Tiền Tiến, Xã Tân An, Xã Liên Mạc, Xã Thanh Hải, Xã Thanh Khê, Xã Thanh Xá, Xã Thanh Xuân, Xã An Lương, Xã Thanh Thủy, Xã Phượng Hoàng, Xã Thanh Sơn, Xã Hợp Đức, Xã Trường Thành, Xã Thanh Bính, Xã Thanh Hồng, Xã Thanh Cường, Xã Vĩnh Lập. 7. Huyện Cẩm Giàng 2 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Lai Cách, Xã Cẩm Hưng, Xã Cẩm Hoàng, Xã Cẩm Văn, Xã Ngọc Liên, Xã Thạch Lỗi, Xã Cẩm Vũ, Xã Đức Chính, Xã Cẩm Sơn, Xã Cẩm Định, Xã Kim Giang, Xã Lương Điền, Xã Cao An, Xã Tân Trường, Xã Cẩm Phúc, Xã Cẩm Điền, Xã Cẩm Đông, Xã Cẩm Đoài. 8. Huyện Bình Giang 1 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Kẻ Sặt, Xã Hưng Thịnh, Xã Vĩnh Tuy, Xã Hùng Thắng, Xã Tráng Liệt, Xã Vĩnh Hồng, Xã Long Xuyên, Xã Tân Việt, Xã Thúc Kháng, Xã Tân Hồng, Xã Bình Minh, Xã Hồng Khê, Xã Thái Học, Xã Cổ Bi, Xã Nhân Quyền, Xã Thái Dương, Xã Thái Hòa, Xã Bình Xuyên. Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu 9. Huyện Gia Lộc 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Gia Lộc, Xã Thạch Khôi, Xã Liên Hồng, Xã Thống Nhất, Xã Tân Hưng, Xã Trùng Khánh, Xã Gia Xuyên, Xã Yết Kiêu, Xã Gia Hòa, Xã Phương Hưng, Xã Gia Tân, Xã Tân Tiến, Xã Gia Khánh, Xã Gia Lương, Xã Lê Lợi, Xã Toàn Thắng, Xã Hoàng Diệu, Xã Hồng Hưng, Xã Phạm Trấn, Xã Đoàn Thượng, Xã Thống Kênh, Xã Quang Minh, Xã Đồng Quang, Xã Nhật Tân, Xã Đức Xương. 10. Huyện Tứ Kỳ 1 thị trấn, 26 xã: Thị trấn Tứ Kỳ, Xã Ngọc Sơn, Xã Kỳ Sơn, Xã Đại Đồng, Xã Hưng Đạo, Xã Ngọc Kỳ, Xã Bình Lăng, Xã Tứ Xuyên, Xã Tái Sơn, Xã Quang Phục, Xã Đông Kỳ, Xã Tây Kỳ, Xã Dân Chủ, Xã Tân Kỳ, Xã Quang Khải, Xã Đại Hợp, Xã Quảng Nghiệp, Xã An Thanh, Xã Minh Đức, Xã Văn Tố, Xã Quang Trung, Xã Phượng Kỳ, Xã Cộng Lạc, Xã Tiên Động, Xã Nguyên Giáp, Xã Hà Kỳ, Xã Hà Thanh. 11. Huyện Ninh Giang 1 thị trấn, 27 xã: Thị trấn Ninh Giang, Xã Quyết Thắng, Xã ứng Hoè, Xã Nghĩa An, Xã Hồng Đức, Xã Ninh Hòa, Xã An Đức, Xã Vạn Phúc, Xã Tân Hương, Xã Ninh Thành, Xã Vĩnh Hòa, Xã Đông Xuyên, Xã Hoàng Hanh, Xã Quang Hưng, Xã Tân Phong, Xã Ninh Hải, Xã Đồng Tâm, Xã Tân Quang, Xã Kiến Quốc, Xã Hồng Thái, Xã Hồng Dụ, Xã Văn Hội, Xã Hưng Thái, Xã Hồng Phong, Xã Hiệp Lực, Xã Hồng Phúc, Xã Hưng Long, Xã Văn Giang. 12. Huyện Thanh Miện 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Thanh Miện, Xã Thanh Tùng, Xã Phạm Kha, Xã Ngô Quyền, Xã Đoàn Tùng, Xã Hồng Quang, Xã Tân Trào, Xã Lam Sơn, Xã Đoàn Kết, Xã Lê Hồng, Xã Tứ Cường, Xã Hùng Sơn, Xã Ngũ Hùng, Xã Cao Thắng, Xã Chi Lăng Bắc, Xã Chi Lăng Nam, Xã Thanh Giang, Xã Diên Hồng, Xã Tiền Phong. Lịch sử: Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhàĐường đặt Hải Môn trấn, lại gọi là Hồng Châu. - Nhà Đinh chia làm đạo; nhà Tiền Lê nhà Lý cũng theo như nhà Đinh. - Nhà Trần đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ Nam Sách thượng, Nam Sách hạ - Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông - Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang Tân An. - Nhà Lê năm Thuận Thiên (1428-1433), vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo - Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng Nam Sách hạ - Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách. - Năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương. - Năm Hồng Đức thứ 21 (1479) đổi làm xứ. - Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn; Nhà Mạc lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh. - Nhà Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ. - Năm Cảnh Hưng thứ 2 - 1741 vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều An Lão; Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng - Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ lệ thuộc vào Bắc Thành - Năm 1804, đời Vua Gia Long, lị sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền về tổng Hàn Giang, đặt trên vùng đất cao thuộc ngã ba sông Thái Bình sông Sặt với mục tiêu trấn thành án ngữ vùng biên hải phía đông Kinh đô Thăng Long, chính vì vậy có tên gọi là Thành Đông - có nghĩa: đô thành ở phía đông. - Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều An Lão thì đặt làm hai huyện. - Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện. - Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng; đến 1906, đổi thành tỉnh Kiến An. - Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đến đầu năm 1997 lại tách riêng ra với tên gọi như ngày nay. Địa lý tự nhiên: Diện tích: 1.662 km² Tọa độ - Vĩ độ: 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc - Kinh độ: 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu Địa hình: Khoảng 11% diện tích là đồi núi thuộc dãy núi Đông Triều (nằm trong phạm vi các huyện Chí Linh Kinh Môn ở phía bắc đông bắc). Còn lại là địa hình đồng bằng. Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm - Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C - Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ - Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87% - Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông. Tài nguyên: Các khoáng sản chính: - Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 - 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm. - Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ. - Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. - Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%. Dân số: Năm 2008 Hải Dương có 1.723.319 người với mật độ dân số 1.044,26 người/km² Thành phần dân số: Nông thôn: 86%, thành thị: 14%. Kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt gần 8.350 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 30% - 41% - 29%. Hải Dương có số thu ngân sách cao thứ 12 cả nước với 2,550 tỉ (2006) Hiện nay, Hải Dương là một trong ba tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao nhất cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh). Giao thông Đường bộ: Có các đường quốc lộ sau chạy qua: - Quốc lộ 5 từ Hà Nội tới Hải Phòng, phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km. - Quốc lộ 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Hải Dương đến vùng than cảng Cái Lân của tỉnh Quảng Ninh. Phần đường chạy qua Chí Linh dài 20 km. - Quốc lộ 37 phần chạy qua Hải Dương dài 65,2 km, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc. - Quốc lộ 38 dài 13 km là đường cấp III đồng bằng. - Quốc lộ 183 đi từ Nam Sách tới Chí Linh dài khoảng 20km. - Quốc lộ 10, dài 0,9 km. Quy mô cấp III đồng bằng. - Đường cao tốc từ Hà Nội tới Hải Phòng (đường 5 mới) đang vào giai đoạn thi công. - Đường tỉnh: có 14 tuyến dài 347,36 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng - Đường huyện có 392,589 km 1386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa. Đường sắt: - Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường 5, vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương. - Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông, thổ sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu than cho các tỉnh này. Đường thuỷ: Có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km; các loại tầu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước nước ngoài thuận lợi. Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu Văn hóa lịch sử - Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Hải Dương cũng là miền đất sinh ra gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ. - Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt Nam 486 tiến sỹ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% ( 22%) đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làngMộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) được gọi là “lò tiến sỹ xứ Đông” có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sỹ tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có trường thi miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn miếu Mao Điền. - Hiện nay, trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử-văn hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, đền Đoan đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá, di tích lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam . - Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào Khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp vào tháng 2 năm 1930. Với những thuận lợi trên, Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng du lịch Bắc bộ cả nước. Đặc sản - Hải Dương nổi tiếng với đặc sản bánh đậu xanh, bánh gai vải thiều . - Các món ăn đặc sản: bún cá rô, bánh cuốn, rươi . - Về Hải Dương thưởng thức chả Rươi: Không như nem công, chả phượng, bào ngư, yến huyết cầu kỳ khó kiếm, chả rươi là món ăn bắt đầu hình thành từ những gì dân giã nhất. Hải Dương được xem là quê hương của món chả rươi đặc sản này. Theo từ điển tiếng Việt: Rươi là con giun đất, thân có nhiều lông tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ, xuất hiện nhiều vào cuối tháng chín đầu tháng mười hàng năm: Hải Dương thuộc vùng châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi những con sông lớn, ăm ắp phù sa cuồn cuộn uốn mình ra biển, chính cái nơi tiếp giáp, gặp gỡ của những con sông này với vùng thuỷ triều lên mạnh tạo nên vùng nước lợ miên man ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Đông Triều, Ninh Giang, đây chính là vùng có nhiều rươi. Rươi không ai nuôi được, ngày thường có vác mai đào xới tung cả vùng đồng triều ngập lợ cũng chẳng tìm nổi một con. Nhưng tháng chín đôi mươi tháng mười mùng năm, lúc bầu trời mây vần vũ như sà xuống thấp, những cánh diều mỏng dính chấp chới dắt díu những hạt mưa lất phất (người quê tôi gọi là mưa mở lỗ rươi), cả vùng bãi triều ngập trong màn nước phù sa nâu nhạt trở thành những ruộng rươi mênh mang. Heo may cứ thổi, mưa cứ rơi, ai đó cứ thở than " Kẻ ăn rươi, người chịu bão" bởi cái sự đau ê ẩm của thân mình, thì vùng ruộng rươi đông như trẩy hội. Cũng thật lạ, không hiểu từ đâu những con vật bé nhỏ thân nửa giun, nửa như rết cứ đùn đùn từ lòng đất chui lên, có con dài tới vài mét. Lên đến mặt nước chúng đứt thành từng đoạn ngắn. Lạ lùng hơn mỗi đoạn ngắn ấy thành một con, con nào cũng có đầu có mắt hẳn hoi, chúng kết lại thành đoàn, dạt theo dòng nước chảy. Người đi vớt rươi chỉ cần dùng lưới, vợt bằng vải màu hay rá rổ, thậm chí cả gầu tát nước đơm chỗ cửa nước chảy là vớt được rươi. Cách vớt này thô sơ, cốt lấy vui làm chính. Còn nếu muốn lấy số nhiều thì phải tốn công hơn một chút. Thông thường người ta khơi bờ ruộng cho nước chảy, giăng mành mành rộng ra theo hình phễu rồi đơm đó vào. Rươi cứ việc theo dòng chảy, ào ạt trôi vô miệng đó. Đứng trên bờ, người ta chỉ việc nâng đó, trút rươi vào thuyền, chở lên mạn ngược gánh đi, cho kịp buổi chợ. Những thúng rươi ngon nhất được đem lên Hà Nội những thành phố lớn bán cho các khách sạn, nhà hàng đặc sản. Loại ngon vừa đem về bán ở các chợ quê. Cách đây vài năm chỉ vài chục ngàn ta có thể mua được một kg rươi. Nhưng một hai năm lại đây rươi hiếm dần, chẳng biết có phải vì nó cũng Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu ngột ngạt không sinh nở được trong môi trường ô nhiễm nên giá đắt khủng khiếp. Một kg rươi ngon ở Hà Nội giá bán có khi lên tới 4- 5 trăm ngàn đồng. Loài thuỷ sinh này còn lạ lùng hơn vì dẫu có đang nổi lên đàn đàn lũ lũ đấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa không cần biết to hay nhỏ thì chỉ sau vài giờ là chúng biến đâu mất sạch (Người quê tôi gọi là những trận mưa lấp lỗ Rươi) Để làm được món chả rươi ngon, khi mua rưoi phải biết chọn lựa. Con rươi thân phải mập, có màu hồng, bò khoẻ trong thúng là những mớ rươi còn tươi ngon. Loại này khi đánh nhuyễn, thân Rươi tan, ta sẽ có một bát bột rươi sánh, ánh vàng kem trứng, khi ăn cho vị ngọt đậm, béo ngậy, còn những con Rươi mầu xanh, thân gày bò yếu là Rươi non, khi đánh ít tan, rán lên sẽ khô, xác. Mỗi món ăn lại có một số gia vị đi kèm để làm nên " Bản sắc". Làm chả rươi, bạn không thể không mua thêm thịt ba chỉ ngon, trứng gà, vịt tươi, lá lốt, hành hoa, thì là, lá gừng, hạt tiêu, mì chính, nước mắm ngon đặc biệt phải có vỏ quýt - một vị mà nếu thiếu nó sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả rươi. Giờ chắc bạn đã hiểu chẳng hề vô tình khi dân gian ngấm nguýt: " Mắm Rươi thì ít, vỏ quýt thì nhiều" . Cách chế biến rươi cũng không đơn giản đâu: Rươi đem về nhà cho vào rổ dày nan, thả nhẹ nhàng vào chậu nước rồi rửa nhẹ tránh làm rươi vỡ ruột. nhặt sạch mùn rác để ráo nước rồi đổ rươi vào âu đũa đánh nhuyễn càng lâu càng ngon. Thịt ba chỉ băm nhỏ, tuỳ theo lượng rươi mà cho nhiều hay ít ( Thường 1 kg Rươi chỉ cho một hai lạng) đập vào đó 2 quả trứng ( gà, vịt đều được); Rau gia vị thái chỉ bằm nhỏ cho vào cùng mì chính, hạt tiêu, nước mắm ngon trộn đảo thật đều là được. Việc rán rươi mỗi nơi mỗi khác, có nơi cho rươi sau khi đã trộn gia vị vào rán luôn, nhưng như vậy Rươi sẽ không ngon, rươi chín không đều dễ bị cháy, khi ăn mất đi vị béo ngậy. Muốn rươi ngon, ta dùng nồi hấp xôi lót lá lốt sau đó cho từng muôi rươi vào hấp bánh. Khi rươi chín đều đóng bánh, ta đem bánh rươi đã được hấp chín cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi khi bánh ngả màu vàng cánh gián đều cả hai mặt, bạn hãy vớt rươi ra. Món chả rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà phía bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm, bạn mới là người "sành điệu" khi đó, bánh chả toả hương thơm ngào ngạt, mùi hương mà đứng cách xa hàng vài trăm mét cũng cảm nhận được thật là quyến rũ cồn cào. Nhón tay bẻ miếng chả Rươi nóng hổi, đặt vào giữa màu xanh non tơ của lá rau diếp, rau thơm cùng lọn bún trắng ngần cuộn lại rồi chấm vào bát nước mắm chắt có tỏi ớt chỉ thiên bằm nhuyễn, thêm chút đuờng, mì chính, chanh tươi . thêm vài giọt nhỏ tinh dầu cà cuống mùa gặt . ta nghe như từ đầu lưỡi vị ngầy ngậy đậm đà của sắc đỏ phù sa, mùi thơm thơm nồng nàn của cây lá vườn nhà . Tất cả mùi vị ấy quyện lại làm nên hương vị đặc trưng của chả rươi, dân giã mà lại quý giá vô cùng. Thêm vài chén rượu nếp cái hoa vàng chưng cất thủ công ủ hũ sành nút lá chuối khô để lâu với vài người bạn tâm giao trong một buổi chiều thu đáng nhớ, câu ca lơ lửng giữa đời " Món ngon nhớ lâu ." chắc sẽ khắc sâu vào tâm khảm, biết đâu thi hứng chợt nổi, bạn lại nẩy ra cả một tứ thơ hay? Đặc biệt hơn nếu vào những ngày tết nguyên đán, giữa tiết trời se lạnh. trên mâm cỗ tết đầm ấm lại có món chả rươi thơm lừng để khoản đãi bạn bè thì thật thú vị. Sẽ rất nhiều người thắc mắc, làm thế nào để tết có Rươi ăn, điều này không khó. Vào vụ rươi chỉ cần sau khi hấp rươi thành bánh, bạn đem bánh rươi rán qua cho khô lại, để nguội rồi xếp bánh Rươi vào hộp nhựa có nắp đậy kín lại, cho vào túi nilon gói chặt xếp vào ngăn tủ đá lạnh. Tết đến xuân về, khi mai đào xoè hoa rực rỡ, bạn chỉ cần lấy rươi từ tủ lạnh ra ngoài cho tan băng, Những bánh rươi khi ấy sẽ tự rời nhau. Bên bếp lửa hồng, những miếng chả rươi nóng hổi toả mùi thơm ngào ngạt quện mùi hương trầm da diết . trong không khí đầm ấm của ngày xum họp, hẳn đây sẽ là món quà quê hiếm có của những ngày đầu xuân Nguyên Chủ Tịch UBND Qua Các Thời Kỳ STT Chủ tịch UBND Thời gian Chức vụ hiện nay 1 P.BT. TS Nguyễn Thị Minh 2008 - 2010 Thứ Trưởng Bộ Tài Chính 2 UVTVTU. Đặng Thị Bích Liên 2010 - nay Chủ tịch Hải Dương Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm giới thiệu . trung bình 1.082,75/km². Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu HẢI DƯƠNG Hải Dương là một tỉnh nằm. nước và nước ngoài thuận lợi. Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu Văn hóa lịch sử - Hải Dương

Ngày đăng: 30/10/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan