Làm thế nào để giúp học sinh thích học văn

2 776 2
Làm thế nào để giúp học sinh thích học văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm thế nào cho học sinh thích học văn? GD-Qua tìm hiểu một số học sinh thì các em cho biết bài tập quá nhiều, môn nào cũng có bài tập, các em làm không xuể, không có thời gian dành cho môn văn, vì thế các em học chỉ để đối phó. Do đó làm thế nào để các em thích học văn? Đây là câu hỏi trăn trở với mọi giáo viên dạy môn văn hiện nay. I. Đặt vấn đề Qua tìm hiểu một số học sinh thì các em cho biết bài tập quá nhiều, môn nào cũng có bài tập, các em làm không xuể, không có thời gian dành cho môn văn, vì thế các em học chỉ để đối phó. Do đó làm thế nào để các em thích học văn? Đây là câu hỏi trăn trở với mọi giáo viên dạy môn văn hiện nay. II. Nội dung chính Sau đây là một số biện pháp có thể giúp các em thích học văn, tùy theo tình hình thực tế mà giáo viên áp dụng: 1/ Thành lập câu lạc bộ văn học để thu hút học sinh năng khiếu (hầu như chưa trường nào trong quận thực hiện được). 2/ Thành lập tủ sách văn học của lớp: học sinh rất thích đọc sách, nhưng không phải em nào cũng có tiền mua sách đọc. Có một số em tìm đến thư viện trong giờ ra chơi, thời gian không nhiều và một số thư viện hiện nay cũng không có nhiều sách, để đủ đáp ứng cho nhu cầu của các em. Vì vậy, ta có thể tập hợp sách mà các em có được để lập thành tủ sách văn học của lớp. Khi nghĩ đến tủ sách thì phải có tủ để đựng sách. Nhưng ở đây không cần tủ đựng sách mà học sinh vẫn có sách để đọc mà giáo viên có thể thực hiện được việc làm này bằng cách sau: - Trước hết giáo viên cho mỗi học sinh tự kê khai các sách mà các em đang sở hữu nộp về cho giáo viên. - Ghi nhận lại, giao lại cho một em trong ban điều hành lớp lập danh sách, bên cạnh tên sách là tên chủ nhân của cuốn sách. Sau đó photo cho cả lớp mỗi em một danh sách. Học sinh nào muốn mượn thì liên hệ trực tiếp với chủ nhân cuốn sách. Khi các em mua thêm được sách mới, thì báo cho giáo viên biết để bổ sung vào danh sách lớp. Làm như thế các em có được nhiều sách để đọc. Đồng thời giáo viên có thể quản lý được việc đọc sách của các em và có thể khuyên bảo kịp thời nếu các em mua phải một quyển sách có nội dung nhảm nhí. 3/ Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa: nên có những chuyến tham quan đi thực tế, vừa giúp các em giảm stress, vừa có tài liệu học tập như thế sẽ tạo hứng thú hơn trong học văn. Nhiều người cho rằng văn chương là lãng mạn, là bay bổng nhưng thực ra nếu không gắn với thực tế, với đời sống hằng ngày và không có những tư liệu phong phú xác thực thì khó có thể thuyết phục người đọc, nhất là những kiểu bài văn nghị luận xã hội hoặc văn thuyết minh. Vì thế tổ chức đi sinh hoạt ngoại khóa rất cần thiết. Điển hình như niên học vừa qua Trường Độc Lập đã tổ chức cho học sinh đi tham quan Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Dinh Thống Nhất và năm nay trường tiếp tục tổ chức cho khối lớp 8 tham quan khu du lịch sinh thái Cần Giờ, nhờ vậy mà học sinh khối lớp 8 đã làm bài văn thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh tương đối tốt. 4/ Giáo viên cố gắng sắp xếp dành một ít thời gian để học sinh tự giới thiệu các tác phẩm văn học (chương trình cũ có). Vì trong chương trình mới các em chỉ được học các đoạn trích mà giáo viên thì không đủ thời gian để giới thiệu cho các em trong các tiết học các đoạn trích này. 5/ Dựa vào việc đa số học sinh rất thích viết lưu bút hay tự bạch để lưu giữ lại những kỷ niệm về bạn bè mình, giáo viên có thể hướng dẫn và khuyến khich các em viết nhật ký, đây chính là thời gian các em suy nghĩ, nắn nót viết lại những gì xảy ra với chính mình, từ đó hình thành dần kỹ năng viết văn (mặc dù các em rất ngại viết nhật ký vì sợ người khác đọc được nhật ký của mình). 6/ Tăng cường cho học sinh xem phim ảnh có liên quan đến tác phẩm mà các em đã học để các em có thể khắc sâu kiến thức, chẳng hạn như phim Tắt đèn, Sao tháng tám… Bởi vì hình ảnh cũng như ngôn ngữ thoại của các nhân vật trong phim sẽ giúp các em nhớ các tình tiết trong tác phẩm lâu hơn khi ta đọc tác phẩm. Chính vì thế mà với phương pháp mới dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên có thể đưa nhiều hình ảnh tư liệu vào trong bài giảng, tiết học sinh động phong phú hẳn lên. 7/ Tập cho các em làm thơ: giáo viên hướng dẫn giảng kỹ cấu trúc từng thể loại thơ để học sinh nắm vững, động viên các em làm và cho điểm. Sau đó lựa những bài hay đóng lại thành một tập san của lớp, hoặc giáo viên lưu giữ lại làm tư liệu cho các năm sau. Chương trình ở lớp 8 có hai tiết hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ (tiết 69+70) cuối chương trình học kỳ I, bài tập 5 trang 165 có yêu cầu làm một bài thơ bảy chữ với đề tài tự chọn. Có nhiều học sinh làm thơ tương đối tốt. 8/ Cung cấp một số địa chỉ trang web về văn học tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm tư liệu, tập cho học sinh tính độc lập, chủ động tránh thói chây lười, ỷ lại vào thầy cô mà bấy lâu nay học sinh thường mắc phải. 9/ Vai trò của người thầy rất quan trọng trong việc giúp học sinh yêu thích môn văn. Vì thế trước hết người thầy cần có tác phong nghiêm túc, mẫu mực, ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ để học sinh có cái nhìn mỹ cảm về thầy. Ngoài ra người thầy cần có giọng nói truyền cảm đủ sức thu hút học sinh lắng nghe lời giảng của thầy. Nội dung bài dạy phải phong phú về mặt kiến thức và ngôn từ sử dụng cũng phải phong phú thì bài giảng mới sinh động. Bản thân người thầy phải có tâm hồn trong sáng gần gũi với học sinh, phải ở vị thế sẵn sàng lắng nghe ý kiến của học sinh, giải đáp thắc mắc của học sinh. Có như thế học sinh mới không cảm thấy chán và sợ học văn. - Kết quả: sau khi tiếp tục áp dụng một số biện pháp đã nêu ở trên, qua một học kỳ, kết quả học môn văn của học sinh tiến triển khả quan so với đầu năm học (96% học sinh trên trung bình). III. Mặt tích cực và hạn chế 1/ Tích cực: phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo sự ham thích, có ý thức trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 2/ Hạn chế: trình độ học sinh không đều, quan niệm lệch lạc coi trọng các môn tự nhiên và ngoại ngữ nhiều hơn các môn xã hội. Ngay cả phụ huynh cũng không đầu tư nhiều cho môn này. Hơn nữa hiện nay trên internet đã có rất nhiều trò chơi rất hấp dẫn khiến cho nhiều học sinh mê chơi, lười học và có học chăng chỉ là để đối phó. IV. Những bài học khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm - Cần quan tâm đầy đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. - Phân công công việc phù hợp năng lực của từng đối tượng học sinh. - Giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể khi làm việc theo nhóm. V. Kết luận Nói tóm lại, đây chỉ là một số biện pháp góp phần cho các em thích học văn, nhưng quan trọng nhất vẫn là người thầy. Người thầy phải làm thế nào để giờ dạy sinh động, học sinh thích học và say mê đi vào khám phá bầu trời ngữ văn. . Làm thế nào cho học sinh thích học văn? GD-Qua tìm hiểu một số học sinh thì các em cho biết bài tập quá nhiều, môn nào cũng có bài tập, các em làm. dành cho môn văn, vì thế các em học chỉ để đối phó. Do đó làm thế nào để các em thích học văn? Đây là câu hỏi trăn trở với mọi giáo viên dạy môn văn hiện nay.

Ngày đăng: 29/10/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan