Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

85 2.7K 16
Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán HTX nông nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU Hợp tác xã (viết tắt là HTX) của bạn có quan tâm tới lợi nhuận không? Chắc hẳn khi kinh doanh, các HTX phải quan tâm tới lợi nhuận và mong muốn lợi nhuận ngày càng cao. Để tăng cường quản lý kinh tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận, HTX cần nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó có Kế toán. Với vai trò quan trọng của Kế toán, Liên minh HTX Việt Nam đã và đang triển chương trình bồi dưỡng kế toán HTX với mục đích cập nhật và nâng cao năng lực kế toán cho các HTX trên toàn quốc. Nhằm phục vụ chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng HTX giai đoạn 2011- 2015, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ HTX – Liên minh HTX Việt Nam đã biên soạn “Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX” với các nội dung cơ bản như sau: Chương 1. Tổng quan về kế toán Chương 2. Chứng từ kế toán Chương 3. Tài khoản kế toán Chương 4. Tính giá và kế toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu Chương 5. Sổ kế toán Chương 6. Báo cáo tài chính Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng các tài liệu về kế toán của Bộ Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính với mong muốn cung cấp những thông tin cập nhật và có độ tin cậy cao. Mặc dù, chúng tôi đã có rất nhiều cố gắng, song do trình độ và thời gian có hạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến góp ý, phê bình của độc giả để tiếp tục hoàn thiện. . TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HTX & DNN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HTX NÔNG NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN HTX NÔNG NGHIỆP Trong một buổi tranh luận với chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tân Tiến về tình hình tài chính của HTX, chủ nhiệm HTX hỏi bạn: “Bạn biết gì về kế toán?”, câu hỏi tưởng như đơn giản, nhưng là một người làm kế toán, bạn sẽ trả lời thế nào cho câu hỏi này? Bài học này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi trên cũng như giúp bạn tìm hiểu về kế toán trong các HTX. Mục tiêu bài học Hướng dẫn học Nắm được bản chất của kế toán, vai trò của kế toán; Các yêu cầu đối với thông tin kế toán. Phân biệt được kế toán tài chính và kế toán quản trị. Hiểu và phân biệt được các khái niệm sau: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập, chi phí. Nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản. Để học tốt bài này, đòi hỏi học viên cần nắm được các yếu tố cơ bản cần cho hoạt động của một HTX. Có kiến thức cơ bản về pháp luật, đặc biệt là những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX. 1.1 Tổng quan về HTX nông nghiệp Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thể sống, chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại v.v Từ thời xa xưa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau v.v nhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện, hoặc làm riêng rẽ không có hiệu quả như phòng chống thiên tai, thú dữ, sâu bệnh, đào kênh dẫn nước, v.v Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất và đời sống. Đặc điểm cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo vụ, việc hợp tác ngẫu nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức hợp tác xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản. Khi nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tát sản xuất ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ, như dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi v.v Trong điều kiện này, từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công – giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan, gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phân công chuyên môn hoá nảy sinh các chuyên ngành, như sản xuất lương thực, hoa, rau, quả, cây công nghiệp như chè, cà phê v.v Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều loại dịch vụ chuyên ngành phục vụ cho nông nghiệp như: cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản v.v. Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự hình thành và phát triển HTX của các hộ, trang trại gia đình nông dân còn xuất phát từ nhu cầu kết hợp để làm tăng sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau chống lại sự chèn ép, lũng đoạn của tư bản độc quyền lớn nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ và trang trại gia đình nông dân. Đây là tầng lớp người có khó khăn hơn và chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro hơn trong xã hội tư bản. Từ góc độ này mà kinh tế hợp tác của nông dân còn được coi là loại hình kinh tế mang bản chất xã hội – nhân đạo. Nó là hình thức kinh tế cần thiết cho những người nghèo có tiềm lực kinh tế yếu hơn trong xã hội chống lại xu hướng chèn ép, “cá lớn nuốt cá bé” trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tàn khốc. Xuất phát từ nhu cầu khách quan và vai trò, vị trí của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới, HTX nông nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Đồng thời, Chính phủ của các nước này đều đã dành sự quan tâm giúp đỡ đáng kể cho khu vực kinh tế HTX. Năm 1844, lần đầu tiên ở nước Đức, những nguyên tắc về HTX được nêu ra là: tự do gia nhập; quản lý dân chủ, thực hiện nguyên tắc “một người – một phiếu”; góp tỷ suất lợi nhuận vào các phần của hội; chia lợi tức tỷ lệ với sự hoạt động của doanh số; trả tiền mặt cho các sản phẩm mua; đào tạo và giáo xã viên không tham gia chính trị và tôn giáo. Đây là cơ sở cho những nguyên tắc hoạt động mà các tổ chức HTX quốc tế đã phê chuẩn sau này. Năm 1847, tổ chức phúc lợi nông thôn đầu tiên ở Đức đã được thành lập, sau đó các HTX nông nghiệp phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế – xã hội quan trọng của Cộng hoà Liên bang Đức. Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ đã ban hành rất sớm các Thông tư, pháp lệnh, luật về HTX. Có nước còn qui định tính hợp hiến của HTX trong hiếp pháp nhằm mục đích hướng dẫn, giúp đỡ nông dân. Khi họ thực sự có nhu cầu thì tự nguyện liên kết với nhau thành HTX để vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Đến nay, ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhiều hình thức kinh tế HTX trong nông nghiệp vẫn được duy trì, phát triển và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, một số nước không thành công ở một số mô hình HTX cụ thể do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Hà Lan, HTX nông nghiệp đã ra đời hơn 100 năm. Ngay từ đầu, các HTX đã thực hiện chức năng thương nghiệp chuyên ngành vì mục tiêu kinh tế. Đa số hộ nông dân tham gia từ 2 – 4 HTX khác nhau. Ngày nay, hệ thống các loại hình HTX ở Hà Lan vẫn phát triển và có vị trí quan trọng đối với lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Thí dụ, với sản phẩm bột khoai tây khu vực kinh tế HTX đã cung cấp 100% số lượng sản phẩm trên thị trường. Tương tự, với sản phẩm bơ là 94%, pho mát 92%, thức ăn gia súc 90%, sữa 87% v.v Ở Mỹ, hệ thống các HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và trở nên cần thiết đối với các chủ trang trại. Ngay từ năm 1914, Nhà nước đã thành lập Cục HTX để hỗ trợ cho khu vực kinh tế này, kể cả việc đảm nhận công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX. Chính phủ liên bang cũng như ở từng bang đều giành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động của Cục HTX. Ngày nay, các Cục HTX tự nguyện và có hiệu quả của các thủ trưởng nông trại có vai trò to lớn trong nền nông nghiệp hiện đại của Mỹ. Ở Nhật Bản, đại đa số nông trại đều tham gia HTX. Từ năm 1947, Chính phủ Nhật bản đã ban hành Luật HTX nông nghiệp. Đến năm 1967, Nhật Bản thông qua chính sách cơ bản về hợp tác hoá nhằm phát triển nông nghiệp. Nhờ vậy, phong trào hợp tác hoá đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Ở một số nước trong khối ASEAN như Inđônêxia, Thái Lan, v.v HTX cũng xuất hiện khá sớm. Chính phủ các nước này cũng đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích việc thành lập HTX hay “hiệp hội” nông dân để giúp đỡ nhau, phát triển sản xuất. Đồng thời, các Chính phủ đều ban hành sự quan tâm hỗ trợ đáng kể cho khu vực kinh tế HTX và các nông trại. Thí dụ, Chính phủ Thái Lan đã thành lập hệ thống “phát triển nông thôn quốc gia” từ cấp trung ương đến cơ sở. Nhà nước Inđônêxia đã nêu rõ chủ trương nền kinh tế quốc dân phải được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ và hợp tác. Nhà nước đề ra những chính sách ưu tiên đối với khu vực kinh tế HTX và đã tiến hành cải tiến HTX theo một số hướng cơ bản như: - Cải tiến tổ chức và quản lý HTX trong phạm vi toàn quốc. - Cải tiến và nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý HTX, đào tạo kỹ năng cho cán bộ điều hành, quản lý HTX. - Chú trọng hơn đến nâng cao vị trí, uy tín của HTX và quyền lợi kinh tế cho xã viên HTX. - Sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về kinh tế của Chính phủ đối với HTX v.v Ở Liên xô (trước đây), các nước Đông Âu và Trung Quốc, phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp được triển khai rầm rộ, rộng rãi và nhanh chóng để thành lập các nông trang tập thể, công xã nhân dân, v.v nhằm mục tiêu đưa nông nghiệp, nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, mô hình HTX “tập thể hoá” đã chứa đựng những yếu tố không phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cơ chế thị trường. Do vậy, trong những năm qua, ở các nước nói trên, khu vực kinh tế này đã và đang tiến hành quá trình “đổi mới”, “cải tổ”. Song, điều đó hoàn toàn không phủ nhận tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Mặc dù các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin không có nhiều điều kiện nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; song, khi nói đến nhiệm vụ đưa nông nghiệp, nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội, các ông đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của hình thức kinh tế hợp tác và coi đó là con đường để đưa nông dân đi tới chủ nghĩa xã hội. Sau khi giành chính quyền, các ông cho rằng, nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước hết phải hướng quyền sở hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể của họ vào con đường hợp tác, không phải bằng bạo lực mà bằng tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội. Rằng, cần tổ chức cho nông dân vào các HTX của chủ nghĩa xã hội, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện. Rằng, chúng ta kiên quyết đứng về phía người tiểu nông, chúng ta phải tìm đủ mọi cách để làm cho số phận của họ được dễ chịu hơn, để cho họ được chuyển sang HTX dễ dàng hơn, nếu họ quyết chuyển như thế và thậm chí để cho họ có thời gian suy nghĩ với tư cách là người sở hữu mảnh đất của họ. Con đường chủ yếu để thu hút nông dân vào lối làm ăn XHCN là hợp tác hoá. Chỉ có thống nhất qua hợp tác hoá mới lôi cuốn được những người sản xuất cá thể vào công cuộc xây dựng XHCN. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác, ăngghen về nông nghiệp, nông dân và hợp tác hoá vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga, Lênin đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quá trình nghiên cứu về con đường hợp tác hoá để đưa nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm Bàn về chế độ HTX, Lênin đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ hợp tác dưới chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ vai trò quan trọng của HTX và cho rằng đó là “bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”. Cũng trong tác phẩm này, Người đã nêu lên phương châm, nguyên tắc xây dựng HTX nông nghiệp, với vai trò, trách nhiệm của Chính quyền Xôviết đối với HTX. Đó là những chỉ dẫn quý báu cho việc đề ra đường lối, chiến lược, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của các Đảng cộng sản sau khi giành chính quyền. Vận dụng tư tưởng của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN ở nước ta. Người khẳng định, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải bắt đầu từ nông dân. Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, nông nghiệp một phần lớn. Muốn cho nông nghiệp và nông dân giàu lên cần phải xây dựng HTX. Nói về sự cần thiết khách quan, ý nghĩa của HTX trong nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Tuy cách làm thì có khác nhau ít nhiều, nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau… trong lời tuyên ngôn của HTX Anh đã nói: “Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hoá ra anh em… làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói tranh cạnh. Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây… Tục ngữ An Nam có những câu: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao”. Lý luận HTX đều ở trong những điều ấy”. Từ ý nghĩa đó, Người kêu gọi nông dân: “Muốn làm hòn núi cao, phải vào tổ đổi công và HTX”, vì nhiều người họp lại thì làm được nhiều, được tốt, “nông dân ta mới có thêm sức để cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất. Do đó mà đưa nông thôn… đến chỗ ấm no, sung sướng”. Hợp tác tạo nên sức mạnh của tập thể, giúp các hộ nông dân thực hiện những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện, hoặc thực hiện kém hiệu quả hơn hợp tác, như phòng chống thiên tai, xây dựng công trình thuỷ nông, phòng trừ sâu bệnh v.v Ngoài mục tiêu kinh tế, hợp tác còn thực hiện các mục tiêu xã hội quan trọng. Theo Hồ Chí Minh, hợp tác góp phần xây dựng tình đoàn kết xóm làng, tinh thần tương thân tương ái nhằm xây dựng cộng đồng xã hội tốt đẹp ở nông thôn. Nhờ vậy mà tạo nên sức mạnh có thể vượt qua khó khăn, trở ngại trong sản xuất đời sống, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đối với nước ta, mục đích việc tổ chức HTX còn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh”. Vì vậy, HTX là con đường đưa nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là mục đích riêng và mục đích chung của việc xây dựng HTX. Thực tế lịch sử thế giới hơn 100 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm về sự cần thiết khách quan của quan điểm về sự cần thiết khách quan của kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày nay, kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới với lực lượng quan trọng, bao gồm hơn 760 triệu xã viên và một tổ chức quốc tế – Liên minh HTX quốc tế (ICA) (Việt Nam chính thức tham gia ICA từ năm 1988). Ở Việt Nam, gần nửa thế kỷ qua, phong trào hợp tác hoá trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ cao điểm cả nước có hàng trăm ngàn tổ chức kinh tế hợp tác, bao gồm cả HTX và các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn như: tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác, tổ đổi công, v.v thu nạp tới hơn 90% số hộ nông dân và hơn 80% diện tích canh tác, gần 90% số hộ tiểu thương, tiểu chủ và những người lao động cá thể. Nhờ vậy mà kinh tế hợp tác, HTX đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Tuy vậy, mô hình HTX “kiểu cũ” ngày càng tỏ ra không phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, phong trào hợp tác hoá chuyển sang giai đoạn suy thoái, tan rã. Đồng thời, với quá trình nêu trên, trong thực tế lại diễn ra một xu hướng trái ngược. Trong khi nhiều hộ nông dân không thiết tha với HTX “kiểu cũ” thì không ít hộ lại gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cá thể do không thể tự lo được tất cả các khâu sản xuất, như giống, vốn, thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh, tiêu thụ sản phẩm, v.v Chính từ thực tế đó, nông dân ở nhiều địa phương đã tự nguyện góp vốn và công sức hình thành các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng để giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Rõ ràng là trong khi mô hình HTX “kiểu cũ” tan rã thì các hình thức kinh tế hợp tác do nông dân tự nguyện thành lập xuất phát từ nhu cầu thực sự của họ đã phát huy tác dụng, được nông dân thừa nhận và tích cực tham gia. Thực tế đó một lần nữa chứng minh tính đúng đắn, khoa học về sự cần thiết khách quan phải phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Không thể vì những thiếu sót, sai lầm của mô hình HTX “kiểu cũ” mà phủ nhận vai trò, tác dụng và sự cần thiết tất yếu của nó trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Điều quan trọng là phải tôn trọng các nguyên tắc và lựa chọn các mô hình kinh tế phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả cho kinh tế hộ nông dân. Tại Điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 29/3/1997 của Chính Phủ “Hợp tác xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. Cùng với quan điểm về hợp tác xã nông nghiệp như Nghị định 43/CP ngày 29/3/1997, Thông tư liên tịch 74/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp hướng dẫn chế độ quản lý tài chính HTX nông nghiệp và Thông tư 24/2010/TT-BTC ngày 23 tháng 02 năm 2010 hướng dẫn chế độ kế toán cho HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối đều nhóm các hợp tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối thành một nhóm, gọi chung là HTX nông nghiệp. Vì thế, các nội dung trong tài liệu này áp dụng cho các HTX nông nghiệp nói chung, gồm HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối. 1.2 Tổng quan về kế toán HTX nông nghiệp 1.2.1. Bản chất của kế toán Khái niệm kế toán Có nhiều quan điểm khác nhau về kế toán: Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phản ánh, tổng hợp theo một cách riêng có bằng chứng về những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”. Theo Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế: “Một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp, đơn vị mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện các ghi chép tài chính”, . Tại Việt Nam, theo Điều 4, Luật Kế toán năm 2003, “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Chức năng của kế toán: Chức năng phản ánh và chức năng giám đốc. Chức năng phản ánh (chức năng thông tin): Chức năng phản ánh được biểu hiện ở việc kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn bao gồm cả giai đoạn trước khi thành lập và trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Từ đó, kế toán tiến hành cung cấp thông tin kinh tế cho từng đối tượng kế toán để ra các quyết định quản lý, đầu tư, cho vay… Chức năng giám đốc (chức năng kiểm tra): Chức năng giám đốc (giám sát và đôn đốc) thể hiện ở việc thông qua các số liệu đã được phản ánh, kế toán nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá, kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp, việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhằm giúp cho hoạt động mang lại hiệu quả cao. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Phản ánh là cơ sở của giám đốc, đồng thời thông qua giám đốc sẽ giúp việc phản ánh được chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn. Hai chức năng này được thể hiện bởi một hệ thống các phương pháp của kế toán như chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, ghi sổ kép, tính giá, tổng hợp-cân đối. Lưu ý: Với hai chức năng phản ánh và giám đốc, kế toán trở thành một công cụ quan trọng trong quản lý của bản thân các đơn vị kế toán. Nó cũng rất cần thiết và quan trọng đối với các đối tượng có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của HTX như Ngân hàng, Nhà nước, xã viên, .

Ngày đăng: 29/10/2013, 15:36

Hình ảnh liên quan

- Phản ánh thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Bao gồm: Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,... - Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

h.

ản ánh thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Bao gồm: Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, Xem tại trang 16 của tài liệu.
Nguồn vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán, gồm vốn của Nhà đầu tư (xã viên), thặng dư vốn cổ phần (nếu có), lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận chưa  phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

gu.

ồn vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán, gồm vốn của Nhà đầu tư (xã viên), thặng dư vốn cổ phần (nếu có), lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản Xem tại trang 18 của tài liệu.
BẢNG I: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA HTX THẮNG LỢI NĂM 2008 (KÝHIỆU I) - Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

2008.

(KÝHIỆU I) Xem tại trang 75 của tài liệu.
BẢNG II: BÁO CÁO DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LÃI HTX THẮNG LỢI NĂM 2008 (KÝHIỆU II) - Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

2008.

(KÝHIỆU II) Xem tại trang 78 của tài liệu.
BẢNG II: BÁO CÁO DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LÃI HTX THẮNG LỢI NĂM 2008 (KÝHIỆU II) - Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX

2008.

(KÝHIỆU II) Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan