quy chế hoạt động nhà trường

8 446 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quy chế hoạt động nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Krông Nô Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường THCS NâmN’Đir Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc  QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR    Nâm N’Đir Ngày 25 tháng 10 năm 2010 hòng GD&ĐT Krông Nô Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường THCS Nâm N’Đir Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Số: … /QC-TH Nâm N’Đir, Ngày 3 tháng 10 năm 2010 QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG - Căn cứ vào điều lệ trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp - Căn cú vào chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ nhà trường - Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường Trường THCS Nâm N’Đir quy định quy chế hoạt động của nhà trường như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Nhà trường là đơn vị sự nghiệp được thành lập do quyết định của ủy ban nhân dân huyện. là đơn vị có trách nhiệm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho địa phương, tham mưu với các cấp lãnh đạo, vận động nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học trong nhà trường. Đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Điều 2: Mọi hoạt động của nhà trường phải tuân theo điều lệ trường học do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng trường Những vấn đề sau đây phải được hội đồng trường quyết định - Kế hoạch hoạt động của nhà trường hàng năm, từng học kỳ đều được thông qua hội đồng trường thống nhất ban hành giao cho hiệu trưởng thực hiện - Những kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học của nhà trường - Thành lập chia tách tổ chuyên môn. - Tổ chức các hoạt động giáo dục, phong trào đoàn đội, quyết ngân sách chi cho hoạt động dạy học từ quỹ phu huynh. Điều 4: Trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. - Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường, Bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ hành chính và các thành viên trong nhà trường - Phê duyệt kể họach của tổ chuyên môn trong nhà trường - Quản lý hoc sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của bộ - Quản lý giáo viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh giá giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dung giáo viên, nhân viên - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường - Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định cuả pháp luật. - Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy đinh trong khoản 1điều 19 trong điều lệ trường học. Điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu phó. - Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công - Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao - Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; xây dựng kế hoạch, tham mưu với hiệu trưởng để phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên - Có trách nhiệm duyệt kế hoạch và chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn - Tổ chức kiển tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; tham mưu cho hiệu trưởng khen thưởng, kỷ luất đối với giáo viên và học sinh. - Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 6: Trách nhiệm và quyền hạn của thư ký nhà trường. - Tham mưu cho hiệu trưởng ban hành các quyết định văn bản chỉ đạo thực hiện các niệm vụ hoạt động trong nhà trường. - Tổ chức các cuộc họp theo chỉ đạo của hiệu trưởng và ghi chép văn bản cuộc họp - Có quyền thông báo và yêu cầu CBCNV và giáo viên báo cáo các số liệu khi cần thiết và tổng hợp các số liệu báo cáo của giáo viên, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - Tham mưu xử lý các công văn đi đến cho hiệu trưởng; thay mặt BGH điều hành các hoạt động trong nhà trường khi được ủy quyền. Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng, tổ pho chuyên môn a. Tổ trưởng - Chịu sự quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân của giáo viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình của bbộ giáo dục và đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cuả giáo viên, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ mình. - Tham mưu cho hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và học sinh giỏi. - Xây dựng và thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp giáo dục và nâng cao chất lượng các môn học do mình phụ trách. - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn mỗi tháng 2 lân. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. - Được quyền kiểm tra và dự giờ giáo viên đột xuất khi cần thiết. b. Tổ phó - Cùng tổ trưởng chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ quản lý chuyên môn của tổ mình. - Tham mưu cho tổ trưởng về công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong tổ giúp tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Điều 8: Trách nhiệm và quyền hạn của tổng phụ trách đội - Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác quản lý và giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh. - Xây dựng kế hoạch hoạt động đội, tham mưu nhà trường tổ chức các hoạt động TDTT, văn nghệ, đố vui để học, xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, giúp bạn nghèo vượt khó….v.v. - Tổ chức tập luyện nghi thức đội và các hoạt động đội cho giáo viên và ban chấp hành các chi đội. - Đề xuất nhà trường khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sác trong phong trào đội. - Tham gia với BGH để đánh giá nhận xét giáo viên, và học sinh. Điều 9: Đối với giáo viên - Thực hiện nhiệm vụ và quyền của giáo viên theo điều 31, điều 32, 34, 35, 36 của điều lệ trường học năm 2007. - Có trách nhiệm quản lý và giáo dục học sinh trong giờ dạy và trong các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. - Tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức - Có trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất trong nhà trường và xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, giữ gìn vệ sinh trường lớp. - Được quyền đè xuất mua sắm tài liệu phục vụ cho việc dạy học với nhà trường - Cùng với phụ trách đội tổ chức điều hành các hoạt động sinh hoạt đội cho học sinh, quản lý học sinh lớp mình khi tham gia các hoạt động sing hoạt tập thể do nhà trưong tổ chức Điều 10: Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên hành chính a. Đối với kế toán - Chịu trách nhiệm quản lý tài chính trước hiệu trưởng; Tham mưu cho hiệu trưởng về kế hoạch thu chi các khoản quỹ trong nhà trường. Lưu trữ hồ sơ, quản lý cơ sở vật chất, khấu hao tài sản theo quy định của nhà nước. - Chịu trách nhiệm pháp lý về quản lý tài chính, bảo đảm việc thu chi đúng nguyên tắc tài chính. Thực hiện kịp thời các chế độ cho cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường theo chính sách của nhà nước, bảo đảm quyền lợi cho CBCNV. - Tham mưu cho hiệu trưởng quyết định mua sắm tài sản nhà trường bảo đảm hợp lý. b. Đối với văn thu, thủ quỹ - Chịu trách nhiệm hoàn thành và quản lý hồ sơ nhà trường theo điều lệ trường học trước hiệu trưởng. Quản lý việc lưu trữ hồ sơ và cấp phát văn bằng cho học sinh. - Bảo đảm thực hiện sử lý công văn đi đến. - Có trách nhiệm quản lý tiền mặt trong nhà trường. c. Đối thư viện - Chịu trách nhiệm quản lý tài liệu và trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà trường. - Theo dõi việc mượn và sử dụng tài liệu phục vụ dạy học của giáo viên. Thực hiện việc nhận và cấp phát sách vở cho học sinh. - Có quyền yêu cầu bồi thường đối với những người làm mất các tài liệu và trang thiếc bị phục vụ dạy và học theo giá thị trường. d. Đối với bảo vệ - Có trách nhiệm bảo vệ tài sản trong nhà trường, bảo đảm trật tự an ninh trong khuôn viên trường, tu sữa những hư hỏng nhỏ trong nhà trường. - Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về bảo vệ tài sản. - Đề xuất cấp kinh phí chi sữa chữa cơ sở vật chất trong nhà trường. Chương III CHẾ ĐỘ, CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG Điều 11: Chế độ sinh hoạt + Họp giao ban giữa BGH, CĐ, ĐTN, Các Tổ Trưởng một lần trên tháng vào các ngày 25 đến 30 hàng tháng. + Mỗi tháng họp hội đồng giáo dục trường 1 lần vào các ngày từ ngày 1 đến ngày 6 hàng tháng và họp chủ nhiệm khi cần thiết. + Chuyên môn sinh hoạt một tháng 1 lần sau họp hội đồng giáo dục. Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần trên tháng do tổ trưởng bố trí. Điều 12: Chế độ thông tin hai chiều - Ban giám hiệu bảo đảm chế độ thông báo và giao nhiệm vụ cho từng tổ chuyên môn và cá nhân CBCNV cụ thể qua kế hoạch hoạt động hàng tháng. Và chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ của ngành chỉ đạo. Báo cáo viêc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường với cấp trên bằng văn bản do thư ký tổng hợp. - Tất cả các tổ chức trong nhà trường phải báo cáo bằng văn bản những nhiệm vụ đã hoàn thành, và chưa hoàn thành lý do và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới về nhà trường thông qua thư ký tổng hợp báo cáo hiệu trưởng để nhà trường chỉ đạo. - Mọi hoạt động điều động dạy thay, tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn, Tổ chức các hoạt động phong trào, giao lưu của các đoàn thể đều phải thông qua và phải được sự đồng ý của hiệu trưởng. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên báo cáo tình hình học sinh của lớp mình với hiệu trưởng 2 tuần 1 lần. - Hàng tháng kế toán báo cáo tình hình thu chi ngân sách nhà nước và quỹ phu huynh bằng văn bản về cho hiêu trưởng. Điều 13: Chế độ kiểm tra - Mỗi tháng kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nhiệm vụ được giao và công tác giáo dục học sinh một lần. - Kiểm tra đột xuất đối với những giáo viên có biểu hiện thiếu tích cực, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. - Thanh tra toàn diên 30% CBGV trên một năm. - Kiểm tra việc chấm điểm, ghi điểm, cộng điểm và xếp loại 2 mặt đối với học sinh của giáo viên định kỳ 2 lần trên một học kỳ và đột xuất khi cần thiết. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát việt thu chi và các chứng từ tài chính, việc quản lý và lập các hố sơ nhà trường các nhằm khắc phục sữa chữa những thiếu sót. - Trước khi kiểm tra người được phân công kiểm tra và đối tượng được kiểm tra phải có văn bản hướng dẫn tự báo cáo và báo cáo kiểm điểm của người được kiểm tra. Kiểm tra trung thực, khách quan bảo đảm phát huy tốt. Điều 14: Chế độ làm việc và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân a. Đối với cán bộ quản lý - Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công, đảm nhiệm. Tham gia trực quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường nắm bắt các diễn biến dạy học trong giờ hành chính. Có trách nhiệm đôn đốc CBGV thực hiện tốt quy chế chuyên môn. - Trong thời gian trực được quyền lập biên bản đề nghị hiệu trưởng kỷ luật đối với những người vi phạm. - Có trách nhiệm ghi lại một cách trung thực các vấn đề xảy ra trong thời gian trực vào sổ theo dõi của nhà trường. b. Đối với giáo viên và nhân viên - Chấp hành tốt mọi giờ giấc quy định, phải đến trước 15 phút để chuẩn bị cho công việc giảng dạy. Dạy đúng thời gian quy định của ngành. Tham gia tích cực vào các hoạt động khác do nhà trường điều động. - Có trách nhiệm giáo dục học sinh ở mọi lúc mọi nơi, tham gia với tổng phụ trách đội quản lý học sinh trong giờ chào cờ và giờ sinh hoạt đội theo yêu cầu của nhà trường. - Hàng tuần ngoài những giờ lên lớp ít nhất phải có 2 tiết dự giờ để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau, phải tham gia tích cực các hoạt động phong trào do đoàn và công đoàn tổ chức. - Thường xuyên nghiên cứu làm đồ dùng dạy học, viếc sáng kiên kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (ít nhất một năm có 2 đồ dùng mới và một sáng kiến có giá trị ứng dụng cao) - Giáo viên chủ nhiệm ngoài tiết dạy trên lớp được nhà trường phân công, phải tham gia chỉ đạo sinh hoạt 15 phút đầu buổi với học sinh mỗi tuần từ 4 buổi trở lên. Một năm phải đến thăm gia đình học sinh ít nhất được 50% số học sinh. Để hiểu rõ được hoàn cảnh gia đình học sinh có biện pháp phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh. - Các nhân viên khác phải bảo đảm giờ hành chính 8 tiếng trên ngày và tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào trong nhà trường. Chương IV CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC TRONG NHÀ TRƯỜNG Điều 15: Giữa ban giám hiệu với các đoàn thể - Ban giám hiệu chịu mọi sự lãnh đạo hướng dẫn của huyện, của lãnh đạo phòng giáo dục về việc chấp hành các nhiệm vụ năm học do ngành triển khai chỉ đạo. - Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn, hành chính thực hiện các nhiệm vụ năm học để đạt hiệu quả kế hoạch đề ra. Trực tiếp phê duyệt mọi kế hoạch của tổ chuyên môn. Phối hợp với Công Đoàn và Đoàn thanh niên triển khai kế hoạch nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ do nghị quyết chi bộ đề ra. - Các tổ chuyên môn có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của tổ với BGH và trình bày kế hoạch hoạt động của tổ xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường. Điều 16: Giữ HT, phó HT với tổ trưởng tổ chuyên môn và thư ký hội đồng - Hiệu phó cùng tham mưu cho hiệu trưởng và cùng bàn bạt mốt số vấn đề cơ bản về phân công nhiệm vụ cho giáo viên, bố trí nhân sự, xây dựng kế hoạch cho sự phát triển của nhà trường. Đồng thời chấp hành mọi sự phân công của hiệu trưởng. Thay mặt hiệu trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về sự quản lý chuyên môn. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng về công tác chuyên môn với hiệu trưởng. - Tổ trưởng tổ chuyên môn phải chấp hành sự quản lý của hiệu trưởng đồng thời chịu sự phân công nhiệm vụ của phó hiệu trưởng, hàng tháng tham gia họp giao ban cùng với HT và phó hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch họat động. Trong trường hợp cần thiết trực tiếp gặp hiệu trưởng để xin ý kiến chỉ đạo. Thay mặt hiệu trưởng điều hành quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên và báo cáo kết quả bằng văn bản cho hiệu trưởng thông qua thư ký nhà trường. - Thư ký nhà trường tham mưu cho hiệu trưởng về các văn bản báo cáo với cấp trên và thay mặt hiệu trưởng triển khai yêu cầu các tổ chức, cán bộ, giáo viên báo cáo những nội dung cần thiết cho công tác tổng hợp báo cáo. Điều 17: Giữa hiệu trưởng với CNV và giáo viên - Giáo viên phải chấp hành mọi sự điều động của hiệu trưởng thông qua thư ký nhà trường và tổ trưởng tổ chuyên môn - Giáo viên chịu sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng tổ chuyên môn và chịu sự điều hành của tổ trưởng. Mọi ý kiến đề xuất phải thông qua tổ trưởng để trình lên nhà trường. - Trao đổi ý kiến trực tiếp với hiệu trưởng trong các cuộc họp hoặc gặp mặt trực tiếp khi cần thiết phải báo cáo. - Không xem trước các công văn của cấp trên gửi về cho nhà trường khi chưa được sự đồng ý của hiệu trường. Mọi công văn nhận được phải giao lại kịp thời cho văn phòng nhà trường bảo đảm còn nguyên niêm phong. - Chỉ được phép vắng mặt tại trường trong giờ lao động khi được sự đồng ý của hiệu trưởng ( trừ trường hợp ốm đột xuất ) không giải quyết việc xin phép qua điện thoại. - Không được tham gia các hoạt động phong trào cho các tổ chức ngoài nhà trường khi chưa được sự đồng ý của ban giám hiệu ( Hiệu trưởng ). - Được phép trao đổi tâm tư nguyện vọng với BGH ngoài giờ hành chính. Điều 18: Giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh - Mọi hoạt động phong trào do tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên triển khai phải có sự thống nhất với nhà trường, Cùng nhà trường xem xét khen thưởng hoặc kỷ luật đối với CBCNV và học sinh. - Việc xây dựng kế hoạch thu chi các khoản quỹ huy động đóng góp từ phụ huynh phải có sự thống nhất giữa nhà trường với ban đại diện hội phụ huynh. - Mỗi học kỳ ban đại diện hội cha mẹ học sinh và BGH hội ý một số công việc ít nhất là 2 lần nhằm triển khai một số công việc cần thiết và trao đổi những tâm tư nguyện vọng của giáo viên đối với hội, những ý kiến đề xuất của phụ huynh đối với nhà trường nhằm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. - Hội hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyên truyền phụ huynh quan tâm đến sự nghiêp giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của nhà trường cũng như của các tổ chức trong nhà trường nhằm động viên CBCNV. Điều 19: Giữa Nhân viên văn phòng với giáo viên - Nhân viên văn phòng quản lý hồ sơ học sinh, cho giáo viên mượn theo thời gian quy định hoặc khi có kế hoạch của nhà trường để hoàn tất hồ sơ học sinh. Giáo viên có trách nhiệm bảo quản trong thời gian làm hồ sơ và hoàn trả sửa khi hoàn thành công việc. Việc giao nhận phải có văn bản ký nhận của hai bên. - Giáo viên có trách nhiệm giao nộp các hồ sơ cá nhân đầy đủ trước ngày 5 tháng 6 hàng năm để nhân viên bảo quản lưu trữ. Nhân viên có trách nhiệm nhắc nhỡ và đề nghị lên hiệu trưởng trong trường hợp giáo viên không chấp hành đúng thời gian quy định. - Giáo viên chủ nhiệm hàng tháng phải đối chiếu việc giao nộp các khoản quỹ với kế toán nhà trường một lần. Kế toán có quyền yêu cầu giáo viên hoàn nộp các khoản quỹ bằng hình thức trừ lương khi giáo viên thu quỹ từ học sinh nhiều nhưng chưa nộp về trường - Kế toàn nhà trường có trách nhiệm giải quyết chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác theo quy định của nhà nước cho cán bộ nhân viên và giáo viên trong nhà trường, giải thích rõ các thắc mắc của giáo viên Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20: - Căn cứ vào các quy định tại quy chế ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng tổ chuyên môn, hành chính và các cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng nhà trường hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức cá nhân chấp hành và chịu sự lãnh đạo quản lý của nhà trường theo các nội dung của quy chế này - Quy chế này là căn cứ để hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật thực hiện nhiệm vụ xem xét xếp loại hàng năm . - Quy chế được thông qua tại hội nghị cán bộ công nhân viên trường THCS Nâm N’đir ngày … tháng 10 năm 2010 Nơi nhận - Phòng GD&ĐT ( B/c) TM BGH nhà trường - Các tổ chức trong nhà trường ( T/ hiện ) Hiệu Trưởng - Mỗi CBCNV giáo viên ( T/hiên) - Lưu VT . giáo viên trong nhà trường Trường THCS Nâm N’Đir quy định quy chế hoạt động của nhà trường như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Nhà trường là đơn. chi sữa chữa cơ sở vật chất trong nhà trường. Chương III CHẾ ĐỘ, CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG Điều 11: Chế độ sinh hoạt + Họp giao ban giữa BGH, CĐ,

Ngày đăng: 29/10/2013, 05:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan