Phân hóa môn âm nhạc

12 733 7
Phân hóa môn âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC. I/ Đặt vấn đề: 1/Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm: Âm nhạc là một phân môn được coi là môn năng khiếu, vì nó đòi hỏi học sinh phải biết mô phỏng lại được các âm thanh theo các âm vực khác nhau trong cùng một giai điệu. Tuy nhiên không phải em nào cũng thể hiện được và từ đó phát sinh ra nhiều đối tượng học hát khác nhau. Để tất cả các em được học và học được môn âm nhạc thì người giáo viên phải biết cách giảng dạy sao cho phù hợp với tất cả đối tượng học sinh trong cùng một tiết dạy nhằm đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng và phát huy được tính sáng tạo trong các em. Vì thế phân hoá đối tượng học sinh là một phương pháp nhằm giúp giáo viên đảm bảo được các yêu cầu trên.Nhưng cần phải hiểu phân hoá không phải là phân loại đối tượng học sinh mà là một phương pháp nhằm truyền đạt kiến thức sao cho phù hợp với từng đối tượng nhằm giúp các em học được và phát triển tốt khả năng hát nhạc. Vì vậy phân hoá đối tượng học sinh là một phương pháp giúp giáo viên thành công trong dạy nhạc.Để thực hiện được tốt, bước đầu cần làm là cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng đối tượng, cũng như khả năng tư duy, cảm thụ và diễn đạt âm nhạc, đồng thời tích cực hoá việc học nhạc của học sinh. 2/ Xuất phát việc viết sáng kiến kinh nghiệm . a/ Tầm quan trọng của môn âm nhạc. Âm nhạc là một trong những phân môn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện như: khả năng nghe, nhìn, tiếp thu và cảm nhận các âm vực, giai điệu và sắc thái của âm thanh, khả năng kết hợp điều khiển cùng lúc các hoạt động, rèn luyện tính tự tin, kích thích óc sáng tạo, khả năng giao tiếp.v.v , nên trong giảng dạy không thể xem nhẹ, hay dạy một cách qua loa trong việc phát huy khả năng cho từng đối tượng. b/Do điều kiện. - Phía học sinh: Thời gian học hát của các em quá ít, mỗi tuần chỉ có một tiết. Do đó khả năng học thuộc bài hát là rất hạn chế dẫn đến việc hát đúng, hát hay là chưa cao. Bên cạnh đó lứa tuổi các em chỉ thích vui chơi nô đùa là chính, các em học nhạc chỉ vì vui, chỉ vì hát là sở thích nên các em ít khi thể hiện rõ nét khả năng học nhạc của mình. -Phía gia đình: Gia đình chỉ chú trọng vào việc học toán, tiếng việt .v.v là chính, chưa thấy được tầm quan trọng của môn âm nhạc nên chưa quan tâm đến việc học hát của các em. - Phía giáo viên: Đối với giáo viên không chuyên thì lại dạy quá nhiều môn và bị đặt nặng vào việc dạy toán và tiếng việt, bên cạnh đó họ còn thiếu đi phương tiện hổ trợ trong dạy hát như máy cassett, khả năng chuyên môn về nhạc còn nhiều hạn chế. Còn giáo viên chuyên thì được đào tạo quá ngắn hạn nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng đàn organ để hổ trợ hát cho học sinh. Phần lớn là tự học, tự tìm kiếm kiến thức để hỗ trợ cho phương pháp và tay nghề chuyên môn của mình. II/ Nội dung biện pháp giải quyết: Từ những nguyên nhân trên đã tạo ra các dạng đối tượng học sinh khác nhau nên việc giảng dạy âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn. Do đó qua nhiều năm nghiên cứu và nhất là những năm dạy chuyên nhạc tôi đã tìm ra một số biện pháp tích cực và cụ thể trong việc phân hóa đối tượng học sinh nhằm giúp cho từng đối tượng đó được hát và hát được. 1 Để phân hoá đối tượng học sinh tôi thực hiện như sau: 1/ Nắm lại các yếu tố cần thiết khi giảng dạy. a/Đối tượng học sinh. - Đầu năm học cũng như trong từng tiết dạy cụ thể tôi thường cho các em xung phong lên hát để xem thực trạng học hát của các em như thế nào, từ đó phân ra các dạng đối tượng trong từng lớp học. Trong trường hợp nầy tôi cần chú ý tìm ra được những đối tượng ảo, những đối tượng nầy hát được nhưng lại không chịu thể hiện khả năng của mình. - Sau khi nắm chắc một loạt đối tượng tôi bắt đầu phân hoá đối tượng học sinh, lên kế hoạch thực hiện các phương thức hoạt động dạy học cùng với kinh nghiệm bản thân để có một kế hoạch giảng dạy thích hợp. - Tiến hành kiểm tra việc thuộc nhạc của học sinh để thấy được các em có khả năng cảm thụ âm nhạc ở mức độ nào. Tôi thấy đây là bước quan trọng để hạn chế việc phân hoá nhầm và từ đó có được một kế hoạch cụ thể và phù hợp. b/ Cấu trúc chương trình cũng như chuẩn kiến thức kỹ năng. * Cấu trúc chương trình. Nhìn vào cấu trúc chương trình của từng khối lớp ta thấy chúng giống nhau về số tiết dạy của cả năm, mỗi bài được dạy trong hai tiết. Nội dung cấu trúc chương trình mang tính đồng tâm và được nâng dần theo từng khối lớp. Ví dụ: +Lớp 1: Một năm học có 35 tiết, mỗi bài được dạy 2 tiết, các bài hát thuộc nhịp @ , chủ yếu thuộc giọng pha và đô trưởng.Nhìn chung giai điệu tương đối dễ đối với học sinh. +Lớp 2: Một năm học có 35 tiết, mỗi bài được dạy 2 tiết, có một số bài hát thuộc nhịp @ ,một bài nhịp #,một bài nhịp $, các bài hát thuộc giọng pha, đô và son trưởng.Nhìn chung giai điệu tương đối dễ đối với học sinh. +Lớp 3: Một năm học có 35 tiết, mỗi bài được dạy 2 tiết, có 8 bài thuộc nhịp @ ,một bài nhịp #,một bài nhịp $, đa số các bài hát thuộc giọng trưởng có một bài thuộc giọng thứ.Các em bắt đầu làm quen với khuông nhạc, tên nốt và hình nốt. Tính chất khó trong giai điệu được nâng lên. +Lớp 4: Một năm học có 35 tiết, mỗi bài được dạy 2 tiết, có 8 bài thuộc nhịp @ ,một bài nhịp #, một bài nhịp $, đa số các bài hát thuộc giọng trưởng có một bài thuộc giọng thứ. Tính chất khó trong giai điệu được nâng lên. Các em còn được học phần đọc nhạc, bước đầu làm quen với 6 nốt nhạc đô, rê, mi, pha, son, la với các hình tiết tấu chủ yếu là trắng, đen, móc đơn. Có 8 bài tập đọc nhạc đều thuộc nhịp @ . +Lớp5: Một năm học có 35 tiết, mỗi bài được dạy 2 tiết, có 8 bài thuộc nhịp @ ,một bài nhịp #, một bài nhịp $, đa số các bài hát thuộc giọng trưởng có một bài thuộc giọng thứ. Tính chất khó trong giai điệu được nâng lên. Các em còn được học phần đọc nhạc, bước đầu làm quen với 7 nốt nhạc đô, rê, mi, pha, son, la, si với các hình tiết tấu chủ yếu là trắng, đen, móc đơn và dấu chấm vôi. Có 8 bài tập đọc nhạc 7 bài thuộc nhịp @ và một bài thuộc nhịp # . *Chuẩn kiến thức kỹ năng. -Nhìn chung chuẩn kiến thức là một trong những yếu tố nền tảng làm cơ sở trong giảng dạy cho giáo viên. Tuy nhiên yếu tố cần thiết để đạt được chuẩn và nâng cao khả năng tư duy của hoc sinh lại là phương pháp, kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên, dạy như thế nào để tất cả các đối tượng đều đạt chuẩn và từ chuẩn phát triển tư duy. 2 -Như vậy ta có thể so sánh chuẩn giống như cái nền của ngôi nhà, từ cái nền đó giáo viên tự xây dựng cho các em những ý tưởng về kiểu dáng cũng như cách trang trí ngôi nhà sao cho phù hợp với từng đối tượng - Thực hiện như thế chúng ta đã cho các em đạt được cái cần đạt và từ đó phát huy khả năng sáng tạo của từng đối tượng theo từng giai đoạn phát triển của lứa tuổi cũng như cấu trúc chương trình. 2/Biện pháp thưc hiện. *Các biện pháp hỗ trợ cho viêc phân hoá đối tượng học sinh. Để thực hiên tốt việc phân hoá đối tượng học sinh tôi có các biện pháp hổ trợ như sau: a/ Học thuộc lời. -Đầu tiên tôi dựa vào chuẩn kiến thức để làm nền tảng chung cho cả lớp sau đó đi vào sự phân hoá cho phù hợp với từng đối tượng. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó là cái cơ bản để học sinh hát được. Có thuộc lời các em mới có thể hát đúng giọng và tạo được sự tự tin trong biểu diễn. Để giúp các em thuộc lời tôi thực hiện bằng cách: +Thực hiện kỹ phần chuẩn bị bài của học sinh. Ví dụ: Để dạy bài mới trong tiết một thì phần dặn dò của tiết hai trước đó tôi dành ra một phút đàn và hát cả bài cho các em nghe nhằm giúp bước đầu hình thành giai điệu và làm cơ sở để các em tập hát ở nhà trước. Thực hiện cách này tôi thấy hiệu quả rất tốt. +Đến phần dạy bài mới tôi thực hiện: .Viết trước bài hát lên bảng .Đàn và hát cả bài một lần. .Hướng dẫn học sinh đọc lời từng câu rồi cả bài (giành cho học sinh lớp một). .Hướng dẫn đọc theo tiết tấu được thực hiện như sau. Giáo viên đọc tiết tấu cả bài đồng thời đánh dấu vào những chỗ ngưng, nghỉ hoặc ngân dài bao nhiêu phách hay những đoạn đọc nhanh để các em có được hình ảnh trực quan nhằm giúp bước đầu thực hiện giai điệu được tốt hơn. Ví dụ:Học hát bài “Sắp đến tết rồi” nhạc và lời: Hoàng vân. Giáo viên thực hiện như sau: Sắp đến tết/ rồi/ đến trường rất/ vui/…. Giáo viên hướng dẫn đọc từng câu rồi cả bài (khi học sinh đọc có những chỗ ngưng hay kéo dài thì tuỳ bài mà giáo viên có thể đếm 1 hoặc 2 hay 1,2 hoặc 2,1… , để làm cơ sở cho học sinh hát đúng nhịp). Ví dụ: bài “Tiếng hát bạn bè mình” nhạc và lời: Lê Hoàng Minh Khi đọc đến lời “….bình yên rất say……” thì giáo viên đếm 1,2 học sinh mới đọc tiếp”… một đàn chim tung cánh….”. Như vậy tuỳ theo từng lớp mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời hay đọc theo tiết tấu nhiều hoặc ít. Trong quá trình đọc cần theo dõi, chấn chỉnh những em không đọc, hay đọc sai để có biện pháp nhắc nhở, khắc phục. *Ở nhà: Sau khi học xong mỗi bài tôi thường khuyến khích các em về nhà hát lại cho gia đình nghe, nhằm tạo thêm động lực khích lệ, sự quan tâm của gia đình và cũng nhằm phát huy tính thích hát của các em. Để kiểm tra phần nầy khi vào tiết học tôi thường hỏi: +Các em về nhà có hát cho gia đình nghe không? +Sau khi hát cha, mẹ, anh, chị,…. Nói gì? 3 Sau khi hỏi một số vấn đề, tôi bắt đầu kiểm chứng lại việc dạy của mình để làm sao gia đình có thái độ thích thú với việc học nhạc của các em. * Nhà trường. Về phía nhà trường đầu năm học tôi nhờ các lớp thường xuyên hát ở đầu buổi hoặc lúc ra chơi vào để tạo cho các em có điều kiện học thuộc lời bài hát dễ dàng hơn. * Giáo viên: Để nhằm đảm bảo được việc phân hoá đối tượng học sinh giáo viên cần có: -Thường xuyên tập luyện giọng hát để thể hiện đúng gai điệu, đúng ca từ. -Tập sử dụng thành thạo các loại dụng cụ hỗ trợ cho tiết dạy như đàn organ, máy hát, dụng cụ gõ đệm cũng như các loại dụng cụ hỗ trợ khác. -Thường xuyên không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tự học, tự bồi kiến thức âm nhạc để tìm ra những biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ nhằm giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức. -Thay đổi nhiều hình thức hoạt động nhằm gây hứng thú học tập cho nhiều đối tượng. -Cần xây dựng phương pháp tổ chức tiết dạy sau cho tất cả các đối tượng được hát và hát được đồng thời biểu diễn tự tin và sáng tạo. -Cần tạo mặt bằng kiến thức chung theo chuẩn để từ đó nâng cao dần các đối tượng theo nguyên tắc: Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. * Phương pháp phân hoá đối tượng học sinh. Ta cần phải hiểu, phân hoá không có nghĩa là phân loại đối tượng học sinh để xếp theo dạng giỏi, khá, trung bình hay yếu được. Vì tôi xét nghĩ phân hoá phải dựa vào các đặc điểm, yếu tố, phong cách, cũng như khả năng thể hiện của các em mà phân hoá thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm năng khiếu có chất giọng, khả năng lĩnh hội âm nhạc tốt, biết giữ nhịp và biểu diễn tự tin, có tính sáng tạo, phong cách chuẩn chạc. Nhóm 2: Nhóm hát biểu diễn được nhưng chưa tự tin còn nhút nhát, còn một vài khuyết điểm. Nhóm 3: Nhóm không thể hiện được ca từ, chưa có chất giọng tốt, chưa biết giữ nhịp, biểu diễn chưa tự tin, chưa có tính sáng tạo. Từ đó tôi lên kế hoạch giảng dạy phân hoá theo từng đối tượng cho một tiết dạy như sau: * Chọn ra phương pháp hoạt động thích hợp cho từng nhóm đối tượng. Bước 1: Việc cần làm đầu tiên là tôi phải xác định rõ mục tiêu cần đạt của bài theo chuẩn kiến thức kỹ năng Bước 2: Phân hóa đối tượng theo chuẩn kiến thức cần đạt. Bước 3: Tìm ra phương pháp hoạt động thích hợp cho từng nhóm đối tượng để các em tự lĩnh hội được kiến thức và phát huy theo khả năng của mình. Bước 4: Các phương thức hổ trộ thích hợp nhằm gây được sự thích thú trong học tập cũng như khích lệ tâm lý của từng đối tượng để các em có thể tự tin trong biểu diễn. Bước 5: Phát triển tư duy sáng tạo. *Tiến hành thực hiện giảng dạy cụ thể cho từng nhóm như sau: a/ Đối với nhóm 1: Xét về đặc điểm tâm lý thì đây là nhóm rất hiếu động và tích cực, các em rất thích được biểu diễn để được khen. Thường các em chiếm hết các hoạt động của các đối tượng khác, vì thế tôi thường dành cho nhóm này nhiều trong những hoạt động tìm ra sự khác biệt trong giai điệu, trong sáng tạo biểu diễn, cũng như thể hiện diễn cảm của ca từ. Ví dụ: +Thực hiện trong phần gõ đệm: Phần này được thể hiện nhiều trong kiểm tra bài cũ, có thể dựa vào gõ đệm tiết tấu hoặc phần đàn giai điệu để tìm ra tên bài hát, tác giả. Giáo viên gõ tiết tấu và hỏi: Đây là tiết tấu của bài hát nào? Nhạc và lời của ai? Hoặc đàn giai điệu và hỏi: Đây là giai điệu của bài hát nào? Nhạc và lời của ai? 4 +Thực hiện phần giai điệu: Thông thường cho các em so sánh sự giống và khác nhau về giai điệu. Phần này được thể hiện nhiều trong dạy bài mới, rõ nét nhất là dạy hát từng câu. Ví dụ: Bài”Hãy giữ cho em bầu trời xanh” Sau khi dạy lời 1 xong “Hãy xua tan…. dưới trời xanh” thì giáo viên đàn lời 2”hãy chặn tay….khắp hành tinh” và hỏi: .Các em có nhận xét gì về giai điệu của lời 2 so với giai điệu của lời 1? .Các em có thể dễ dàng tìm ra sự giống nhau về giai điệu nhưng khác nhau về ca từ. +Trong sáng tạo biểu diễn tôi chia ra làm hai phần. 1/ Hình thức biểu diễn:Các em có thể tự chọn cho mình một hình thức như đơn, song hay tóp ca để thực hiện hát bè hay hát đối đáp…. 2/ Phần phụ hoạ: các em có thể tự sáng tạo tìm ra động tác mới để thể hiện. Phần này được thực hiện cả trong tiết 1 và tiết 2. Ví dụ: .Ở tiết 1 sau khi dạy hát xong đến phần biểu diễn cho học sinh hát đơn, song, tóp ca thì giáo viên hỏi: +Em nào có thể hát và tự tìm ra động tác phụ hoạ cho bài nầy? .Ở tiết 2 sau khi cho các em biểu diễn hát và kết hợp phụ hoạ theo chỉ dẫn của giáo viên xong thì hỏi: .Em nào có thể tìm ra động tác mới để phụ hoạ bài nầy? Như vậy từ cái nền tảng của chuẩn kiến thức tôi đã phát huy năng khiếu của các em trong nhóm 1. Sự hình thành kiến thức ở đây mang tính logic và chặt chẻ hơn,nó được đi từ cái dễ đến khó, từ cái cơ bản đến phức tạp, từ cái đã biết đến sáng tạo. b/ Đối với nhóm 2: Đây là nhóm mang tâm lý tình cảm đặc biệt. Các em hay mang một lối sống trầm lặng, ít nói, ít năng động, tài năng ít được phát hiện, dễ sai lầm khi đánh giá. Tâm lý này không phải luôn luôn là tính vốn có ở các em, phần lớn là do giáo dục của gia đình hoặc do khắc khe quá mức của giáo viên khi đứng lớp, hay là do các em thường xuyên bị chê từ đó mất đi sự tự tin, khả năng quyết đoán, tự quyết định hành động của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống hiện tại hay sau này của các em. Vì vậy đây là đối tượng cần quan tâm đặc biệt, cần có những biện pháp khơi dậy tiềm năng vốn có của các em một cách khéo léo. Để làm được điều này, đầu tiên tôi phải nắm bắt được những đặc điểm nổi trội ở các em. Ví dụ: Tìm xem các em có điểm nào tốt như: Chất giọng hay biết giữ nhịp; Phân biệt được âm cao thấp; sự giống, khác nhau của các giai điệu hay phong cách biểu diễn v.v… Để phát hiện được những đặc điểm nổi trội này tôi thường tổ chức nhóm cho các em cùng hoạt động dưới hình thức thi đua tập thể để các em xoá đi tính nhút nhát, từ đó khơi dậy sự tự tin rồi dần dần tiến tới thi đua cá nhân để phát huy tính sáng tạo của các em. Đây là phương thức tôi thường tổ chức nhưng không phải lúc nào cũng thành công, nên tuỳ từng đối tượng mà tôi thực hiện nhiều phương pháp hỗ trợ khác nhau như: +Không tạo ra sự ngăn cách quá xa giữa thầy và trò luôn luôn trò chuyện một cách cởi mở và thân thiện với các em. +Tìm hiểu cách thức hoạt động mà các em thích, hoặc tạo điều kiện cho các em có một môi trường thích hợp thể hiện phong cách của mình. + Không quá khắc khe khi các em phạm sai lầm, mà thường tìm ra nguyên nhân phát sinh hành vi sai đó để có hướng sửa chữa. + Luôn vận dụng phương pháp trực quan, thay đổi nhiều phương thức hoạt động nhằm gây hứng thú, tránh sự nhàm chán. 5 + Chuyển tải nội dung kiến thức phù hợp, tránh quá tải hay quá thấp đối với khả năng nhận thức của các em. Trong giảng dạy tránh sự máy móc, rập khuông, kiến thức không mang tính áp đặt, nó phải được chuyển tải theo từng mức độ khả năng nhận thức của các em. Như vậy tôi đã lấy tập thể làm nền tảng để khắc phục những nhược điểm, từ cái nền tảng tôi xây dựng dần khả năng tự tin, tự học và đi đến tư duy sáng tạo với cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Đối với nhóm nầy đòi hỏi người giáo viên phải biết cách đánh giá và nhìn nhận một con người. Vì đánh giá một con người không thể dựa vào hành động, lời nói hay kết quả.v.v… mà phải biết nhìn thấy được khả năng tìm tàng vốn có của con người đó. Để có được thành công còn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của từng giáo viên đứng lớp. c/ Đối với nhóm 3: Đây là nhóm tiếp thu chậm hoặc không tiếp thu được âm nhạc, vì các em thường ít thuộc lời hay không có hứng thú học nhạc, từ đó không thể hiện được ca từ hay nhịp, phách, tiết tấu của bài hát. Không có khả năng điều khiển độc lập các hoạt động trong cùng một lúc. Nhóm nầy tôi phân ra thành 2 dạng. 1/ Dạng không thích học hát. 2/ Dạng không có khả năng âm nhạc. Đối tượng này thật sự dạy rất nhọc nhằn, vì không thể vận dụng một vài hình thức là các em đã biết được, mà đòi hỏi giáo viên phải linh động, kiên trì vận dụng nhiều phương thức khác nhau. Để hướng dẫn tôi thực hiện từng dạng như sau: Đối với dạng 1 giáo viên chỉ cần nắm được đặc điểm tâm lý, để từ đó tìm ra biện pháp hỗ trợ nhằm gây hứng thú và xua tan cái không thích của các em. Ví dụ: Giáo viên có thể hỏi. +Vì sao em không hát? +Các em có thể trả lời: Dạ em không thích hát. +Vì sao em không thích hát? + Thực tế các bạn trong lớp sẽ trả lời thế ngay: là bạn thích chơi, thích quậy không thích hát. Lúc này giáo viên cần chấn chỉnh ngay. + Các em đừng nói thế, bạn thích nô đùa cũng giống như các em, nhưng các em cần biết hát cũng là một hình thức giải trí đó… Như vậy khi xử lí tình huống, người giáo viên phải nhẹ nhàn nhằm gây cho học sinh có sự chú ý, học cách giải quyết sự việc, từ đó giáo dục phẩm chất đạo đức trong các em . Đối với dạng 2 đây là đối tượng không có năng khiếu âm nhạc. Để hướng dẫn đối tượng này tôi thực hiện như sau: 1/ Cách dạy hát: Các em không cảm nhận được giai điệu, cũng như các cao độ của ca từ để thể hiện cho đúng. Vì thế tôi thường hướng dẫn hát bỏ dấu hoặc thêm dấu trong một số tiếng để nhằm giúp các em thực hiện được đúng cao độ, bên cạnh đó thường xuyên tập cho các em cách luyến để hình thành khả năng thể hiện giọng hát. Ví dụ: Bài “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” Nhạc và lời: Huy Trân Đoạn “….Để bầu trời tươi mãi ….”, như vậy tiếng “để” được hát thành “đê”, “mãi” được hát thành “mái”. 2/ Cách gõ đệm. a/ Gõ nhịp: 6 Đây là phần thực hiện khá dễ đối với tất cả các nhóm đối tượng vì tôi hướng dẫn cho các em thực hiện theo thói quen. Đầu tiên cho học sinh biết cấu trúc về nhịp của bài hát. Ví dụ: “Mời bạn vui múa ca”, thuộc nhịp @ mỗi ô nhịp có 2 phách mỗi phách tương đương với một hình nốt đen, với các hính nốt chủ yếu là trắng, đen và móc đơn. Như vậy ta hát nhịp nhàng- hơi nhanh, gõ nhịp ta chỉ gõ ở phách mạnh đầu mỗi ô nhịp rồi tôi thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Tôi đánh dấu vào những tiếng được gõ nhịp trong bài hát được ghi trên bảng lớp để nó làm trực quan cho học sinh cảm nhận lúc đầu về cách gõ nhịp, sau đó tôi hát và gõ nhịp một lần cùng lúc cho học sinh dùng ngón tay gõ nhẹ theo, đồng thời nhìn vào bài hát để thực hiện. +Bước 2: Cho các em thực hiện theo nhịp đếm 1,2 của giáo viên và thực hiện gõ đều bên trái rồi bên phải đồng thời người lắc lư theo nhịp điệu của bài hát. Khi thấy các em thực hiện đều tôi tiến hành bắt nhịp cho các em hát và gõ. + Bước 3: Tôi cho các em gõ chung cả lớp, sau đó từng nhóm thưc hiện để thi đua. Trong phần thi đua theo nhóm nầy được tổ chức dưới hai hình thức. .Hình thức 1: Lúc đầu khi chưa quen tôi cho tùng nhóm hát kết hợp gõ nhịp. .Hình thức 2: Cho một nhóm hát, một nhóm gõ nhịp. Hình thức này đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa các nhóm, các em phải biết nghe và nhớ thật tốt thì mới gõ đều được. Qua đó nó hình thành cho học sinh thói quen cảm nhận giai điệu để gõ đệm. Nói chung các hình thức nầy rèn luyện cho các em có tính tập thể cao, khả năng cảm nhận giai điệu của bài hát và khả năng kết hợp thực hiện cùng lúc các hoạt động được tốt hơn. b/ Gõ tiết tấu. Đây là phần thực hiện khá dễ vì nó phù hợp với khả năng thể hiện giai điệu của trẻ. Để thực hiện được, trước tiên tôi đánh dấu từng tiếng gõ đệm, sau đó cho các em phân biệt sự khác nhau giữa nhịp và tiết tấu rồi tiến hành theo các bước sau: +Bước 1: Các em biết được tiết tấu là gõ theo lời của bài hát, khi hát chậm ta gõ chậm, hát nhanh gõ nhanh, những chỗ ngưng hát không gõ. Giáo viên thực hiện, cùng lúc học sinh hát và dùng ngón tay gõ nhẹ vào nhau theo hướng dẫn của giáo viên. Lúc đầu thực hiện chậm sau nhanh theo tốc độ của bài hát. +Bước 2: Hướng dẫn các em gõ từng câu rồi cả bài, sau đó cho từng dãy hát và gõ, hoặc cho một dãy hát một dãy gõ đệm xong đổi lại. Nói chung phần tổ chức thực hiện tôi thường thay đổi hình thức để tránh sự nhàm chán trong học sinh. +Bước 3: Từng dãy thực hiện thi đua, phần này cho một dãy gõ giai điệu (không hát), dãy còn lại hát ( hoặc cho từng dãy hát và gõ đệm luôn), xong nhận xét tuyên dương. c/ Gõ phách: Đây là phần rất khó nhưng lại quan trọng trong gõ đệm. Nó khó là vì gõ cả phách mạnh và phách nhẹ, cứ gõ đều nên rất dễ bị lẫn lộn với gõ nhịp và đôi khi các em thực hiện như gõ tiết tấu hoặc lúc thì gõ phách, lúc thì gõ tiết tấu .v.v… Để thực hiện tôi cho các em biết được đặc điểm riêng biệt của gõ tiết tấu, phần nầy được tiến hành như sau: +Bước 1:Đánh dấu lên bài hát vào phách mạnh và phách nhẹ bằng màu khác nhau để các em biết được tiếng nào rơi vào phách mạnh, tiếng nào rơi vào phách nhẹ và chú ý gõ đều đặn và thêm một phách nhẹ ở cuối bài (nếu có). Ví dụ: Bài “Tập tầm vông” Nhạc: Lê Hữu lộc Lời: Theo đồng dao 7 ------------------------------------- &------------------------------------------------------------- eµ----------------------------------------------- G-------------------------------------------------------- W----------------------------------------------------------- U----------------------------------------------------------------- ----e--------------. ….không? có có không không. Như vậy ta gõ thêm phách nhẹ sau tiếng “không” ở cuối bài. +Bước 2: Tôi hát và gõ phách cho các em thấy, cùng lúc các em cũng thực hiện theo bằng cách: Phách mạnh gõ nhẹ hai ngón tay vào nhau, phách nhẹ gõ tay xuống bàn và hát theo. +Bước 3: Cho các em thực hiện theo nhịp đếm 1,2 (1 là phách mạnh ta thực hiện gõ hai mặt que vào nhau, 2 là phách nhẹ gõ hai cạnh que vào nhau và cứ gõ đều theo tốc độ của bài hát). Tuy nhiên trong lớp có nhiều loại dụng cụ gõ đệm nên tôi cho thực hiện như sau: .Trống: Phách mạnh gõ vào mặt trống, phách nhẹ gõ vào cạnh trống. .Song lan: Phách mạnh gõ vào song lan, phách nhẹ gõ vào tay (hoặc bàn). .Thanh phách: Phách mạnh thì hai mặt thanh phách gõ vào nhau, phách nhẹ gõ hai cạnh vào nhau. Bước đầu tôi hướng dẫn từng dãy thực hiện theo từng loại dụng cụ, sau đó tôi cho các em cùng thực hiện chung. Trong quá trình giảng dạy tôi thường thay đổi hình thức hoạt động cho các em vừa chơi vừa gõ phách. Ví dụ: Hai em ngồi cùng bàn đối mặt vào nhau, phách mạnh các em vổ tay, phách nhẹ tay phải em nầy vổ vào tay phải em kia rồi đổi tay. Cứ đổi luân phiên đều đặn như vây cho đến khi hết bài hát. Như vậy mỗi phần gõ đệm tôi đã chọn một hình thức thực hiện khác nhau, từ cái chung cái cơ bản của nền tảng rồi từ đó phát triển thành cái riêng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng như vậy các em dễ dàng phân bịêt chúng hơn. Để dễ dàng phân biệt được sự khác biệt của nhịp, phách, tiết tấu ta có thể tóm tắt như sau: GÕ ĐỆM SO SÁNH NHỊP PHÁCH TIẾT TẤU Giống Gõ đều không gõ theo tiết tấu lời hát Gõ đều không gõ theo tiết tấu lời hát Khác Chỉ gõ phách mạnh không gõ phách nhẹ Gõ phách mạnh và phách nhẹ Những chổ nghỉ không gõ, gõ theo tiết tấu bài hát *Tóm lại: Phân hoá đối tượng học sinh không có nghĩa là phân loại mà là tìm ra biện pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tôi đã lấy chuẩn kiến thức kỹ năng làm nền tảng là cái chung, cái cần đạt, từ cái chung tôi vận dụng nhiều phương pháp đi vào cái riêng 8 của từng nhóm để tất cả các em được học và học được môn hát. Bên cạnh đó việc phân hoá sẽ giúp cho giáo viên không bỏ học sinh bên lề lớp học. Để đạt được điều đó người giáo viên phải biết vận dụng một cách linh họat các phương pháp cũng như tố chức hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp thu của trẻ trong từng giai đoạn kiến thức của chương trình, từng khối lớp. Phải biết đi từ dễ đến khó, kiến thức phải gắn liền với thực tiển và phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Phân hoá đối tượng có thể hiểu theo sơ đồ sau: 3/ Những biện pháp kết hợp: Từ những biện pháp trên tôi thấy: Hầu như tất cả các đối tượng đều thực hiện tốt, ngoại trừ một số em còn khiếm khuyết về trí tuệ. Để khắc phục đối tượng nầy tôi lập ra một số công việc sau: +Tôi thường thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của lớp trong cùng một tiết dạy, không cứng nhắc một chiều. Tạo không khí vui tươi trong học tập như: “Học mà chơi, chơi mà học” trong từng tiết dạy, để tác động vào tâm lý của các em là thích nô đùa +Trong tiết dạy tôi thường tổ chức các hình thức học tập như: học nhóm, chia nhóm hoặc lớp ra từng tổ để các em hỗ trợ lẫn nhau, nhằm tạo cho những em nhút nhát, những em yếu có được sự tự tin hơn trong học nhạc. +Quan tâm tích cực chặt chẽ đối với từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, học sinh thiểu năng, cá biệt. Từ đó có định hướng, chỉ tiêu cần đạt cho từng đối tượng. +Cải tiến phương pháp dạy học, tạo cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác nhất là khả năng nghe, nhìn và sáng tạo của học sinh trong cách thể hiện ca từ, gõ đệm hay phụ hoạ. +Thường xuyên quan hệ PHHS cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp cùng tiếp tay giúp đỡ những em yếu học tập ngày càng tiến bộ hơn, bên cạnh đó phát triển những em có năng khiếu tham gia các phong trào văn nghệ trường cũng như văn nghệ ngành. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG NHÓM 2NHÓM 1 NHÓM 3 VẬN DỤNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP HỌC ĐƯỢC MÔN HÁT PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN PHƯƠNG PHÁP HỔ TRỢ 9 PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO +Tận dụng tất cả các đồ dùng dạy học vào tiết dạy một cách hợp lý để tạo trực quan sinh động cho học sinh dễ dàng tiếp thu bài hơn. +Thường xuyên rèn luyện đàn để đệm bài hát cho tốt, nhằm gây được sự thích thú của các em trong học hát, từ đó các em chủ động tích cực sáng tạo hơn. *Đánh giá và rút ra kết luận khái quát: -Qua một thời gian vận dụng phương pháp phân hoá đối tượng học sinh tôi thấy hiệu quả thật đáng khích lệ, các em có tiến bộ theo từng tháng, từng khối lớp học. Những em giỏi có thêm tự tin sáng tạo, năng lực học nhạc của những em yếu cũng được nâng lên, gõ đệm chuẩn chạc và chính xác hơn, biết phân biệt rõ ràng nhịp, phách, tiết tấu. -Các em đã có ý thức tốt trong học hát, biết sử dụng thành thạo các dụng cụ gõ, có một số em đã tham gia học đàn organ và tích cực tham gia các phong trào văn nghệ của trường. -Qua hết học kì I của năm nay, chất lượng học hát ở các khối lớp được nâng lên rõ rệt. Đáng kể nhất là những em yếu, ít năng động đã tích cực học tập hơn. *Tóm lại: Việc cải tiến phương pháp cùng kết hợp phân hoá đối tượng học sinh với một số biện pháp tích cực khác đã có hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng học hát của học sinh. Việc phân hoá được đi từ cái chung, cái nền tảng mà trong đó chuẩn kiến thức là cơ sở đặt ra cho từng đối tượng .Đó là một khâu khá quan trọng trong việc góp phần phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng hát, cũng như góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho các em. Như vậy phân hoá không có nghĩa là phân loại học sinh mà là tìm ra những biện pháp giảng dạy sau cho phù hợp để tất cả các đối tượng được học và học được môn nhạc. Bên cạnh đó việc phân hoá sẽ giúp cho giáo viên không bỏ học sinh ngồi bên lề lớp học. *Kết quả thực hiện kiểm chứng. Qua những kinh nghiệm cùng các biện pháp tích cực trong việc phân hoá đối tượng học sinh đã đem lại kết quả sau: *Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phân hoá đối tượng học sinh cùng cải tiến phương pháp với một số biện pháp tích cực khác như đã trình bày, tôi nhận thấy không chỉ áp dụng được cho tất cả các khối lớp mà còn có thể áp dụng cho tất cả các trường, kể cả các trường ở nông thôn và cả giáo viên không chuyên. *Nguyên nhân thành công và tồn tại. a/Thành công: -Áp dụng biện pháp trên, tôi lấy chuẩn kiến thức kỹ năng làm cái chung cho tất cả các đối tượng, từ đó vận dụng nhiều phương pháp thích hợp để phát triển khả năng học hát của các em. -Tổ chức hoạt động học tập phải gây được hứng thú trong học sinh, tạo được không khí vui tươi giữa học và chơi, chơi và học. -Sử dụng ngay những biện pháp nầy vào đầu năm học để kip thời có biện pháp thích hợp cho từng đối tượng nhằm tác động đến ý thức học tập các em một cách tích cực. Năm học SS lớp 5A Chất lượng một lớp Hoàn thành tốt (A + ) Hoàn thành (A) 2007-2008 39 09 30 2008-2009 36 12 24 Cuối kì I 2009-2010 38 15 33 10 [...]... diễn cũng như trong học nhạc Đề xuất: 11 Để việc học nhạc được tốt hơn tôi cần có được sự hỗ trợ từ: -Về phía nhà trường: Vì mỗi tuần chỉ có một tiết hát nên cần cho các lớp hát vào đầu mỗi tiết học hoặc ra chơi vào nhằm giúp các em thuộc lời tốt hơn Phát động phong trào tặng sách hát nhạc cho thư viện để hỗ trợ những em nghèo có sách hát -Về phía ngành: Cần mở các lớp học nhạc nâng cao để giúp giáo... em thiểu năng, thường xuyên khích lệ, động viên, giúp đỡ các em học tập -Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, giúp học sinh có được sự tự tin cũng như sáng tạo trong phong cách biểu diễn âm nhạc -Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tiết học, gây hứng thú học tập của các em -Kết hợp sử dụng đa dạng nhiều đồ dùng dạy học trong các tiết dạy một cách hợp lý -Quan hệ mật thíêt với phụ... em có sự chuyển biến trong học tập -Thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ thuật đệm đàn để tạo sự hứng thú của học sinh trong học nhạc -Nắm rõ những đặc tính cấu trúc chương trình, mục tiêu cần đạt để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng giai đoạn, khối lớp cũng như đặc điểm tâm lý của học sinh -Thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học tập để tránh sự nhàm chán, gây được hứng thú học tập... hổ trợ trong phương pháp dạy *Bài học kinh nghiệm: Từ những chủ trương và các biện pháp tích hợp nêu trên, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc phân hoá đối tượng học sinh như sau: -Phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh từ đó dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng đề ra phương thức học tập hợp lý -Phải hiểu rõ khả năng từng đối tượng, từ đó rút ra những yếu kém để giáo... những phương pháp thích hợp, kết hợp chặt chẻ giữa các yếu tố liên quan cần thiết nhằm hỗ trợ tích cực cho nhau để tạo ra sự thành công trong việc phân hoá đối tượng học sinh Thành công đó là tôi dựa vào cái nền tảng của chuẩn kiến thức kỹ năng và đặc điểm tâm lý trẻ cùng với kinh nghiệm của bản thân để đề ra những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng Phương pháp đó là sự kết hợp hài hoà giữa nhiều... lẫn nhau trong học tập Tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, giữa trò và trò Việc phân hoá đối tượng học sinh là giúp cho giáo viên vận dụng phương pháp giảng dạy một cách hợp lý, phù hợp với từng đối tượng Bên cạnh đó giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn đối với những học sinh thiểu năng Nhưng với sự quyết tâm, bằng tấm lòng “Yêu nghề mến trẻ” chúng ta sẽ khắc phục và vượt qua mọi vướng mắc để cuối... phong trào văn nghệ khác b/Tồn tại: -Tuy nhiên vẫn còn một số ít những em thiểu năng chưa thể ý thức hết việc học tập nên sự tiến bộ của các em còn nhiều hạn chế Đối tượng này cần được tích cực quan tâm, giúp đỡ đặc biệt hơn nữa Không đặt yêu cầu quá cao đối với nghững em nầy mà cần đề ra chuẩn tối thiếu để các em có khả năng được hát và hát được -Phòng học còn hạn chế chưa đáp ứng được các hình thức . PHÁP PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC. I/ Đặt vấn đề: 1/Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm: Âm nhạc là một phân môn được coi là môn. của môn âm nhạc. Âm nhạc là một trong những phân môn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện như: khả năng nghe, nhìn, tiếp thu và cảm nhận các âm vực,

Ngày đăng: 29/10/2013, 03:11

Hình ảnh liên quan

+Tôi thường thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của lớp trong cùng một tiết dạy, không cứng nhắc một chiều - Phân hóa môn âm nhạc

i.

thường thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của lớp trong cùng một tiết dạy, không cứng nhắc một chiều Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan