PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

91 740 1
PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

PHẦN MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI“Nhất sĩ nhì nôngHết gạo chạy rongNhất nông nhì sĩ”Câu châm ngôn xưa đã phần nào nói lên mối quan hệ tác động qua lại giữa người nông dân và người trí thức. Ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng chặt chẽ hơn, thể hiện ở việc nông dân và cán bộ nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp đã dần rút ngắn khoảng cách. Nhà nghiên cứu thì tìm ra các nguyên lý, các biện pháp khoa học để phục vụ cho nông dân, còn nông dân là người thực nghiệm, là người kiểm chứng các kết quả đó. Trước xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp làm giảm diện tích canh tác ở một số vùng trong cả nước. Do đó, để duy trì mức sản lượng nông sản đặc biệt là lúa gạo thì các nước sản xuất nông nghiệp trong đó có Việt Nam đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang được rất nhiều nông dân quan tâm và thực hiện, bởi lẻ nó mang lại lợi ích cho chính người sản xuất. Tuy nhiên, cùng áp dụng một mô hình khoa học kỹ thuật nhưng hiệu quả sản xuất của mỗi nông hộ được nhìn nhận là khác nhau. Điều đó cho thấy mức độ áp dụng của các hộ là khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi nông hộ khác nhau cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Nếu nông hộ biết tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân. Xuất phát từ thực tế đó, em thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” để thấy tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập ròng của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Mục tiêu chungMục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương.2. Mục tiêu cụ thể– Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan đến các nguồn lực sẵn có– Phân tích những yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất lúa– Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ và khi ứng dụng kết hợp các mô hình khoa học kỹ thuật– Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất hiện tạị cũng như những cơ hội và nguy cơ trong thời gian tới– Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ và chính quyền địa phươngIII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Phương pháp thu thập số liệu1.1. Số liệu thứ cấpSố liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất lúa của nông dân; Niên giám thống kê huyện Mỹ Tú năm 2004; Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, hội, sản xuất nông nghiệp của Phú Tâm và huyện Mỹ Tú trong 3 năm (2003 – 2005); Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Tú giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch 2006 – 2010; Các kế hoạch, dự án có liên quan đến mô hình; Những nghiên cứu về nông nghiệp đã được thực hiện ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. 1.2. Số liệu sơ cấpSố liệu sơ cấp được thu thập từ hai nguồn:– Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế cấp xã, huyện.2 – Thu thập thông tin trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ trong vùng nghiên cứu (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng).Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật. Sau khi tiếp xúc với cán bộ để nắm tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại Phú Tâm, sau đó phân các hộ điều tra thành 3 nhóm: nhóm hộ chỉ ứng dụng mô hình giống mới; ứng dụng mô hình giống mới kết hợp IPM; ứng dụng cả 3 mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng; còn các mô hình như sạ hàng, lúa – màu, lúa - thủy sản… ít được nông hộ ứng dụng.Toàn có 10 ấp, trong đó có 4 ấp có diện tích sản xuất lúa lớn nhất. Do giới hạn của đề tài nên chỉ chọn 3 ấp làm đại diện là ấp Phú Thành A, Phú Thành B và Phú Bình với cỡ mẫu là 60.Do yêu cầu đặt ra là điều tra 3 nhóm hộ như trên nên ở đây dùng phương pháp chọn mẫu phán đoán. Vì áp dụng phương pháp này nên phải dựa trên sự nhận định của cán bộ để chọn ra thành phần nông hộ có triển vọng tốt, có khả năng cung cấp dữ liệu chính xác. Tóm lại, khi dùng phương pháp này là dựa vào mục đích nghiên cứu để chọn ra thành phần, đối tượng trả lời đúngphù hợp. Phương pháp này giúp ta chọn mẫu nhanh nhưng sai số lớn.2. Phương pháp phân tích số liệu– Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số để mô tả nguồn lực của nông hộ, phân tích yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới .– Phân tích hồi qui tương quan để xem xét mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đến thu nhập ròng. – Dùng phương pháp kiểm định giả thuyết để kiểm định có hay không có sự liên hệ giữa diện tích và năng suất (kiểm định Chi-Square, kiểm định Mann – Whitney); giữa việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau với năng suất (kiểm định Kruskal Wallis), kiểm định trung bình giữa hai mẫu phụ thuộc (mẫu từng cặp) để xem xét sự khác biệt của chi phí, thu nhập ròng trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật, sự khác biệt của thu nhập ròng khi áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau có ý nghĩa hay không.– Mô tả mối liên hệ giữa diện tích và năng suất khi phân nhóm 2 yếu tố này bằng phương pháp phân tích bảng chéo.3 – Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; thu nhập ròng/chi phí; thu nhập/thu nhập ròng; thu nhập ròng/ngày công để làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế.– Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, và các tỷ số tài chính.– Phân tích những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất; phân tích cơ hội và mối đe dọa của sản xuất lúa từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, nắm bắt cơ hội và hạn chế những nguy cơ.IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨUVề thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006. Số liệu sơ cấp về thu nhập, các loại chi phí sản xuất chỉ được thu thập vào một vụ lúa Đông Xuân (khoảng tháng 11 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006) khi nông hộ đã áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vụ lúa Đông Xuân các năm trước khi nông hộ chưa ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất.Về không gian: Số liệu sơ cấp được thu thập ở 3 ấp của một thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nên tính đại diện chưa cao.Do phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phán đoán, lựa chọn những hộứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và việc chọn hộ điều tra phụ thuộc vào cán bộ địa phương chọn ra những hộ sản xuất điển hình trong 3 ấp của Phú Tâm nên năng suất đạt được trong vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 của những hộ được điều tra cao hơn năng suất trung bình của xã. Kết quả được phân tích từ số liệu điều tra chỉ đúng cho những hộ được điều tra nhằm đánh giá hiệu quả khi những hộ này ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau vào sản xuất lúa.Ngoài ra, đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa, không nghiên cứu các thu nhập từ hoạt động nông nghiệp khác như: hoa màu, chăn nuôi, thủy sản… mà các nguồn thu nhập này có thể có được từ áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua việc sản xuất theo mô hình kết hợp.4 PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNI. CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT1. Khoa họcKhoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh ra kiến thức.Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng. Mục đích của khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế – hội. Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức, quy luật tự nhiên (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).2. Kỹ thuậtTrong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở thành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông dân.Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai.Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao 5 hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo ra hiệu quả hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môi trường.* Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:– Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế– Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất– Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào* Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng trong sản xuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên tục. Những thuộc tính kỹ thuật mới được nông dân quan tâm là những công nghệ có thể được chia nhỏ (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).* Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có mang tính địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của đa số nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, hội, thị trường… cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.3. Hiệu quả3.1. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả hộiHiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả hội có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.– Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong hội.Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện 6 ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan. – Hiệu quả hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả hội và tổng chi phí bỏ ra.Hiệu quả kinh tế và hiệu quả hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).3.2. Hiệu quả sản xuấtHiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tíchTrong đó:Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tíchTổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí thuế, phí; chi phí thu hoạch…3.3. Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuậtHiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả kinh tế – hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả sử dụng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện của khí hậu – thời tiết, gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên một đơn vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước 7 đó. Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn.Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:– Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên– Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống– Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân– Cải thiện đời sống cho người lao động– Cải tạo mô trường, môi sinhCác biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố rất đa dạng và phức tạp. Ngay trong từng yếu tố, tính phong phú và phức tạp cũng lớn, việc lựa chọn những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp cần phải được cân nhắc kỹ.4. Sản xuất theo kiểu độc canhĐộc canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Sản xuất độc canh thường gây ra những rủi ro sau:– Dịch bệnh dễ phá hoại và kháng thuốc đối với sâu bệnh– Giảm sút năng suất cây trồng– Rủi ro về kinh tế lớn– Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, gây tác động xấu đến môi trường5. Sản xuất theo kiểu luân canhLuân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích canh tác. Lợi ích của việc luân canh là:– Duy trì độ phì nhiêu của đất đai– Khắc phục được tình trạng kháng thuốc của sâu bệnh– Đa dạng hóa sản phẩm của nông hộ góp phần tăng thu nhập8 Tuy nhiên, khi lựa chọn luân canh phải nghiên cứu kỹ cây trồng về:Mức độ tiêu thụ dinh dưỡng: có nghĩa là sau một loại cây trồng cần dinh dưỡng cao thì trồng một loại cây trồng cần ít dinh dưỡng xếp theo mức độ dinh dưỡng từ thấp đến cao theo thứ tự cây họ đậu, cây lấy củ, cây rau, cây ăn quả, cây ngũ cốc… cây có mức độ tiêu thụ dinh dưỡng thấp nhất được đưa vào trồng, đưa cây họ đậu vào luân canh cho đất là biện pháp thích hợp nhất.Tính chất chịu được bệnh hại: xếp theo tính chất chịu được bệnh hại của cây từ thấp đến cao là cây lấy củ, cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây rau, cây ăn trái.Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả kinh doanh với chi phí để đạt được kết quả đó. 6. Số liệu6.1. Số liệu sơ cấpDữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc được nhà nghiên cứu thu thập cho một mục đích cụ thể về một vấn đề nghiên cứu nào đó. Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ Phú Tâm (60 hộ) thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn cán bộ nông nghiệp Phú Tâm và cán bộ nông nghiệp huyện Mỹ Tú một số vấn đề liên quan đến đề tài.6.2. Số liệu thứ cấpSố liệu sơ cấp là các nguồn thông tin có liên quan đến vùng và vấn đề nghiên cứu. Thông tin này gồm: các báo cáo, thống kê, bản đồ, các kết quả nghiên cứu trước đây…7. Lịch thời vụLịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những tháng khó khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác động đến cuộc sống của người dân địa phương.8. Nguồn lực nông hộCác tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. 9 II. CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA ĐANG ĐƯỢC NÔNG HỘ ỨNG DỤNG1. Mô hình giống mớiNăm 1999, nông dân đã bắt đầu sản xuất lúa 2 vụ, nhưng các giống lúa sử dụng đại trà đang bị thoái hóa, lẫn tạp làm năng suất thấp (dưới 4 tấn/ha), phẩm chất gạo kém nên việc đổi mới cơ cấu giống lúa đã được thực hiện nhằm đưa năng suất và chất lượng gạo cao hơn, có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao.Mô hình được thực hiện do Trung tâm giống cây trồng và Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long kết hợp Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện năm 1999 với nội dung của mô hình là cung cấp và nhân một số giống nguyên chủng hiện đã được thử nghiệm trên quy mô nhỏ có kết quả tốt tại Phú Tâm như giống IR64, DS20, CMF1. Đồng thời đưa thêm một số giống mới được sản xuất ở nhiều nơi có năng suất và chất lượng cao như: OM1633, OM1723, OM 1490.Những năm sau đó, nhiều giống lúa mới đã được cung cấp và sử dụng rộng rãi như giống: OM2517, OM2693, OM3242, OM2507, OM2717, OM2718, MTL341, MTL325, đặc biệt là giống lúa cao sản, đặc sản ST3, ST5. Các giống lúa này đã đạt năng suất từ 7 – 9 tấn/ha, hạt dài, gạo đẹp, thời gian sinh trưởng của một số giống như OM2517, OM4495 chỉ còn khoảng 95 ngày.2. Mô hình IPMNhững đối tượng dịch hại gây ra không chỉ riêng đối với cây lúa. Để giải quyết một đối tượng gây hại giải pháp trước mắt thường là xịt lại nhiều lần các loại thuốc nông dược.Quan điểm kiểm soát dịch hại đã được thay đổi cùng với việc phát minh ra những loại nông dược tổng hợp tiên tiến. Những loại thuốc này không mắc tiền và dễ sử dụng, cho kết quả ngay. Suốt kỷ nguyên nông dược này quan điểm về việc xử lý dịch hại có nghĩa là trừ tận gốc, phát hiện để diệt hết các dịch hại.Quan điểm loại trừ triệt để nay đã được thay thế bằng quan điểm kiểm soát hợp lý, mục đích là làm giảm mật số dịch hại đến mức độ nếu xử lý tiếp tục sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế. Mật số dịch hại thấp có thể chấp nhận được. Từ quan điểm này đã được nghiên cứu, hình thành kỹ thuật IPM (Integrated Pest Management) hay còn gọi là biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại.10 [...]... của ứng thứ 4 so với các và thị trấn của huyện Mỹ Tú, trong đó diện tích đất sản xuất lúa là 3.338,36 ha ứng thứ 2 Diện tích tự nhiên của Phú Tâm chiếm 6,81% diện tích của huyện Mỹ Tú Cơ cấu đất trồng lúa của là 81,15%, cao hơn cơ cấu đất trồng lúa trung bình của toàn huyện (65,74%) Với cơ cấu diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp nên đa số nông dân của đều... đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao 83,85% trong đó đất trồng lúa chiếm 75,5% nói lên thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng là cây lúa (Tổng hợp từ website: http://www.soctrang.gov.vn) Mỹ Tú là một trong 6 Huyện của tỉnh Sóc Trăng với diện tích tự nhiên là 60.435,16 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2006) gồm có 15 và một thị trấn Huyện Mỹ. .. cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, bắp, các loại rau màu… và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng, bưởi… II GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU PHÚ TÂM, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG 1 Điề kiện tự nhiên, kinh tế hội của Phú Tâm 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu a Vị trí địa lý Phú Tâm nằm dọc theo tỉnh lộ, gồm 10 ấp: Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hữu, Phú. .. B, Phú Hòa A, Phú Hòa B, Giồng Cát, Sóc Tháo Phú Tâm nằm cách thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa 20 km về phía Nam 21 – Phía Đông giáp với Trường Khánh (huyện Long Phú) – Phía Tây giáp với Hồ Đắc Kiện (huyện Mỹ Tú) và Kế An (huyện Kế Sách) – Phía Nam giáp với Phú Tân, Thuận Hòa (huyện Mỹ Tú) – Phía Bắc giáp với An Mỹ, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách) Bản đồ 1 Bản đồ vị trí đất đai huyện Mỹ. .. HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1 Hiệu quả xã hội Xem xét việc ứng dụng khoa học kỹ thuật có mang lại một số kết quả sau: – Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân – Tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn chế tệ nạn hội trong nhân dân 2 Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được xem xét thông qua: – Tính lâu dài và bền vững của. .. của nông dân trong đã được nâng lên đáng kể, họ biết kết hợp kinh nghiệm được tích lũy của bản thân và những kiến thức được truyền đạt về kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất cũng được nâng lên III THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA PHÚ TÂM 1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Phú Tâm Diện tích đất nông nghiệp của Phú Tâm là 3.748,97 ha, chiếm 91,13% tổng diện tích tự nhiên của. .. An Mỹ, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách) Bản đồ 1 Bản đồ vị trí đất đai huyện Mỹ Tú b Khí hậu Phú Tâm thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, trung tâm cách tỉnh Sóc Trăng khoảng 15 km do đó lấy số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng để phân tích và xem đó là đặc trưng thời tiết, khí hậu của Phú Tâm 22 Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, có 2 mùa gió chính là: – Gió mùa... hướng 2 lúa – 1 màu và sản xuất lúa theo hướng giảm diện tích, tăng năng suất 4 Hiện trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của các mô hình khoa học kỹ thuật của Phú Tâm 4 1 Các mô hình khoa học kỹ thuật hiện nay của Phú Tâm có diện tích gieo trồng lúa chiếm 81,25% tổng diện tích sản xuất của toàn nên đa số nông dân đều sống bằng nghề làm ruộng Nông dân ở hiện đang ứng dụng. .. tiêu thụ Cán bộ được Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú giới thiệu mô hình IPM, sạ hàng Triển khai mô hình IPM, sạ hàng đến nông dân và có một số hộ ứng dụng 2 mô hình này Diện tích trồng lúa 3 vụ xuất hiện chiếm 50% diện tích trồng lúa của do lúa có giá như giống lúa ST3, CS20, Tài nguyên đột biến, Hàm Trâu - Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú mở lớp tập... vực nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm 72,23% Đất sử dụng cho nông nghệp của huyện Mỹ Tú là 49.163,81 ha (trong đó đất trồng lúa chiếm 39.733,08 ha), đất lâm nghiệp chiếm 5.472,20 ha, đất chuyên dùng chiếm 3.219,81 ha, đất chưa sử dụng chiếm 269,87 ha (Phòng Tài nguyên và môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2005) Tài nguyên đất của huyện Mỹ Tú có độ màu mỡ cao, ruộng đồng phì nhiêu, thích hợp cho việc . hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng để thấy tính hiệu quả khi nông. nông hộ trong vùng nghiên cứu (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) .Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật.

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:15

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 1..

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2..

Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Tâm Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3. Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 3..

Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 4. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 4..

Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa xã Phú Tâm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 5..

Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của xã Phú Tâm Xem tại trang 32 của tài liệu.
3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa kế hoạch 2006 – 2010 - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

3.2..

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa kế hoạch 2006 – 2010 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 6. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 6..

Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 7..

Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 8. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 8..

Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất Xem tại trang 40 của tài liệu.
Tổng hợp số liệu điều tra 60 hộ, ta có bảng sau: - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

ng.

hợp số liệu điều tra 60 hộ, ta có bảng sau: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 11. Tổng diện tích đất sản xuất, diện tích đất trồng lúa - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 11..

Tổng diện tích đất sản xuất, diện tích đất trồng lúa Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 13 phản ánh nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 13.

phản ánh nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 15. Tỷ lệ (%) đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 15..

Tỷ lệ (%) đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 16. Đánh giá về các buổi tập huấn kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 16..

Đánh giá về các buổi tập huấn kỹ thuật Xem tại trang 46 của tài liệu.
1.4.4. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

1.4.4..

Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 18. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Mô hình khoa học kỹ thuậtSố hộTỷ lệ (%) - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 18..

Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Mô hình khoa học kỹ thuậtSố hộTỷ lệ (%) Xem tại trang 49 của tài liệu.
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

1..

Tình hình sản xuất và tiêu thụ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 20..

Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật Xem tại trang 52 của tài liệu.
lại Bảng 20 ta thấy diện tích dưới 1,5 ha thì tỷ lệ cho năng suất trên 80 tạ/ha là 24,14%; nhóm diện tích từ 1,5 – 3 ha thì tỷ lệ có năng suất trên 80 tạ/ha là 47,83%,  đối với nhóm có diện tích lớn hơn 3 ha thì con số này là 87,5% - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

l.

ại Bảng 20 ta thấy diện tích dưới 1,5 ha thì tỷ lệ cho năng suất trên 80 tạ/ha là 24,14%; nhóm diện tích từ 1,5 – 3 ha thì tỷ lệ có năng suất trên 80 tạ/ha là 47,83%, đối với nhóm có diện tích lớn hơn 3 ha thì con số này là 87,5% Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 21. Chi phí và thu nhập trên một ha vụ Đông Xuân 2005 - 2006 - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 21..

Chi phí và thu nhập trên một ha vụ Đông Xuân 2005 - 2006 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 22. So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 22..

So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 23. Chi phí, thu nhập của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 23..

Chi phí, thu nhập của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ Xem tại trang 61 của tài liệu.
Khi nông dân ứng dụng mô hình IPM thì hai khoản chi phí trên có ít hơn so với 2 mô hình còn lại, chi phí phân bón ít hơn 216.400 đồng/ha so với mô hình  giống mới và 148.250 đồng/ha so với mô hình 3 giảm 3 tăng; chi phí thuốc trừ sâu,  thuốc diệt cỏ cũng  - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

hi.

nông dân ứng dụng mô hình IPM thì hai khoản chi phí trên có ít hơn so với 2 mô hình còn lại, chi phí phân bón ít hơn 216.400 đồng/ha so với mô hình giống mới và 148.250 đồng/ha so với mô hình 3 giảm 3 tăng; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng Xem tại trang 62 của tài liệu.
Các chỉ tiêu Mô hình giống mới Mô hình IPM - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

c.

chỉ tiêu Mô hình giống mới Mô hình IPM Xem tại trang 63 của tài liệu.
Đồ thị 4. Hiệu quả sản xuất/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

th.

ị 4. Hiệu quả sản xuất/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 25..

So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Xem tại trang 66 của tài liệu.
Đồ thị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

th.

ị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật Xem tại trang 67 của tài liệu.
Đồ thị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

th.

ị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật Xem tại trang 69 của tài liệu.
Từ kết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau: - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

k.

ết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau: Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 27. Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 27..

Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình Xem tại trang 73 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan