Bài giảng hệ thống nông nghiệp

55 1.5K 18
Bài giảng hệ thống nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng hệ thống nông nghiệp

BÀI MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của môn họcTrong giai đoan hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội cùng với xu hướng quốc tế hóa toàn cầu các các mối quan hệ kinh tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Sự chuyển biến đó dã tạo nên những động lực tích cực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển với sức sống mới. Sản xuất nông nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi địa phương nhỏ lẻ mà nó mang tính chất tổng hợp với những tác động ngày càng rõ nét hơn của cơ chế thị trường, của các chính sách vĩ mô và tầm nhìn chiến lược trên phạm vi cả nước và quốc tế.Sự phát triển của nông nghiệp không mang tính độc lập mà nó mang tính gắn kết, tương tác lẫn nhau với các ngành, các lĩnh vực khác.Chẳng hạn: sự tương tác đó nằm ngay trong mối quan hệ giữa các hoạt động trong nông nghiệp như mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi hay chăn nuôi với nuôi trồng thủy hải sản .Sự tương tác giữa nông nghiệp với các hoạt động kinh tế khác như nông nghiệp với công nghiệp cơ khí đã mang lại cho nông nghiệp các loại máy móc làm giảm sức người và nâng cao năng suất lao động. Hay giữa nông nghiệp với công nghiệp hóa chất để có được các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh mang lại hiệu quả cao. Mối quan hệ đó còn có giữa nông nghiệp với ngành thương mại, công nghiệp chế biến tong việc bảo quản, chế biến và tìm đâu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình phát triển của mình, sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề sau đây:- Chất lượng và năng suất sản phẩm nông nghiệp còn thấp. - Chi phí sản xuất nông nghiệp cao dẫn tới thu nhập của người dân thấp.- Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.- Chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp.- Một số chính sách nông nghiệp không phù hợp, chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của sản xuất nông nghiệp.- Nông nghiệp nước ta đang có những tác động xấu tới môi trường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi các nhà nông, các cơ sở sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật và hoạch định chính sách nông nghiệp, nông thôn phải có một tầm nhìn bao quát hơn, tổng hợp hơn. Đó là cách nhìn hệ thống, tổng hợp trong phát triển nông nghiệp.Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường được bắt đầu từ tiếp cận hệ thống. Tiếp cận hệ thống là con đường nghiên cứu và xử lý các phức hệ có tổ chức. Do đó, tiếp cận hệ thống khác với tiếp cận phân tích ở các điểm sau:1 / 55 Phân tích Hệ thống- Chú ý đến các yếu tố- Chú ý đến chi tiết- Nghiên cứu bằng cách thay thế các yếu tố- Dùng quan sát thống kê- Xây dựng các mô hình chính xác- Mục đích nghiên cứu không rõ- Chú ý đến mối tương quan giữa các yếu tố- Chú ý đến tổng thể- Nghiên cứu bằng cách mô phỏng thay cả nhóm biến- Dùng quan sát động thái- Xây dựng mô hình không chính xác để so sánh với thực tế- Mục đích nhằm hành động có mục tiêu2. Phạm vi nghiên cứuHệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều cấp độ phạm vi khác nhau, đó có thể là hệ thống nông nghiệp của cả một khu vực, một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địhôa phương hay nhỏ hơn là của một trang trại, một hộ gia đình.Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống nông nghiệp ở cấp phạm vi hộ gia đình. Bởi ví trong xu thế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày nay, hộ gia đình được coi là một tế bào, là cơ sở quan trong để phát triển nông nghiệp nông thôn ở các cấp cao hơn.Tuy nhiên, môn học không xem xét, nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ở cấp hộ gia đình một cách cô lập, riêng rẽ mà luôn đạt nó trong mối quan hệ phụ thuộc, liên quan với các hệ thống nông nghiệp ở mức độ phạm vi lớn hơn.3. Đối tượng nghiên cứuVới phạm vi nghiên cứu của môn học là hệ thống nông nghiệp ở cấp hộ gia đình nông dân thì nội dung nghiên cứu của môn học nhằm vào giải quyết các vấn đề sau:- Tìm hiểu hiện nay, hệ thống nông nghiệp ở cấp phạm vi hộ gia đình nông dân bao gômg các loại hình hệ thống nông nghiệp nào? Ưu, nhược điểm của từng loại và sự phù hợp của chúng đối với các vùng đất khác nhau.- Cách thức nghiên cứu, phát triển một hệ thống nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. - Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững ở cấp độ phạm vi hộ gia đình, làm căn cứ để xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững ớ các cấp phạm vi lớn hơn.4. Nội dung nghiên cứuNội dung nghiên cứu của môn học đựơc phân bổ trong 4 chương:Bài mở đầu (1 tiết)Chương I: Lý thuyết hệ thống (4 tiết)Chương II: Các loại hệ thống nông nghiệp (4 tiết) Chương III: Hệ thống nông nghiệp bền vững (5 tiết)Chương IV: Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp (11 tiết)Câu hỏi và thảo luận (5 tiết)2 / 55 CHƯƠNG ILÝ THUYẾT HỆ THỐNGLý thuyết hệ thống ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và đã nhanh chóng trở thành một công cụ quý giá cho các nhà nghiên cứu và quản lý.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm vấn đềVấn đề là khoảng cách giữa điều mà con người mong muốn và có thể thực hiện được với cái thực tế mà con người chưa đạt tới.Để nghiên cứu và phát hiện vấn đề một cách thấu đáo, cần chú ý:- Chỉ khi nào xuất hiện sự mong muốn mới có thể nảy sinh vấn đề.- Mong muốn đó có thể trở thành hiện thực chứ không phải là mong muốn viển vông.- Mong muốn sẽ đạt so với thời điểm đó chưa đạt.- Nếu thực tế không có vấn đề mà con người lại chủ quan đặt ra vấn đề thì không thể nào giải quyết được.1.1.2. Quan điểm toàn thểLà quan điểm nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học, hiệu quả và hiện thực.Quan điểm này đòi hỏi:- Khi xem xét, nghiên cứu sự vật phải thấy vật chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau.- Sự vật luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau, có tác động chi phối, khống chế lẫn nhau.- Sự vật luôn biến động và thay đổi (suy thoái hoặc phát triển, diệt vong hay bành trướng).- Động lực chủ yếu của sự phát triển nằm bên trong sự vật là chính (tất nhiên là có sự tận dụng các lợi thế của môi trường).- Sự tác động giữ các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.1.1.3. Lý thuyết hệ thốngLý thuyết hệ thống là tập hợp các bộ môn khoa học (sử học, kinh tế học, sinh học, lôgic học, toán học, tin học .) nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn thể. Lý thuyết hệ thống có đối tượng nghiên cứu là các quy luạt về sự ra đời và biến đổi của các hệ thống, nội dung của nó bao gồm hàng lọat các cặp phạm trù và khái niệm như: hệ thống, phần tử, môi trường 1.1.3.1. Khái niệm hệ thống “Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất và không ngừng vận động, trong sự thống nhất đó luôn làm nảy sinh tính trội của hệ thống”.S = E . R . PTrong đó:S: Hệ thống3 / 55 E: Các phần tửR: Mối quan hệ tương tác giữa các phần tửP: Những thuộc tính mới, giá trị mớiVí dụ : nông hộ, doanh nghiệp, trường học 1.1.3.2. Phần tử của hệ thống Phần tử của hệ thống là thành phần, bộ phận tạo nên hệ thống. Mỗi phần tử có một chức năng nhất định, và có tính độc lập tương đối.1.1.3.3. Môi trường của hệ thống Môi trường của hệ thống là những yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng có tác động quyết định đến sự vận động của hệ thống Đối với một hệ thống, môi trường là tập hợp tất cả những đối tượng mà sự thay đổi tính chất của chúng có ảnh hưởng đến hệ thống, cũng như những đối tượng mà tính chất của chúng bị thay đổi do hành vi của hệ thống.Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi nó quan hệ chặt chẽ với môi trường, môi trường phải đồng nhất với hệ thống. Tuỳ theo từng hệ thống mà môi trường của hệ thống có khác nhau.1.1.3.4. Đầu vào, đầu ra của hệ thống Đầu vào của hệ thống là các yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống. Trong hoạt động nông nghiệp, đầu vào là nguyên vật liệu, máy móc, lao động, thông tin, giá cả, nhu cầu thị trường Đầu ra của hệ thống là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường.Trong hoạt động nông nghiệp, đầu ra là sản phẩm, phế thải, chất lượng sản phẩm, giá thành 1.1.3.5. Phép biến đổi của hệ thống Phép biến đổi của hệ thống là khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra có giá trị kinh tế cao.Phép biến đổi của hệ thống thường đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T) Y = T . XTrong đó:Y: Đầu ra của hệ thống X: Đầu vào của hệ thống T : Hệ số biến đổi của hệ thống1.1.3.6. Cấu trúc cuả hệ thống (cơ cấu của hệ thống) (structure)Cấu trúc của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, phản ánh sự sắp đặt có trật tự của các phân hệ, các phần tử của hệ thống và các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định.Có rất nhiều cấu trúc hệ thống khác nhau, sự kết hợp các phần tử tuy rất đa dạng nhưng có thể quy về các cách kết hợp phần tử cơ bản sau:1. Ghép nối tiếp: Đầu vào của phần tử này là đầu ra của phần tử kia.4 / 55 2. Ghép song song.Là cách ghép mà đầu vào của các phần tử (một phần hay toàn bộ) có chung biến số vào và đầu ra của các phần tử đó lại là đầu vào của một phần tử khác.3. Ghép có mối liên hệ ngược (sắp xếp theo kiểu phản hồi): hai phần tử gọi là sắp xếp theo kiểu phản hồi khi đầu ra của phần tử này một phần hoặc toàn bộ là đầu vào của phần tử kia và ngược lại.1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNGDựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, người ta có các cách phân loại hệ thống khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại hệ thống chủ yếu.1.2.1. Phân loại theo sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian.Dựa vào thời gian, người ta chia hệ thống ra làm hai loại là hệ thống động và hệ thống tĩnh.- Hệ thống tĩnh là hệ thống không có sự thay đổi (hay thay đổi rất nhỏ) theo thời gian.- Hệ thống động là hệ thống có những trạng thái luôn thay đổi theo thời gian.1.2.2. Phân loại theo tính chất thay đổi trạng thái của hệ thống.Bao gồm 2 loại:- Hệ thống ngẫu nhiên: là hệ thống biến đổi không theo một quy luật nào cả.- Hệ thống tái định: là hệ thống phát triển theo một quy luật nhất định.1.2.3 .Phân loại hệ thống theo mối quan hệ với môi trường.- Hệ thống đóng: là hệ thống không tương tác với hoàn cảnh, môi trường, là hệ thống mà ở đó vật chất và năng lượng chỉ trao đổi trong phạm vi hệ thống. 12V1R1V2R2132125 / 55 - Hệ thống mở: là hệ thống tác động tích cực với môi trường bên ngoài, là hệ thống có khả năng cho vật chất và năng lượng đi qua ranh giới của hệ thống. Các hoạt động của hệ thống quan hệ với các yếu tố môi trường tác độngVật chất và năng lượng đi vào gọi là dòng vào (hay gọi là đầu vào)Vật chất và năng lượng đi ra khỏi hệ thống gọi là dòng ra (hay đầu ra)Vật chất và năng lượng trao đổi giữa các thành phần của hệ thống gọi là dòng nội lưu.* Một số tính chất của hệ thống mở:- Hệ thống mở có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra những sản phẩm đi qua ranh giới của hệ thống tức là đầu ra.- Hệ thống mở có xu hướng phát triển và tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng mới nhằm đảm bảo cho các phần tử của hệ thống nằm trong sự tương tác hài hòa, ổn định. Ví dụ: hệ thống sinh thái rừng: cây cỏ - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt.- Nếu có một tác động nào vào hệ thống hoặc có sự thay đổi một trong các thành phần của hệ thống thì hệ thống sẽ có phản ứng (phản hồi), đó có thể là phản hồi tích cực hoặc tiêu cực.+ Trong sinh học, phản hồi tiêu cực là phổ biến nó là cơ chế tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ban đầu. Ví dụ: Khi người dân phát triển mạnh diện tích cây mơ ở tỉnh Bắc Cạn, khi đó sản lượng mơ cung cấp ra thị trường tăng đột biến, cung lớn hơn cầu dẫn tới giảm giá mạnh, khó tiêu thụ. Lúc đó, nhiều người dân lại chặt cây mơ để chuyển sang trồng cây khác có lợi nhuận cao hơn và do đó diện tích cây mơ lại giảm đi.+ Phản hồi tích cực ít hơn phản hồi tiêu cực. Sự thay đổi một số nhân tố trong hệ thống sẽ dẫn tới sự thay đổi khác thúc đẩy sự thay đổi ban đầu nhanh hơn, hệ thống sẽ đạt một cân bằng mới so với ban đầu. Ví dụ: Do ô nhiễm môi trường nước, làm cá chết, cá chết làm tăng mức ô nhiễm của nước hơn, kết quả làm lượng cá chết tăng hơn và cá chết hàng loạt. Lúc này hệ thống không trở lại trạng thái ban đầu mà nó sẽ chuyển sang một trạng thái khác.1.2.4. Phân loại hệ thống theo độ đa dạng.- Hệ thống phức tạp: là hệ thống có độ đa dạng cao, bền vững, tiến bộ.- Hệ thống đơn giản: là hệ thống có độ đa dạng thấp, là hệ thống không bền vững, không phát triển.1.2.5. Phân loại hệ thống theo chế độ phân cấp.- Hệ thống thứ bậc: là hệ thống có cơ cấu phân cấp. Cơ cấu của hệ thứ bậc có nhiều cấp khác nhau - cấp trên và một hay nhiều cấp dưới. Tuỳ theo hệ thống đơn giản hay phức tạp mà mà người ta phân hệ thống ra làm nhiều hay ít cấp. Khi hệ thống càng phát triển, càng có nhiều phần tử thì đòi hỏi độ phân cấp càng lớn.Có hai dạng phân cấp phổ biến là phân cấp hình quạt và phân cấp hình thoi6 / 55 Phân cấp hình quạt Phân cấp hình thoi- Hệ phi thứ bậc: là hệ có cơ cấu không phân cấp. Có những tổ chức không phân cấp, nghĩa là có sự bình đẳng về quyền lực. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phi thứ bậc là dựa trên tinh thần hợp tác chứ không dựa trên quyền lực.1.2.6. Phân loại theo khả năng điều khiển.- Hệ thống có khả năng điều khiển được: là hệ thống mà trạng thái và hành vi của nó có thể được định hướng tới mục tiêu cho trước. Sự định hướng này được thực hiện:+ Do tác động điều khiển có ý thức của con người: hệ thống bị điều khiển.+ Do có cơ chế điều khiển tồn tại khách quan bên trong hệ thống: hệ thống tự điều khiển.- Hệ thống không có khả năng điều khiển được: là hệ thống không thể định hướng trạng thái hoặc hành vi của nó tới mục tiêu cho trước.1.3. HỆ THỐNG KINH KẾ1.3.1. Khái niệmHệ thống kinh tế là một bộ phận của hệ thống kinh tế xã hội, nó là tập hợp các quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng cùng với những mối quan hệ của con người trong và giữa những quá trình đó.Hệ thống kinh tế có thể là toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc một bộ phận của nó (ngành, địa phương, xí nghiệp, nông hộ .)1.3.2. Đặc điểm của các hệ thống kinh tế+ Tính thống nhất của mọi bộ phận, phần tử của nó nhằm phục vụ một mục tiêu chung đặt ra cho toàn hệ. Tính thống nhất đó có được nhờ sự điều khiển thích hợp dựa trên 2 nguyên tắc:- Mục tiêu của toàn hệ thống đồng thời là mục tiêu của mỗi bộ phận và phần tử.- Tiêu chuẩn hiệu quả trong hoạt động của mỗi bộ phận phải phù hợp với tiêu chuẩn hiệu quả chung của toàn hệ thống.Trong hệ thống kinh tế, giữa các phần tử, các bộ phận và toàn bộ hệ thống phải có mối quan hệ rất chặt chẽ. Để hệ thống phát triển đạt hiệu quả thì các bộ phận, các phần tử xác định nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp.IBA XIIIBAI7 / 55 + Tính chất phức tạp của hệ thống kinh tế thể hiện ở chỗ bất cứ sự thay đổi nào diễn ra ở mỗi bộ phận sẽ dẫn đến sự thay đổi dây chuyền ở các bộ phận khác.+ Hệ thống kinh tế không ngừng hoàn thiện và phát triển trên cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật, biến động nhu cầu xã hội và xu hướng tăng dân số.+ Phương thức sản xuất và thành phần của hệ thống bổ sung lẫn nhau và thay thế cho nhau một cách toàn diện. Sự thay thế lẫn nhau là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các phương thức sản xuất và tiêu dùng, đó là động lực tạo nên sự phát triển của hệ thống kinh tế.+ Hệ thống kinh tế là sự kết hợp hữu cơ giữa mặt hiện vật và mặt giá trị khi hoạt động và phát triển. Việc đo chi phí và kết quả trong quá trình hoạt động bằng một đơn vị giá trị thống nhất là điều kiện tất yếu để hệ thống kinh tế tồn tại.+ Tính ngẫu nhiên: HTKT luôn chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên và xã hội. Những tác động này về căn bản mang tính không thường xuyên và ngẫu nhiên. Vì thế hành vi và quá trình biến đổi trạng thái của hệ thống chỉ có thể dự đoán với một mức độ chính xác nhất định và chỉ có thể giúp hạn chế tính rủi ro.1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG.1.4.1. Quan điểm hệ thống.Quan điểm hệ thống đòi hỏi khi nghiên cứu mỗi hiện tượng hoặc một đối tượng thực tế phải đặt đối tượng đó trong một hệ thống nhất định, không nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, đơn lẻ mà trong sự liên quan với nhau. Nội dung của quan điểm như sau:+ Khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các phần tử khác và đặc biệt chú ý đến các thuộc tính mới xuất hiện.+ Khi nghiên cứu một hệ thống phải đặt trong môi trường của nó, xem xét sự tương tác giữa hệ thống với môi trường để có thể xác định rõ hơn hành vi và mục tiêu hoạt động của hệ thống cũng như các ràng buộc mà điều kiện ngoại cảnh áp đặt lên hệ thống. + Khi nghiên cứu các hệ thống ta phải tiến hành phân cấp hệ thống vì các hệ thống ngày càng phát triển, sự phức tạp của hệ thống càng tăng lên. Việc phân cấp hệ thống khi nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có thể điều khiển được hệ thống kịp thời và nắm rõ được cấu trúc bên trong của hệ thống.+ Các hệ thống thực tế có tính hữu đích rất cao, mọi hoạt động đều nhằm tới mục tiêu đã định, trong khi các phần tử nằm trong hệ thống ngoài mục tiêu chung còn có mục tiêu riêng, vì vậy phải lồng ghép kết hợp nhiều mục tiêu.+ Mỗi hệ thống đều quan tâm tới hành vi của mình, song hành vi lại phụ thuộc vào cấu trúc. Do đó phải kết hợp cấu trúc và hành vi.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống Phương pháp nghiên cứu hệ thống là các quy tắc mà người nghiên cứu sử dụng để tìm raượng nghiên cứu quy luật vân động của đối tượng nghiên cứu.Có các phương pháp nghiên cứu hệ thống chủ yếu sau:8 / 55 a) Phương pháp mô hình hóaLà phương pháp nghiên cứu hệ thống trong trường hợp biết rõ được 3 yếu tố là đầu vào, đầu ra và cơ cấu của hệ thống. Mô hình là sự mô tả hệ thống qua các đặc trưng cơ bản của hệ nhờ kinh nghiêm và nhân thức của con người.Trình tự sử dụng phương pháp mô hình hóa bao gồm các bước:- Xây dựng mô hình của hệ thống phải nghiên cứu+ Xác định ý đồ và mục tiêu nghiên cứu + Quy định các đặc trưng quan trọng cần nghiên cứu+ Quan sát một số hành vi của hệ thống + Thiết lập ràng buộc giữa mục tiêu, ý đồ và các đặc trưng thông qua các kết quả quan sát hành vi (mô hình).- Phân tích, nghiên cứu trên mô hình lý thuyết đã thu được ở bước trên.- Đối chiếu kết luận rút từ mô hình với kết quả thực tế để đối chứng xem kết luận rút từ mô hình lý thuyết có chuẩn xác hay không.- Chỉnh lý lại kết quả của mô hình lý thuyết cho phù hợp, sau đó đem sử dụng kết quả trong thực tế.Mô hình dễ thực hiện nhưng nếu người nghiên cứu trình độ kém, dễ đi học những cái không cơ bản, không phù hợp với điều kiện của mình và suốt đời họ chỉ đi theo đuôi người khác.b) Phương pháp hộp đenLà phương pháp nghiên cứu khi đã biết được đầu vào, đầu ra của hệ thống nhưng không nắm chắc được cơ cấu của nó. Việc nghiên cứu có nhiệm vụ phải xác định rõ mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống.Trình tự của phương pháp hộp đen bao gồm:- Quan sát đầu vào và đầu ra (thông qua thực nghiệm, hoặc sự tác động chủ động của người quan sát ở các đầu vào để đón nhân các đầu ra của hệ thống).- Sử dụng các phân tích vừa định tính vừa định lượng để tìm ra tính quy luật hình thành cơ cấu có thể có của hệ thống.- Kiểm tra quy luật hình thành cơ cấu đã thiết lập so với thực tế.- Chỉnh lý lại kết quả và đưa vào sử dụng.c) Phương pháp tiếp cận hệ thốngLà phương pháp nghiên cứu hệ thống khi rất khó đoán nhận cơ cấu, đầu vào, đầu ra của hệ thống. Cách giải quyết là phân tích hệ thống ban đầu thành một loạt các phân hệ nhỏ hơn có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau dù là yếu nhưng không thể bỏ qua. Việc phân tích phải tuôn theo các yêu cầu sau:- Việc nghiên cứu từng phần tử không được cắt rời một cách tuyệt đối khỏi hệ thống đồng thời phải nghiên cứu sự tác động của phẩn tử trở lại hệ thống.9 / 55 - Do hệ thống là một chỉnh thể hoàn chỉnh có tính trồi, tính chất này có được là do cách tổ chức của các phân hệ và các phần tử tạo nên hệ thống.- Hệ thống chỉ phát triển khi là hệ mở cho nên khi xem xét hệ thống phải đặt nó vào trong một hệ thống khác lớn hơn.- Các hệ thống phức tạp là những hệ có cơ cấu phân cấp.Trong quá trình nghiên cứu hệ thống thường có 2 cách thức nghiên cứu như sau:+ Nghiên cứu hoàn thiện hay cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Dùng phương pháp phân tích hệ thống tìm ra điểm “hẹp” hay chỗ “thắt lại” của hệ thống. Đó là những chỗ gây ảnh hưởng không tốt (gây hạn chế) đến hoạt động của hệ thống, cần được sửa chữa, khai thông (tác động vào) để cho hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn.+ Nghiên cứu xây dựng một hệ thống mới: cách làm này cần có sự tính toán, cân đối kỹ càng, tổ chức sắp đặt sao cho các bộ phận trong hệ thống dự kiến nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương đương của các phần tử, có thứ tự ưu tiên để đạt được mục tiêu của hệ thống tốt nhất.* Các nguyên tắc trong phương pháp nghiên cứu hệ thốngKhi nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ta phải tuôn theo các nguyên tắc sau:- Tìm ra mối quan hệ trong hệ thống nông nghiệp - Phải có sự tham gia của nhiều ngành khoa học- Các nghiên cứu được hướng chủ yếu vào người nông dân- Phải có tính nhắc lại và liên tục.CHƯƠNG IICÁC LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM2.1.1. Hệ sinh thái nông nghiệp.* Khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệphệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở quy luật khách quan của hệ sinh thái, là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con người tạo ra.Ví dụ: nông trường hợp tác xã, nông trại hoặc làng xóm . . . Hệ sinh thái nông nghiệp cũng có tổ chức bên trong của nó, có thể chia ra các hệ sinh thái phụ sau:+ Đồng ruộng cây hàng năm (lúa, cây công nghiệp ngắn ngày :mía, đay, đỗ .)+ Vườn cây lâu năm+ Đồng cỏ chăn nuôi+ Ao nuôi thuỷ sản+ Khu vực dân cư10 / 55 [...]... nghiệp cố định * Khái niệm: Hệ thống nông nghiệp cố định là hệ thống sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên những vùng, khu vực hay trên những mảnh đất cố định qua các năm Do các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau nên hình thành nên các kiểu hệ thống cố định khác nhau * Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá là hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất ra một... canh tác hỗn hợp, vườn hỗn hợp các loại cây 2.1.3 Hệ thống nông nghiệp Khái niệm hệ thống nông nghiệp cho đến nay trên thế giới chưa có sự thống nhất bởi hệ thống nông nghiệp được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, các cách áp dụng vào thực tế cũng khác nhau Co một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp như sau: 11 / 55 - Theo Vissac (1986), hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp... không gian của hệ thống Theo thứ bậc về phạm vi không gian của hệ sinh thái nông nghiệp mà có thể chia ra: cánh đồng, nông trại, làng xã, huyện, tỉnh, vùng, quốc gia thì nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cũng có thể giới hạn trong các phạm vi không gian tương ứng Song điều quan trọng là phải đặt nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác Hệ thống nông trại là đơn vị rất cơ bản của hệ thống nông nghiệp, mà... hệ thống nông lâm kết hợp rất rộng rãi Nhưng đầu tiên có lẽ và phổ biến nó được áp dụng ở những vùng núi cao đất dốc miền núi 16 / 55 2.3 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP THEO MỤC TIÊU Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp tập trung chủ yếu vào nghiên cứu nông hộ Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông. .. trong hệ thống nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người phát triển theo sự phát triển của lịch sử xã hội Nghiên cứu động thái 12 / 55 phát triển của hệ thống sẽ xác định đúng sự phát triển của nó trong tương lai, đồng thời khắc phục kịp thời những hạn chế, cản trở trong quá trình phát triển hệ thống 2.2 CÁC LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 2.2.1 Nông nghiệp du canh * Khái niệm: Nông nghiệp. .. thể thống nhất, điều chỉnh để cho thu nhập ở nông thôn ngang bằng thành thị 3.4.2 Các hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam Các hệ thống nông nghiệp bền vững đã có trong các hệ thống định canh truyền thống của người Việt Nam Từ lâu đời, người nông dân đã biết áp dụng các hệ thống canh tác luân canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và ngành nghề 3.2.2.1 Các hệ nông, ... trình tiến hoá ấy, hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường Như vậy, xét theo mục tiêu của hệ thống, chúng ta có các loại hình hệ thống nông nghiệp sau: 2.3.1 Hệ thống nông nghiệp tự cung tự cấp quy mô nhỏ Nông nghiệp tự cung tự cấp là một hệ thống sản xuất với mục tiêu thảo mãn nhu cầu sinh hoạt của con người bao gồm ăn, ở, đi lại Kiểu hệ thống này hình thành... nông nghiệp và dân phi nông nghiệp, những người làm nông nghiệp ít dần đi và diện phi nông nghiệp tăng dần lên * Sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn sau: Đây là giai đoạn xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững trên quan điểm sinh thái, quan điểm hệ thống với việc sử dụng khôn khéo các nguồn lợi tự nhiên, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường Hiện nay vấn đề đặt ra cho nông nghiệp không thống. .. hợp với mục đích, nhu cầu và tiềm năng sản xuất, quản lý của nông hộ Hệ thống nông nghiệphệ thống thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh dđồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới Hay nói cách khác đó là hệ thống liên hệ giữa các hệ sinh thái nông nghiệp ở các mức độ không gian khác nhau với các hoạt động...* Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệphệ quả của sự cải tạo, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên của con người Vì vậy giữa hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách rõ ràng Để phân biệt thường dựa chủ yếu vào mức độ can thiệp của con người Tuy vậy, giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nông nghiệp vẫn có những . thành nên các kiểu hệ thống cố định khác nhau.* Hệ thống nông nghiệp chuyên môn ho Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá là hệ thống nông nghiệp chuyên sản. loại cây.2.1.3. Hệ thống nông nghiệp Khái niệm hệ thống nông nghiệp cho đến nay trên thế giới chưa có sự thống nhất bởi hệ thống nông nghiệp được nhìn

Ngày đăng: 01/11/2012, 17:23

Hình ảnh liên quan

- Xây dựng các mô hình chính xác - Mục đích nghiên cứu không rõ - Bài giảng hệ thống nông nghiệp

y.

dựng các mô hình chính xác - Mục đích nghiên cứu không rõ Xem tại trang 2 của tài liệu.
Phân cấp hình quạt Phân cấp hình thoi - Bài giảng hệ thống nông nghiệp

h.

ân cấp hình quạt Phân cấp hình thoi Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hệ thống cây trồng bao gồm các hình thức đa canh: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn hợp, vườn hỗn hợp các loại cây. - Bài giảng hệ thống nông nghiệp

th.

ống cây trồng bao gồm các hình thức đa canh: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn hợp, vườn hỗn hợp các loại cây Xem tại trang 11 của tài liệu.
*Đối với hệ thống cây trồng, ta cần thu thập các số liệu sau đây:( Bảng: Tổng chi phí và thu nhập cho từng công thức luân canh) - Bài giảng hệ thống nông nghiệp

i.

với hệ thống cây trồng, ta cần thu thập các số liệu sau đây:( Bảng: Tổng chi phí và thu nhập cho từng công thức luân canh) Xem tại trang 51 của tài liệu.
của mô hình canh tác. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng phải mướn bao nhiêu lao động và khi nào cần nhiều nhất. - Bài giảng hệ thống nông nghiệp

c.

ủa mô hình canh tác. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng phải mướn bao nhiêu lao động và khi nào cần nhiều nhất Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan