TỦ ẨM THEO BĂNG

3 254 0
TỦ ẨM THEO BĂNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỦ ẨM THEO BĂNG, THEO HÀNG TRỒNG, THIẾT KẾ HỐ ÉP XANH: PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC MỚI TRÊN VƯỜN CÂY KTCB Ng. Cường (theo tài liệu củaViện nghiên cứu Cao su Việt Nam) Để tạo ra bộ tán lá phát triển khỏe mạnh trên vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB), đồng thời thúc đẩy hoạt động sinh trưởng của cây cao su sớm đạt vòng vanh mở cạo, hiện nay Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam đã thực nghiệm được nhiều phương pháp chăm sóc vườn cây KTCB rất khả thi. Trong đó, tủ ẩm theo băng hàng trồng, ép xanh, đào hố tích mùn là những minh chứng cụ thể. Tủ ẩm theo băng theo hàng trồng/sử dụng màng phủ PE Theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1999), sau 2 năm thực hiện phủ đất cho chè dày 10cm ở nông trường Tân Trào, năng suất tăng 15,7%; còn ở Mộc Châu phủ dày 15cm năng suất tăng 46,5% chè búp. Liên quan đến phân hữu cơ, Samappuli và cộng sự (1998) cho biết, sau 6 năm liên tục tủ thảm hữu cơ bằng rơm rạ rút ngắn thời gian KTCB 12 tháng, cho hàm lượng N, P, K trong đất tối ưu, cho tăng vanh trong khi cạo và năng suất mủ cao hơn trong suốt 8 năm cạo đầu và cho bội thu 158kg mủ/ha/năm khi kết hợp với các mức NPK tối ưu. Riêng màng phủ nông nghiệp (PE), kết quả nghiên cứu trên cao su trồng bằng tum tại Lai Khê (KC.O6.O9, Mai Văn Sơn và cộng sự ) cho thấy, màng phủ PE cho sinh trưởng tầng lá, chiều cao, đường kính và vanh thân vượt 2-7% hầu như có ý nghĩa so với đối chứng tủ gốc bình thường. Để tủ ẩm theo băng trên hàng trồng cao su, tùy theo tình hình thực tế của từng vườn cây có thể thực hiện những bước sau: - Trên vườn cao su từ năm tuổi thứ 2 trở đi khi cây cao su có đoạn thân hóa nâu hơn 0,5m tính từ mặt đất, dùng thuốc diệt cỏ phun trên hàng cao su. - Khi cỏ trên hàng đã chuyển sang màu vàng, xới váng lớp đất mặt, cắt cỏ xanh trên rãnh cao sau bằng máy cắt đeo vai (để cắt được thảm phủ dễ dàng phải sử dụng máy cắt dao 1 lưỡi thẳng và công suất đủ mạnh ) và tủ chất xanh thành băng dày 10 -15cm , rộng 1,2m ( mỗi bên rộng 0,6m) liên tục trên hàng cao su. Sau khi tủ một lớp đất mỏng sao cho sau 2-3 năm tủ, đất mặt trên hàng cao su tương đối bằng so với đất mặt bên ngoài hàng . - Áp dụng kỹ thuật tủ ẩm này vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 khi thảm phủ đã phát triển tốt và mưa vẫn còn kéo dài 1 vài cơn sau khi tủ. Áp dụng tủ ẩm theo băng hàng trồng bằng thảm phủ hàng năm cho đến khi vườn cây khép tán. Nếu không có thảm phủ họ đậu có thể tận dụng thảm cỏ tự nhiên để thực hiện kỹ thuật này. - Đối với cao su năm 1 và năm 2, ngoài áp dụng kỹ thuật trên, kết hợp tủ ẩm bồn bằng PE. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này, Viện nghiên cứu Cao su VN khuyến cáo: Mục tiêu chủ yếu của kỹ thuật tủ ẩm là gia tăng và duy trì tốt chế độ ẩm trong đất, do đó không thực hiện thao tác này khi đất đã quá khô. Bởi vì, lúc này hầu như nước trong lớp đất mặt cần tủ ẩm đã bốc hơi thoát đi hết. Vì vậy, thay vào tủ ẩm vào đầu mùa khô cần thực hiện vào cuối mùa mưa, khi còn một vài cơn mưa trước khi mùa khô đến. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới khâu xới váng trước khi tủ. Động tác này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hạn chế nước bên dưới lớp đất mặt bốc hơi ra ngoài không khí trong trời mưa. Sơ đồ băng tủ ẩm trn hng cao su: • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • Cây cao su Băng tủ rộng 1,2 m; dy 10 – 15 cm Thiết kế hố ép xanh, hố tích nước, tích mùn Việc thực hiện tủ ẩm ép xanh trên các mô hình trình diễn tại Đồng Nai, Chư Prông và Phước Hòa cho thấy: Vanh cây tăng từ 2 đến 9% so với đối chứng. Ông Tống Viết Thịnh – Trưởng Bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng lý giải: Cây thảm phủ họ đậu và chất xanh của chúng được sử dụng làm nguồn phân xanh tại chỗ đã được nhiều tài liệu chứng minh là rất có hiệu quả trên vườn cao su KTCB. Tuy nhiên trong thực tế, một số diện tích trồng thảm phủ họ đậu không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí cho sinh trưởng cao su thấp hơn so với diện tích không trồng thảm. Nguyên nhân là do quản lý thảm chưa hợp lý dẫn đến tranh chấp dưỡng chất và nước. Để phát huy hiệu quả của thảm phủ họ đậu cần thực hiện ép xanh kết hợp tủ ẩm, như vậy sẽ không tạo ra tranh chấp dinh dưỡng và nước với cây cao su, đồng thới giúp thảm tái sinh tốt hơn và cải thiện tối đa độ phì đất. Riêng vườn cao su khai thác, việc đào hố tích mùn cho hiệu quả trước mắt là sau 1 năm đã cho lượng rễ tơ hấp thu dinh dưỡng tăng lên gấp nhiều lần so với đối chứng. Ở lớp đất mặt trong hố tích mùn hầu như xuất hiện nhiều rễ tơ và loại rễ hút dinh dưỡng, rất ít rễ trung bình, lớn và loại rễ chủ yếu hút nước; ngược lại, ngoài hố tích mùn hầu như chỉ xuất hiện rễ trung bình và rễ lớn, rất ít rễ tơ. . Trong đó, tủ ẩm theo băng hàng trồng, ép xanh, đào hố tích mùn là những minh chứng cụ thể. Tủ ẩm theo băng theo hàng trồng/sử dụng màng phủ PE Theo Thái. kỹ thuật tủ ẩm này vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 khi thảm phủ đã phát triển tốt và mưa vẫn còn kéo dài 1 vài cơn sau khi tủ. Áp dụng tủ ẩm theo băng hàng

Ngày đăng: 27/10/2013, 22:15

Hình ảnh liên quan

Việc thực hiện tủ ẩm ép xanh trên các mô hình trình diễn tại Đồng Nai, Chư Prông và Phước Hòa cho thấy: Vanh cây tăng từ 2 đến 9% so với đối chứng - TỦ ẨM THEO BĂNG

i.

ệc thực hiện tủ ẩm ép xanh trên các mô hình trình diễn tại Đồng Nai, Chư Prông và Phước Hòa cho thấy: Vanh cây tăng từ 2 đến 9% so với đối chứng Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan