KIEM TRA HOC KI MON SINH 10 CB+ ĐA

5 285 0
KIEM TRA HOC KI MON SINH 10 CB+ ĐA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC I Trường THPT BC Buôn Ma Thuột NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN : SINH HỌC – LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1. (2,0 điểm): Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Câu 2. (2,5 điểm): So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động. Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải vảy nước vào rau? Câu 3. (3,0 điểm): Hô hấp tế bào được chia thành những giai đoạn chính nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp diễn ra ở đâu? Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn đó là gì? Câu 4. (2,5 điểm): Thế nào là quang hợp và viết phương trình tổng quát cuả quá trình quang hợp? Nêu mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp? Cho biết ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào cuả qúa trình quang hợp? ----HẾT--- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC I Trường THPT BC Buôn Ma Thuột NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN : SINH HỌC – LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1. (2,0 điểm): Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Câu 2. (2,5 điểm): So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động. Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải vảy nước vào rau? Câu 3. (3,0 điểm): Hô hấp tế bào được chia thành những giai đoạn chính nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp diễn ra ở đâu? Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn đó là gì? Câu 4. (2,5 điểm): Thế nào là quang hợp và viết phương trình tổng quát cuả quá trình quang hợp? Nêu mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp? Cho biết ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào cuả qúa trình quang hợp? ----HẾT--- 1 ĐÁP ÁN Đề THI HọC Kỳ I MÔN SINH 10 ĐỀ 1: Câu 1. ( 2đ) Điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực : Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Kích thước nhỏ ( 0,25) - Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có vùng nhân, không có màng bao bọc ( 0,25) - Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc. ( 0,5) - Kích thước lớn ( 0,25) - Đã có nhân hoàn chỉnh, có màng nhân bao bọc lấy chất nhân ( 0,25) - Trong tế bào chất có hệ thống nội màng chia tế bào thành các xoang, có nhiều bào quan có màng bao bọc (như LNC, ti thể, bộ máy gôngi…).( 0,5) Câu 2. (2,5 đ) So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động : * Giống nhau : đều là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. ( 0. 25đ) * khác nhau : Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động - Không tiêu tốn năng lượng ( 0. 25đ) - Các chất khuếch tán qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. ( 0. 25đ) - Các chất tan có thể khuếch tán qua MSC trực tiếp qua lớp kép photpholipit hơặc qua kênh prôtêin xuyên màng ( 0. 25đ) - Tiêu tốn năng lương ATP ( 0. 25đ) - Các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược dốc nồng độ) ( 0. 25đ) - Cần có các “máy bơm” phù hợp với từng loại chất cần vận chuyển. ATP được sử dụng cho các bơm ( 0. 25đ) - giúp tế bào lấy được các chất cần thiết ở môi trường khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào. ( 0. 25đ) * Vì: nước sẽ thẩm thấu vào tb làm cho tb trương lên khiến cho rau tươi không bị héo. ( 0. 5đ) Câu 3. (3đ) * 3 GĐ chính: .(0,25) * Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào: 1) Đường phân: (1,0) - Nơi thực hiện: Xảy ra trong bào tương( chất nguyên sinh). . (0,25) -Nguyên liệu :là đường glucôzơ. (0,25) - Kết quả: Từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra: + 2 phân tử axit pyruvic( C 3 H 4 O 3 ) . (0,25) + 2 phân tử NADH . + 2 phân tử ATP(thực chất 4 ATP). (0,25) 2) Chu trìnhCrep: (1) - Xảy ra trong chất nền của ty thể (0,25) 2 -Nguyên liệu: phân tử axit pyruvic . (0,25) - Kết quả: tạo ra 6 NADH, 2 ATP, 2 FADH 2 , 4 CO 2 . (0,5) 3) Chuỗi truyền êlectron hô hấp: (0,75) - Xảy ra ở màng trong ty thể (0,25) - Nguyên liệu: NADH(10), FADH 2 (2)( 6O 2 , 34 Pi, 34 ADP) . (0,25) - Kết quả: tạo ra 34 ATP và H 2 O. (0,25) (1NADH= 3 ATP , 1 FADH 2 = 2 ATP ) Câu 4: (2,5đ) * Khái niệm: quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. ( 0.5đ) * Phương trình tổng quát: ( 0.5đ) CO 2 + H 2 O + NLAS → (CH 2 O) + O 2 * Mối liên quan giưã 2 pha: trong pha sáng, NLAS được biến đôỉ thành NL trong các phân tử ATP và NADPH. ( 0.5đ) Trong pha tối, nhờ ATP và NADPH được taọ ra trong pha sáng, CO 2 sẽ được biến đổi thành cacbohiđrat. ( 0.5đ) * OXI được sinh ra từ các phân tử nước (0,25 đ) và ở pha sáng cuả QH (0,25 đ). SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC I Trường THPT BC Buôn Ma Thuột NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN : SINH HỌC – LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1. (3,0 điểm): Trình bày cấu trúc của ADN ? Vì sao ADN có tính đa dạng nhưng lại rất đặc thù? Câu 2. (2,0 điểm): Sự khuếch tán của các chất qua màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Phân biệt môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược trương? Câu 3. (3,0 điểm): Hô hấp tế bào là gì? Hãy viết phương trình tổng quát và nêu đặc điểm của quá trình hô hấp? Qúa trình hô hấp gồm mấy giai đoạn chính? Tổng các giai đoạn đó tạo được bao nhiêu ATP? Trong đó giai đoạn nào tạo được nhiều ATP nhất ? Cụ thể là bao nhiêu? Câu 4. (2,0 điểm): Nêu những điểm khác nhau giữa pha sáng và pha tối cuả quang hợp ? Theo em câu nói:” pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao? ----HẾT--- ĐỀ SỐ HAI 3 ĐỀ 2: Câu 1. (3,0 điểm): ** Cấu trúc của AND: ( 2,25đ) * Thành phần: - Đơn phân của AND là nuclêôtit ( 0.25đ) mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần : đường đêôxiribôzơ, axitphotphoric, một trong 4 loại bazơnitơ (A,T,G,X). ( 0.5đ) * Cấu trúc: - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị tạo nên chuỗi đơn pôlinuclêôit. ( 0.25đ) - Mỗi phân tử AND gồm 2 mạch đơn pôlinuclêôtit ( 0.25đ) - Giưã 2 mạch các nu liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. A =T, G  X. ( 0.25đ) - 2 mạch đơn pôlinuclêôtit xoắn theo 2 hướng ngược chiều nhau (3’5’ và 5’  3’) quanh 1 trục tưởng tượng tạo nên 1 xoắn kếp đều đặn giống như 1 cầu thang xoắn. Trong đó, các bậc thang là các cặp bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat. ( 0.25đ) - Đường kính của chuỗi xoắn kép AND là 20A 0 , mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nu với chiều dài 34A 0 . ( 0.5đ) ** AND có tính đa dạng và đặc thù: do số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp các nu trong chuỗi polinu là khác nhau. ( 0.75đ) Câu 2 : (2đ) * Sự khuếch tán của các chất qua màng tế bào phụ thuộc vào: ( 0,5) - Sự chênh lệch về nồng độ của chất tan giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào ( 0,25) - Tương quan giữa kích thước phân tử của các chất tan, kích thước của vật chất được khuếch tán với đường kính lỗ màng. ( 0,25) * Phân biệt:(1,5) - Môi trường ưu trương : là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ các chất tan cao hơn nồng độ các chất tan đó bên trong tế bào. ( 0,5) - Môi trường đẳng trương : là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan đó bên trong tế bào. ( 0,5) - Môi trường nhược trương : là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ các chất tan thấp hơn nồng độ các chất tan đó bên trong tế bào. ( 0,5) Câu3: (3đ) - Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của nguyên liệu hô hấp (nguyên liệu cơ bản là glucôzơ) thành năng lượng trong các phân tử ATP. ( 0,5) - PTTQ : C 6 H 12 O 6 + 6O 2  6CO 2 + 6H 2 O + NL (ATP + nhiệt) (0,5) * Đặc điểm: (1) - Nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ( trong bài đè cập :chủ yếu là glucôzơ). (0,5) - Năng lượng được giải phóng ra từ từ để sử dụng cho hoạt động sống và tổng hợp ATP. (0,25) - Sản phẩm hô hấp cuối cùng là CO 2 và H 2 O và NL (0,25) * Các giai đoạn chính của qúa trình hô hấp tế bào: 3 gd: (0,25) 4 * Tổng 3 gđ đó tạo 38 ATP (0,5) * trong đó giai đoạn chuỗi truyền E là tạo được nhiều ATP nhất ( 34 ATP) (0,25) Câu 4. (2đ) Sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp : PHA SÁNG PHA TỐI - Diễn ra ở màng tilacôit ( 0,25) - Chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng( 0,25) - Năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. ( 0,25) - Diễn ra trong chất nền của lục lạp( 0,25) - có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối. ( 0,25) - CO 2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat nhờ năng lượng ATP và NADPH của pha sáng ( 0,25) * Câu nói: “ .” là không chính xác.vì: pha tối phụ thuộc vào pha sáng, dùng sản phẩm cuả phá sáng( ATP, NADPH) để hoạt động. hơn nưã có loại enzim cuả pha tối được hoạt hoá bởi AS. do đó nếu tình trạng thiếu AS kéo daì , pha tối cũng không thể tiếp tục xảy ra. ( 0,5) 5 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ I Trường THPT BC Buôn Ma Thuột NĂM HỌC 2009 – 2 010 MÔN : SINH HỌC – LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài:. 2009 – 2 010 MÔN : SINH HỌC – LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1. (3,0 điểm): Trình bày cấu trúc của ADN ? Vì sao ADN có tính đa dạng

Ngày đăng: 27/10/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan