Đề cương HKI Vật lý 7

3 1.1K 6
Đề cương HKI Vật lý 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT7 NĂM HỌC: 2010 – 2011 NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG: PHAN NGỌC LAN ĐƠN VỊ: THCS THỊ TRẤN Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào? b) Giải thích tại sao vào ban đêm, khi không thắp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn? Đáp án: a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. b) Vì không có ánh sáng truyền từ mảnh giấy đến mắt ta. Câu 2: Hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Đáp án: Định luật phản xạ ánh sáng - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 3: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng hợp với đường pháp tuyến IN tại điểm tới I một góc 30 0 . Hãy vẽ tia phản xạ IR. Đáp án: - Vẽ hình đúng (góc phản xạ bằng góc tới) - Thảm mĩ Câu 4: So sánh kích thước ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (vật cách 3 gương trên một khoảng như nhau, ba gương có cùng kích thước). Đáp án: Khi vật cách ba gương (gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm có cùng kích thước) một khoảng như nhau, thì: - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhưng bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. Câu 5: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cẩu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lài xe? Tại sao ta không sử dụng gương phẳng trong trường hợp trên? Đáp án: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn. Không dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương phẳng hẹp hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Câu 6: Vật như thế nào được gọi là nguồn âm? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Đáp án: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm Các nguồn âm có chung đặc điểm là đều dao động. Câu 7: Hãy chỉ ra bộ phận nào dao động phát ra “nốt nhạc” khi gãy dây đàn ghi ta, khi thổi sáo? Đáp án: - Đàn ghi ta: dây đàn dao động - Sáo trúc: không khí trong ống sáo dao động. Câu 8: a) Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? b) Khi nào âm phát ra cao? Khi nào âm phát ra thấp? Đáp án: a) Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động. b) Âm phát ra càng cao khi tần số dạo động càng lớn. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ. Câu 9: Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng trên, con nào vỗ cánh nhiều hơn? Đáp án: Vì muỗi thường phát ra âm cao hơn ong đất, tức tần số dao động của cánh muỗi lớn hơn => con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất. Câu 10: a) Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? b) Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Đáp án: a) Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động. b) Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn; Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng nhỏ. Câu 11: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy? Đáp án: Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh  biên độ dao động lớn => âm phát ra to. Câu 12: Âm truyền được ở những môi trường nào? Không truyền được ở những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường mà âm truyền được. Đáp án: - Âm truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Âm không thể truyền được trong môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm của chất rắn lớn hơn vận tốc truyền âm của chất lỏng, vận tốc truyền âm của chất lỏng lỏng lớn hơn vận tốc truyền âm của chất khí. Câu 13: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức “lẫn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao? Đáp án: Vì tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước rồi đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác. Câu 14: Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Đáp án: Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. Câu 15: tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ tiếng nói nghe rất rõ? Đáp án: Vì ở đó không những nghe được âm phát ra trực tiếp mà nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ. Câu 16: Nếu em hát trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao? Đáp án: - Trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai có thể đến sau âm phát ra nên có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe được không rõ. - Trong phòng nhỏ, âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn. Câu 17: (GDBVMT) Tiếng ồn gây ra những tác hại gì đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người? Đáp án: +) Về sinh lí: Gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. ngoài ra tiếng ồn còn có thể làm suy giảm thị lực. +) Về tâm lí: Nó gây khó chịu, lo lắng, mệt mỏi, bực bội, dễ cáo gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác . . . Câu 18: Một công trường xây dựng nằm ngay giữa khu chung cư mà em đang sống. hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên. Đáp án: Chỉ ra được 4 biện pháp: - Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không vượt quá 80 dB. - Yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi. - Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường. - Treo rèm. - Đóng cửa. - Trải thảm trong nhà. . . Câu 19: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng với góc tới i = 45 0 . a) Hãy tìm góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ . b) Có nhận xét gì về hướng của tia tới với hướng của tia phản xạ. Đáp án: vẽ hình a/ Góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến là: · · , 0 IR IR 90S i i S= + ⇒ = b/ tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau. Câu 20: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng. a/ Hãy vẽ ảnh , , A B của vật AB qua gương. b/ Biết đầu A của vật cách gương 0,5 m, đầu B cách gương 0,8m. Tìm khoảng cách , , AA , BB Đáp án: a/ Vẽ hình đúng ( , , A B là ảnh của AB qua gương phẳng) b/ , AA = 1(m) ; , BB =1,6(m) Câu 21: Hãy nêu những đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Đáp án: Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Ảnh ảo( Không hứng được trên màn ) - Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. - Ảnh có kích thước to bằng vật, cùng chiều với vật khi vật đặt song song trước mặt gương. Câu 22: Hãy nêu những tính chất của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi. Đáp án: Gương cầu lõm: Là ảnh ảo, lớn hơn vật và ở xa gương hơn vật. Gương cầu lồi: Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật và ở gần gương hơn vật. Câu 23: Dùng thìa khuấy ly cà phê ta nghe âm thanh phát ra từ ly cà phê, âm thanh đó đã truyền qua những môi trường nào? Đáp án: Âm thanh đó đã truyền lần lượt qua các môi trường: Lỏng, rắn, khí. Câu 24: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ, có nhiều xe qua lại. hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Đáp án: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là: - Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện. - Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm. - Trồng cây xanh xung quanh bệnh viện. - Treo rèm cửa để ngăn chặn đường truyền âm hoặc hấp thu bớt âm. A B . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7 NĂM HỌC: 2010 – 2011 NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG: PHAN NGỌC LAN ĐƠN VỊ: THCS THỊ TRẤN Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào?. cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. - Ảnh có kích thước to bằng vật, cùng chiều với vật khi vật đặt song song trước mặt gương. Câu 22:

Ngày đăng: 26/10/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan