GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ

5 2.1K 12
GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

16 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. Sự hình thành và phát triển Hình 1: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch tiếng Anh là Sai Gon Thuong Tin Commercial Stock Bank (viết tắt là Sacombank) được thành lập từ sự hợp nhất của 4 tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng (Hợp tác xã Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia) với các nhiệm vụ chính là huy động, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 006/NN-GP ngày 05/12/1991 do ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 do UBND TP Hồ Chí Minh cấp. Với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã tăng lên 5.116 tỷ đồng (năm 2008) và trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập vào ngày 31/10/2001 trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín dựa trên các văn bản sau - Công văn số 2583/UB ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở Chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ. - Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn y cho việc sát nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net 17 - Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ. - Giấy phép kinh doanh số 570300002301 ngày 25/10/2001 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ. - Quyết định số 102/2002/QĐ-HĐQT ngày 26/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ về số: 34A2 KCN Trà Nóc I, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.CT. 3.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ như sau: (Nguồn: Phòng hành chánh) Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK CẦN THƠ (Nguồn: Phòng hành chánh) Giám đốc Phó Giám đốc Phòng doanh nghiệp Phòng cá nhân Phòng kế toán và quỹ Phòng hành chánh Bộ phận quản lý tín dụng Phòng giao dịch Phòng hỗ trợ Bộ phận tiếp thị cá nhân Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý giao dịch Bộ phận thẩm định cá nhân Bộ phận thẩm định doanh nghiệp Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net 18 * Chức năng từng bộ phận - Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đã được phân quyền. - Phó Giám đốc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. - Phòng doanh nghiệp có hai bộ phận gồm: + Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm dich vụ; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời thưc hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ vá hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dich liên quan, đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng thời hạn… + Bộ phận thẩm định có chức năng thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của ngân hàng); thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi vay… - Phòng cá nhân cũng có hai bộ phận: + Bộ phận tiếp thị cá nhân + Bộ phận thẩm định cá nhân Hai bộ phận này có chức năng và nhiệm vụ tương tự như phòng doanh nghiệp. - Phòng hỗ trợ có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ; thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, xử lý giao dịch như thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng… www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net 19 - Phòng kế toán và quỹ có chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; thu chi, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, chứng từ có giá; kiểm đếm phân loại, đóng bó tiền theo quy định; bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Phòng hành chánh có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh. Ngoài ra còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống; bảo dưỡng trang thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Phòng giao dịch có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tác quản lý hành chánh, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị. 3.3. Mạng lưới hoạt động Hiện nay Chi nhánh Cần Thơ có 4 phòng giao dịch trực thuộc sau: + Phòng giao dịch Ninh Kiều số 96 - 98 Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều. + Phòng giao dịch Cái Khế - Lô K Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. + Phòng giao dịch 3 tháng 2 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net 20 + Phòng giao dịch Thị Trấn Thốt Nốt 314 Quốc Lộ 91, ấp Long Thạnh A, thị trấn Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. 3.4. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu * Sản phẩm tiền gửi + Tiền gửi tiết kiệm không ky` hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm chuyển đổi ngoại tệ, tiết kiệm tích lũy đối với VNĐ, đô la Mỹ và các ngoại tệ khác + Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tích lũy thưởng, tiền gửi định kỳ doanh nghiệp + Chứng chỉ huy động bằng vàng hiện vật, chứng chỉ huy động bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng + Kỳ phiếu * Sản phẩm tiền vay + Cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân và doanh nghiệp + Cho vay phục vụ đời sống, cho vay bất động sản + Cho vay góp chợ, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm + Cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thấu chi + Cho vay du học, đi lao động nước ngoài… * Sản phẩm thẻ + Thẻ thanh toán Sacomvisa debit + Thẻ thanh toán Sacompassport + Thẻ thanh toán VNPay + Thẻ tín dụng nội địa Sacommetro + Thẻ tín dụng quốc tế: Sacomvisa/Master card, Ladies first dành cho phái đẹp Ngoài các sản phẩm dịch vụ cơ bản trên, Sacombank Cần Thơ còn có các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ, nhờ thu, L/C, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản, thanh toán cước điện thoại bằng ủy nhiệm chi www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net . 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. Sự hình thành và phát triển Hình 1: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần. Sài Gòn Thương Tín dựa trên các văn bản sau - Công văn số 2583/UB ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở Chi

Ngày đăng: 25/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ - GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ

Hình 1.

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK CẦN THƠ - GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ

Hình 2.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK CẦN THƠ Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan