Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn địa lý THCS

15 2.2K 35
Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn địa lý THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là tài liệu về một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môn Địa lý nhằm phục vụ thi giáo viên giỏi các cấp theo yêu cầu mới từ năm 2020. Tài liệu dược biên soạn chi tiết, bám sát các yêu cầu hướng dẫn của Bộ giáo dục vấp dụng từng địa phương. Đây là giải pháp bản thân làm để thi giáo viên giỏi và đạt giải Nhì cấp huyện. Chia sẻ để các thày cô tham khảo.

1 CHỦ ĐỀ: “Sử dụng các trò chơi vào dạy học Địa lí 7 tại trường THCS ” MỤC LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung 1 MỞ ĐẦU / LÍ DO 2 NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2.1 Nội dung biện pháp 2.1.1 Mô tả nội dung biện pháp 2.1.2 Cách thức thực hiện 2.1.3 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân 2.2 Đánh giá kết quả biện pháp thu được 2.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu 2.2.2 Cách thức phân tích, đánh giá kết quả 2.2.3 Biện pháp được áp dụng có sự tiến bộ về chất lượng, có so sánh, đối chiếu kết quả những năm trước 11 2.2.4 Những yếu tố cần thiết đối với việc áp dụng biện pháp để đảm bảo tính hiệu quả 12 3 KẾT LUẬN 13 3.1 Kết luận 14 3.2 Kiến nghị PHỤ LỤC KÈM THEO + Phụ lục 1: + Phụ lục 2: + Phụ lục 3: CÁC TỪ VIẾT TẮT Trung học cơ sở Học sinh Giáo viên 1 MỞ ĐẦU THCS HS GV Trang 1 1 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 5 5 2 Môn Địa lí là môn khoa học tổng hợp tự nhiên và xã hội Địa lí không chỉ là những địa điểm có tên trên bản đồ mà còn về con người, văn hóa, lịch sử của từng vùng miền, các tác động về thiên tai đến cuộc sống và cách đối xử của nhân loại đối với tự nhiên đã làm thay đổi bề mặt địa lí, hoàn cảnh xã hội Có thể nói, nắm vững địa lí sẽ giúp thế hệ tương lai hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với phần còn lại của thế giới Nhưng hiện nay rất nhiều học sinh (HS) chưa có cái nhìn đúng đắn với môn Địa lí, luôn suy nghĩ đây là môn học phụ, không quá quan trọng chỉ cần học thuộc lòng và học một cách đối phó, miễn cưỡng Không quá hào hứng với môn học.Việc mất hứng thú khiến các em mất động lực học tập Vậy làm thế nào để tạo được hứng thú cho HS đó là câu hỏi mà mỗi giáo viên luôn trăn trở.Trong quá trình giảng dạy, học tập tôi nhận thấy khi sử dụng các trò chơi vào dạy học Địa lí đã góp phầnkhơi gợi hứng thú cho học sinh Từ đó việc lĩnh hội kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn.Đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở (THCS)thì các em còn rất hiếu độngnên việc sử dụng trò chơi rất thích hợp với tâm lí của các em là học mà chơi- chơi mà họctạo nên sự say mê và hào hứng giúp các em yêu thích môn Địa lí hơn Đồng thời giúp giáo viên đa dạng hơn các hình thức dạy học, giúp các tiết học trở nên nhẹ nhàng đạt hiệu quả.Thông qua các trò chơi học tập phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh Giúp các em hiểu bài và nhớ kiến thức lâu hơn nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì vậy tôi đã lựa chọncác biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí là“Sử dụng các trò chơi vào dạy học Địa lí 7 tại trường TH&THCS ”để nghiên cứu 2 NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2.1 Nội dung biện pháp 2.1.1 Mô tả nội dung biện pháp Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình Địa lí bậc THCS và có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập, phát huy năng lực chuyên biệt về môn Địa lí của HS, đáp ứng được mục tiêu dạy học Trò chơi Địa lí phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là và hướng tới mọi đối tượng học sinh: Có nghĩa là học sinh nào cũng có thể tham gia được Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ càng trước giờ học 3 Trò chơi Địa lí rất đa dạng, phong phú Có thể có nhiều cách phân loại khác nhau Tuy nhiên trong quá nghiên cứu và thực hiện thì bản thân tôi phân loại như sau: + Nhóm trò chơi khởi động/giới thiệu bài: là những nhóm trò chơi ngắn diễn ra trong khoảng từ 3-5 phút, sử dụng vào đầu tiết học nhằm kết nối kiểm tra bài mới và giới thiệu bài cũ, để tạo không khí vui vẻ khi bước vào bài học mới + Nhóm trò chơi hình thành kiến thức: được tổ chức trong các hoạt động học tập nhằm hình thành kiến thức mới cho học sinh + Nhóm trò chơi củng cố luyện tập: thường tổ chức vào cuối tiết học để khắc sâu kiến thức cho học sinh và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của HS Hoặc có thể sử dụng trong các tiết ôn tập Về tên gọi trò chơi có thể có nhiều cách gọi khác nhau, có thể sáng tạo ra trò chơi và tên gọi mới,hay và cuốn hút, miễn sao phù hợp với tiến trình dạy học và nội dung kiến thức cần lĩnh hội Khi sử dụng trò chơi cũng cần phải lưu ý:giáo viên phảigiải thích rõ luật chơi để HS không làm sai lệch nội dung học tập, không phải để tranh dành thứ hạng Chú trọng phân tích ý nghĩa sau khi thực hiện trò chơi 2.1.2.Cách thứcthực hiện - Chuẩn bị: Xác định mục tiêu trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu của dạy học.Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và khả năng của học sinh Thiết kế nội dung trò chơi, luật chơi, cách tổ chức trò chơi Các phương tiện, đồ dùng sẽ sử dụng để tổ chức trò chơi Chuẩn bị phần thưởng(nếu có) -Tổ chức trò chơi: +Bước 1: Giới thiệu trò chơi, cách chơi và lựachọnHSthamgiachơi Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi, cách chơi và chơi thử (nếu cần) Sau đó lựachọnHSthamgiatròchơibằng cách chỉ định hoặc bốc thăm ngẫu nhiên (nếutổchứcchocảlớpcùngchơithìkhôngcần lựa chọn) +Bước 2: Tổ chức thực hiện trò chơi Học sinh tham gia trò chơi dưới sự giám sát của giáo viên (GV) hoặc HS do giáo viên và lớp bầu ra Khi HS chơi giáo viên phải quan sát để biết được cử chỉ thái độ để từ đó có cách giáo dục phù hợp Trong quá trình chơi giáo viên có thể linh động thay đổi so với dự kiến Không nên quá nguyên tắc, cứng nhắc +Bước3:Tuyênbố ngườithắngcuộcvàtraothưởng(nếucó) 4 GV đóng vai trò là người trọng tài phải xử lí tình huống khách quan, không thiên vị Tuyên bố đội chơi(người chơi thắng cuộc) Khen thưởng cộng điểm hoặc quà, vỗ tay…Với đội thua hình phạt nhẹ nhàng, nên động viên người chơi bị thua - Kết thúc:Tiến hành đánh giá nhận xét về những kết quả của trò chơi học tập Cùng HS chốt lại các kiến thức có liên quan 2.1.3 Qúa trình thực hiện biện pháp của bản thân Sau khi tìm hiểu cách thức để thực hiện một trò chơi trong một tiết học địa lí bản thân tôi đã lên kế hoạch lựa chọn nội dung các bài học trong chương trình địa lí lớp 7 sẽ sử dụng trò chơi Xác định mục tiêu các trò chơi đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của các bài học, từ đó lựa chọn trò chơi phù hợp Đồng thời kết hợp với các phương tiện, phần mềm tham khảo trên mạng xây dựng trò chơi sao cho hiệu quả nhất Trong năm học 2019-2020 tôi đã sử dụng rất nhiều các trò chơi trong các hoạt động khởi động/giới thiệu bài mới, hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động củng cố sau mỗi bài, trong tiết ôn tập cụ thể: Stt Trò chơi đã sử dụng 1 Cuộc đua kì thú 2 Chúng tớ là nhà vô địch 3 Đấu trường sôi động 4 5 6 7 8 9 Bài học Hoạt động Bài 2: Sự phân bố dân cư Các chủng tộc trên thế giới Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi Bài 6: Môi trường nhiệt đới Hình thành kiến thức nội dung 1: Sự phân bố dân cư Khởi động/giới thiệu bài Hình thành kiến thức nội dung 2: Các đặc điểm khác của môi trường Ô cửa bí mật Bài 7: Môi trường nhiệt đới Củng cố bài học gió mùa Đánh bài/ Ôn tập Ôn tập kiến thức ghép nối Giải cứu Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở Củng cố bài học muôn loài đới ôn hòa Đóng vai Bài 21: Môi trường đới lạnh Hình thành kiến thức nội dung 2: Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường Nhà du lịch Bài 25: Thế giới rộng lớn và Khởi động/giới thiệu bài thông thái đa dạng Thổ địa Bài 34: Thực hành so sánh nền Khởi động/giới thiệu bài Châu Phi kinh tế của 3 khu vực châu Phi 5 10 11 12 13 14 Hộp quà bí mật Ai nhanh hơn Bài 45: Kinh tế trung và Nam Mỹ (tiếp) Bài 46: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-Đét lời Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu Bài 58: Khu vực Nam Âu Củng cố bài học Trả nhanh Bingo Củng cố bài học Đuổi hình Bài 60: Liên minh Châu Âu bắt chữ Hình thành kiến thức:nội dung bài học Hình thành kiến thức nội dung 2: Kinh tế Khởi động/giới thiệu bài 2.2.Đánh giá kết quả thu được 2.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu Để tìm hiểu tác dụng của việcsử dụng cáctrò chơi vào dạy học môn Địa lí 7 hiện nay, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, trò chuyện,trao đổi dự giờ rút kinh nghiệm với các giáo viên dạy môn Địa lí, đồng thời khảo sát kết quả học tập của học sinh năm học 2018-2019 khi chưa áp dụng sáng kiến để đối chiếu với kết quả học tập của HS sau khi áp dụng của năm học 2019-2020 2.2.2 Cách thức phân tích, đánh giá kết quả Thu phiếu điều tra và phân tích phiếu điều tra Thông qua việc quan sát học sinh trong các giờ học, đồng thời tiến hành so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát với bài thi học kì và kết quảcủa học sinh qua các năm học 2.2.3 Biện pháp được áp dụng có sự tiến bộ về chất lượng, có so sánh, đối chiếu kết quả những năm trước Các biện pháp chúng tôi đưa ra đều được các giáo viên cùng chuyên môn đánh giá cao và thừa nhận có tính khả thi và hiệu quả Kết quả phân tích thông qua phiếu điều tra như sau: Thái độ Rất thích, hào hứng Hứng thú hơn Bình thường Không thích Không quan tâm Tổng Khi chưa áp dụng sáng kiến Số lượng HS Tỉ lệ (%) 2 8,7 8 34,8 10 43,4 3 13,1 0 0 23 100.0 Khi áp dụng sáng kiến Số lượng HS 4 13 6 0 0 23 Tỉ lệ (%) 17,4 56,5 26,1 0 0 100 6 Như vậy, hầu hết học sinh đều thích và rất thích trò chơi trong các tiết học khi có tới 73,9 % học sinh được hỏi đều tỏ ra thích và hào hứng hơn và có 26,1% học sinh cảm thấy bình thường khi có trò chơi.Ngoài ra tôi cũng đã thử áp dụng với các khối còn lại học sinh cũng cảm thấy rất hào hứng, yêu thích môn học Đồng thời tiến hành so sánh kết quả giữa điểm khảo sát đầu năm và kết quả năm học 2019-2020 vừa qua Biểu đồ kết quả học tập năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 của trường TH&THCS 60 50 40 30 20 10 0 Giỏi Năm học 2018-2019 Khá Column1 Trung bình Yếu Như vậy qua biểu đồ kết quả có thể khẳng định việc sử dụng trò chơi trong các tiết học địa lí đã có góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy So với năm học 2018-2019 thì tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 13,1% lên 21,7%, tỉ lệ học sinh khá tăng từ 30,4% lên 43,6%, tỉ lệ học sinh trung bình giảm từ 52,2% xuống còn 34,7%.Đặc biệt là không còn tỉ lệ học sinh yếu 2.2.4 Những yếu tố cần thiết đối với việc áp dụng biện pháp để đảm bảo tính hiệu quả - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học… - Với giáo viên: Chuẩn bị biên soạn,các phương tiện đồ dùng cần thiết - Với học sinh:các em cần chuẩn bị bài ở nhà chu đáo Mạnh dạn và tự tin 3 KẾT LUẬN 3.1 Kết luận Qua thực tiễn thực hiện tôi nhận thấy các biện pháp chúng tôi đang tiến hành hoàn toàn có tính thiết thực và khả thi.Sử dụng trò chơi trong các tiết học Địa lí giúp giáo viên đa dạng hơn các hình thức dạy học, năng động hơn tròn các giờ dạy Với học sinh các tiết học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, các em hào hứng khi được tham gia các trò chơi đồng thời thông qua việc thực hiện các trò chơi học tập góp phần phát triển năng lực của học sinh, sự chủ động, sáng tạo Tuy nhiên sử dụng trò chơi trong dạy học là việc không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi 7 nhiều thời gian và công sức Việc biên soạn, thực hiện tổ chức trò chơi cũng có các cấp độ khác nhau Việc sử dụng phải phù hợp với nội dung học tập, vớiđặc điểm đối tượng học sinh,mục tiêu của dạy học Chính vì vậy yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục 3.2 Những kiến nghị, đề xuất Để đảm bảo cho GVsử dụng các trò chơi vào dạy học Địa lí 7 tại trường có hiệu quả chúng tôi vài kiến nghị sau: + Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy + Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn chuyên sâu cho giáo viên + Tạo điều kiện cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh Trong quá trình thực hiện biện pháp, không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự đóng góp tích cực của các thầy (cô) Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ (Ký tên) PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1 Thông tin về học sinh - Trường: - Lớp: … - Xếp loại học lực :  Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu 2.Em hãy đánh dấu () vào những ô mà bạn thấy đúng với bản thân: 2.1 Em có thích học môn Địa lí không?  Rất thích  Thích  Bình thường  Không thích 8 2.2 Tại sao em không thích môn Địa lí  Vì môn Địa lí có nhiều số liệu, bản đồ  Vì môn Địa lí là một môn học khô khan  Vì môn Địa lí là một môn học thuộc lòng  Vì giáo viên dạy không lôi cuốn 2.3 Khi thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập vào bài dạy Địa lí, em có hứng thú với tiết học hơn không?  Không quan tâm  Không thích  Bình thường  Hứng thú hơn  Rất thích, hào hứng 2.4 Tại sao em thích học Địa lí dưới hình thức trò chơi?  Dễ hiểu và nhớ nội dung bài học hơn  Lớp học sinh động  Được thưởng điểm  Được rèn kĩ năng nhiều hơn 2.5 Sau khi được học bài học bằng trò chơi, em học được những kĩ năng  Kĩ năng tư duy  Kĩ năng giao tiếp trước đám đông  Kĩ năng xử lí tình huống  Kĩ năng làm việc nhóm  Tất cả những kĩ năng trên PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI MINH HỌA 1.Trò chơi“Đấu trường sôi động” áp dụng ở Bài 6-Môi trường nhiệt đới ở nội dung 2: Các đặc điểm khác của môi trường * Mục tiêu:Trình bày được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới Phân tích được vấn đề đang diễn ra và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề suy thoái tài nguyên và sa mạc hóa * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị đề tài liên quan để kể tên Đồng hồ bấm giờ 9 * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: GV giới thiệu trò chơi “Đấu trường sôi động” + HS có 3 phút đọc SGK, gạch chân ý chính, suy nghĩ các câu hỏi tại sao + Trò chơi đúng – sai theo hình thức giơ tay Nếu cho rằng là đúng thì giơ – nếu cho là sai thì không giơ tay Nếu đúng được tham gia tiếp Nếu sai ra các vị trí được bố trí sẵn làm quan sát viên Các câu hỏi xoay quanh nội dung bài học 3s cho suy nghĩ và giơ tay, chậm trễ là bị loại - Bước 2: Thực hiện trò chơi, đọc câu hỏi, có thể mở chút nhạc cho hào hứng nhưng mở nhỏ 1 Một năm ở môi trường nhiệt đới có 2 mùa->đúng 2 Mùa mưa, sinh vật phát triển mạnh-> đúng 3 Mùa mưa, nước sông dâng cao->đúng 4 Loại đất chính ở đây là đất phù sa->sai 5 Đất feralit có chứa nhiều sắt nên có màu xám-> sai 6 Môi trường nhiệt đới, đất đai dễ bị xói mòn->đúng 7 Rừng ở đây được bảo tồn tốt->sai 8 Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến Càng về chí tuyến càng phát triển mạnh->sai 9 Xavan là cảnh quan tiêu biểu của môi trường này->đúng 10 Đây là môi trường có ít dân->sai 11 Môi trường này thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây CN->đúng 12 Việt Nam nằm trong môi trường này-> sai 13 Tài nguyên suy giảm nhanh là do dân số quá đông-> đúng 14 Hoang mạc hóa đang diễn ra nhưng ko đáng kể ở đây->sai - Bước 3: GV khen ngợi các HS xuất sắc Cho điểm cộng các HS tốt nhất Từ kết quả trò chơi GV gọi ngẫu nhiên 2 HS nêu khái quát đặc điểm cảnh quan của môi trường nhiệt đới GV nhận xét và chốt kiến thức 2 Trò chơi “Thổ địa châu Phi” áp dụng ở Bài 34 -Thực hành so sánh nền kinh tế của 3 nước châu Phi phần khởi động/giới thiệu bài * Mục tiêu: Gây hứng thú cho HS trước bài mới HS có thể liên hệ được kiến thức của bài mới * Chuẩn bị: đồng hồ bấm giờ * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Thổ địa châu Phi”: Cả lớp xếp thành vòng tròn xung quanh lớp, lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đất nước ở châu Phi và xác định xem đó là nước giàu hay nghèo (yêu cầu: tên nước không trùng nhau) (HS xác định sai cũng không sao, vào bài học mới HS sẽ xác định được đúng hay sai) Bạn nào không kể được sẽ về chỗ ngồi HS cứ tiếp tục quay vòng kể 10 tên các nước ở châu Phi cho đến khi chỉ còn lại 1 bạn Bạn đó sẽ là người chiến thắng và được phong làm “thổ địa châu Phi” (Nếu lớp đông, GV có thể cho số lượng người chiến thắng tùy sĩ số lớp và thời gian) - Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp - Bước 3: Kết thúc trò chơi HS ổn định chỗ ngồi GV vinh danh người chiến thắng Từ kết quả giáo viện nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài 3 Trò chơi Đánh bài/ghép nối áp dụng tiết Ôn tập giữa kì I * Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức bài cũ * Chuẩn bị: Bộ bài, đồng hồ bấm giờ * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: Phổ biến luật chơi GV chia lớp làm 4 nhóm Mỗi nhóm sẽ được phát 1 bộ bài gồm 36 lá bài, (trong đó có 18 câu hỏi và 18 câu trả lời) các nhóm sẽ chia đều các lá bài cho thành viên Sau đó tiến hành chơi Câu hỏi sẽ đánh trước, sau đó ai có câu trả lời tương xứng sẽ đáp trả lại, và giành quyền đi tiếp Nhóm nào hết bài trước nhóm đó sẽ giành chiến thắng - Bước 2: Tiến hành chơi Nội dung bộ bài Thế nào gọi là Là tổng số dân Thông qua Cho biết đặc điểm cụ dân số? sinh sống trên 1 tháp tuổi cho thể của dân số qua giới lãnh thổ nhất định, ta biết điều gì tính, độ tuổi, nguồn lao được tính ở một về dân số ? động hiện tại và tương thời điểm cụ thể lai của 1 địa phương Hiện tượng Xảy ra khi tỉ lệ gia Sự phân bố Phân bố không đều: bùng nổ dân tăng bình quân dân cư như Những nơi có điều kiện số diễn ra khi hàng năm của dân thế nào? sống và giao thông nào ? số thế giới đạt thuận lợi dân cư 2,1% đông.Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, … khí hậu khắc nghiệt có mật độ dân số thấp Căn cứ vào Căn cứ vào hình Cho biết sự Quần cư nông đâu để phân thái bên ngoài của khác nhau thôn:Cách tổ chức nhà chia chủng cơ thể ( màu da, giữa 2 kiểu cửa xen đồng ruộng, tộc trên thế màu tóc, mắt, mũi, quần cư đô thị dân cư thưa thớt, hoạt giới?có mấy hộp sọ ) người ta và quần cư động kinh tế là nông, 11 chủng tộc chia dân cư thế nông thôn? giới ra thành 3 chủng tộc chính: + Môngôlôit Ơrôpêôit Nêgrôit: Những nơi tập Nam Á, Đông Á, Xác định vị trung đông Đông Nam Á trí, giới hạn dân ở Châu đới nóng? Á? ? Đới nóng có Gồm 4 kiểu môi mấy kiểu môi trường: môi trường trường? xích đạo ẩm; môi trường nhiệt đới; môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc ? Cảnh quan Rừng rậm của mỗi quanh năm trường xích đạo ẩm: Rừng rậm xanh quanh năm Vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? xanh Vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới? lâm, ngư nghiệp Quần cư đô thị:Nhà cửa tập trung đông thành phố phường,dân tập trung đông, hoạt động kinh tế là công nghiệp-dịch vụ Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, trải dài từ Tây sang Đông thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất Vị trí: Nằm trong khoảng từ 50B đến 50N Đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ cao ( trung bình trên 250C) Lượng mưa nhiều quanh năm(từ 1500- 2500 mm) Độ ẩm cao > 80% Khí hậu nóng ẩm quanh năm Vị trí: Khoảng 5 0 B và 5 0 N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu Đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ nóng quanh năm, nhiệt độ TB năm trên 200 C.Càng về gần hai chí tuyến, biên độ nhiệt trong năm càng lớn Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm giảm dần từ XĐ về phía 2 chí tuyến.Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, càng về phía 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng 12 Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới? Đất đai: đất feralit đỏ vàng Sông ngòi: có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.Thực vật: thay đổi dần về hai chí Động vật: khá phong phú về số loài Hđ sản xuất và con người: trồng cây lương thực và cây CN Là khu vực đông dân của thế giới Cho biết dân Chiếm gần 50 % cư ở đới dân số thế giới nóng như thế nào? Vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa? kéo dài Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á Đặc điểm khí hậu:Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường Nhiệt độ trung bình năm trên 200 C, 0 biên độ nhiệt 8 C Lượng mưa tb năm trên 1000 mm Sức ép của của dân số tới tài nguyên, môi trường? Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên.Nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm Làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch… Em có nhận Sự di dân ở đới Tốc độ đô thị Là nơi có tốc độ đô thị xét gì về sự di nóng rất đa dạng hóa ở đới hóa cao nhất thế giới dân ở đới và phức tạp với nóng? nóng? nhiều nguyên nhân và hình thức khác nhau gồm: Di dân tự do và di dân có kế hoạch Bước 3: Tuyên bố nhóm thắng cuộc Giáo viên nhận xét, cho điểm (nếu có) Từ kết quả trò chơi giáo viên nhận xét và các nhóm sẽ cùng nhau hệ thống lại kiến thức ôn tập 13 4 Trò chơi “Trả lời nhanh” áp dụng ở Bài 54-Dân cư xã hội châu Âu phần củng cố bài học * Mục tiêu:Nhớ lại được kiến thức của bài * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi-đáp án Đồng hồ bấm giờ * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: GV phổ biến trò chơi “trả lời nhanh” GV đọc câu hỏi, các cặp sẽ ghi câu trả lời vào bảng phụ Mỗi câu trả lời trong 10s Hết thời gian, các cặp đồng loạt giơ đáp án lên GV đọc đáp án và đánh dấu nhanh lên bảng các cặp có đáp án đúng Cuối trò chơi sẽ tổng kết những cặp trả lời được nhiều câu đúng là những cặp chiến thắng - Bước 2: Các cặp tiến hành chơi trò chơi GV đọc câu hỏi, các cặp trả lời Bộ câu hỏi trò chơi “trả lời nhanh” Câu hỏi Đáp án 1.Vùng phân bố đông dân ở châu Âu Đồng bằng, duyên hải, thung lũng lớn 2 Dân số tăng ở một số nước châu Âu chủ yếu Nhập cư do 3 Dân số châu Âu có xu hướng Già đi 4 Dân đô thị chiếm 75% 5 Vùng phân bố thưa dân ở châu Âu Phía bắc và vùng núi cao 6 Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơrôpêôit 7 Tôn giáo chính ở châu Âu Cơ đốc giáo 8 Nhóm ngôn ngữ chiếm tỉ lệ lớn nhất ở châu Âu Xlavo - Bước 3: Tuyên bố những cặp chiến thắng Cho điểm Từ kết quả giáo viên nhận xét và củng cố nội dung bài học 5 Trò chơi “Bingo” áp dụng Bài 58 - Khu vực Nam Âu phần hình thành kiến thức nội dung 2: Kinh tế * Mục tiêu:Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á * Chuẩn bị: Phiếu Bingo gồm 16 ô trống.Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, bút viết, bút đỏ hoặc bút dạ quang.Các câu hỏi về khu vực Nam Âu * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi: GV phát cho các em HS mỗi người 1 phiếu bingo gồm 12 ô Nhiệm vụ của HS là đọc thông tin SGK trong 3 phút Gạch chân các từ khóa Điền các từ khóa quan trọng vào phiếu bingo Nguyên tắc không được sửa đáp án, chỉ ghi 1 lần duy nhất Sau đó GV sẽ đọc các câu hỏi ngắn nếu đúng thì dùng bút dạ highlight trong phiếu bingo xác nhận đáp án đúng Nếu có 4 đáp án đúng thẳng hàng (ngang/chéo/dọc) tức là đạt bingo 14 PHIẾU BINGO - Bước 2: Thực hiện trò chơi – BINGO Bộ câu hỏi ngắn: 1.So với các khu vực khác thì kinh tế Nam Âu như thế nào? (chưa phát triển) 2.Bao nhiêu % lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp? (20 %) 3.Quy mô sản xuất ở Nam Âu? (Quy mô nhỏ) 4 Quốc gia nào phát triển nhất Nam Âu? (I-ta-li-a) 5 Loại cây ăn quả nào trồng nhiều nhất Nam Âu? (Cây ăn quả cận nhiệt đới) 6 Hình thức chăn nuôi phổ biến nhất Nam Âu? (Chăn thả) 7 Trình độ sản xuất công nghiệp? (Chưa cao) 8 Nước nào có trình độ công nghiệp phát triển nhất? (I-ta-li-a) 9 Nhiều nước Nam Âu vẫn phải nhập khẩu? (Lương thực) 10 Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch? ? (Phong phú, đặc sắc) 11 Nguồn thu ngoại tệ chính ở Nam Âu là? (Du lịch và tiền người đi lao động ở nước ngoài về nước) 12 Quốc gia nào có lượng khách du lịch và doanh thu lớn nhất năm 2000? (Tây Ban Nha) - Bước 3: Học sinh tổng hợp số đáp án đúng Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai Nếu có 5 đáp án đúng thẳng hàng (ngang/chéo/dọc) tức là đạt bingo->cuối giờ mang lên xác nhận lấy điểm cộng hoặc Hs có số câu trả lời đúng nhiều nhất Từ kết quả trò chơi GV gọi ngẫu nhiên 2 HS đánh giá chung về kinh tế khu vực Nam Âu GV chốt ý bằng một số thông tin ngắn, minh họa bằng một số hình ảnh 15 PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH CỦA HS KHI THAM GIA MỘT SỐ TRÒ CHƠI ... lượng giáo dục Chính tơi lựa chọncác biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Địa lí là“Sử dụng trị chơi vào dạy học Địa lí trường TH &THCS ”để nghiên cứu NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2.1 Nội dung biện. .. gia trò chơi giám sát giáo viên (GV) HS giáo viên lớp bầu Khi HS chơi giáo viên phải quan sát để biết cử thái độ để từ có cách giáo dục phù hợp Trong q trình chơi giáo viên linh động thay đổi... tra khảo sát với thi học kì kết quảcủa học sinh qua năm học 2.2.3 Biện pháp áp dụng có tiến chất lượng, có so sánh, đối chiếu kết năm trước Các biện pháp đưa giáo viên chuyên môn đánh giá cao

Ngày đăng: 06/12/2020, 19:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan