Để tránh khủng hoảng niềm tin

3 230 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Để tránh khủng hoảng niềm tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để tránh khủng hoảng niềm tin Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nguy hiểm nhất, nhưng lại đang “âm thầm” đi vào một cuộc khủng hoảng khác không kém phần thách thức. Đó là khủng hoảng trong cách thức điều chỉnh và thích nghi với môi trường mới vốn đang có nhiều biến động. Đường đi gập ghềnh Chuyển sang 2010, những tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vươn lên thành đầu tàu trong quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu. Dù vậy, kinh tế tăng trưởng quá nóng ở hai thị trường lớn, mới nổi là Trung Quốc, Brazil và bóng ma khủng hoảng nợ công lan rộng ở khu vực Cộng đồng Châu Âu là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy quá trình này vẫn còn đầy thách thức, đe dọa sự phát triển cân bằng và bền vững của tương lai kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp (DN) và cá nhân trên khắp thế giới đang tiếp tục gánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trên mọi phương diện, từ tài chính đến tinh thần. Một khi đã làm kinh doanh, DN kỳ vọng kinh tế đi lên, không mong kinh tế xuống. Vì lẽ đó, DN xây dựng mô hình kinh doanh để nắm bắt tăng trưởng kinh tế, chứ không dùng để linh hoạt đối phó khủng hoảng. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Khủng hoảng xảy ra, đánh gục mô hình kinh doanh của DN. Từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho đến công nghệ, trình độ chuyên môn của DN ., tất cả đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Thị trường bỗng chốc hỗn loạn. Những gì DN lâu nay tin tưởng trong chốc lát biến thành mây khói. Mạnh nhất không phải là lớn nhất . Lehman Brothers, tập đoàn tài chính khổng lồ của Hoa Kỳ, cuối cùng đã tuyên bố phá sản với khoản nợ 613 tỷ USD. Mô hình kinh doanh của Lehman với rất nhiều lĩnh vực đã không còn phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay. Lehman xây dựng mô hình kinh doanh chú trọng tăng trưởng nóng, không dựa trên nền tảng vững chắc nên tất yếu dẫn đến thất bại nặng nề và kết thúc chặng đường 158 năm vinh quang. .mà là thích nghi tốt nhất Theo quy luật tự nhiên, khủng hoảng không có nghĩa “chấm hết” mọi thứ. Chấm hết với những DN quyết định chọn lựa “chấm hết”. Khủng hoảng đi kèm rất nhiều cơ hội và quan trọng nhất là cơ hội chuyển mình để thích nghi và vươn lên một cách mạnh mẽ và bền vững hơn bao giờ hết. Năm 2008, Toyota chính thức thay thế General Motors (GM) giành lấy ngôi vị quán quân trong ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Trong khi lãnh đạo của GM liên tiếp đưa ra những chiến lược sai lầm, đánh giá thấp mức độ khủng hoảng kinh tế và có xu hướng chuyển dần sang năng lượng thay thế, thì Toyota đã đầu tư nhiều tỷ USD cho việc nghiên cứu sản xuất dòng xe sử dụng năng lượng sạch cho tương lai. Khủng hoảng kinh tế xảy ra. Giá nhiên liệu lên xuống bất thường, nguồn năng lượng dầu hỏa ngày càng khan hiếm, khách hàng tẩy chay những mẫu xe cồng kềnh, uống xăng như nước của GM. Nhanh chóng thích nghi trước thay đổi, những mẫu xe tiêu thụ ít nhiên liệu, tiết kiệm chi phí của Toyota trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng. Dưới đây là vài kinh nghiệm ứng phó sau khủng hoảng: 1. Mưu tính toàn cục Khi đối diện khủng hoảng, đừng phóng đại hay xem nhẹ quy mô và tác động của nó. Việc xác định chính xác bản chất khủng hoảng sẽ giúp phòng tránh những hậu quả kinh tế nặng nề và phát hiện ra những cơ hội tiềm tàng. 2. Quan sát sâu rộng Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta có và thiếu gì? Không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội đánh giá tiềm lực của mình. Chắc chắn chúng ta có nhiều tiềm năng cũng như hạn chế. Hãy mạnh dạn và khách quan khi đánh giá năng lực của chính mình. 3. Xét thời lựa thế Chúng ta thích nghi thế nào? Điểm mạnh có thể trở thành điểm yếu và điểm yếu nếu biết cách vẫn có thể trở thành điểm mạnh. Chỉ khi tìm hiểu cặn kẽ, tường tận khả năng của mình, DN mới có thể tận dụng thế mạnh, hạn chế điểm yếu để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh. 4. Tiến hay lùi? Quyết định không ra quyết định vẫn là một quyết định. Thành hay bại tùy thuộc vào quyết định của DN. Kinh nghiệm vẫn chỉ là kinh nghiệm. Nếu không hành động, liệu mọi thứ có thay đổi theo ý muốn? Nếu chủ động đầu tư công sức, tiền của, thời gian, DN có bao nhiêu cơ hội thay đổi và vươn lên? Dù quyết định hay không, điều đó vẫn đúng và phù hợp với những hệ quả đi kèm. Quyết định thế nào, kết quả thế ấy. Theo Doanh Nhân Sài Gòn . Để tránh khủng hoảng niềm tin Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nguy hiểm nhất, nhưng. mô hình kinh doanh để nắm bắt tăng trưởng kinh tế, chứ không dùng để linh hoạt đối phó khủng hoảng. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Khủng hoảng xảy ra, đánh

Ngày đăng: 24/10/2013, 12:15

Hình ảnh liên quan

Khủng hoảng xảy ra, đánh gục mô hình kinh doanh của DN. Từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho đến công nghệ, trình độ chuyên môn của DN..., tất cả đều chịu ảnh hưởng nặng nề - Để tránh khủng hoảng niềm tin

h.

ủng hoảng xảy ra, đánh gục mô hình kinh doanh của DN. Từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho đến công nghệ, trình độ chuyên môn của DN..., tất cả đều chịu ảnh hưởng nặng nề Xem tại trang 1 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan