Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách

12 1.9K 3
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 1 - Mục lục I. Lạm phát 1. Khái niệm lạm phát. 2. Lạm phát được tính như thế nào. 3. Chỉ số đo lường lạm phát. 4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát. II. Bội chi ngân sách 1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. 2. Phân loại bội chi. 3. Nguyên nhân gây ra bội chi NSNN 4. Các giải pháp xử lý bội chi NSNN III. Mối quan hệ giữa lạm phát bội chi ngân sách. IV. Kết luận - 2 - I- LẠM PHÁT 1. Khái niệm lạm phát Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hàng hóa dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Khi giá trị của hàng hóa dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền. Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêu dùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt, có khi đưa đến siêu lạm phát. Lạm phát cũng có thể do tác động của yếu tố bên ngoài, do dòng tiền nước ngoài đổ vào trong nước nhiều dẫn đến thừa tiền, hoặc do giá của một số mặt hàng thiết yếu nào đó trên thế giới tăng, chẳng hạn như giá dầu thô tăng, dẫn đến các nước có nhập khẩu dầu sẽ tăng giá điện, cước phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng. Điện cước phí vận chuyển là những chi phí đầu vào chủ yếu của tất cả các ngành hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo. Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, kể cả chính sách tăng lương của Chính phủ cũng có thể góp phần tác động đến lạm phát, vì khi tăng lương, người lao động thu nhập được nhiều tiền hơn mạnh tay chi tiêu, mua sắm, cầu vượt cung. Ngay cả trong trường hợp các nhà sản xuất, phân phối bán lẻ đua nhau khuyến mãi, kích cầu làm cho thị trường tăng sức mua, tạo ra đòn bẫy cầu tăng vượt cung, dẫn đến thị trường tự điều tiết tăng giá góp phần gây ra lạm phát, nhất là thời điểm giáp tết. Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cả hàng hóa. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá - 3 - chung giảm, ta có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm. 2. Lạm phát được tính như thế nào? Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động các tạp chí kinh doanh… Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa dịch vụ, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế ., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". 3. Chỉ số đo lường lạm phát 1. Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP. 2. Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Ở Việt Nam, giá nhóm hàng lương thực, vàng, đô la là nhóm có trọng số lớn. Chỉ số này không phản ánh sự biến động giá chung, nhưng nó phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng. Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này. Khi nền kinh tế có lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung (thừa) sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa. Việc duy trì cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kích thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa tốt hơn tạo lợi nhuận cần thiết cho - 4 - các doanh nghiệp đầu tư nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm phát, nghĩa là sẽ bị thừa cung, thừa ứ hàng hóa, gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các doanh nghiệp. 4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát. Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế . Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”. Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận làm phát sinh lạm phát. Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. - 5 - Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. II. BỘI CHI NGÂN SÁCH 1. Khái niệm Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C - 6 - 2. Phân loại Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng, . Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. 3. Nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu Nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ Các nguyên nhân khách quan:  Do nền kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ  Thiên tai, tình hình bất ổn chính trị  Các nguyên nhân chủ quan:  Do quản điều hành NS bất hợp lý  Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi NSNN như một cụ sắc bén của chính sách tài khoá  Do cách đo lường bội chi 4. Các giải pháp xử lý bội chi NSNN Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù - 7 - hợp với yêu cầu phát triển thực tế sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Thứ hai: Vay nợ cả trong ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, cái vòng nợ – trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau… Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực trên thế giới. Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án - 8 - mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả chưa thực sự cần thiết. Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước với lạm phát ta xem xét trường hợp sau, một giai đoạn điển hình của sự tác động bội chi NSNN đến lạm phát. Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm 1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế chính trị, Liên Xô các nước XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ của họ cho nước ta. Trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành. Chính yếu kém về NSNN nêu trên, là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Chi NSNN đã tăng cao tới mức bùng nổ ở trong những năm 1985-1988, đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng vì không có sự tăng lên tương ứng về số thu. Giai đoạn từ năm 1986 – 1990, khi mà tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp (có thể nói là không đáng kể), làm không đủ ăn thì tỷ lệ chi đầu tư phát triển như ở đồ thị 1 là quá lớn - 9 - v ngun bự p cho thõm ht NSNN li ch yu do tin phỏt hnh thỡ lm phỏt cao l iu khú trỏnh khi. th 1: Tng bi chi NSNN v tin phỏt hnh bự p bi chi NSNN (1985 1990) Ngun: B K hoch v u t Trong thi gian 5 nm 1986 1990, 59,7% mc thõm ht ny c h thng Ngõn hng thanh toỏn bng cỏch phỏt hnh tin. Nm 1984, phỏt hnh tin bự p thõm ht ngõn sỏch l 0,4 t ng, nm 1985: 9,3 t ng, nm 1986: 22,9 t ng, nm 1987: 89,1 t ng, nm 1988: 450 t ng, nm 1989: 1655 t ng v nm 1990 l 1200 t ng. S cũn li c bự p bng cỏc khon vay n v vin tr ca nc ngoi (so vi bi chi, khon vay v vin tr nm 1984 l 71,3%, nm 1985 l 40,8%, nm 1986: 38,4%, nm 1987: 32,1%, nm 1988: 32,6%, nm 1989: 24,9%, nm 1990 l 46,7%) v mt s nh do cỏc khon thu t bỏn cụng trỏi trong nc. Mc dự cú nhiu c gng ỏng k trong nm 1989, nhng tỡnh trng thiu ht NSNN vn trm trng. Tng chi ó tng gp ụi so vi nm 1988, mt phn do lm phỏt chuyn t nm 1988 sang v ó lm tng giỏ ỏng k mt s mt hng v dch v thit yu do Nh nc cung cp. Tt c nhng phõn tớch trờn cho thy, cú nhiu nguyờn nhõn gõy ra lm phỏt cao trong giai on t nm 1986-1990, trong ú cú vic bự p thõm ht NSNN bng s phỏt hnh tin nh th 1. Bc vo giai on t nm 1991-1995, tỡnh hỡnh t nc ó cú nhiu chuyn bin tớch cc, sn xut v lu thụng hng hoỏ ó cú ng lc mi, tỡnh trng thiu lng thc ó c gii quyt cn bn, lm phỏt siờu mó ó c y lựi, nhng lm phỏt cao vn cũn. C cu chi NSNN ó dn dn thay i theo hng tớch cc. Ngun thu trong nc ó cho chi thng xuyờn, tỡnh trng i vay hoc da vo phỏt hnh cho chi thng xuyờn ó - 10 - 0 500 1000 1500 2000 2500 1986 1987 1988 1989 1990 Tiền phát hành đề bù đáp bội chi NSNN Thâm hụt NSNN . chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa bội. niệm bội chi ngân sách nhà nước. 2. Phân loại bội chi. 3. Nguyên nhân gây ra bội chi NSNN 4. Các giải pháp xử lý bội chi NSNN III. Mối quan hệ giữa lạm phát

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan