Khóa luận tốt nghiệp triết lý trồng người của hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

68 849 1
Khóa luận tốt nghiệp triết lý trồng người của hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---    --- BÙI NHƯ TRƯỜNG GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN TRIẾT HỌC Huế, 05 – 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---    --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s. Hoàng Ngọc Vĩnh Bùi Như Trường Giang Triết K31 Huế, 05 - 2011 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của khóa luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; tư tưởng của Người là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta, luôn là ngọn cờ đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng lớn hơn. Hơn 80 năm chiến đấu và xây dựng dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân giành được những thắng lợi vĩ đại, giành được độc lập tự do, đang từng bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt rất coi trọng vấn đề xây dựng con người có đủ đạo đức và tài năng, Người đã xác định: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, sự thành công của chủ nghĩa xã hội là do những con người chủ nghĩa xã hội quyết định. Ngày nay, trong quá trình đổi mới của đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu bước đầu: nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống người dân được nâng cao… Điều đó thể hiện tư duy kịp thời đổi mới của Đảng ta, sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân đã có những biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, chạy theo đồng tiền, xa rời tưởng cách mạng, coi thường pháp luật. Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chiến lược Diễn biến hòa bình, tấn công trên mặt trận tư tưởng - văn hóa được coi là mũi đột phá, các thế lực thù địch đang công kích chống phá một cách có hệ thống trên tất cả các luận điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hòng làm tan rã niềm tin, tạo sự hỗn loạn về luận và tư tưởng, gây ra sự dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo ra khoảng trống trong nhận thức tư tưởng, nhằm đi tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, tưởng cách mạng cho con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, để đưa đất nước Việt Nam phát triển di lên theo con đường chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những con người có phẩm chất và năng lực, có tưởng cách mạng, đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có những con người có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, cần phải có chiến lược “trồng người”. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” là sự nghiệp chung của cả nước, tuy nhiên, các địa phương cần có chiến lược “trồng người” phù hợp với những đặc điểm riêng của địa phương mình, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới chủ nghĩa xã hội làm chuẩn mực. Chính vì những do trên, mà việc nghiên cứu những quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói chung và triết “trồng người” nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Triết lý trồng người của Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở Hải Lăng, Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của quý thầy cô và những ai quan tâm. 2. Tình hình nghiên cứu khóa luận. Nghiên cứu về vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có khá nhiều các công trình của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, như: • Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. • Đặng Xuân Kỳ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. • Trần Xuân Trường, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008. Ngoài ra, còn có những công trình của nhiều nhà nghiên cứu khác có nội dung liên quan đến khóa luận đã được đăng trên các báo, tạp chí khác, như: Vũ Thị Kim Dung với Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đăng trên Tạp chí Khoa học chính trị, số 2-1998; Hoàng Đình Tỉnh với Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay theo Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2009… Vấn đề con người hiện nay rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Việc phát triển con người được xem là nhiệm vụ trọng điểm, chính vì vậy mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nói trên, nhìn chung, đã quan tâm nghiên cứu vấn đề con người, nghiên cứu bản chất và vai trò của con người và việc phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái quát được tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tuy nhiên, ít có công trình nào đề cập đến triết “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khóa luận này cố gắng chỉ ra triết “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng triết lý ấy trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận. Mục đích của khóa luận là: làm rõ “Triết lý trồng người của Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở Hải Lăng, Quảng Trị”. Nhiệm vụ của khóa luận là: Cố gắng chỉ ra triết “trồng người” của Hồ Chí Minh; khái quát thực trạng vấn đề con người hiện nay ở Hải Lăng, Quảng Trị; đề xuất một số giải pháp vận dụng triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay huyện Hải Lăng, Quảng Trị. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận. Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là Phép biện chứng duy vật và các phướng pháp của Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là các phương pháp phân tích -tổng hợp, lôgíc - lịch sử . Đề tài cũng vận dụng kết quả của một số công trình có liên quan của các nhà khoa học khác để làm rõ mục đích đề tài nêu ra. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận. Về không gian là huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Về thời gian là giai đoạn hiện nay (từ 1986 đến 2011). Về nội dung là triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh; chiến lược “trồng người” hiện nay huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 6. Đóng góp của khóa luận. Trình bày một cách có hệ thống triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh với những giải pháp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa hiện nay huyện Hải Lăng, Quảng Trị. 7. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu thành hai chương: Chương 1: Những nội dung cơ bản về triết “trồng người” của Hồ Chí Minh. Chương 2: Vận dụng triết “trồng người” của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH 1.1. Các tiền đề của triết “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.1. Triết nhân sinh của Việt Nam là tiền đề trực tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh về triết “trồng người” Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành cho mình những “giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý”[4; 28]. Những giá trị đó đã trở thành một trong những tiền đề tư tưởng, luận xuất phát cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam theo GS Trần Văn Giàu, bao gồm: yêu nước, cần cù, sáng tạo, anh hùng, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn theo GS Vũ Khiêu, đạo đức truyền thống đó bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Tuy nhiên, cho dù đạo đức truyền thống ấy là gì thì trong cái kho tàng ấy, luôn nổi bật lên một tư tưởng nhân sinh, vì con người, yêu thương con người. Tư tưởng nhân sinh truyền thống đó luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong những giá trị truyền thống của dân tộc, và nó đã trở thành tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà trước hết là triết “trồng người”. Tư tưởng nhân sinh là một trong những giá trị đạo đức truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng nhân sinh đó, có cội nguồn sâu xa từ trong đời sống lao động sản xuất của người dân Việt Nam từ ngàn xưa. Và theo dòng lịch sử, trong quá trình dựng nước và giữ nước, cùng với sự giao lưu văn hóa, những tư tưởng nhân sinh truyền thống nguyên thủy của dân tộc Việt Nam đã tiếp thu, hấp thụ những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài làm cho tư tưởng nhân sinh của Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Những tinh hoa văn hóa tiếp thu từ bên ngoài, đã được “Việt hóa” cho phù hợp với truyền thống Việt Nam, trải qua các thế hệ, tư tưởng nhân sinh đó được nâng lên tầm triết lý. Như vậy, triết nhân sinh của Việt Nam là sự hòa quyện giữa những giá trị truyền thống của dân tộc với những tinh hoa văn hóa hấp thụ từ bên ngoài với những điểm tương đồng, mà chủ yếu là văn hóa phương Đông. Nói như PGS Hồ Kiếm Việt, triết nhân sinh Việt Nam là sự hòa quyện giữa bản sắc dân tộc với những “triết phương Đông đã được Việt Nam hóa”[26; 63]. Các tư tưởng nhân sinh như: tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, “từ bi” của Phật giáo, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam, nhưng nó không hoàn toàn là sự sao chép mà đó là một sự khúc xạ, chắt lọc những nhân tố phù hợp với đời sống con người Việt, tạo nên một triết nhân sinh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Phạm trù “nhân” trong Nho giáo, đó là “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, là “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”, là “khắc kỷ phục lễ vi nhân”. Đó là những tư tưởng nhân nghĩa vô cùng sâu sắc, tuy nhiên, nhân nghĩa đó, theo Nho giáo chỉ người quân tử. Còn Việt Nam, Nguyễn Trãi coi cốt lõi nhân nghĩa là dân, của dân, “việc nhân nghĩa cốt yên dân”, nhân là lòng yêu thương con người không phân biệt giai cấp, chủng tộc. Đối với “từ bi” của Phật giáo, đó thực chất là lòng thương người rộng lớn, vị tha, vì người khác, không kể người đó là ai. Điều này thể hiện trong tư tưởng “giải thoát chúng sinh” ra khỏi vòng luân hồi bất tận của đức Phật. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, người dân Việt Nam, trên cơ sở truyền thống dân tộc, đã tiếp thu tư tưởng nhân sinh của Phật giáo, nhưng không phải tu hành mong cứu rỗi cuộc đời mà là đoàn kết đấu tranh, bảo vệ cái đúng, chống lại mọi cái xấu. Những tư tưởng nhân sinh đó của Phật giáo đã tham gia vào đời sống xã hội của con người Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, triết nhân sinh truyền thống của dân tộc Việt Nam là sự kết hợp những tư tưởng nhân sinh đã có từ ngàn xưa với những tư tưởng nhân sinh hấp thụ được từ bên ngoài, mà những tư tưởng nhân sinh đó đã được “Việt hóa”. Triết nhân sinh đó thể hiện trong đời sống gia đình và xã hội, trong việc làm và nếp nghĩ của người dân Việt Nam. Triết nhân sinh đó xuất phát từ con người, lấy con người làm trung tâm, “đặt con người Việt Nam trong quan hệ ruột thịt của cộng đồng, vốn sinh ra từ một gốc và quan hệ sống còn với đất nước – nơi chôn nhau cắt rốn mà chính mình đã đổ mồ hồi, xương máu dựng xây, bảo vệ”[26; 65]. Triết nhân sinh truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện trước hết việc xác định nguồn gốc con người. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã có truyền thuyết về Lạc long Quân và Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con. Điều này cho thấy, trong quan niệm nhân sinh của người dân Việt Nam, con người Việt Nam là do cùng một cha mẹ sinh ra, là ruột thịt với nhau, vừa mới sinh ra đã là một cộng đồng, là “đồng bào”. Cũng chính vì thế mà người dân Việt Nam luôn lấy tình yêu thương, lòng nhân ái để đối xử với nhau. Tình nghĩa nhân ái đã trở thành đạo sống của người dân. Điều này thể hiện rất rõ trong những câu ca dao tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hay: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau giữa người với người trong một cộng đồng, giữa cộng đồng với quê hương đất nước đã thể hiện rõ rệt . về triết lý trồng người của Hồ Chí Minh. Chương 2: Vận dụng triết lý trồng người của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện. Tính triết lý trong chiến lược trồng người của Hồ Chí Minh 1.2.1. Triết lý Hồ Chí Minh về bản chất và vai trò của con người Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan