Điều trị bệnh á sừng

6 351 1
Điều trị bệnh á sừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị bệnh á sừng Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn. Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số mắc bệnh đều là ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E . sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng. Phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ betamethazone (Diprosalic 15g), dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Ngoài ra bạn cần thực hiện một số điều như sau: - Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải ., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng. - Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. - Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. - Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. - Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt . là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu Bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Bạn đang cho con bú nên bạn rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc, bạn không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Ngoài ra bạn nên kiên trì phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưõng cho da. (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) Bệnh hắc lào - Cách phòng và chữa? Trong giới sinh viên thường truyền nhau câu cửa miệng “không hắc lào không vào đại học, không có ghẻ không phát thẻ sinh viên” để nói lên một căn bệnh ngoài da dễ lây, phổ biến, nhất là trong điều kiện vệ sinh kém. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Biểu hiện của bệnh hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức . Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực . Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo. Điều trị bệnh như thế nào? Bệnh hắc lào tuy gây nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng chữa trị không khó. Nhưng nếu dùng thuốc không đúng thuốc quá mạnh, bôi sang cả vùng da lành, da non thì sẽ gây ra tình trạng phỏng, chảy nước vùng bôi thuốc, thậm chí nếu dùng theo lời mách bảo không đúng còn gây nhiễm khuẩn, sưng đau. Những loại thuốc cổ điển như ASA, BSA, BSI . cũng có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, có thể làm sạm da. Hiện nay đã có những loại thuốc mới, có thể bôi hoặc uống. Thuốc bôi như ecoconazol, miconazol, clotrimazol . Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ. Những dị ứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần có thể phải dùng thuốc chống nấm dạng uống. Tuy nhiên việc dùng thuốc gì và liều lượng như thế nào cần phải được thầy thuốc chuyên về da liễu khám và chỉ định, nếu tự ý dùng có thể sẽ xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Phòng bệnh bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn. Chính vì vậy việc phòng bệnh phải bắt đầu bằng lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên. Những người đang bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc tại chỗ phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn . bằng cách luộc ở nước sôi 100oC trong vòng 15 phút. Đối với người lành không mang bệnh không nên mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng. . Điều trị bệnh á sừng Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không. bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh á sừng là một bệnh

Ngày đăng: 24/10/2013, 04:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan