Bài giảng cho lớp cao học chuyên ngành

25 389 0
Bài giảng cho lớp cao học chuyên ngành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYỄN ÁI QUỐC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀO VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG Giảng viên phụ trách: Tiến sĩ Lê Văn Manh 1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin và xác định luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường CMVS 1.1. Qúa trình Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản a. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX * Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng thực hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị". Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ. Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản. Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép. Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc. * Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bị dập tắt, thìphong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Ngày 5-7-1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu "Cần Vương". Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại. Chỉ sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh (10-3-1913), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (kéo dài 30 năm từ 1883-1913) mới kết thúc. - Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản Sau khi phong trào "Cần Vương" thất bại, nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới. Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản, cuộc vận động hiến pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Là ngọn cờ của phong trào yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ, lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến, năm 1904 đã lập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân tộc. Tuy vậy, ông vẫn chưa thấy vai trò chủ lực của nông dân. Năm 1912, ông cùng một số nhà yêu nước lập ra Việt Nam Quang phục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam. Năm 1924, ông quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng, vạch đường lối chính trị phỏng theo cương lĩnh Trung Hoa Quốc dân Đảng do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Ông cũng có cảm tình với nước Nga Xôviết, chủ nghĩa xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc. Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Sau này, trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công. Trong bản hồi ký cuối đời ông viết: "Than ôi! Cuộc đời của tôi là một trăm thất bại mà không một thành công". Phan Châu Trinh là nhà yêu nước dân chủ nhiệt thành. Ông kịch liệt tố cáo bọn quan lại phong kiến sâu mọt, kết tội tên vua bù nhìn Khải Định và tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Ông chủ trương "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động ("bạo động tắc tử") và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Dù là cải lương, ông vẫn bị thực dân Pháp bắt giam, đày đi Côn Đảo. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, đúng như nhận xét của Trần Dân Tiên, vì sai lầm chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương". Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua nhiều thế hệ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó không tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò đó với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), tính chất thời đại thay đổi, đòi hỏi con đường giải quyết mâu thuẫn xã hội phải thay đổi và giai cấp lãnh đạo cách mạng cũng phải thay đổi. Vào những năm đầu thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất nước ta. Việc tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ. b. Các yếu tố thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước - Yếu tố quê hương và gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh (sinh ngày 19-5-1890), thời niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung, ra đời tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen), cùng thuộc xã Chung Cự, cách Hoàng Trù 2km (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Xuất thân từ gia đình nông dân, sớm mồ côi cha, mẹ, từ nhỏ đã chịu khó lao động và ham học. Vì vậy, được cụ Hoàng Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Ông vừa lao động vừa tiếp tục học tập. Khi trưởng thành ông thành hôn với người con gái đầu của cụ. Thân mẫu là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868. Bà là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng chăm lo cho chồng con ăn học. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình. Chị là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884. Anh là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888. Gia đình Nguyễn Sinh Cung sống trong một căn nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại tại Hoàng Trù. Năm 1890 - 1895, Nguyễn Sinh Cung sống ở làng Hoàng Trù trong tình thương yêu và chăm sóc của bố mẹ và ông bà ngoại. Ông ngoại là Hoàng Đường, dạy chữ Hán ngay tại nhà cho một số trẻ em trong làng. Bà ngoại là Nguyễn Thị Kép, làm ruộng để nuôi gia đình. Ngày 22 tháng 5 năm 1893, Nguyễn Sinh Cung chịu tang ông ngoại. Khoảng tháng 6 năm 1894, Nguyễn Sinh Cung đón nhận tin vui: Cha đậu cử nhân, khoa thi giáp Ngọ năm thành Thái thứ 6 tại trường thi Nghệ An. Khoảng gần cuối năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha mẹ vào Huế. Thời kỳ này từ Nghệ An đi Huế chưa có đường xe lửa và ô tô. Mọi người phải đi bộ, trẻ em thường ngồi trong quang gánh của người lớn. Tới Huế, lúc đầu gia đình Nguyễn Sinh Cung phải ở nhờ những người quen, sau ở tạm trong một gian trại lính gần Viện đô sát (ngày nay là nhà số 114, đường Mai Thúc Loan). Gần cuối năm 1898, Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha đến ở nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến, làng Dương Nổ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Lúc này, ông Nguyễn Sinh Sắc mở lớp dạy chữ Hán cho một số học sinh trong làng, Nguyễn Sinh Cung cũng theo học. Ngày 10 tháng 2 năm 1901, Nguyễn Sinh Cung chịu tang lớn trong tuổi thiếu niên: bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu lâm bệnh qua đời tại Huế. Bà đã được những người láng giềng thân thiết lo việc mai táng, vì lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Sinh Khiêm đang ở quê nhà. Sau khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Xin (em trai Nguyễn Sinh Cung, sinh vào cuối năm 1900 tại Huế; sau khi bà Hoàng Thị Loan mất, Nguyễn Sinh Xin được ông Nguyễn Sinh Sắc đưa về Hoàng Trù gửi bà ngoại trông nom, nhưng yếu sức nên mấy tháng sau thì chết) về quê. Tại quê, Nguyễn Sinh Cung học chữ Hán với thầy Hoàng Phan Quỳnh, lớp học mở tại xóm Vang, làng Hữu Biệt, cách Hoàng Trù 3km (nay thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Tháng 5 năm 1901, một tin vui đến với gia đình Nguyễn Sinh Cung và dân làng: Ông Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) đậu Phó bảng khoa thi Hội, Tân Sửu, năm Thành Thái thứ 13. Dân trong xã ai cũng biết rằng, nhờ công lao cụ Hoàng Đường cùng gia đình bên vợ ở Làng Trùa, ông Sắc mới thành đạt. Song theo tập tục địa phương và ý nguyện bà con họ Nguyễn Sinh, ông Sắc đã vinh quy tại Làng Sen quê nội (khoảng tháng 9 năm 1901). Trước khi ông Sắc được đón về, làng Kim Liên đã cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà (đó là ngôi nhà và khoản vườn hiện nay còn được bảo tồn ở Kim Liên). Nhân dịp này, ông Nguyễn Sinh Sắc làm lễ "Vào làng" cho hai con trai, với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Cũng như nhiều vùng khác ở nông thôn Nghệ An, Làng Sen vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm từ khi mất nước. Tại đây, ngoài nghề làm ruộng, bà con nông dân còn làm nhiều nghề khác như dệt vải, đan lát hoặc nghề sơn tràng, kiếm củi, đốt than . Xưa kia, vùng này gọi là Trại Sen với những địa danh toàn sen: nào Đồng Sen Cạn, Đồng Sen Sâu, Giếng Sen, Đầm Sen; nào Vực Sen, Bàu Sen, Chợ Sen, Cồn Sen . Sen góp phần tạo nên cảnh trí thiên nhiên đặc sắc ở đây nên mới gọi là Làng Sen. Nhân dân Làng Sen tự hào vì làng mình đẹp, lại có nhiều nho sĩ thường hay lui tới đàm đạo văn chương, thời thế. Với tâm hồn thơ mộng, rất yêu thiên nhiên, Nguyễn Tất Thành tự hào với cảnh đẹp của làng quê mình. Nhưng điều đáng tự hào hơn cả là làng Kim Liên có nhiều di tích lịch sử và anh hùng hào kiệt. Ngay trước ngõ nhà cậu, chếch về phía phải là Giếng Cốc, nơi bọn thực dân Pháp đã ra lệnh tát cạn nước để tìm vũ khí của "chung nghĩa binh", khi chúng đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Vương Thúc Mậu (năm 1886). Hình ảnh người anh hùng của quê hương, người bạn dạy học của ông ngoại cậu đã hy sinh ngay tại làng để bảo toàn khí tiết đã từng gây xúc động mạnh trong lòng Nguyễn Tất Thành. Sau tháng 9 năm 1901, một vinh dự lớn cho Nguyễn Tất Thành là được cha gửi sang học chữ Hán với thầy Vương Thúc Quý và thầy Trần Thân ở ngay trong làng Kim Liên. Thầy Vương Thúc Quý vốn là nhà nho, giàu lòng yêu nước cho nên Nguyễn Tất Thành và bạn học đều chịu ảnh hưởng chí hướng của thầy. Nguyễn Tất Thành là một học trò nhanh trí và có trí nhớ tốt, được thầy yêu mến. Học với thầy Vương Thúc Quý, Tất Thành cảm thấy thoải mái, dễ hiểu vì thầy thức thời, không nệ cổ, không bắt học trò nhồi sọ cổ văn theo lối "tầm chương trích cú". Là tấm gương sáng cho học trò noi theo, thầy gợi cho Nguyễn Tất Thành những vấn đề mà trong bước trưởng thành, anh còn phải tìm hiểu cho đến nơi đến chốn. Khoảng năm 1901-1902, Nguyễn Tất Thành bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú thông qua mối quan hệ giữa cha với các sĩ phu trong vùng. Phan Bội Châu, trong tác phẩm Phan Bội Châu niên biểu, kể lại rằng: Nguyễn Tất Thành thường nghe cụ ngâm hai câu thơ và sau này anh vẫn nhắc lại: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương Nghĩa là: Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ) dạy tại nhà ông Nguyễn Thế Văn. Ngày 13 tháng 4 năm 1904, Nguyễn Tất Thành chịu tang bà ngoại. Đây là cái tang lớn của cả gia đình. Sở dĩ ông Nguyễn Sinh Sắc học hành và đỗ đạt được chủ yếu là nhờ sự bù trì, giúp đỡ của gia đình phía vợ. Bà ngoại cũng đã giành cho Thành và những người cháu sớm mồ côi mẹ lòng yêu thương sâu sắc. Bà mất, Tất Thành đau xót, nghẹn ngào. Hình ảnh ông ngoại, mẹ và em Xin lại hiện lên rõ nét trong trí nhớ của Tất Thành. Thế là trong tuổi thiếu niên, Tất Thành phải chịu bốn cái tang của gia đình. Nhìn lên bàn thờ bà ngoại, Tất Thành xót xa, nhớ tiếc với bao kỷ niệm thân thương của hai bà cháu quanh góc sân, mảnh vườn. Sau kỳ đại tang đó, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học ở nhà ông Nguyễn Bá Uy. Ngoài giờ học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh thăm các nhân sĩ yêu nước (đến làng Đông Thái - quê hương của Phan Đình Phùng, làng Trung Lễ - quê hương của của Lê Ninh, v.v .) hoặc thăm các di tích lịch sử như thành Lục Niên, miếu thờ La Sơn phu tử, v.v . Tháng 7 năm 1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó. Theo cha đi khắp đó đây, tầm mắt Tất Thành được mở rộng, quả là "đi một đoạn đàng, học một sàng khôn". Anh thấy đâu đâu cảnh nghèo đó cũng phơi bày ra trước mắt. Nhan nhản người ăn xin ở khắp mọi nơi. Hầu như làng quê nào cũng chỉ nổi lên vài ba ngôi nhà đồ sộ bên cạnh hàng trăm túp lều xơ xác, tiêu điều. Mùa đông giá lạnh càng nhiều cảnh thê thảm hơn. Không đủ manh áo che thân, nhiều người phải quấn tơi, chiếu hoặc bao tải rách. Bọn đế quốc và địa chủ phong kiến đang hút tủy, rút xương dân chúng bằng hàng trăm thứ thuế nặng nề và phu đài, tạp dịch. Từ người lớn đến trẻ con ai ai cũng sợ "ông Tây". Anh Thành cảm thấy nỗi nhục mất nước hằn rõ trên gương mặt mỗi người Việt Nam. Tháng 9 năm 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được thân phụ xin cho theo học lớp dự bị Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, cách Kim Liên khoảng 14 km. Hai anh em trọ ở một gia đình nghèo mạn Cầu Rầm (Vinh) và thường thường chiều thứ bảy đi bộ về thăm nhà, sáng thứ hai lại xuống Vinh. Chính tại Trường tiểu học này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI. Cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với bản sắc riêng của xứ Nghệ đã tạo cho Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc và ý chí "Làm trai cho đáng nên trai". Những tấm gương của [...]... bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bi điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam Người đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo được hơn 200 cán bộ cách mạng Trong số này, nhiều người được chọn đi học trường Đai học phương Đông ở Liên Xô (Trần Phú, Lê Hông Phong, Hà Huy Tập, v.v ), một số được cử Vào học quân sự ở trường Hoàng Phố (Trung Quốc) như Trương Vân... tộc ta 1.2.Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin và xác định luận điểm cách mạng theo con đường CMVS Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảnglớp chính trị tại Quảng Châu, năm 1927 được in thành sách lấy tên là Đường Cách mệnh Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau: Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại... mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông "Ai mà bị áp bức càng nặng, thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết" Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người Bốn là: Về phương pháp cách mạng Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng, Nguyễn Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho. .. Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc "to tát", cho nên phải "dùng hết sức", phải "quyết tâm làm thì chắc được", "thà chết tự do hơn sống làm nô lệ" Nhưng phải "biết cách làm thì mới chóng" "Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ" Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang quần chúng giành chính quyền đề ra từ năm... vận mạng các thuộc địa Vì vậy, tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn." Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của đồng chí Nguyễn ái Quốc Từ đó Người xác định con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là: giải phóng giai cấp vô sản mới thực sự giải phóng được... chật chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì "chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng" Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả nǎng cách mạng to lớn Phải làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những... đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự mình giải phóng cho mình: "công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em" và hướng cách mạng thuộc địa phát triển theo con đường cách mạng của Quốc tế cộng sản Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng nước ta, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Nhờ tác phẩm đó và các bài. .. thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta 1.2.Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin và xác định luận điểm cách... ruộng tịch ký về phân phối cho dân cày cày cấy chung" Khẩu hiệu đấu tranh của Việt Nam thanh niên cách mang đồng chí Hội có nói: "Miễn thuế ruộng nǎm mất mùa" "Đất bồi, đất hoang về dân cày Phản đối sự cưỡng chiếm những đất ấy", "Thực hành 1/4 lúa ruộng cho địa chủ, đồn điền", "miễn góp lúa ruộng nǎm mất mùa", "Đóng góp tạp dịch bình đẳng, phản đối sự miễn sưu, miễn dịch cho quý tộc và nhà giàu" Trái... rệt, chớ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như trước nữa" Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội là tổ chức đại diện cho giai cấp vô sản lúc bấy giờ đã tranh thủ được tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam Vào cuối nǎm 1929, đầu nǎm 1930, những điều kiện cho sự ra đời một đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi 2.2 Tân Việt cách mạng Đảng ra đời - Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam - Tân . Thiên. Lúc này, ông Nguyễn Sinh Sắc mở lớp dạy chữ Hán cho một số học sinh trong làng, Nguyễn Sinh Cung cũng theo học. Ngày 10 tháng 2 năm 1901, Nguyễn. Là tấm gương sáng cho học trò noi theo, thầy gợi cho Nguyễn Tất Thành những vấn đề mà trong bước trưởng thành, anh còn phải tìm hiểu cho đến nơi đến chốn.

Ngày đăng: 24/10/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan