CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

9 591 0
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1. Lĩnh vực hoạt động Hiện nay Tổng công ty đang thực hiện những ngành nghề kinh doanh sau: - Khai thác, sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu, hoá chất, hoá phẩm dùng cho dung dịch khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí; phục vụ khoan thăm dò khai thác dầu khí, các ngành công nghiệp và dân dụng như: barite, bentonite, silica flour,biosafe, xi măng giếng khoan, calcium carbonate, bazan, polime, dolomite, fleldspar, thạch anh, thạch cao, ben dak, zeolite, các chất diệt khuẩn, bôi trơn, chống nấm mốc, các chất có hoạt tính sinh học, các loại vật tư bao bì, hoá chất, các sản phẩm trên cơ sở silicat, làm dịch vụ kinh doanh các sản phẩm hoá dầu hoá khí; - Kinh doanh xuất nhập khẩu hoá chất, thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ cho khoan, khai thác và chế biến dầu khí (ngành công nghiệp dầu khí) và các ngành công nghiệp khác; - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia và dịch vụ kỹ thuật về dung dịch khoan, xi măng giếng khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí; xử lý vùng cận đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu và các công trình dân dụng khác; - Kinh doanh các sản phẩm keo dán gỗ, bột bả tường phục vụ cho ngành công nghiệp; - Kinh doanh khí nén tự nhiên (CNG); - Xây dựng và kinh doanh cao ốc; - Kinh doanh thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành khai thác khoáng sản; - Kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng, đồ điện gia dụng, hàng hoá vật tư thiết bị điện máy, điện tử; - Kinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành giấy; - Sản xuấtkinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành sơn; - Kinh doanh dịch vụ vận tải - Kinh doanh khí thấp áp; - Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong và ngoài nước; - Dịch vụ thể dục thể thao (đào tạo, tổ chức và tham gia thi đấu, chuyển nhượng vận động viên)(Chỉ được hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); - Xây dựng, cho thuê sân tập và sàn thi đấu thể thao - Kinh doanh, cho thuê trang thiết bị thể dục thể thao, trang phục thi đấu, hàng lưu niệm. 2.2. Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ. 2.2.1. Các sản phẩm chủ yếu Các sản phẩm chủ yếu của công ty được thể hiện dưới bảng 1.5 Bảng trên cho thấy trong cơ cấu tổng doanh thu của Tổng công ty mặc dù qua các năm có sự chênh lệch nhưng về cơ bản thì doanh thu về bán hàng vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với doanh thu từ các dịch vụ khoa học kĩ thuật. trong đó các sản phẩm do công ty sản xuất thường chiếm tỉ trọng cao hơn. Cụ thể trong hai năm 2006 và 2007 tỉ trọng các sản phẩm do công ty sản xuất lần lượt chiếm 65,61% và 56,3% nghĩa là hơn 50% tổng doanh thu của Tổng công ty. Nhưng riêng trong năm 2008 sản phẩm do công ty sản xuất lại chiếm tỉ trọng thấp hơn so với sản phẩm do công ty kinh doanh. Nguyên nhân xuất phát từ việc trong năm này sản lượng khai thác từ các mỏ khoáng sản trong nước bị giảm sút hơn so với các năm trước. Bảng 1.5: Cơ cấu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) SP do công ty SX 87.657 65,61 98.356 56,30 98.716 43,44 SP do công ty KD 70.086 32,85 73.404 42,01 120.388 52,98 Các dịch vụ KHKT 2.390 1,54 2.591 1,69 8.142 3,58 Doanh thu thuần 160.133 100 174.711 100 226.526 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006,2006,2008 của DMC, phòng Tài chính tổng hợp) Để hiểu rõ hơn về vai trò của mỗi loại sản phẩm đối với Tổng công ty, ta sẽ nghiên cứu sơ cấu lợi nhuận thu về từ các sản phẩm trên qua các năm Bảng 1.6: Cơ cấu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) Giá trị(tr.đ) Tỉ trọng(%) SP do công ty SX 20.058 65,21 24.133 55,94 24.285 84,14 SP do công ty KD 10.215 33,21 17.517 40,60 3.258 11,04 Các dịch vụ KHKT (3) 486 1.58 1.494 3,46 1.420 4,82 Lợi nhuận gộp (1+2+3) 30.759 100 43.144 100 29.503 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006-,2008 của DMC, phòng Tài chính tổng hợp) Bảng số liệu trên cho thấy cũng tương tụ như doanh thu thì lợi nhuận mà công ty thu về từ việc bán hàng chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu về từ các hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên có một điểm khác biệt là trongnawm 2008, mặc dù doanh thu từ việc bán các sảm phẩm do công ty sản xuất ra thấp hơn so với doanh thu từ các sản phẩm công ty kinh doanh nhưng lợi nhuận thu được thì lại lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy công ty giảm được chi phí sản xuất nhờ vào việc cải tiến sản phẩm hay ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. 2.2.2. Thị trường tiêu thụ. Một số khách hàng lớn của Công ty hiện nay: Khách hàng trong nước: - Liên doanh Dầu khí Vietsopetro; - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) - Công ty liên doanh M-I Việt Nam; - Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hoá Chất Dầu khí (PVFC Co); - Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí ( PVEP); - Các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Tổng công ty khác . Hầu hết các khách hàng trong nước đều là các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Khách hàng nước ngoài: - Công ty M-I Swaco ( Mỹ ) - MI- Singapore; - MI- LLC ( Mỹ); - Sumitomo ( Nhật Bản); - Công ty dịch vụ Dầu khí BJ …. Các khách hàng lớn của công ty hiện nay đều thuộc các thị trường truyền thống của công ty như Nhật Bản, Singapore ngoài ra thị trường Mỹ tuy không phải thị trường truyền thống nhưng lại là một thị trường lớn của công ty trong những năm gần đây. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường trong một số năm gần đây Bảng 1.7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2007-2008 Sản phẩm tiêu thụ Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng(tấn) Giá trị(tr.đ) Sản lượng(tấn Giá trị(tr.đ) Tiêu thụ nội địa 45.661 103.614 72.398 82.883 Barite 19.412 19.596 15.420 11.832 Bentonite 10.042 20.477 4.389 8.337 Các SP khác 16.027 63.541 52.589 62.664 Xuất khẩu 103.153 71.097 19.677 30.790 Barite 40.637 66.943 13.037 28.604 Các SP khác 62.516 4.154 6.640 2.186 Tổng 148.814 174.177 92.075 113.623 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008) Bảng trên cho thấy trong năm 2007 thì sản lượng xuất khẩu lớn hơn nhiều sản lượng tiêu thụ nội địa nhưng sang năm 2008 thì sản lượng tiêu thụ nội địa lại chiếm ưu thế . Điều này xuất phát từ nguyê nhân trong năm 2008 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã quyêt định gia tăng sản lượng khai thác và đưa thêm một số mỏ dầu vào khai thác nên nhu cầu về dịch vụ kĩ thuật và hóa chất cho khoan và khai thác dầu khí trong nước tăng lên nhờ đó mà sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước nhiều hơn. Về giá trị thu về từ việc tiêu thụ sản phẩm thì gia trị thu về từ tiêu thụ sản phẩm trong nước luôn cao hơn so với xuất khẩu. 2.3. Vị thế của Tổng công ty trên thị trường. - Là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí trong nước, Công ty xác định mục tiêu từng bước tiến tới trở thành nhà cung cấp chính cho các nhà thầu trong khu vực và trên thế giới đồng thời với việc tiến tới thực hiện cung cấp dịch vụ trọn gói về dung dịch khoan cho các giếng khoan, góp phần vào sự phát triển khối dịch vụ dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đã không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân lực làm nền tảng đểthực hiện và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài. - Trong giai đoạn hiện này, mặc dù trên thị thường đã xuất hiện các nhà sản xuất nhỏ lẻ kinh doanh một số sản phẩm truyền thống của Công ty, nhưng Công ty giữ vững vị thế của mình với 95% thị phần trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí bằng quy mô, uy tín và chất lượng sản phẩm. - Vị thế của Công ty được thể hiện ở uy tín cũng như thương hiệu DMC đối với các đối tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí. Ngoài ra Công ty còn có vị thế về năng lực tài chính, luôn tạo được uy tín với các đối tác liên doanh, liên kết. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ, đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu thịtrường. 2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DMC Bảng tổng kết kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 2006- 2008 dưới đây sẽ cho thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1.8: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2006-2008 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng giá trị tài sản 232.251 235.740 237.272 2 Doanh thu thuần 158.065 174.171 226.623 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 26.482 31.104 40.052 4 Lợi nhuận khác 155 215 230 5 Lợi nhuận trước thuế 26.637 31.319 40.282 6 Lợi nhuận sau thuế 25.326 30.245 38.478 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008) Nhìn vào những số liệu trên ta thấy doanh thu trong năm 2007 của công ty có tăng so với năm 2006 nhưng không nhiều (khoảng 10%) do đó lợi nhuận thu được cũng không tăng lên đáng kể. Năm 2007 sản lượng sản xuất một số sản phẩm như Bentonite và các sản phẩm khác chưa đạt kế hoach. Nguyên nhân là do có sự khó khăn do chưa chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nhưng doanh thu năm 2008 tăng khá nhiều so với năm 2007 (gần 30%) do đó lợi nhuận công ty thu về cũng tăng theo. Điều này xuất phát từ nguyên nhân trong năm 2008 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã đưa thêm 5 mỏ vào khai thác để tăng sản lượng do đó nhu cầu về sản phẩm của công ty cũng tăng theo, ngoài ra sản lượng khai thác nguyên liệu đầu vào của công ty trong năm này cũng tăng lên 2.6. Đánh giá chung. 2.6.1. Những thuận lợi. - Với kinh nghiệm trên 17 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh các hoá phẩm dung dịch khoan dầu khí, các sản phẩm của Công ty, đặc biệt thương hiệu Barite API và Bentonite API, đã được khẳng định trên thị trường nội địa và quốc tế. Chất lượng sản phẩm ổn định, khả năng cung cấp kip thời cũng như đảm bảo tốt các dịch vụ sau bán hàng đã đưa Công ty trở thành một đối tác đáng tin cậy với các bạn hàng. Về thị trường, Công ty đang chiếm lĩnh 95% thị phần lĩnh vực dung dịch khoan trong nước. - Là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công ty cũng có những lợi thế nhất định trên cơ sở sự ủng hộ của Tập đoàn. Công ty là nhà cung cấp duy nhất về các sản phẩm dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí cho các đơn vị thành khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí (PIDC), Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Dầu khí (PVFC Co), Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro . - Ngoài ra, Công ty còn quan hệ hợp tác với khách hàng chiến lược là Tập đoàn Dầu khí M- I SWACO (Mỹ) đứng đầu thế giới về lĩnh vực dịch vụ dung dịch khoan. 2.6.2. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện nay Tổng Công ty còn rất nhiều khó khăn cần được giải quyết như: Yếu tố khách quan - Trong năm 2007-2008, tình hình thị trường nhiên liệu như giá xăng dầu, điện đều tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển sản phẩm của Công ty ngày càng tăng trong khi giá bán chưa thể điều chỉnh tăng tương ứng. Do vậy, yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Các chính sách của địa phương cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất cho Công ty liên quan đến vấn đề khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thường có sự thay đổi, điều này ảnh hưởng đến công ty trong việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố chủ quan - Những năm đầu tiên chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần,việc thay đổi cơ bản mô hình quản lý cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. - Hiện nay tuy có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo nhưng 80% là công nhân viên kỹ thuật, còn lực lượng nhân viên làm công tác hoạt động thương mại, xuất khẩu rất hạn chế. Bên cạnh đó kỹ năng về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rất hạn chế, hay bị thụ động trong các tình huống phát sinh xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. - Hoạt động nghiên cứu thị trường và diễn biến biến động trên thị trường thế giới tuy có được thực hiện nhưng vẫn còn yếu kém, năng lực của đội ngũ công nhân viên làm công tác thương mại chưa được cao tuy việc thu thập - phân tích - tổng hợp thông tin. - Công tác quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức, chưa chủ động quảng bá rộng rãi sản phẩm của Công ty. - Hoạt động của các đơn vị trực thuộc chưa phát huy đựơc tiềm năng hiện có, còn phụ thuộc vào Công ty. . CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1. Lĩnh vực hoạt động Hiện nay Tổng công ty đang thực hiện những ngành nghề kinh doanh. có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Các chính sách của địa phương cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất cho Công ty liên quan đến

Ngày đăng: 24/10/2013, 01:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.6: Cơ cấu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Bảng 1.6.

Cơ cấu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 1.5: Cơ cấu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Bảng 1.5.

Cơ cấu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng số liệu trên cho thấy cũng tương tụ như doanh thu thì lợi nhuận mà công ty thu về từ việc bán hàng chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu  về từ các hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học kĩ thuật - CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Bảng s.

ố liệu trên cho thấy cũng tương tụ như doanh thu thì lợi nhuận mà công ty thu về từ việc bán hàng chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu về từ các hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học kĩ thuật Xem tại trang 4 của tài liệu.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thịtrường trong một số năm gần đây - CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

nh.

hình tiêu thụ sản phẩm trên các thịtrường trong một số năm gần đây Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng tổng kết kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 2006- 2006-2008 dưới đây sẽ cho thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Bảng t.

ổng kết kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 2006- 2006-2008 dưới đây sẽ cho thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan