Các HĐ và mốc son tiêu biểu của Đội

7 561 2
Các HĐ và mốc son tiêu biểu của Đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các hoạt động mốc son tiêu biểu của Đội TNTP Hồ Chí Minh Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ, quyết xâm lược nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ sự phụ trách của Đoàn, tổ chức Đội đã tập hợp các em thiếu nhi tham gia tích cực vào các phong trào chống giặc đói, giặc dốt, chống giặc ngoại xâm. Tiếng vang của Đội Nhi đồng cứu quốc Mai Hắc Đế (Hà Nội) lan nhanh sang các tỉnh khác, thiếu nhi đã tích cực tham gia kháng chiến như làm liên lạc, vào du kích, trinh sát, tình báo. Gương chiến đấu dũng cảm của Kim Đồng từ chiến khu lan về cùng ánh đuốc sống Lê Văn Tám; hoạt động của các Đội Thiếu niên Bát Sắt, Đội Thiếu niên Phan Rí, Đội Thiếu niên Phan Đình Phùng, . đã thôi thúc, cổ vũ những người bạn cùng lứa tuổi viết thêm trang mới trong cuốn lịch sử Đội của chúng ta. Giữa năm 1946, hai tổ chức Đội TNTP Hội Nhi đồng cứu vong sát nhập lại làm một lấy tên chung là Đội Thiếu nhi cứu quốc. Mùa xuân năm 1947, có một đội viên dũng cảm của Đội ta đã anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ liên lạc ở trận đánh bên làng Giá ngoại thành Hà Nội, đó là Dương Văn Nội- người đội viên là liệt sĩ thiếu niên đầu tiên được Chính phủ truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngoài ra còn nhiều gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của thiếu nhi mãi mãi làm đẹp trang sử Đội ta như: Vừ A Dính (Lai Châu), Phạm Ngọc Đa (Hải Phòng), . Tháng 2 năm 1948, Bác Hồ gửi thư cho các cháu nói về nội dung, ý nghĩa cách tổ chức “Phong trào Trần Quốc Toản” nhằm động viên khuyến khích thiếu nhi thi đua học tập giúp đỡ đồng bào, trước hết là các gia đình bộ đội, neo đơn, thương binh, liệt sĩ . Phong trào nhanh chóng phát triển rộng khắp. Tháng 3 năm 1951, Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc đã quyết định thống nhất lực lượng thiếu nhi, lấy tên là Đội Thiếu nhi tháng Tám thống nhất một số chủ trương mới như thiếu nhi đeo khăn quàng đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, đẳng hiệu, cấp hiệu, phiên chế tổ chức của Đội. Như vậy, sau những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, hi sinh, tổ chức Đội đã thực sự trưởng thành về mọi mặt với bao chiến công. Nhiều tập thể của đội viên đã được khen thưởng, xứng đáng với niềm tin yêu sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ nhân dân. Ngày 01 tháng 6 năm 1954, ở Việt Bắc, tờ báo “Tiền phong Thiếu niên” của Đội ra đời tiền thân của báo “Thiếu niên tiền phong” ngày nay. Tờ báo là tiếng nói của thiếu niên, nhi đồng nêu các phong trào của Đội phong trào thiếu nhi Việt Nam, nhằm hướng các em vào những hoạt động có ích, góp phần giáo dục bồi dưỡng nhân cách, đạo đức trách nhiệm xã hội cho các em. Tháng 11 năm 1956, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II đã quyết định đổi tên Đội Thiếu nhi tháng Tám thành Đội TNTP Việt Nam. Cũng trong năm 1956, Đội được tổ chức theo cơ sở trường học nhằm giáo dục thiếu nhi một cách toàn diện góp phần xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, năm 1958, phong trào Kế hoạch nhỏ ra đời, nhanh chóng cuốn hút các em thiếu niên nhi đồng tham gia. Ngày 17 tháng 6 năm 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức được thành lập. Nhiều loại trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội: Trống, cờ, khăn quàng đỏ cũng được đầu tư sản xuất. Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 18 ngày thành lập Đội (15/5/1959), Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Bác Hồ Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã trao lá cờ thêu dòng chữ vàng: “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thống nhất Tổ quốc, sẵn sàng!”. Năm 1961, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP Việt Nam (15/5/1941- 15/5/1961), Bác Hồ đã gửi thư cho thiếu nhi cả nước căn dặn các em 5 điều: “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn thật thà dũng cảm”. 5 điều Bác Hồ dạy từ đó đã trở thành niềm tin, sức mạnh, niềm vui, phương hướng cho mọi hoạt động của Đội. Những điển hình tốt, những gương mặt tiêu biểu, những việc làm mang nếp sống của người lao động mới xuất hiện tươi nở rực rỡ như hoa mùa xuân, điển hình như: Bùi Thị Tứ (Thái Bình), 13 tuổi đã cõng bạn Nguyễn Thị Hồng bị liệt chân đi học suốt ba năm, được Bác Hồ thưởng huy hiệu; Nguyễn Ngọc Ký ở Hải Hậu (Hà Nam) bị liệt hai tay từ thủơ nhỏ, đã luyện cách viết bằng chân, bền bỉ học tập suốt từ lớp 1 đến khi học xong đại học trở thành giáo viên; Nguyễn Bá Ngọc (Thanh Hoá) quên mình cứu hai em nhỏ, . Nhiều tập thể Đội xuất sắc như: Liên đội Tam Sơn (Bắc Ninh) quê hương phong trào “Nghìn việc tốt”, Liên đội cấp I, II Trưng Vương (Hà Nội), Liên đội trường cấp 2 Bắc Lý (Hà Nam) . Ở miền Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng gian khổ, Trong hoàn cảnh ấy, những trang sử vẻ vang của Đội thiếu niên, nhi đồng miền Nam cũng được bắt đầu. Với tinh thần “ Tuổi nhỏ chí lớn”, thiếu niên nhi đồng miền Nam gan dạ, anh hùng không sợ hi sinh đứng lên cùng cha anh đánh giặc. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mĩ cho không quân đánh phá miền Bắc, thiếu nhi cả nước bước sang một thời kì mới với lời son sắt thêu trên lá cờ của Trung ương Đảng trao cho nhân dịp kỉ niệm lần thứ 25 ngày sinh nhật Đội (15/5/1966): “ Vâng lời Bác dạy Làm nghìn việc tốt Chống Mĩ cứu nước Thiếu niên sẵn sàng!” Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ vĩnh viễn ra đi, để lại cho thiếu niên nhi đồng cả nước “muôn vàn tình thương yêu”. Trung ương Đoàn thay mặt tuổi trẻ cả nước đề nghị Trung ương Đảng cho Đoàn, Đội được mang tên Bác. Thể theo nguyện vọng của tuổi trẻ, ngày 30/ 01/1970, Đội được mang tên Bác Hồ vĩ đại: Đội TNTP Hồ Chí Minh.Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Đoàn, lớp lớp đội viên cả hai miền Bắc Nam không ngại khó khăn, gian khổ hi sinh, phấn đấu trên tất cả các mặt học tập, lao động, chiến đấu, xây dựng Đội, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam vào mùa xuân năm 1975. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy, Đội TNTP Hồ Chí Minh hoàn thành nhiệm vụ trên các mặt hoạt động phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã quyết định đổi mới nội dung mở rộng các hình thức hoạt động Đội nhằm tập hợp đông đảo thiếu nhi cả nước “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”. Các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các hình thức đa dạng luôn đổi mới. Phong trào thi đua học tập, phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Phong trào Trần Quốc Toản” tiếp tục phát triển với những hình thức mới như: “áo lụa tặng bà”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Những viên gạch hồng”, “Thiếu nhi nghèo vượt khó”, . Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ ba, thứ tư, thứ năm lần lượt được tổ chức để biểu dương thành tích của thiếu nhi. Trong giai đoạn này, liên hoan các nhà thiếu nhi là một nét mới trong tổ chức hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua nhằm thúc đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển trưởng thành. Ngày 25 tháng 7 năm 2003, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 3 (khoá VIII) đã quyết định sửa đổi ban hành Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho Đội phát triển mạnh mẽ, vững bước trong thế kỉ 21, xứng đáng là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là lực lượng giáo dục trong ngoài nhà trường. Ý nghĩa những lần đổi tên của Đội TNTP Hồ Chí Minh - Sau cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc: Kỉ nguyên độc lập - Tự do. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta bước sang thời kì mới. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng cũng để khắc ghi mốc lịch sử quan trọng của đất nước, Đội Thiếu nhi cứu quốc được đổi tên gọi là Đội Thiếu nhi Tháng Tám (tháng 3 năm 1951). - Thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1946- 1954), đất nước bị chia cắt hai miền: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dưới ách xâm lược của đế quốc Mĩ không ngại gian khổ, hi sinh đứng lên chống Mĩ cứu nước nhằm mục tiêu thống nhất nước nhà. Tháng 11 năm 1956, Đội được đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam với ý nghĩa “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”, Đội luôn tiên phong xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của Đội góp phần nhỏ bé của mình cùng cha anh chống Mĩ cứu nước. - Ngày 30 tháng 01 năm 1970, Đội vinh dự được mang tên Bác kính yêu: Đội TNTP Hồ Chí Minh. Điều này có ý nghĩa rất to lớn, đó là để tưởng nhớ đến công ơn vun trồng, dạy dỗ, nâng niu thiếu niên, nhi đồng của Bác Hồ. Đảng ta mong muốn thế hệ trẻ nước ta suốt đời trung thành với lí tưởng của Đảng, của Bác, sống chiến đấu, lao động học tập theo gương Bác Hồ, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đến thắng lợi hoàn toàn. Tiểu Sử KIM ĐỒNG Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941). Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng hy sinh khi còn trẻ. Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam. Tổ chức Đoàn mang tên gọi khác nhau qua các thời kỳ cách mạng 1. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương: Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ của Đảng nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (26/3/1931 – 1935). Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc. Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành xứ. Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật. 2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp tay sai của chúng. Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng. Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân dân Việt Nam thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng đồn Đô Lương. Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. 3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”. Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta… Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập lãnh đạo trước đó. Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. 4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ cánh tay của Đảng. Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”. Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam. Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là: 1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt tập thể. Nơi nào cha có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì cha đổi. 2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN. 3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”. Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”. 5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay mai sau. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác. Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định: - Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh - Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh - Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh Tổ chức Đoàn tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng Bác Hồ là độc lập, dân tộc chủ nghĩa xã hội. 6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh. Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực đội hậu bị tin cậy của Đảng”. Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta. Gần 30 năm trôi qua, kể từ ngày được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Đoàn tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đẩy. Các phong trào lớn các công trình lớn của Đội Kế họch nhỏ; Đội viên anh hùng: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Dương Văn Nội, Nguyễn Bá Ngọc, Hồ Văn Mên, Kơ-Pa Kơ-Lơng. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng. Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan. Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo Trịnh Khả cố thủ không đánh. Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết. Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa. . Các hoạt động và mốc son tiêu biểu của Đội TNTP Hồ Chí Minh Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân. niên” của Đội ra đời tiền thân của báo “Thiếu niên tiền phong” ngày nay. Tờ báo là tiếng nói của thiếu niên, nhi đồng nêu các phong trào của Đội và phong

Ngày đăng: 23/10/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan