ôn tập sử 9

8 511 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ôn tập sử 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II 2009-2010 Câu 1. Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp xã hội Việt Nam đã phân hóa như thế nào? Thái độ, chính trị của các giai cấp đó đối với cách mạng Việt Nam ra sao ? Câu 2. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì ở nước ngoài từ những năm 1917 đến 1925 ? Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào cho CMVN? Câu 3.Trình bày quá trình ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 ? Câu 4. Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nội dung và ý nghĩa của sự thành lập ĐCSVN ? Câu 5.Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và diển biến ,ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và Binh biến Đô Lương ? Câu 6. Trình bày sự ra đời và chủ trương hoạt động của mặt trận Việt Minh ( 19/5/1941? Câu 7. Cách mạng tháng Tám được diễn ra như thế nào ? Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám ? Câu 8. Nêu những khó khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau năm 1945 ? Đảng và chính phủ có biện pháp gì để giãi quyết những khó khăn trên ? Câu 9.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung lời kêu gọi … đó ? Câu 10. Nêu chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947 (âm mưu của địch và chủ trương của ta)? Câu 11. Trình bày chiến dịch Biên Giới Thu – Đông năm 1950 (âm mưu của địch và chủ trương của ta )? Câu 12.Trình bày hoàn cảnh và nội dung kế hoạch Na- Va của Pháp – Mĩ ? bước đầu ta đã làm phá sản kế hoạch Na- Va ntn? Câu 13. Nêu diển biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954? Kết quả và ý nghĩa ? Câu 14. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954? Câu 15.Nêu nguyên nhân và diển biến của phong trào Đồng Khởi 1959-1960? Câu 16. Chiến lược chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Câu 17 . Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hiệp định Pa-Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam năm 1973? Câu 18. Nêu chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của BTV TW Đảng đề ra cuối năm 1974? Câu 19. Trình bày diển biến của ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975? Câu 20. Kể tên một số di tích lịch sử tiêu biểu đống trên địa bàn Quảng Trị? Chúng ta có tránh nhiệm gì về bảo vệ và tôn tạo những di tích trên ? Lưu ý : Học sinh tự lập đề cương để ôn tập ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II 2009-2010 GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 Câu 1. Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp xã hội Việt Nam đã phân hóa như thế nào? Thái độ, chính trị của các giai cấp đó đối với cách mạng Việt Nam ra sao ? TL:Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất , xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc hơn + Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặc chẽ hơn với thực dân pháp Chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân đẩy mạnh bóc lột kinh tế tăng cường kiềm kẹp ,đàn áp chính trị đối với nông dân - Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ lấn thứ I + Lúc đầu họ là tiểu chủ , thầu khoán , đại lý cho tư bán Pháp , khi giàu lên họ đứng ra kinh doanh độc lập trở thành nhà tư sản Giai cấp tủ sản Việt Nam có 2 bộ phận : Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc Tư sản dân tộc Việt Nam ít nhiều có tinh thần dân tộc , dân chủ chống đế quốc và phong kiến - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị đông lên .Họ tiếp thu ttư tưởng văn hoá tiên tiến , là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta - Giai cấp nông dân bị Pháp và phong kiến bóc lột nặng nề - Giai cấp công nhân phát triển nhanh về số lượng và chất lượng . Chịu ba tầng áp bức Để quốc , phong kiến , tư sản . Kế thừa truyền thống yêu nước .Vươn lên lãnh đạo cách mạng . Câu 2. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì ở nước ngoài từ những năm 1917 đến 1925 ? Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào cho CMVN? Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917- 1923 ) - 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gữi đến Hội nghị Vecxai - Tháng 7/ 1920, Người đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, - Tháng 12/1920 Người tham gia đại hội Tua + Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ 3 + Gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp =>Người từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác Lênin - Năm 1921, Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari - Năm 1922, Người ra báo “ Người cùng khổ “ Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo “ nhân đạo “, “Đời sống công nhân “ và cuốn “ bản án chế độ thực dân Pháp " Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924 ) - 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân - 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản, Nguời đọc bản tham luận về vi trí chiến lược của cách mạng thuộc địa - Mối quan hệ giữa phong trào công nhân chính quốc và thuộc địa - Vai trò to lớn của nông dân thuộc địa Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925) Thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925), trong đó tổ chức cộng sản đoàn là nòng cốt Hoạt động Huấn luyện : SGK Tuyên truyền - Báo Thanh niên xuất bản 6/ 1925 - 1927 tác phẩm “đường cách mệnh “ xuất bản vạch rõ những phương hướng cơ bản của dân tộc - Báo Thanh niên và cuốn “ Đường cách mệnh “ được bí mật truyền về trong nước, thúc đẩy nhân dân ta đứng lên đấu tranh GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 - Đầu 1929, HVNCMTN đã có cơ sở khắp toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện : công hội, nông hội - HVNCMTN có vai trò quan trọng chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Câu 3.Trình bày quá trình ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 ? Hoàn cảnh : Do phong trào cách mạng ptriển mạnh, cần có một Đảng CS để lãnh đạo Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản ởVN - Đông Dương Cộng sản ở VNam Thanh niên Bắc kì tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản 17/6/1929 - An Nam cộng sản Đảng 8/1929 ra đời tại Hương Cảng TQ - Đông Dương Cộng sản liên đoàn 9/1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn tuyên bố thành lập tai Hà Tỉnh * Ý nghĩa : Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê nin đã được truyền bá sâu rộng trong quần chúng cách mạng ,giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành về tư tưởng chính trị và tổ chức Câu 4. Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nội dung và ý nghĩa của sự thành lập ĐCSVN ? * Hoàn cảnh : + Cuối 1929, 3 tổ chức cộng sản đã xuất hiện ở nước ta, lãnh đao ptrào cách mạng + Nhưng 3 tổ chức hoạt động riêng lẽ, không có lợi cho phong trào chung . + Yêu cầu bức thiết của lịch sử dân lúc đó phải thống nhất các lực lượng cộng sản ở VN + Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị * Nội dung hội nghị thành lập Đảng + Hội nghị tiến hành từ 3 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, TQ + Nội dung của hội nghị : - Thống nhất thành 1 Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản VN + Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo * Ý nghĩa Đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời kì mới + Đó là sụe kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố : Chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm dầu TK XX + Đó là bước ngoặc vĩ đại của giai cấp công nhân và cách mạng VN. Chấm dứt thời kì khũng hoảng lãnh đạo trong ptrào cách mạng VN. Từ đây gc công nhân VN nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng VN + Cách mạng VN gắn liền, khăng khít với cách mạng thế giới + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất yếu quyết định cho những bước nhãy vọt về sau của cách mạng và lsử dân tộc Việt Nam Câu 5.Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và diển biến ,ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và Binh biến Đô Lương ? Những cuộc nổi dậy đầu tiên 1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) - Nguyên nhân : Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua Bắc Sơn, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân nỗi dậy - Diễn biến : học SGK - Nguyên nhân thất bại : Điều kiện khách quan chỉ diễn ra ở địa phương chứ chưa phải cả nước, kẻ địch có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp - Tuy thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời và trở thành lực lượng vũ trang sau này GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 2/ Khởi nghĩa Nam Kì ( 23-11-1940) Nguyên nhân : Pháp bắt binh lính VN làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm - Nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng. Đảng bộ nam kì quyết định khởi nghĩa - Diễn biến : Học SGK - Nguyên nhân thất bại : Nổ ra chưa đúng thời cơ, kế hoạch bị bại lộ 3/ Binh biến Đô Lương (13-1-1941 ) Nguyên nhân : Binh lính Việt bất bình bị sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp họ nổi dậy - Diễn biến :Học SGK - Ý nghĩa : Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng Câu 6. Trình bày sự ra đời và chủ trương hoạt động của mặt trận Việt Minh ( 19/5/1941? - Tình hình thế giới có sự chuyển biến : Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến phe Đồng minh và phe Phát xít - 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, triệu tập hội nghị trung ương lần 8 ( 5-1941) - Chủ trương mới của Đảng : + Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu + Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày “ + Thành lập mặt trận Việt Minh - Sự phát triển của lực lượng : + Lực lượng chính trị :Mặt trận Việt Minh được thành lập 19-5-1941 bao gồm các đoàn thế cứu quốc ở khắp cả nước + Lực lượng vũ trang : Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22- 12-1944) Câu 7. Cách mạng tháng Tám được diễn ra như thế nào ? Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám ? - Sau khi Nhật đảo chính Pháp không khí cách mạng đã sôi sục trong cả nước - Ngày 15-8 Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở các rạp hát trong thành phố - Ngày 16-8 truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay tận gốc - Ngày 19-8 mít tinh tại nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch - khởi nghĩa thắng lợi - Thắng lợi ở Hà Nội có tác động đến khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước - Từ 14 đến 18/9 bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là : Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam - Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế ( 23- 8 ), Sài Gòn (25-8). Đến 28-8 cả nước giành chính quyền - Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà * Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công cả cách mạng tháng Tám - Ý nghĩa : + Đối với dân tộc + Đối với quốc tế - Nguyên nhân thắng lợi : + Truyền thống yêu nước của dân tộc ta + Sự lãnh đạo của Đảng GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 + Điều kiện quốc tế thuận lợi + Nhân dân ta chuẩn bị chu đáo toàn diện Câu 8. Nêu những khó khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau năm 1945 ? Đảng và chính phủ có biện pháp gì để giãi quyết những khó khăn trên ? Khó khăn : - Các lực lượng đế quốc vào chống phá cách mạng : miền Bắc 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai, miền Nam quân Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược - Sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân - Tài chính trổng rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương - Văn hoá giá dục : 90% dân số mù chữ các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại Tóm lại : Nước ta khó khăn to lớn lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” - Thuận lợi : Đã giành được chính quyền, nhân dân tin tưởng vào Hồ Chí Minh. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới lên cao - Diệt giặc đói : + Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp “Lá lành đùm lá rách” lập hủ gạo cứu đói, kêu gọi nhường cơm xẻ áo + Lâu dài : Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân Kết quả nạn đói được đẩy lùi - Diệt giặc dốt : + Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ + Các trường học sớm được khai giảng, nội dung phương pháp dạy học bước đầu đổi mới - Giải quyết khó khăn về tài chính: + Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng quỹ độc lập, phong trào tuần lễ vàng + Phát hành tiền Việt Nam Câu 9.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung lời kêu gọi … đó ? - Thực dân Pháp từng bước lấn tới quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, chiếm Hải Phòng, đánh Lạng Sơn, gây xung đột ở Hà Nội, gửi tối hậu thư cho chính phủ ta - Ban thường vụ Trung ương Đảng họp phát động toàn quốc kháng chiến (18-19/12/1946) - Hồ Chí Minh ra “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) * Nội dung: sgk Câu 10. Nêu chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947 (âm mưu của địch và chủ trương của ta)? * Để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc - Âm mưu : Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bắt sống Hồ Chí Minh, phá tan căn cứ địa, tiêu diệt bộ đội chủ lực - Cuộc tấn công của Pháp : Ngày 7-7-1947, Pháp mở cuộc tấn công lwn Việt Bắc với hai đường thuỷ bộ và quân nhảy dù tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc * Quân dân chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: - Tại Bắc Cạn : quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt địch - Ở hướng đông : quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường số 4, Bản Sao-đèo Bông Lau - Ở hướng Tây : quân ta phục kích ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau… - Kết quả : Pháp phải rút khỏi Việt Bắc - Ý nghĩa : GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 + Căn cứ địa Việt Bắc vẫn được bảo toàn, Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành + Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyễn sang đánh lâu dài với ta Câu 11. Trình bày chiến dịch Biên Giới Thu – Đông năm 1950 (âm mưu của địch và chủ trương của ta )? *Hoàn cảnh lịch sử mới : - Cách mạng TQ thắng lợi, ta thoát khỏi thế bao vây, nối liền nước ta với TQ, Liên Xô, , tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến - Pháp liên tiếp bị thất bại, lệ thuộc vào Mĩ nhiều hơn, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương * Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc - Âm mưu của Pháp : đề ra “kế hoạch Rơ-ve” nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung với hệ thống phòng ngự trên đường số 4 - Ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 - Mục tiêu : Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc * Diễn biến : + Sáng 18-9-1950 quân ta tiêu diệt Đông Khê, hệ thống phòng ngự trên đường 4 lung lay + Ngày 22-10-1950 quân Pháp rút khỏi đường số 4 - Kết quả : giải phóng tuyến biên giới dài 50 km với 35 vạn dân … - Ý nghĩa : thế bao vây trong và ngoài căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản Câu 12.Trình bày hoàn cảnh và nội dung kế hoạch Na- Va của Pháp – Mĩ ? bước đầu ta đã làm phá sản kế hoạch Na- Va ntn? - Hoàn cảnh : Pháp gặp khó khăn, suy yếu rõ rệt, Mĩ ngày càng can thiệp sâu và Đông Dương - Nội dung: kế hoạch Na-va thực hiện theo hai bước: + Bước 1 : Thu-đông 1953 và Xuân 1945, giữ vững thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương + Bước 2 : Từ Thu-đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kêt thúc chiến tranh Hành động của Pháp : Xin thêm viện trợ, tăng cương binh lực. mở các cuộc hành quân càn quét * Phương hướng chiến lược của ta: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta - Phương châm chiến lược : “Tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt”; “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng” - Ta chủ động đánh địch ở bốn hướng : Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, buộc địch phải bị động điều quân khỏi động bằng Bắc Bộ - Kế hoạch Na-va bị phá sản bước đầu Câu 13. Nêu diển biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954? Kết quả và ý nghĩa ? Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữở Tây Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam Trung Quốc - Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 16200 quân và vũ khí hiện đại - Chiến dịch ĐBP diễn ra làm 3 đợt : + Đợt 1 (13 đến 17/3/1954) quân ta đánh phân khu phía Bắc Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo và giành thắng lợi GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 + Đợt 2 (30/3 đến 26/4) quân ta tấn công các cứ điểm ở phân khu Trung tâm A1,C1,D1, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt + Đợt 3 (1/5 đến 7/5) quân ta tổng công kích và giành thắng lợi - Kết quả : Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay - Ý nghĩa : Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh Câu 14. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954? * ý nghĩa lịch sử - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN - Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa cũ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới * Nguyên nhân thắng lợi - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; đường lối chính trị, quân sự đúng đắn - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng mở rộng, có hậu phương vững chắc - Có tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào, được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ khác Câu 15.Nêu nguyên nhân và diển biến của phong trào Đồng Khởi 1959-1960? + 5/1959, Mĩ Diệm thực hiện “đạo luật 10-59”. khủng bố tàn bạo phong trào cách mạng miền Nam + Đầu năm 1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 họp và xác định rõ con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân + Phong trào lúc đầu nổ ra lẽ tẻ, sau đó lan rộng khắp miền Nam + Phong trào đã giáng một đòng nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Mĩ-Diệm + 10/12/1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời Câu 16. Chiến lược chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? - HS tự soạn để học Câu 17 . Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hiệp định Pa-Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam năm 1973? - Từ 13.5.1968 đến 25.1.1969 chỉ có Mĩ và Việt Nam dân chủ cộng hoà, từ 25.1.1969 đến 27.1.1969 là Mĩ, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam - Lập trường ngoan cố, phi lý của Mĩ kéo dài đến khi ta đánh thắng trong trận “ Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phải kí hiệp định do ta thảo ra trước đó - Nội dung cơ bản ( SGK) - Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, nó có ý nghĩa hết sức to lớn buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước. Câu 18. Nêu chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của BTV TW Đảng đề ra cuối năm 1974? - Từ chiến thắng Phước Long, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giai phóng miền Nam trong 2 năm 1975,1976 GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 - Song Trung ương Đảng củng nhấn mạnh “ nếu có thời cơ…, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” Câu 19. Trình bày diển biến của ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975? *.Chiến dịch Tây Nguyên (10.3  24.3.1975) - Mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên, trong đó trận then chốt là Buôn Ma Thuột(10.3.1975), đến 24.3 ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên *.Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21.3  3-2-1975) - Ngày 21.3 ta đánh vào Huế, 26.3 giải phóng Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, khoá chặt phía nam của Đà Nẵng. Ngày 29.3 ta đồng loạt từ 3 mũi bắc, tây, nam tiến vào giải phóng Đà Nẵng *. Chiến dịch Hồ Chí Minh (29-6  30.4.75) - Quân đội Sài Gòn kéo về lập phòng tuyến “tử thủ “ ở Phan Thiết, Xuân Lộc phía Đông Sài Gòn. Ngày 16.4 ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang, 21.4 Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cửa ngõ Sài Gòn đã được giải phóng - 17 giờ ngày 26.4 Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, 5 cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn. Đến 11 giờ 30 phút ngày 30.4.1975 ta giải phóng toàn bộ Sài Gòn, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Ý nghĩa lịch sử - Đối với dân tộc - Đối với quốc tế Nguyên nhân thắng lợi - 3 nguyên nhân (SGK) Câu 20. Kể tên một số di tích lịch sử tiêu biểu đống trên địa bàn Quảng Trị? Chúng ta có tránh nhiệm gì về bảo vệ và tôn tạo những di tích trên ? Nhà đày Lao Bảo Nghĩa trang trường sơn Thành cổ Quảng Trị Địa đạo Vịnh Mốc Dốc miếu Cồn tiên Hàng rào điện tử Mắc –na- ma –ra Vĩ tuyến 17, sông Thạch Hản …… Chúng ta luôn có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ ,tôn tạo mọi di tích lịch sử đống trên địa bàn Quảng Trị. Chúng ta giới thiệu cho bàn bè gần xa biết để có cơ hội thăm viếng nhằm đền ơn đáp nghĩa …. GV: Nguyễn Thanh Bình . bố thành lập Đông Dương Cộng sản 17/6/ 192 9 - An Nam cộng sản Đảng 8/ 192 9 ra đời tại Hương Cảng TQ - Đông Dương Cộng sản liên đoàn 9/ 192 9, Đông Dương cộng. Học sinh tự lập đề cương để ôn tập ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II 20 09- 2010 GV: Nguyễn Thanh Bình Trường THCS Lao Bảo Ôn tập sử 9 kì II 2010 Câu 1. Dưới tác

Ngày đăng: 23/10/2013, 20:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan