kế toán doanh nghiệp 1

9 401 1
kế toán doanh nghiệp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.5.1. Các hệ thống báo cáo đối với kế toán tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Ngoài ra, công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất; Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính năm: Báo cáo tài chính năm gồm các mẫu biểu sau: • Bản cân đối kế toán: Mẫu B01-DN; Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bản cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trên ý nghĩa đó, người ta có thể nhận xét rằng: Nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể đánh giá doanh nghiệp giàu lên hay nghèo đi, doanh nghiệp bảo đảm hay không bảo đảm khả năng thanh toán, doanh nghiệp phát triển hay chuẩn bị phá sản. Bảng cân đối kế toán được trình bày thành 2 phần: Phần “Tài sản” và phần “nguồn vốn”  Phần tài sản: Các chỉ tiêu tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản phân chia thành các mục như sau: A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.  Phần nguồn vốn Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành các mục, như sau: A. Nợ phải trả. B. Nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của bản cân đối kế toán của doanh nghiệp đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp cũng như chi tiết các chỉ tiêu về thuến giá trị gia tăng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày gồm 3 phần chính:  Phần I- Lãi, lỗ: Phần I phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Phần này bao gồm các chỉ tiêu sau: 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7. Thu nhập hoạt đồng tài chính 8. Chi phí hoạt động tài chính 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 10. Các khoản thu nhập bất thường 11. Chi phí bất thường 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế Các chỉ tiêu thuộc phần I đều được trình bày theo các nội dung dung như tổng số phát sinh trong kỳ; số liệu của kỳ trước (dùng cho cho mục đích so sánh) và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo cáo.  Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế trong phần II được chi tiết theo từng loại như thuế GTGT hàng bán nội địa; thuế GTGT hàng nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; số thu trên vốn; thuế tài nguyên; thuế nhà; đất và các loại thuế khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày theo các nội dung như số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang; số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; số đã nộp trong kỳ báo cáo; lũy kế số phải nộp và số đã nộp từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo và số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Ngoài ra, cuối phần II, còn phản ánh số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang, trong đó chi tiết theo thuế thu nhập doanh nghiệp.  Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa: Phần III phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; thuế GTGT bán hàng nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ kế tiếp theo. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp gồm 3 phần sau đây:  Lưu chuyển tiền tệ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra lien quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại; các chi phí bằng tiền như tiền trả cho nhà cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí…)  Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm 2 phần:  Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản than doanh nghiệp, như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ  Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn lien doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay đầu tư dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản đầu tư vào đơn vị khác… và các khoản chi thanh lý, chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi về đầu tư vào các đơn vị khác.  Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt vay vốn dài hạn hay vay vốn ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ các khoản vay hoặc thanh toán trái phiếu, cổ phiếu… Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm các khoản thu, chi liên quan như tiền lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi . • Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN. Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp lệ thông báo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ rang và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đánh giá quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể trình bày them các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. (1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a- DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a-DN; - Báo cáo luân chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN. (2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dang tóm lược): Mẫu số B 01b- DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-DN; - Bàn thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09b-DN Báo cáo tài chính hợp nhất: Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bản cân đối kế toán hợp nhất: Mẫu số B 01-DN/HN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: mẫu số B02- DN/HN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: Mẫu số B03-DN/HN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất: Mẫu số B09-DN/HN. Bản báo cáo tài chính tổng hợp: Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bản cân đối kế toán tổng hợp: Mẫu số B01-DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: Mẫu số B02-DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: Mẫu số B03-DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp: Mẫu số B09-DN. 1.5.2. Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dung để cung cấp thong tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính năm được đáp ứng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại Chế độ kế toán – Phần Báo cáo tài chính của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm, đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng, nhưng không được vượt quá 15 tháng. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày; - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời gian do Tổng công ty quy định. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc tài chính năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày; - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. . quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính. chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, như chủ doanh nghiệp góp

Ngày đăng: 23/10/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan