Bài 8: Nhạc Sài Gòn xưa

6 430 1
Bài 8: Nhạc Sài Gòn xưa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẠC VIỆT – MỘT PHÁC THẢO Bài 8: Nhạc Sài Gòn xưa Sài Gòn xưaSài Gòn trước 75, không phải trong thập niên 30 hay 40. Tân nhạc manh nha ở Sài Gòn nhưng lại hình thành và phát triển mạnh hơn ở phía Bắc. Sau Hiệp định Geneve 54, Sài Gòn mới có Tân nhạc - nó như là một trung tâm ca nhạc muôn mặt với một đội ngũ nhạc sĩ đa dạng, tạo nên trào lưu âm nhạc mới gọi là Nhạc Sài Gòn. Có một sự thú vị khi xem xét hai dòng di cư Tân nhạc: Sau 54, một số nhạc sĩ Tân nhạc miền Bắc tìm vào Nam thì ngược lại, nhiều nhạc sĩ miền Nam lại ngược ra Bắc… Khác với âm nhạc miền Bắc (diễn ra trong cùng thời điểm này) được xây dựng và phát triển trên một nội dung và ý chí duy nhất là đấu tranh cách mạng và giương cao lá cờ dân tộc, nhạc Sài Gòn lớn lên từ cái nền đa phong cách và thượng vàng hạ cám: nhạc tuyên truyền tâm lý chiến, nhạc thương mại, nhạc nghệ thuật, nhạc uỷ mị bình dân, nhạc trẻ (pop/rock), nhạc đấu tranh, nhạc phản chiến…đủ cả. Và có lúc nó trở nên thoái hoá, loạn phát bên cạnh những đóng góp tích cực khác về mặt nghệ thuật lẫn chính trị - xã hội. Tôi muốn nhận diện nhạc Sài Gòn xưa bằng cách lướt qua một số nhạc sĩ và tác phẩm đáng chú ý của họ trong những dòng nhạc ít nhiều tương đối có giá trị ở một vài đóng góp đáng nhớ, còn những dòng nhạc dạng tâm lý chiến, tình ca lính cộng hoà, nhạc uỷ mị mang âm hưởng quê hương trên nền tiết điệu boléro… chưa nhắc đến ở đây. Cung Tiến là một nhạc sĩ khai thác màu sắc lãng mạn của nhạc cổ điển châu Âu nhiều nhất trong các bài hát theo âm hưởng demi-classical hoặc néo-classical. Năm 54, ông viết Thu vàng với tiết điệu valse rất Danube blue, mở đầu cho phong cách này của ông. Sau đó là Hoài cảm bàng bạc F.Schubert. Ông còn những bài nổi tiếng khác như Nguyệt cầm, Đêm Hoa đăng…Người đầu tiên ở Việt Nam mượn những chủ đề nhạc cổ điển (nhưng có ghi rõ xuất xứ nhạc đề/theme đàng hoàng và không lạm dụng khai thác) để trang trí và kết ngọc cảm tác trong các bài hát chính là ông. Nhạc sỹ Phạm Đình Chương Một người khác cũng nằm trong xu hướng nhạc trí thức và hoài cổ này (nhưng ít Tây hơn) là Văn Phụng với các tác phẩm Ô mê ly, Bức hoạ đồng quê… đến tận bây giờ vẫn thường được hát qua giọng ca Ánh Tuyết. Vũ Thành và Phạm Đình Chương cũng là những người ”gần hội gần thuyền” của hai người trên. Vũ Thành có Giấc mơ hồi hương, Nhặt cánh sao rơi, Thuỵ khúc …Phạm Đình Chương gây ấn tượng nối tiếp từ những bài của những năm 50 (Tiếng dân chài, Được mùa…) để có thêm những Ly rượu mừng, Mưa Sài Gòn-mưa Hà nội, Nửa hồn thương đau, Người đi qua đời tôi, Mộng dưới hoa…phần lớn là phổ thơ. Từ Công Phụng cũng man mác phong cách trên nhưng nhẹ hơn. Nếu những người trên là cỗ xe song mã thì Từ Công Phụng đã mang bóng dáng ”máy hơi nước”. Nhạc của ông cũng rất gần gũi với màu âm của Đoàn Chuẩn. Đó là sự nối tiếp ở một cung bậc mới. Ông thường được nhắc đến với Trên đỉnh mùa đông. Và những giai điệu - ca từ như: Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? (Bây giờ tháng mấy) nổi tiếng qua nhiều thế hệ mà bọn học trò chúng tôi thường say mê ngân nga rồi nghịch ngợm sửa lại: Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em? Ngô Thụy Miên là một salon tình ca khác, đượm màu áo trắng và mực tím. Bấy giờ đã xuất hiện phố thị với xe máy chạy bằng động cơ diesel. Nhạc của ông là nhạc mưa, nhạc mây và nhạc lụa. Những bài khó quên: Áo lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa), Mùa thu cho em, Niệm khúc cuối, Paris có gì lạ không em? (thơ Nguyên Sa), Giáng Ngọc…Ông chỉ viết khoảng trên chục bài nhưng bài nào cũng nổi tiếng (có người lại thích khoe khoang viết hàng trăm bài nhưng số bài để người ta nhớ là con số minimum). Hết mùa áo trắng với tình buồn nhẹ thênh là bước đến những bản tình ca đau đớn và thân phận hơn của Vũ Thành An. Nhạc của ông không còn là sương, là mây như của Ngô Thụy Miên mà là ảo mờ khói thuốc: Một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…Đó là nỗi buồn một thế hệ sống mất niềm tin và tình yêu, chỉ còn là một bấu víu vào hư ảnh. Với loạt bài 10 Tình khúc không tên của Vũ Thành An, ta có thể đọc thấy thông điệp nghẹn ngào đó. Khi tâm hồn mềm yếu không còn chỗ nương tựa trong tình yêu nữa thì tình yêu khoả lấp bằng nhục cảm nhiều hơn. Nó được khúc xạ trong âm nhạc của đôi song ca (và cũng là người sáng tác ca khúc) Lê Uyên-Phương. Nhạc của họ như Vũng lầy của chúng ta, Nỗi buồn dâng hiến…chịu ảnh hưởng của phong trào hippy trên thế giới .Trào lưu hiện sinh đã gây ảnh hưởng lên một thế hệ thanh niên thế giới vào thập niên 60 mà The Beatles cũng chịu tác động với khẩu hiệu ”Make love not war” để phản ứng lại với chiến tranh. Ở Việt Nam, Lê Uyên-Phương là người đầu tiên cổ suý nó và mang ái ân vào âm nhạc như một thứ ma tuý để trốn tránh hiện thực. Sau này có Đức Huy, Trịnh Nam Sơn xuất hiện ở tiền bán thập niên 70 cũng mang một phần tinh thần đó vào ca khúc của mình, rồi nối dài nó cùng những năm tháng lưu vong trong dòng nhạc của người Việt hải ngoại. Và lúc đó bên nhánh nhạc trẻ, một loại nhạc pop/rock hiện đại hơn du nhập theo những đội quân viễn chinh, cũng là con dân của chủ nghĩa "không biết đến ngày mai' ấy. Nhạc trẻ vào Sài Gòn từ những năm đầu thập niên 60 với hàng loạt ban nhạc nhái Mỹ từ phong cách cho đến cái tên (xem bài Tân nhạcSài Gòn tạm chiếm). Phải đến khi có ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà thì nhạc trẻ Sài Gòn mới có gì đó sáng tạo hơn và hoàn toàn bứt ra khỏi những nhạc ngữ tiền chiến còn bàng bạc đó đây. Những Thương nhau ngày mưa, Mặt trời đen… cũng là một mạch chảy tinh thần hiện sinh của một lớp trẻ tự cho rằng mình đang lạc loài ngay trong ngôi nhà của mình, rồi yêu vội trong tuyệt vọng, rồi tìm quên bằng ảo giác. Nhạc của Phượng Hoàng được coi là một trong những đại biểu thời kỳ đó. Nhạc sỹ Lê Hựu Hà Nhưng ở Sài Gòn lúc này đâu phải chỉ có những dòng nhạc sentimental và pop/rock. Một vầng dương khác đã mọc lên bên cạnh “mặt trời đen”: Nhạc của phong trào du ca, phong trào sinh viên đấu tranh và nhạc phản chiến (xem bài Tân nhạcSài Gòn tạm chiếm nối tiếp dòng hùng ca của Tân nhạc buổi đầu và là một bè song thanh với nhạc cách mạng ở miền Bắc. Nó như một thức tỉnh đối trọng với những cơn say tuý luý trong "thú đau thương" của một bộ phận lớp trẻ miền Nam. Có một người lãng du từ tình ca rồi một hôm nhìn lại thân phận da vàng trong khói lửa chiến tranh, để viết lên những khúc ca phản chiến nổi tiếng. Đó là một trong những nhạc sĩ đặc biệt và nổi danh nhất của Sài Gòn xưa và có lẽ của cả bây giờ: Trịnh Công Sơn. . NHẠC VIỆT – MỘT PHÁC THẢO Bài 8: Nhạc Sài Gòn xưa Sài Gòn xưa là Sài Gòn trước 75, không phải trong thập niên 30 hay 40. Tân nhạc manh nha ở Sài Gòn. 54, Sài Gòn mới có Tân nhạc - nó như là một trung tâm ca nhạc muôn mặt với một đội ngũ nhạc sĩ đa dạng, tạo nên trào lưu âm nhạc mới gọi là Nhạc Sài Gòn.

Ngày đăng: 23/10/2013, 17:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan