MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC HOÀN THIỆN

6 468 0
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC HOÀN THIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC HOÀN THIỆN I. KIẾN NGHỊ VỀ THỂ CHẾ HOÁ VÀ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BAN NGÀNH HỮU QUAN. 1. đảm bảo đủ quyền hạn, năng lực thống kê cũng như đủ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho bộ phận thống kê thuộc vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thiết lập một cơ chế giữa các phòng ban liên quan để phối hợp với nhau trong việc thu thập số liệu thống kê ở các cấp khác nhau. Điều này cũng dẫn tới việc chia sẻ các nguồn lực và chuyên môn giữa các phòng ban giáo dục để phát triển một số hoạt động chung. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Thống kê nên thành lập một ban kỹ thuật nhặm lập ra và phát hành dự báo dân số trong độ tuổi đi học dựa trên những phương pháp đã thống nhất. Cũng cần đảm bảo rằng bộ phận Hệ thống thông tin quản lí giáo dục được giao quyền hạn, nhân lực và đào tạo cần thiết để hợp nhất số liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình vào việc phân tích các vấn đề giáo dục, nhằm bổ sung thông tin sẵn có từ điều tra hộ gia đình, và để củng cố mối quan hệ với cơ quan có trách nhiệm ở trung ương về thống kê trong việc đạt được mục tiêu này. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN 1. Đưa ra một khái niệm và cách tiếp cận thích hợp đối với quản lý thông tin để đáp ứng các yêu cầu của thực tế do trong quá trình cải cách giáo dục theo hướng phi tập trung hoá, nhu cầu số liệu về tất cả các hoạt động giáo dục ngày nay không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở cấp địa phương. 2. Cần phải phát triển mộtsở dữ liệu toàn diện ở cấp địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các nhà lập kế hoạch và quản lí ở những cấp đó. Đặc biệt cấp huyện đang trở thành trung tâm của dịch vụ giáo dục trên các phương diện kế hoạch hoá, thực hiện giám sát, đánh giá, điều này yêu cầu các loại số liệu giáo dục cũng như kinh tế xã hội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chuân bị một cuốn cẩm nang và bản đối chiếu để xác thực và kiểm tra tính tin cậy của các số liệu thu thập được từ trường học. Tài liệu này nên được phát đồng thời cần đào tạo thích hợp cho nhân viên giáo dục tỉnh và huyện về xác thực số liệu. Cần phải lập các quy trình và biện pháp bắt buộc nhằm thiết lập và duy trì thông lệ này. Việc này sẽ cải thiện đáng kể chất lượng các số liệu trường trình lên. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rà soát lại hệ thống lưu giữ sổ sách trường học tiến hành và phát triển một hệ thống mới được chuẩn hoá có khả năng phản ánh và đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu Kế hoạch hoá và giám sát giáo dục hiện nay. 5. Ngoài các mẫu biểu dưới dạng giấy, thì phương thức lưu chuyển số liệu theo phương thức điện tử cũng nên được khuyến khích với quy trình kiểm soát chất lượng thích hợp 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức hội thảo tư vấn kỹ thuật với các thành phần tham gia liên quan khác nhau nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện những công cụ thu thập số liệu. Để có được số liệu chuẩn và có thể đối chiếu được cũng như phản ánh được nhu cầu của lập kế hoạch và quản lí chính sách ở cả cấp địa phương và quốc gia. Từ đó sẽ rút ra được lịch và phương pháp thu thập thông nhất với nhảu tránh các công việc chồng chéo không cần thiết. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC XỬ LÍ THÔNG TIN. 1.Nên thiết lập phần mềm số liệu để gộp vào các quy định và kĩ thuật xác thực số liệu khác nhau cũng như đưa vào mô hình báo cáo toàn diện có cả chức năng kiểm tra sai sót để có thể tiết kiệm được sức lực và nhân lực cũng như cải thiện tính chính xác của số liệu. 2. Nên phân bổ kinh phí thường xuyên và đầy đủ trích từ ngân sách giáo dục tỉnh và huyện và nên cử ra cán bộ chuyên trách để vận hành các hoạt động Hệ thống thông tin giáo dục, đặc biệt là cấp huyện nơi mà hầu hết các hoạt động này được thực hiện. 3. Cần lập ra các khoản kinh phí bổ sung để thực hiện các chương trình phát triển nhân sự cũng như duy trì bảo dưỡng các thiết bị công nghệ thông tin. 4. Xây dựng năng lực cán bộ ở tất cả các cấp (từ trung ương đến địa phương) thông qua các hoạt động đào tạo là một trong những cấu phần cơ bản của xây dựng năng lực. Cần phát triển một chiến lược để đáp ứng các nhu cầu khác nhau ở các cấp khác nhau. Điều này sẽ liên quan đến một loạt các hoạt động đào tạo trọng tâm bao gồm. - Phát triển tài liệu đào tạo để tiến hành các hoạt động hệ thống thông tin quản lí giáo dục. - Các khoá đào tạo giành cho các cán bộ đào tạo cấp trung ương và cấp địa phương về: o Phương pháp và cách sử dụng chỉ sốsố liệu thốnggiáo dục. o Phân tích số liệu thốnggiáo dục cho việc lập, thực hiện và giám sát kế hoạch. o Các hoạt động liên quan đến hệ thống thông tin quản lí giáo dục khác. (xác thực số liệu, lưu trữ sổ sách, ghi chép, điều tra và lấy mẫu) - Đào tạo các cán bộ công nghệ thông tin. o Quản lí dữ liệu, lập trình và duy trì hệ thống o Sử dụng phần mềm thống kê và hệ thống thông tin địa lí o Cách duy tu, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị công nghệ thông tin hiệu quả và hiệu suất. 5. Nên thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực theo yêu cầu và tập trung vào các nhóm còn yếu để giải quyết các vấn đề cụ thể thay vì cung cấp các khoá đào tạo chung chung vốn có rât ít hoặc không có tác dụng. KẾT LUẬN Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược. Với tốc độ phát triển như hiện nay, có thể khẳng định việc thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng cần được quan tâm hơn nữa, có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục bền vững. So với yêu cầu hiện đại thì giáo dục Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều về chương trình, phòng học và trang thiết bị cùng với công tác quản lí; nguy cơ tụt hậu về giáo dục so với quốc tế và khu vực đang đặt ra trước nhà nước Việt Nam. Thống kê là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước quản lí mọi yếu tố kinh tế xã hội. Thốnggiáo dục bậc tiểu học mặc dù đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên trước sự đổi mới của xã hội về xu hướng hội nhập với quốc tế thì sẽ cần thêm nhiều thông tin trong việc quản lí thiếu và đồng thời một số thông tin sẽ trở nên lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục tiểu học. Nhận thức rõ được điều đó, trong chuyên đề này em cố gắng làm rõ được 3 vấn đề sau. - Nêu lên thực trạng công tác thốnggiáo dục bậc tiểu học. - Bổ sung hoàn thiện một số chỉ tiêu thống kê mới trong hệ thống chỉ tiêu thốnggiáo dục bậc tiểu học. - Kiến nghị để có thể thực hiện tốt thông tin thống kê. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Kim Thu giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các cô chú công tác tại vụ kế hoạch & Tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình chỉ bảo em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình thống kê xã hội – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 2. Thực trạng và những giải pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở Tây Ninh – Luận án tiến sĩ giáo dục – Nguyễn Ngọc Dũng. 3. Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2004 ngành giáo dục và đào tạo. – Bộ Giáo dục & Đào tạo. 4. Sổ tay cán bộ thống kê - Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo. 5.Hệ thống chỉ số giáo dục. 6. Giáo dục cho mọi người – Vụ kế hoạch tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo. 7. Báo cáo thực trạng thốnggiáo dục – Unicef 8. Chuẩn giáo viên tiểu học. Quan niệm và quá trình xây dựng. . lên thực trạng công tác thống kê giáo dục bậc tiểu học. - Bổ sung hoàn thiện một số chỉ tiêu thống kê mới trong hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC HOÀN THIỆN I. KIẾN NGHỊ VỀ THỂ CHẾ HOÁ VÀ PHỐI HỢP

Ngày đăng: 23/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan