Giáo án công dân 7 trọn bộ cực hay

8 1.3K 1
Giáo án công dân 7 trọn bộ cực hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: ……… Tiết 7: BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Ngày giảng Lớp - sĩ số: 7a 7b A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, vì sao phải tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo. 2/ Thái độ: Hình thành cho HS thái độn biết ơn kính trọng với các thầy cô giáo ,có thái độ phê phán những hành vi vô ơn vô lễ với thầy cô giáo. 3/ Kỹ năng: Hình thành cho HS biết rèn luyện để có tinh thần tôn sư trọng đạo. B/ Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án chi tiết lên lớp, các câu chuyện kể về những tấm gương tôn sư trọng đạo. HS: học bài cũ + đọc bài mới. C/ Tiến trình dạy - học: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Em hãy kể những việc làm của em thể hiện lòng yêu thương con người? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên - Học sinh Nội dung cần đạt HS: Đọc diễn cảm truyện GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau: ? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong chuyện có gì đặc biệt? ? Tình cảm thầy trò được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Những chi tiết đó nói lên điều gì ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét- rút ra kết luận. GV: ? Thông qua việc tìm hiểu truyện đọc, Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? HS: Trao đổi- thảo luận- phát biểu ý kiến cá nhân. GV: Chuyển mục. GV: giải thích từ hán việt: Sư , đạo. GV: ? Theo em tôn sư là gì? I. Tìm hiểu truyện: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu. - Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm. - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết. Tặng thầy những hoa tươi thắm. Không khí của buổi gặp thân mật cảm động, thầy trò tay bắt mặt mừng. - Kỉ niệm thầy trò sâu sắc, bày tỏ lòng biết ơn Bồi hồi xúc động Thầy trò lưu luyến mãi. II. Nội dung bài học: 1/ Khái niệm: Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm 1 HS: Tôn sư là thái độ tôn kính biết ơn những thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. GV: ? Trọng đạo là như thế nào? HS: Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lý tốt đẹp được học tập qua thầy cô. GV: Em hãy nêu những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo? HS: Trả lời. GV: ? Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh ngày nay ? HS: trả lời: Một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo ngày nay là: - Có thái độ vô lễ với thầy cô :gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô. - Không làm bài tập và học bài cũ. - Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài. - Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra…. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập sau: a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ? (1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ , Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô. (2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mãi chơi nên Hoa không làm bài tập. (3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, anh Thắng đã viết thư hỏi thăm cô giáo cũ dạy anh từ hổi lớp Một . (4) Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài kiểm tra từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình 2/ Biểu hiện: - Tôn sư trọng đạo thể hiện ở việc tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Đó cũng chính là sự đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy mình. 3/ Ý nghĩa. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy. III: Bài tập: Trả lời:- Hành vi thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1) và (3) (1) Năm đã có hành vi tôn trọng lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô. (3) Anh Thắng viết thư hỏi thăm cô giáo cũ dạy từ hồi lớp 1, chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên. - Hành vi cần phê phán là hành vi (2) và (4): (2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho. Điều đó thể hiện Hoa không biết vâng lời thầy, không chăm lo 2 ngăn bàn. GV: ? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo? HS: trả lời: - Ca dao : Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Tục ngữ : Không thầy đố mà làm nên. - Châm ngôn: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. GV: ? Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ? (1) Ân trả, nghĩ đền. (2) Không thầy đố mà làm nên. (3) Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. (4) Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. (5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.(Nhất tự vi sư, bán tự vi sư) HS: trả lời: Câu thể hiện về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu : - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư). - Không thầy đố mày làm nên. học hành. (4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy. GV: Kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp chúng ta mở mang trí tuệ, mà còn giúp chúng ta biêt phải sống sao cho đúng với đạo lý con người. Vậy chúng ta phải làm tròn bổn phận học sinh là chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô giáo và lễ độ với mọi người. 4/ Củng cố : GV: tổ chức cho HS thi hát về chủ đề thầy cô và mái trường. 5/ Hướng dẫn về nhà. Học bài và tìm hiểu ở khu dân cư những tấm gương thể hiện sự tôn sư trọng đạo. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Ngày soạn:…………… Tiết 8: Bài 7: ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ Ngày giảng Lớp- sĩ số: 7a 7b A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: 3 Giúp HS hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ và ý nghĩa của đoàn kết tương tương trợ trong quan hệ giữa con người với con người. 2/ Thái độ: Giúp HS có ý thức đoàn kết, thân ái, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. 3/ Kỹ năng: - Rèn luyện để trở thành người có tinh thần đoàn kết tương trợ tương thân tương ái với mọi người. - Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của mình và mọi người xung quanh về quan hệ đoàn kết tương trợ. B. Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án chi tiết lên lớp, truyện kể, ca dao tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết tương trợ giữa con người với con người. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C/ Tiến trình dạy - học: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy cho biết tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt HS: Đọc diễn cảm truyện GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: ? Khi lao động san sân bóng lớp 7a gặp khó khăn gì ? ? Các bạn lớp 7b đã làm gì? ? Em hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của 2 lớp? ? Những việc làm của các bạn lớp 7b thể hiện đức tính gì? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét kết luận. GV: Liên hệ: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhờ có tinh thần đoàn kết tương trợ mà cha ông ta đã chống được giặc ngoại xâm sang xâm lược, bảo vệ nền độc lập lâu dài của tổ quốc, chống thiên tai bệnh I: Tìm hiểu truyện đọc: " Một buổi lao động " - Lớp 7a chưa hoàn thành được công việc do: Khu đất có nhiều mô cao, khó làm, nhiều rễ cây chằng chịt. Có nhiều các bạn nữ. - Các bạn lớp 7b sang làm giúp các bạn lớp 7a. - Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm. Cùng ăn mía ăn cam vui vẻ, Bình và Hòa khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc của cả 2 lớp, người cuốc người đào , người xúc đất đổ đi. Cảm ơn các cạu đã giúp đỡ bọn mình. => Tinh thần đoàn kết tương trợ 4 dịch… Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. GV: ? Đoàn kết tương trợ là gì? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Giải thích. Đoàn kết là sự hợp lực chung, chung sức chung lòng của một tập thể, một khối để có sức mạnh tiến hành công việc. - Tương trợ là giúp đỡ (Sức lực, tiền của) tương trợ có thể gọi là trợ giúp, hỗ trợ - Trái với đoàn kết tương trợ là chia rẽ, ích kỷ. GV: ? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Hướng dẫn HS giải thích các câu thành ngữ sau: - "Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn" => Tinh thần tập thể đoàn kết. - " Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình đồng sức, đồng lòng đồng minh" => Sức mạnh đoàn kết nhất trí đảm bảo sẽ đem đến mọi thành công. Câu thơ trên Bác Hồ đã dân gian hóa thành 1 câu ca dao có giá trị tư tưởng về mặt đạo đức cách mạng. GV: hướng dẫn HS làm bài tập: a, Trung là bạn cùng tổ lại ở gần nhà Thủy, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung việc gì? b, Tuấn và Hưng cùng học một lớp. Tuấn học giỏi toán còn Trung học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng, Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao? HS: Suy nghĩ trả lời. GV:? Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ: HS: Suy nghĩ trả lời. - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Chung lưng đấu cật, Đồng cam cộng khổ. - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. - Cả bè hơn cây nứa. - Giỏi một người không được, chăm một người không xong. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết II: Nội dung bài học: + Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm , chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. + Ý nghĩa: Đoàn kết tương trợ là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Sống đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý - Đoàn kết tương trợ tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. III: Bài tập: Đáp án: a, Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung ghi lại bài , thăm hỏi động viên bạn mau khỏe. b, Em không tán thành việc làm của Tuấn. Vì như vậy không phải là giúp đỡ bạn mà làm hại bạn. 5 Thành công thành công đại thành công. GV: KL toàn bài. 4/ Củng cố: Giáo viên kể truyện " Đũa" 5/ Hướng dẫn về nhà: HS học bài cũ, ôn tập giờ sau kiểm tra viết 1 tiết. Ngày soạn…………… Tiết 9: KIỂM TRA VIẾT MỘT TIẾT Ngày giảng Lớp- sĩ số 7a 7b A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức. Kiểm tra nhận thức của HS qua các chủ đề Đạo đức đã học 2/ Tư tưởng: Giáo dục cho HS ý thức tự trọng , tự tin, trung thự khi làm bài. 3/ Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng ghi nhớ, phân tích câu hỏi, kỹ năng trình bày bài làm khoa học hợp lý. B: Phương tiện: GV: Đề kiểm tra HS: Giấy kiểm tra. C/ Hoạt động dạy - học: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ. GV phát đề kiểm tra cho HS 3/ Bài mới: ĐỂ KIỂM TRA I: Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Em hãy chọn đáp án đúng: Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính giản dị? a, Lời nói ngắn gọn dễ hiểu c, Làm việc gì cũng sơ sài qua loa, cẩu thả. B, Nói năng cộc lốc, trống không d, Tổ chức tiệc sinh nhật linh đình, tốn kém. Câu 2 : Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính trung thực? a, Quay cóp trong giờ kiểm tra c, Nhận lỗi thay cho bạn b, Làm hộ bài cho bạn d, Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Câu 3: Em hãy chọn từ đúng điền vào dấu … …………… Là luôn luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. a. Giản dị c, Đoàn kết tương trợ b.Trung thực d, Tôn sư trọng đạo Câu 4: Em hãy chọn từ đúng điền vào dấu … Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. a. Yêu thương con người c. Tự trọng b. Trung thực d, Đạo đức 6 Phần Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (4 điểm): Thế nào là đạo đức ? Thế nào là kỷ luật? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật? Em hãy nêu những hành vi thiếu tính kỷ luật của một số bạn học sinh hiện nay và tác hại của nó? Câu 2: (4 điểm ) Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? Biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Em làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo? Em hãy tìm những câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về truyền thống tôn sư trọng đạo? ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm: Đáp án đúng: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án đúng a d b c Phần tự luận: Câu 1: Điểm Nội dung trả lời cần đạt 1,0 - Đạo đức là những quy định những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, vơi thiên nhiên, với môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. 1,0 - Kỷ luật là những quy định chung của một cộng đồng, hoặc một tổ chức xã hội(nhà trường,cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc. 1,0 - Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỷ luật và người chấp hành tốt kỷ luật sẽ là người có đạo đức. Sống có kỷ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác. 1,0 - Nói chuyện riêng trong lớp - Quay cóp bài khi kiểm tra - Đi học muộn, vi phạm nội quy của lớp, trường … => Tác hại: …. Câu 2: Điểm Nội dung trả lời cần đạt 1,0 - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình 1,0 - Tôn sư trọng đạo thể hiện ở việc tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Đó cũng chính là sự đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy mình. 1,0 - Cố gắng học tập tốt, tích cực rèn luyện đạo đức. 7 - Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo - Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở phải biết nhận lỗi… 1,0 - Không thầy đố mà làm nên. - Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 4/ Củng cố: Giáo viên thu bài kiểm tra+ nhận xét. 5/ Hướng dẫn về nhà: HS đọc bài 8 : Khoan Dung. 8 . soạn: ……… Tiết 7: BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Ngày giảng Lớp - sĩ số: 7a 7b A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, vì. tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo. 2/ Thái độ: Hình thành cho HS thái độn biết ơn kính trọng với các thầy cô giáo ,có thái độ phê phán những

Ngày đăng: 23/10/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan