THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

16 150 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NỘI 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Nội. 2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Nội Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội được thành lập ngày 01/03/1985 theo quyết định số 177/NH của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đây là thành viên thứ 6 của gia đình VCB. Chi nhánh ra đời trong điều kiện đất nước chuẩn bị chuyển sang bước ngoặt mới – thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trải qua hơn 20 năm hoạt động chi nhánh đã từng bước trưỏng thành và phát triển vững mạnh là một trong những thành viên chủ chốt của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và đã được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng một. Năm 2004 Ngân hàng ngoại thương Nội vinh dự được chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánh có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội đã có mạng lưới rộng khắp thủ đô với: - 4 chi nhánh cấp hai - 8 phòng giao dịch - 1 quầy thu đổi ngoại tệ Đây là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao: VCB online, thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB money, i- banking, SMS banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban. Với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý đã tạo cho bộ máy của ngân hàng hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Sau đây là sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Nội: 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội. 2.1.3.1 Huy động vốn Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2007 đã được duy trì và phát triển tốt. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng đạt kế hoạch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho chi nhánh. - Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng chiếm 54,47% tổng nguồn vốn huy động - Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ đồng chiếm 45,53 % tổng nguồn vốn huy động Biểu 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng Ngoại Thương Nội qua các năm ( không bao gồm VCSH) (đơn vị: tỷ đồng) ( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm ) Sở dĩ có sự biến động giảm về nguồn vốn huy động như trên là do trong năm 2007 có 2 chi nhánh là Thành Công và Ba Đình đã được tách ra chuyển thành chi nhánh cấp I. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt. Cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch đó một phần là do việc giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ(Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới. - Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng huy động vốn. - Huy động từ Dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn huy động. Đến 31/12/2007 thị phần huy động VND trên địa bàn Nội tương ứng 1.41%; 2.92%; 1.84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. 2.1.3.2 Công tác tín dụng Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm Hiệu quả & An toàn. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Nội, nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1.49% thị phần trên địa bàn Nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, nợ quá hạn chiếm 0,87% tổng nợ. Biểu 2.2 Tổng nợ tại Ngân hàng Ngoại thương nội qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) ( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm ) - Cho vay trung dài hạn : chiếm 22,3% tổng nợ. - Cho vay ngắn hạn: chiếm 77,7% tổng nợ. Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, Chi nhánh đang mở rộng thêm một loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân, hộ gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng . Đến 31/12/2007, nợ tại bộ tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. 2.1.3.3 Thanh toán XNK và bảo lãnh : Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động XNK có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCB HN, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK đạt 435 triệu USD. - Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra trong năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, may móc. - Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản. nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nội. 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh được thực hiện theo trình tự sau: - Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định sơ bộ về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho tổ thẩm định. - Nhận được báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ do phòng Tín dụng chuyển sang, tổ trưởng tổ thẩm định rà soát, nếu thấy đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu thì đề nghị bổ sung. - Tổ trưởng tổ thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. - Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn lãi suất và các nội dung có liên quan khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. - Tổ trưởng tổ thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật. - Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách của Chi nhánh phê duyệt, tổ Thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định như: ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, các thông báo có liên quan…Hoặc phối hợp với phòng Tín dụng chuyển hồ sơ món vay kèm báo cáo thẩm định lên Ngân hàng cấp trên (nếu món vay vượt mức phán quyết cho vay của Chi nhánh) - Thời hạn thẩm định món vay của phòng Thẩm định kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thực hiện theo quy định cho vay hiện hành, cụ thể như sau: đối với cho vay trung dài hạn, thời gian tối đa cho Thẩm định thực hiện là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ do phòng Tín dụng chuyển sang, còn đối với khoản vay ngắn hạn là 2 ngày. - Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. 2.2.2 Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án tại NHNT Nội Thẩm định tài chính dự án: Đầu tư mua sắm một số máy móc, thiết bị cho Nhà máy sợi (đính kèm phụ lục). 2.2.2.1 Giới thiệu khái quát về dự án - Tên dự án: Đầu tư mua sắm một số máy móc, thiết bị cho Nhà máy sợi. - Địa điểm đầu tư: số 1, Mai Động, Nội - Chủ đầu tư: Tổng công ty dệt may Nội - Tổng vốn đầu tư quy USD: 1.809.502 Trong đó: Chi phí mua sắm thiết bị: 1.701.058 USD Chi phí lắp đặt, vận chuyển: 7.453 USD Dự phòng phí (5%): 85.426 USD Lãi vay trong thời gian xây lắp: 15.565 USD - Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có: 405.110 USD (chiếm 22% tổng mức đầu tư) Vay VCB Nội: 1.404.392 USD (chiếm 78% tổng mức đầu tư) * Sự cần thiết của việc đầu tư dự án: Nhà máy Sợi thuộc Tổng công ty Dệt may Nội được thành lập từ năm 1984. Sau hơn 20 năm hoạt động, nhà máy đã có nhiều lần đầu tư đổi mới thay thế thiết bị. Tuy nhiên, sự đầu tư này là không đồng bộ. Hiện nay, nhà máy vẫn đang tận dụng những máy móc đã khấu hao hết để tiếp tục sản xuất. Trong đó, một số máy móc đã không còn phù hợp về mặt công suất với những máy móc đã được đầu tư trong giai đoạn gân đây. Trong thời gian qua, Tổng công ty đã đầu tư thêm 04 máy sợi con nên làm thiếu hụt nguyên liệu đầu vào (qua các khâu chải thô, cuộn cúi, chải kỹ). Cụ thể, sản lượng khâu chải thô thiếu hụt khoảng 700 tấn/ năm, khâu chải kỹ khoảng 350 tấn/ năm. Đồng thời, công ty có nhu cầu đầu tư thay thế một số máy móc đã khấu hao hết, công nghệ lạc hậu như máy cuộn cúi (bằng máy cuộn cúi mới có các chỉ tiêu định lượng lớn hơn), máy đánh ống nối vê (bằng máy có mức độ tự động hóa cao hơn). Vì vậy, việc đầu tư lần này của doanh nghiệp là cần thiết để doanh nghiệp đổi mới, đồng bộ hóa năng suất của các máy móc trong dây chuyền sản xuất sợi. 2.2.2.2. Thẩm định tài chính và khả năng trả nợ của dự án * Đánh giá năng lực chủ đầu tư - Tổng công ty Dệt may Nội có ngành nghề kinh doanh chính hiện nay là sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm dệt may và nguyên phụ liệu của ngành (sợi các loại). Tiền thân của Tổng công ty là Nhà máy sợi Nội và được thành lập từ ngày 21/11/1984. Đến tháng 02/2007, Tổng công ty Dệt may Nội được thành lập, tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 04 công ty con và 07 công ty liên kết. - Hiện nay, Tổng công ty Dệt may Nội đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp với tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 205 tỷ đồng, phần vốn góp của Nhà nước chiếm 54,74%. Ngày 16/10/2007, Tổng công ty đã phát hành thành công 4.100.000 cổ phần ra công chúng với giá bình quân là 28.624 đồng / cổ phần, tổng số tiền bán được là 117,35 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến ngày 15/12/2007 công ty sẽ hoàn thành việc thu tiền bán cổ phần và thực hiện tiếp các thủ tục Đại hội cổ đông lần đầu và đăng ký kinh doanh. - Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may các loại. Sau hơn 20 năm trong ngành Tổng công ty đã đạt được quy mô sản xuất lớn, với khoảng 5.500 cán bộ công nhân viên, hàng năm đơn vị sản xuất được 22.000 tấn sợi, 3.000 tấn vải (dệt kim, dệt thoi), 9 triệu mét vải denim, 1.400 tấn khăn bông… Bên cạnh việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, Tổng công ty đã xây dựng được mạng lưới cửa hàng, đại lý giới thiệu và phân phối sản phẩm rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước (gồm 12 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 85 đại lý). Trong những năm gần đây, thương hiệu HANOSIMEX ngày càng có uy tín trên thị trường Việt Nam. Tổng công ty liên tục được nhận nhiều giải thưởng như Sao vàng đất Việt, Quả cầu vàng; được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng tiêu dùng được nhiều người ưa thích… Những năm qua, Tổng công ty rất chú trọng đến công tác lựa chọn, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Doanh thu của Tổng công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm gần đây, năm 2005 đạt 1.351 tỷ đồng (tăng 39,6% so với năm 2004); năm 2006 đạt 1.552 tỷ đồng (tăng 14%); 06 tháng đầu năm 2007 đạt 898 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2006). Đến tháng 10/2007, tổng doanh thu của công ty đã đạt 1.640 tỷ đồng, bằng 122% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 88,5% kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên với đặc điểm ngành dệt may là có tỷ suất lợi nhuận thấp, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty chỉ chiếm 0,4% và bằng khoảng 3% trên vốn chủ sở hữu, bằng 0,6% trên tổng tài sản Các sản phẩm thế mạnh của Tổng công ty là sợi (chiếm gần 40% doanh thu), các sản phẩm dệt kim (chiếm 20% doanh thu). Các hệ số thanh toán của Tổng công ty vẫn chưa được tốt lắm. Trong năm 2006, hệ số thanh toán hiện hành đạt 0,95 lần và thanh toán nhanh là 0,51 lần. Trong năm 2007, công ty đã cố gắng cải thiện các hệ số thanh toán trên và các hệ số thanh toán lần lượt đạt 1,02 lần và 0,53 lần. Điều đó thể hiện Tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ. Tuy nhiên, tình hình tài chính của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Quy mô tài sản, doanh thu của Tổng công ty đều tăng trưởng trên 10% năm. Các hệ số thanh toán, hoạt động đều tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của Tổng công ty vẫn chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp (bằng 0,4%). Đó là do Tổng công ty đã phải sáp nhập thêm một số đơn vị đang gặp khó khăn trong kinh doanh và dự án đầu tư dây chuyền sản xuất vải Denim mới đưa vào khai thác nên chưa phát huy được hiệu quả. [...]... quy định về tín dụng hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm soát trong và sau khi cho vay đối với dự án ít nhất 06 tháng/ lần và gửi về Phòng quản lý rủi ro tín dụng để cùng phối hợp quản lý món vay 2.3 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chínhán tại chi nhánh NHNT Nội 2.3.1 Những kết quả đã đạt được Từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng. .. hàng Ngoại thương Nội đã không ngừng đổi mới, ngày một lớn mạnh, chiếm được uy tín trên địa bàn Có được thành quả đó, không thể không kể đến sự đóng góp của công tác thẩm định dự án Tình hình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng nhìn chung là tốt và đã đạt được những kết quả sau: Năm 2007, tổng số dự án đã hoàn thành thẩm định và được phê duyệt đầu tư của các cấp có thẩm quyền là 09 dự án Tổng... tổng doanh thu của dự án + Chi phí cố định: các khoản chi phí cố định của dự án gồm: Khấu hao tài sản cố định: căn cứ theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và tình hình thực tế sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty Lãi vay đầu tư: theo kế hoạch trả nợ Chi phí quản lý cố định và bán hàng: tính bằng 3%... tiêu tính toán hiệu quả của dự án: - Lợi nhuận bình quân: 554.696 USD/ năm - Giả thiết dòng đời của dự án là 05 năm (bằng thời gian hoàn trả các khoản nợ vay của khách hàng) , giá trị thanh lý tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định Do tài sản hình thành từ dự án chiếm 22% tổng mức đầu tư của nhà máy nên cán bộ thẩm định chỉ lấy 22% lợi nhuận của toàn nhà máy để tính toán hiệu quả tài chính của... toàn bộ các máy móc hình thành từ dự án 7 Điều kiện cho vay: - Trước khi giải ngân, Phòng Quan hệ khách hàng hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo (hợp đồng khung) Ngay khi tài sản từ dự án hình thành, Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định - VCB Nội giải ngân theo tỷ lệ 83/17 cho từng hạng mục thiết bị - Khách hàng có cam kết bằng văn bản... của Tổng công ty để trả nợ vay và thực hiện thanh toán khoảng 10% doanh thu của nhà máy sợi qua VCB Nội - Khách hàng mua bảo hiểm cho toàn bộ tài sản đảm bảo, trong đó chỉ định rõ người thụ hưởng thứ nhất là VCB Nội 8 Quản lý món vay: - Phòng Quan hệ khách hàng theo dõi chặt chẽ tiến trình cổ phần hóa của khách hàng để thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân đúng đối tượng khách hàng và... nhóm nợ đủ tiêu chuẩn * Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: a/ Thẩm định doanh thu của dự án: Với mức công suất thức tế như trên, dự án có thể sản xuất ra 12.088.465 kg sợi/ năm Về đơn giá sản phẩm: căn cứ vào giá sản phẩm tối thiểu gần nhất được công bố của doanh nghiệp cho các mặt hàng thông dụng ngày 08/ 10/2007 Với mức công suất thực tế và đơn giá sản phẩm như trên, dự án có thể đem lại doanh... nguồn trả nợ: Khách hàng nhận và trả nợ vay bằng ngoại tệ Trong khi đó, khách hàng cần sử dụng một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu mà khối lượng hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chiếm 40% tổng doanh thu Việc này có thể dẫn tới sự thiếu hụt về nguồn ngoại tệ để trả nợ ngân hàng Đồng thời, khách hàng có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá khi mua ngoại tệ trả nợ ngân hàng Vì vậy, để đảm... xét duyệt cho vay: 108 tỷ đồng (quy VNĐ) Trong đó: + số dự án có mức cho vay trên 30 tỷ đồng: 01 dự án + số dự án có mức cho vay nhỏ hơn 10 tỷ đồng: 03 dự án + Số dự án có mức cho vay từ 10tỷ-30tỷ đồng: 5 dự án Tiêu biểu trong đó là các dự án: - Dự án Bổ sung thiết bị và mở rộng nhà xưởng của Cty CP Dệt 10/10 (số tiền cho vay: 1.320.000 USD) - Dự án Đầu tư mua sắm vỏ container phục vụ khai thác vận tải... với các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề thừa kế các quyền lợi, nghĩa vụ của công ty sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (từ Tổng công ty nhà nước sang Tổng công ty cổ phần) - Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện giải ngân đối với dự án Phòng quan hệ khách hàng phải tuân thủ theo các điều kiện thanh toán quy định tại các hợp đồng nhập khẩu thiết bị, đảm bảo phù hợp với các quy định của hợp . 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Công. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày đăng: 23/10/2013, 01:20

Hình ảnh liên quan

2.1.3. Tình hình hoạt động - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

2.1.3..

Tình hình hoạt động Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan