Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây

36 418 0
Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng quản nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Tây 2.1. Khái quát về NHCT Tây 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trước đây, hệ thống Ngân hàng ở nước ta là hệ thống Ngân hàng một cấp, chỉ có Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ngoại thươngNgân hàng đầu tư xây dựng. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cũng đổi mới bắt đầu từ Nghị định 53/CP ngày 26/3/1998 đặc biệt là sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Hệ thống ngân hàng có sự chuyển biến căn bản, đó là việc chuyển đổi từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Nghị định 53/CP của Chính phủ đã cho phép thành lập các Ngân hàng chuyên doanh: Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời. Từ năm 1998 tới nay nước ta có bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Công thương tỉnh Tây là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 269 Quang Trung thành phố Đông tỉnh Tây, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Được thành lập vào tháng 6/1998 và chính thức đi vào hoạt động 8/1998, khi đó Ngân hàng Công thương tỉnh Tây có tên là Ngân hàng Công thương tỉnh Sơn Bình, gồm một trụ sở chính ở thị xã Đông và một chi nhánh tại thị xã Hòa Bình. Tháng 9/1991, tỉnh Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Tây và Hòa Bình. Ngân hàng Công thương tỉnh Tây thành lập lại, và bàn giao chi nhánh Hòa Bình cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình. Đến tháng 11/2001, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 thành chi nhánh cấp 2 – chi nhánh NHCT Sông Nhuệ. Đến trước tháng 12/2001, Ngân hàng Công thương tỉnh Tây gồm có 6 phòng giao dịch và 8 phòng nghiệp vụ. Tháng 12/2004 sát nhập phòng giao dịch số 1 và số 4 thành ngân hàng cấp 2- Ngân hàng Công thương Quang Trung và cũng nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành chi nhánh cấp 2- Ngân hàng công thương Nguyễn Trãi. Ngày 1/7/2006, ba chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương tỉnh Tây ( Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi ) được nâng cấp thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tháng 11/2006 thành lập điểm giao dịch La Phù. Tháng 1/2007 thành lập phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai và được Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam nâng cấp thành Ngân hàng công thương cấp 1. 2.1.2. Mô hình cơ cấu Tính cho tới thời điểm hiện nay, thì Ngân hàng Công thương tỉnh Tây gồm: -1 Giám đốc, 1 phó giám đốc. - 8 phòng nghiệp vụ. - 1 điểm giao dịch. Sơ đồ 1–Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT HT Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng tài trợ thương mại Phòng kế toán giao dịch Phòng thông tin điện toán Điểm giao dịch số 1 Phòng hành chính tổ chức Phòng tổng hợp tiếp thị Chức năng của các phòng ban  Phòng kế toán giao dịch: là bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán, xử hoạch toán và các quy định giao dịch của Nhà nước và Ngân hàng Công thương. Quản giao dịch và chịu trách nhiệm các hoạt động trên máy, quản giao dịch tiền mặt đến từng giao dịch viên thực hiện tư vấn tới khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng.  Phòng tài trợ thương mại: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.  Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ, xử các nghiệp vụ liên quan tới cho vay, quản các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành, theo hướng dẫn của NHNN và NHCT VN.  Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng ngoại tệ và VNĐ.  Phòng thông tin điện toán là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản thông tin tại chi nhánh. Đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống máy tính của chi nhánh trong hoạt động.  Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc các kế hoạch dự kiến kinh doanh, tổng hợp kết quả kinh doanh và thực hiện các báo cáo hoạt động của chi nhánh.  Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản an toàn kho quỹ quản tiền mặt theo quy định của hệ thống NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.  Phòng tổ chức hành chính là phòng thực hiện công tác quản đào tạo các cán bộ của chi nhánh theo đúng chủ trương của Nhà nước và của hệ thống NHCT VN nói riêng. Thực hiện công tác an toàn an ninh cho toàn chi nhánh.  Điểm giao dịch số 1: thực hiện cho vay theo quy định của NHCT VN trong phạm vi ủy quyền của NHCT Tỉnh Tây. Thực hiện huy động vốn từ các tổ chức cá nhân dưới mọi hình thức. Thực hiện thanh toán ngân quỹ, làm các dịch vụ ngân hàng, bán lẻ. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu Là một chi nhánh của hệ thống NHCT VN, NHCT Tây cũng thực hiện các hoạt động kinh doanh giống các hệ thống NHTM và chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên toàn quốc. Hoạt động huy động vốn - Hệ thống chi nhánh ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư trong và ngoài khu vực, từ các tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú, nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi tốt nhất, từ các đối tượng trên. - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Hoạt động cho vay - Thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn, đối với các tổ chức dân cư, bằng ngoại tệ và VNĐ. - Đầu tư trên thị trường vốn, kinh doanh bất động sản, và kinh doanh trên thị trường tiền tệ. - Liên doanh với các tổ chức khác trong cùng khu vực và quốc tế. - Tài trợ cho vay các dự án lớn của các tổ chức khác trong và ngoài nước. Hoạt động bảo lãnh: - Phát hành thư bảo lãnh, ký nhận bảo lãnh đối với cá hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của hệ thống NHNN. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại - Thanh toán ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối . - Phát hành thẻ tín dụng, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Hoạt động ngân quỹ - Thu chi hộ cho các tổ chức cá nhân bằng ngoại tệ và VNĐ. - Mua bán ngoại tệ, cho thuê két sắt cất giữ các giấy tờ có giá vàng bạc… Hoạt động thẻ và các dịch vụ khác: - Phát hành thẻ thanh toán cho các khách hàng sử dụng thanh toán thuận tiện, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế… - Phát triển hệ thống dịch vụ thẻ như Phone_banking,SMS, qua hệ thống Internet… 2.1.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Tây a. Hoạt động huy động vốn Kết quả thu được: tổng nguồn vốn huy động đạt 777,923 tỷ đồng tăng 13,9% so với năm 2006, tăng 66,22% so với sau khi tách chi nhánh Láng Hòa Lạc (sau khi tách chi nhánh Láng Hòa Lạc, nguồn vốn huy động và vốn khác của chi nhánh còn: 467 tỷ đồng) trong đó: + Nguồn vốn VND tăng 85,1%. + Nguồn vốn ngoại tệ tăng 9,7%. + Tiền gửi pháp nhân tăng 96,12%. + Tiền gửi dân cư tăng 43,29% đạt 91% kế hoạch được NHCT VN giao cho. Đạt được kết quả trên do có sự phối hợp và đổi mới phong cách làm việc có hiệu quả của tập thể và các cán bộ trong ngân hàng với khách hàng, trong công việc, áp dụng các biện pháp tiếp thị đa dạng, hình thức chăm sóc khách hàng truyền thống như: +Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và hợp lý. + Chương trình tặng quà khuyến mại. + Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. + Thực hiện thu chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng, chi lương tại đơn vị cho người lao động… b. Hoạt động tín dụng Hướng tới mục tiêu “tăng cường công tác khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Chất lượng quản rủi ro đã được cải thiện. Đồng thời, công tác khách hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được chi nhánh chú trọng. Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro và chiến lược cạnh tranh, phát triển khách hàng là bước chuẩn bị cần thiết và tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập của NHCT Tây. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro đặc biệt chú trọng và củng cố nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng. Kết quả thu được: + Dư nợ cho vay năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005 khoảng 56% tương ứng giảm từ 1086.450 triệu đồng xuống mức 477.833 triệu đồng. Nguyên nhân: Ngân hàng đã tách 3 chi nhánh cấp 2 : Quang Trung, Nguyễn Trãi, Sông Nhuệ thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Tính cho tới cuối năm 2007 thì tổng dư nợ cho vay tăng khoảng 32% so với năm 2006, tương ứng mức tăng 477,833 tỷ đồng năm 2006 đến 630 tỷ đồng năm 2007. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng khoảng 60% , dư nợ trung và dài hạn giảm khoảng 11% từ năm 2006 cho tới 31/12/2007. Mặc dù dư nợ cho vay tăng khoảng 32% năm 2007 so với 2006, nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm 10%. Để có được tỷ lệ cho vay gia tăng, mà tỷ lệ nợ xấu giảm: do trong giai đoạn này ngân hàng tăng cường xây dựng chiến lược tăng trưởng thận trọng, kết hợp các biện pháp hành chính mạnh để giải quyết các khoản nợ xấu của giai đoạn hoạt động của ngân hàng trước đó, còn tồn đọng. c. Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ Dịch vụ thẻ Incombank (ATM và VISA Card và Master Card): Năm 2007 phát hành đẩy mạnh việc tiếp thị phát hành thẻ được 5.731 thẻ, nâng tổng phát hành đến 31/12/2007 là 11.249 thẻ ATM bằng 103,86% số lượng phát hành thẻ của 4 năm 2002-2006. Thẻ VISA Card và Master Card trong năm 2007 phát hành được 20 thẻ. Năm 2007 ngân hàng đã thực hiện tốt chương trình thanh toán bù trừ điện tử. Kế thừ các tiện ích, các sản phẩm hiện có kết hợp với công tác tiếp thị và mở điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung. Nên công tác thanh toán phát triển tương đối tốt, có uy tín với khách hàng. Tổng thanh toán không dùng tiền mặt là 24.418 giao dịch trị giá 4,451 tỷ đồng, trong đó: + Thanh toán nội bộ 23.638 giao dịch trị giá 3,615 tỷ đồng. + Thanh toán bù trừ 771 giao dịch trị giá 216 tỷ đồng. +Thanh toán qua tiền gửi NHTW: 9 giao dịch trị giá 620 tỷ đồng.Với điểm nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển tiền thanh toán đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng thuận tiện và hiệu quả, góp phần giảm tối đa thời gian luân chuyển vốn của doanh nghiệp. d.Hoạt động tài trợ thương mại Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong năm 2007 có nhiều thuận lợi, sự khan hiếm ngoại tệ giảm, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu tăng khá, bên cạnh đó được sự giúp đỡ của hệ thống NHCT VN nên NHCT tỉnh Tây đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ. Trong đó: + Doanh số mua bán USD, EUR, JPY,GBP đạt 52,277 triệu quy ra USD, tăng 19,68% so năm 2006. + Doanh thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tăng 9.8% so với năm 2006. Kết quả đạt được do ngân hàng: Thực hiện chính sách tiếp thị marketing tốt trong quan hệ khách hàng, ngân hàng thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHCT Tây trong giai đoạn tới 2.1.4.1. Thuận lợi  Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào. Để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực thì một trong những vấn đề quan trọng là từng bước cải cách hệ thống tài chính, hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo hướng hội nhập. Xây dựng sân chơi bình đẳng môi trường thuận lợi. Nhưng trên thực tế, sự can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính của cơ quan quản Nhà nước, làm giảm đi tính thị trường của thị trường tài chính, sự mất công bằng trong quản đối với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần như: việc áp dụng mức lãi suất trần, khi lạm phát tăng cao, đã phạm quy luật thị trường cạnh tranh, cùng mức lãi suất trần áp dụng 11%/ năm, thì người dân sẽ lựa chọn ngân hàng quốc doanh, những ngân hàng lớn. Điều đó tạo ra thế cạnh tranh hơn cho NHCT Tây đối với các ngân hàng thương mại cổ phần cùng hoạt động trên địa bàn, trong công tác huy động vốn ở giai đoạn hiện nay.  Hệ thống văn bản pháp, luật tín dụng, ngân hàng đang dần hoàn thiện trong thời gian tới.  NHCT Tây là chi nhánh trực thuộc của NHCT VN một trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn, có uy tín và thương hiệu mạnh trong toàn hệ thống ngân hàng tài chính.  Ngân hàng đặt tại trung tâm thị xã Đông tỉnh Tây, và hiện nay theo kế hoạch quy hoạch về việc thành phố Đông sẽ được sáp nhập vào thành phố Nội, là cơ hội lớn cho sự phát triển mở rộng quy mô của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới, nhu cầu vốn lớn cho các dự án cần được thực hiện sau khi quy hoạch thành phố được triển khai.  Hiện nay, nguồn nhân lực rất được coi trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Đối với NHTC Tây, với 10 năm tham gia hoạt động tài chính, đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm.  Cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ hiện đai, thì việc mở rộng áp dụng của công nghệ trong hệ thống ngân hàng đang là một xu hướng tốt giúp cho hệ thống ngân hàng, phát triển hơn. Áp dụng các hệ thống Phone- banking, SMS – banking, hệ thống mạng cục bộ trong chi nhánh, và kết nối giữa chi nhánh với toàn hệ thống NHCT VN, tăng tính thông suốt trong quá trình hoạt động. 2.1.4.2. Khó khăn  Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế có mức lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế cung tiền, nhằm kiềm chế lạm phát, làm cho việc tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. Tỷ giá đồng USD và một số ngoại tệ khác thay đổi liên tục dẫn tới việc kém hấp dẫn tác động tới cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn cũng giảm tốc độ tăng trưởng.  Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Trong thời gian năm 2006 đến cuối năm 2007 thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Cũng chỉ có gần hai năm bùng nổ thị trường vốn đã tác động mạnh tới hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận thu được gia tăng từ hoạt động cho vay đối với khách hàng tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời tăng thêm mức rủi ro cho ngân hàng khi mở rộng nghiệp vụ cho vay này.  Áp dụng công nghệ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng còn nhiều tiện ích chưa được bổ xung trong quy trình hoạt động, dẫn tới việc chưa đáp ứng nhu cầu phân tích và điều hành, tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh.  Công tác hoạt động truyền thông chưa phát triển, các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ có lúc có nơi chưa gắn kết. Sản phẩm của ngân hàng chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm kiệm và cho vay đối với khách hàng, chưa có sự quan tâm tới các sản phẩm tiện ích khác. [...]... các nội dung quản nguồn vốn gồm có: + Quản quy mô và cơ cấu + Quản tính thanh khoản + Quản khe hở lãi suất + Quản khe hở kỳ hạn + Quản danh mục đầu tư 2.2 Thực trạng quản nguồn vốn tại NHCT Tây 2.2.1 Quy trình quản nguồn vốn tại NHCT Tây B1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn Căn cứ xây dựng kế hoạch kế hoạch nguồn vốn ♦ “Chính sách phát triển địa phương Năm 2007 tốc độ tăng trưởng... nhiệm công việc của mình Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chính về hoạt động của phòng mình quản Hiện nay, ngân hàng triển khai thực hiện “tập trung dân chủ” quyền hạn được phân xuống cho cấp dưới, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo một thủ trưởng 2.1.5.2 Nội dung quản tại NHCT Tây Trong hoạt động quản nguồn vốn NHCT Tây thực hiện các nội dung quản nguồn vốn gồm có: + Quản quy... công cụ lãi suất khuyến khích đối với các tiền gửi có kỳ hạn dài hơn Quản khe hở kỳ hạn Có mối quan hệ mật thiết giữa kỳ hạn nguồn vốn và kỳ hạn đi vay Thông thường, thì các nhà quản ngân hàng dùng nguồn vốn có kỳ hạn ngắn cho vay ngắn hạn và nguồn vốn có kỳ hạn dài cho vay dài hạn - Hiện nay, ở ngân hàng chưa có công cụ để quản kỳ hạn, do đó việc quản kỳ hạn dựa theo nguyên tắc nguồn vốn. .. khối lượng vốn phải chuẩn bị là cực kỳ lớn -Đợt cạnh tranh đua nhau tăng lãi suất huy động vốn từ ngày 18/2/2008 đến nay đã làm cho vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước bị "chảy quá nhiều" sang ngân hàng thương mại cổ phần, trong khi đó ba ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc Chính vì vậy, với mức lạm phát cao ngân hàng đã sử... tạo bản thân còn yếu 2.1.5 Hoạt động quản nguồn vốn của ngân hàng 2.1.5.1.Phương thức quản Tại NHCT tỉnh Tây, giám đốc điều hành chung mọi công việc, sau khi nhận được các chi tiêu giao cho của Hội sở chính là NHCT VN kết hợp với các kế hoạch mục tiêu tới của ngân hàng, lãnh đạo triển khai xây dựng kế hoạch mới năm tới và kế hoạch dài hạn hơn cho ngân hàng Mọi nhiệm vụ được giao cho các phong... khi mà khả năng thanh toán kém nếu người dân đồng loạt tới rút tiền tại ngân hàng Bởi thế, yếu tố tâm có tác động tới hoạt động quản nguồn vốn b Yếu tố chủ quan  Do cơ cấu tổ chức của ngân hàng chưa xây dựng một phòng quản nguồn vốn riêng biệt, tách biệt hẳn với các phòng ban khác  Nguồn nhân lực: ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tuổi đời kinh nghiệm dày dặn Tuy nhiên, khi nền... hợp ngân hàng xây dựng bản kế hoạch gửi lên trên Hội sở chính  Hoạt động mở rộng ngân hàng đòi hỏi có hệ thống IT tốt, giúp phát triển mạng lưới phân phối và huy động nhanh chóng thuận lợi, nhưng hiện nay ngân hàng chưa tích hợp được các công nghệ cao trong hoạt động của mình, chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động, giao dịch của ngân hàng  Hạn chế trong quản kỳ hạn và quản danh mục đầu tư, ngân hàng. .. dịch vụ nào đó của ngân hàng  Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây đã xuất hiện các ngân hàng và một số các chi nhánh ngân hàng khác, nhưng với thời gian hoạt động có thể nói là lâu nhất trên địa bàn so với ngân hàng thương mại khác, NHCT tỉnh Tây đã khẳng định một vị thế cho mình trong khu vực, chiếm một thị phần hàng đầu trong hoạt động huy động vốn  Chính sách lãi suất xây dựng phù hợp với mức yêu... ích khác để tăng doanh thu  Hoạt động huy động nguồn vốn là rất quan trọng, ngân hàng có thể tồn tại và phát triển khi quy mô vốn đủ lớn, đủ khả năng thanh toán các hoạt động vay, chi trả khác Nhưng trên thực tế trong cơ cấu phòng ban của tổ chức chưa xây dựng một phòng quản nguồn vốn hoạt động đôc lập, mà công việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn cho ngân hàng do sự đề xuất các phòng ban riêng rẽ sau... nguồn vốn đặc biệt vào năm 2005 do: năm 2005 có sự thay đổi lớn trong nền kinh tế của tỉnh Tây Nhưng xem xét tới tổng nguồn vốn: cho thấy năm 2006 có mức tổng nguồn vốn giảm khoảng 11.5 % so năm 2005 Nguyên nhân: của sự giảm này là do sự tách chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp một tại NHCT Tây, Năm 2007 hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt ở các nghiệp vụ huy động vốn, . dung quản lý tại NHCT Hà Tây Trong hoạt động quản lý nguồn vốn NHCT Hà Tây thực hiện các nội dung quản lý nguồn vốn gồm có: + Quản lý quy mô và cơ cấu. + Quản. Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây 2.1. Khái quát về NHCT Hà Tây 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày đăng: 23/10/2013, 00:20

Hình ảnh liên quan

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có nhận xét về nguồn vốn của NHCT Hà Tây: ( Số liệu kết cấu nguồn vốn của năm 2005 sau khi đã chia tách) - Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây

ua.

bảng số liệu và biểu đồ trên có nhận xét về nguồn vốn của NHCT Hà Tây: ( Số liệu kết cấu nguồn vốn của năm 2005 sau khi đã chia tách) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 6. Bảng doanh số cho vay: - Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây

Bảng 6..

Bảng doanh số cho vay: Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 có một số nhận xét: Những chỉ số không đạt so với kế hoạch được giao gồm            + Tổng nguồn vốn huy động theo VNĐ, USD. - Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây

ua.

bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 có một số nhận xét: Những chỉ số không đạt so với kế hoạch được giao gồm + Tổng nguồn vốn huy động theo VNĐ, USD Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan