TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM

13 650 0
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM I- Tiềm năng phát triển logisctics Việt Nam hiện nay. 1- Tiềm năng về vị trí địa lý Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền, theo tổng điều tra đất năm 2002 là 329.297 km 2 và vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2 . Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Lượng mưa trunh bình hàng năm khoảng 1.500 đến 2000 mm. Độ ẩm trên dưới 85%. Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển. Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá phức tạp. Có thể thấy, là một quốc gia biển, với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, hệ thống cảng biển đa dạng trải dài từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, phải nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện lý tưởng để phát triển vận tải đường biển. Với sự ưu đãi này không những tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi chung chuyển hàng hóa trong khu vực. Điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố để phát triển logistics. Các cảng biển tự nhiên, ví dụ như vịnh hay các cảng nước sâu… là một trong những đặc điểm địa lý rất có giá trị trong phát triển vận tải sông, biển mà bất kì quốc gia nào cũng mong có được. 2- Tiềm năng về cơ sở hạ tầng. Việc có được điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ mở ra khả năng mở rộng kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam. Nhưng khả năng nay có trở thành hiện thực được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Trong hoạt động logistics thì cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng bao gồm: Hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường ô tô, đường sắt, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc… Có thể nói, cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ logistics. Những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước mở cửa, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển khá đồng bộ, tạo nên sự thay đổi về chất đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa và hành khách trong nội địa cũng như quốc tế. 2.1- Hệ thống cảng biển Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều thời kì, cho đến nay hệ thống cảng biển Việt Nam đã được quy hoạch đang hình thành và phát triển đa dạng, phong phú. Ngoài việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số cảng truyền thống như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhiều cảng mới đã được đầu tư xây dựng như cảng Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất, Thị Vải, VIC… trải đều để phục vụ các khu vực kinh tế của đất nước. Các laọi hình cảng mới như cảng nước sâu, cảng container chuyên dụng… với vốn đầu từ hàng trăm triệu USD đã được xây dựng, đang phát huy tác dụng và mở ra tiềm năng lớn đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế kh vực cũng như nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Hiện tại Việt Nam có khoảng 80 cảng lớn nhỏ khác nhau trải dài từ Bắc vào Nam, với tổng chiều dài cầu tàu khoảng 22.000 m với trên 1 triệu m 2 kho và khoảng 2,2 triệu m 2 bãi chứa hàng. Lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng hàng năm đều tăng về mọi chỉ tiêu kể cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hàng hóa nội địa. Năng suất bốc xếp hàng bình quân của cảng tổng hợp quốc gia đạt 2.500 tấn/m cầu tàu trên năm. Có cảng đạt năng suất bốc xếp rất cao như cảng Sài Gòn 3.500 tấn/m, các ccảng địa phương đạt 1.000 tấn/m. Phương tiện vận chuyển ( đội tàu ) những năm gần đây được phát triển khá nhanh. Nếu tính đến hết 31/12/2000, đội tàu biển Việt Nam mới chỉ có 679 chiếc với tổng trọng tải khoảng 1,6 triệu DWT, xếp thứ 60/144 nước có đội tàu vận tải biển thì đến hết tháng 5/2008, đội tàu biển Việt Nam đã có 1.284 chiếc với tổng trọng tải là 3.115.489 DWT. Cơ cấu đội tàu dần được cải thiện, trọng tải tàu chuyên dụng phát triển gần bằng tàu chở hàng khô, tàu container đã có 20 chiếc với tổng trọng tải 197.871 DWT ( tạp chí Visaba Times-tháng 1+2/2006). 2.2- Hệ thống cảng hàng không. Hệ thống cảng hàng không của Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều thay đổi. Các cum cảng hàng không được hình thành trên 3 miền Bắc- Trung-Nam với 3 sân bay quốc tế: Nội Bài-Tân Sơn Nhất-Đà Nẵnglà trung tâm của từng miền và hệ thống sân bay vệ tinh cho 3 sân bay quốc tế như: miền Bắc có Cát Bi, Nà Sỏm, Mường Thanh. Miền Trung có sân bay Phú Bài, Phú Cát, Cam Ranh, Pleiku. Miền Nam có sân bay Buôn Mê Thuật, Liên Khương, Phú Quốc, Rạch Giá và Cần Thơ. Các sân bay quốc tế thời gian qua đã được nâng cấp cải tạo hiện đại như nhà ga, đường băng hạ-cất cánh cũng như các trang thiết bị phục vụ chuyên chở hàng hóa, hành khách trong và ngoài nước. Mạng lưới đường băng ngày càng được mở rộng đến các nước trên thế giới bằng các chuyến bay trực tiếp với tần suất khai thác ra tăng. Phương tiện vận chuyển (máy bay) được cải thiện rõ rệt về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Các máy bay Việt Nam đang sử dụng khá hiện đại so với các nước đang phát triển trên thế giới như: Boing 767, 777; Airbus 320-321; ART 72 hay Fokker. Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được tăng dần qua thời gian. 2.3- Hệ thống đường bộ (sắt-ôtô) So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt, đường ôtô Việt Nam khá phát triển. Đường ôtô liên tỉnh, nội tỉnh được phân bố đều nối kết các vùng kinh tế, các địa phương trong cả nước rất thuận tiện. Hệ thống cầu đường bộ qua các sông lớn, điều mơ ước của người dân từ bao đời đã trở thành hiện thực tạo nên sự giao lưu thông suốt trong vận chuyển. Hàng hóa ngày nay có thể vận chuyển bằng ôtô theo các tuyến đường đi sâu vào ngõ ngách để dao hàng. Các tuyến đường ôtô của các nước như Lào – Campuchia – Trung Quốc càng tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Đường sắt cũng là thế mạnh trong hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam. Qua nhiều lần đổi mới, cơ sở hạ tầng của đường sắt đã có sự thay đổi cơ bản từ hệ thống nhà ga, bến bãi đến các tuyến đường vận chuyển đặc biệt là tuyến đường liên vận Bắc-Nam. Phương tiện vận chuyển ngày càng được nâng cấp, từ chỗ đầu máy hơi nước là chủ yếu thì đến nay đầu máy diezen dùng trong chạy tàu là chủ yếu. Các toa xe cũng đa dạng phong phú, đáp ứng tính đa dạng và phong phú trong chuyên chở. Hệ thống đường sắt Việt Nam lại được nối với đường sắt liên vận quốc tế theo hiệp định SMGS càng tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa và hành khách trên tuyến đường sắt liên vận. Tuyến đường sắt xuyên Á đang xây dựng sẽ mở ra cho đường sắt Việt Nam cơ hội mới trong quá trình hội nhập và tham ra sâu rộng vào hoạt động vận tải đường sắt trong khu vực và quốc tế. 2.4- Hệ thống đường sông Đường sông cũng là một lợi thế tạo nên sự đa dạng và phong phú trong hệ thống giao thông vận tải Việt Nam. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sông những năm qua cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Các tuyến vận tải đường sông chính được hình thành phía Bắc như Hải Phòng-Hà Nội, Nam Định, Việt Trì. Phía Nam như Sài Gòn-Rạch Giá, Hà Tiên hay Sài Gòn- Cần Thơ-Cà Mau là những tuyến đường tiếp nối vận tải hàng hóa bằng đường biển vào sâu trong đất liền hay vận chuyển hàng hóa từ sâu trong đất liền hay vận chuyển hàng hóa từ sâu trong nội địa gom hàng cung cấp cho vận tải biển để tạo thành hành trình đi suốt cho hàng hóa. Cũng như vận tải đường biển, vận tải đường sông năng lực chuyên chở cũng khá lớn và chi phí tương đối thấp so với một số phương thức vận tải khác cho nên góp phần giảm chi phí trong vận chuyển. Vận tải đường sông sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu LASh (Light Aboard Ship). Qua phân tích về cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên đây, chúng ta có thể thấy rằng đây là những yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics. 3- Tiềm năng về con người Logistics còn là lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam, trên thực tế đã có một số đơn vị kinh doanh loại hình dịch vụ này nhưng mới chỉ dừng mức độ thực hành và thao tác. Còn kiến thức toàn diện về logistics cũng như quản trị logistics chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ. Song dù chưa được phát triển Việt Nam, nhưng đứng về nguồn nhân lực cung cấp phục vụ hoạt động logistics thì hiện tại Việt Nam khá dồi dào. Theo VIFFAS (Hiệp hội giao nhận-kho vận Việt Nam) nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của Hiệp hội con số này cũng phải lên đến gần 3.000 người, ngoài ra ước tính còn có khoảng 5.000 đến 6.000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực kể trên được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau. cấp trình độ đại học, được đào tạo chủ yếu từ thị trường đại học Ngoại Thương, khoa Ngoại Thương-ĐH Kinh tế hồ Chí Minh. Ngoài ra nguồn nhân lực còn được bổ sung từ các truờng khác như: ĐH Hàng hải, Giao thông vận tải, Kinh tế quốc dân, Thương mại, Ngoại ngữ… Những năm qua, do nhận thức được vai trò và vị trí của logistics trong sản xuất-kinh doanh VIFFAT đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP… thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khóa đào tạo chuyên về logistics nhằm trang bị kiến thức mới cho các hội viên để có thể phát triển nghiệp vụ của mình đáp ưóng nhu cầu phát triển chung của đất nước. lĩnh vực logistics, phải nói rằng nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi dào có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam. Tóm lại, đánh giá về khả năng về phát triển logistics - một công nghệ kinh doanh mới, công nghệ kinh doanh tiên tiến, phải dựa vào nhiều tiêu chí - chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác, kinh doanh dịch vụ logistics- “Lục địa đen của nề kinh tế- lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công” II- Thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam 1-Thuận lợi trong việc kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam Việt Nam hiện nay hội tụ các điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển logistics cả về mặt khách quan cũng như chủ quan. * Về khách quan: điều kiện địa lý của Việt Nam cho phép phát triển tất cả các phương thức vận tải như đưòng biển, đường nội thủy, đường sắt, đường hàng không. Là một quốc gia biển với độ dài hơn 3.200 km bờ biển, cùng hệ thống cảng được nhà nước quy hoạch trải đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường vận tải quốc tế là lợi thế vô cùng lớn trong phát triển logistics. Đường sắt Việt Nam được nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế cũng là lợi thế so với nhiều quốc gia trên thế giới. Địa hình khá bằng phẳng trừ khu vực miền Trung, tao điều kiện cho việc phát triển vận tải ô tô đặc biệ là vận chuyển container trên bộ. Hệ thống sông ngòi nhiều, liên thông với biển sẽ tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp hàng hóa bằng đường nội thủy từ biển đi sâu vào đất liền giao hàng. Điều kiện tự nhiên cho phép phát triển các phương thức vận tải sẽ tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức Việt Nam- điều kiện kiên quyết cho việc phát triển logistics có hiệu quả. * Về chủ quan: - Những năm qua, nhà nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng cũng như tác dụng của logistics. Cụ thể một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về logistics được bộ giao thông vận tải triển khai trong 2 năm 2004-2005. Các doanh nghiệp kih doanh logistics dần dần liên doanh, liên kết với nước ngoài để là đại lý gom hàng hay phân phối… - Hiện tại Việt Nam mặc dù còn hạn chế về cơ sở hạ tầng nhưng có thể thấy hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sông cũng như các phương tiện vận chuyển và các công trình trang thiết bị phụ trợ như kho bãi, trang thiết bị xếp dỡ… đều được đổi mới và cải tạo nâng cấp. Theo tài liệu của Bộ giao thông vận tải về “ xây dựng tổng đồ phát triển hệ thống giao thông vận tải phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa” và tài liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư về “quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Việt Nam” cho thấy diện mạo của ngành giao thông vận tải Việy Nam thời gian qua cs nhiều khởi sắc. - Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của pháp luật Việt Nam mới chỉ có Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 đề cập đến vấn đề logistics song hệ thống pháp luật liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật đầu tư, Luật vận chuyển đường bộ, đường sông, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế… Với hệ thống pháp luật như trên sẽ rất thuận lưọi cho logistics phát triển. - Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay cũng là yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển logistics trong các doanh nghiệp. cuộc cách mạng khoa học thông tin và sự ra đời của Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội to lứon cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận và logistics khả năng tinh giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. - Để tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những năm qua nhiều chính sách của nhà nước ban hành có sức hấp dẫn đối vói hoạt động đầu tư nước ngoài trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nhiều công ty kinh doanh logistics đã vào Việt Nam bằng nhiều hình thức. Vì vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt nam có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong việc phát triển logistics. 2- Khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam. Bên cạnh thuận lợi đã nêu trên, việc triển khai kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau: - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đã được cải thiện, song tính đồng bộ và hiện đại còn hạn chế. Phát triển logistics đòi hỏi phải có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh, nhưng hiện giờ các doanh nghiệp kinh doanh logostics Việt Nam chưa có đủ tiềm lực để xây dựng hệ thống kho bãi toàn cầu và các dụng cụ chuyên sâu trong vận tải giao nhận. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại cảng, một điểm triển khai logistics quan trọng trong toàn hệ thống, chưa đảm bảo. Cảng biển có mối liên thông với hệ thống vận tải nội địa còn hạn chế, hầu như chưa cảng nào được nối với đường sắt, còn nối với đường bộ phải qua khu dân cư đông đúc. Phương tiện vận tải như tàu biển, náy bay, tàu hỏa, ôtô còn nhiều hạn chế. Hệ thống đường sá phục vụ giao thông bộ chưa đảm bảo cho sự phát triển của các loại hình mới. - Phát triển logistcs yêu cầu phải có hệ thống quản lý trên mạng chuẩn để có thể nắm bắt những thông tin chính xác, kịp thời tình hình vận chuyển cũng như hàng háo vận chuyển để từ đó đưa ra các quyết định chính xác. Tuy nhiên “chính phủ điện tử” mà Việt Nam đang triển khai xây dựng tử năm 2007 đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Thủ tục giấy tờ trong quản lý hành chính còn nhiều phức tạp, phiền toái. Ví dụ như hiện nay tàu vào cảng phải nộp 9 loại giấy tờ và xuất trình 11 loại, tàu rời cảng phải nộp 6 loại…Giá cả dịch vụ cảng Việt Nam cao hơn các cảng trong khu vực khoảng 50%. Thêm vào đó hệ thống máy vi tính kết nối mạng giữa các cảng cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics còn rất hạn chế cho nên việc tiếp nhận thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra việc vận chuyển hàng hóa bằng container và vận tải đa phương thức Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào tàu cũng như cảng trung chuyển nước ngoài cũng là khó khăn lớn cho việc phát triển logistics. - Hệ thống luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động logistics Việt Nam hiện nay khá đầy đủ, nhưng hoạt động logisctics mới chỉ đề cập trong luật Thương mại sửa đổi tháng 6/2005 và cũng chỉ rất đơn thuần và chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động logistics. Như đã biết, bất kì lĩnh vực nào cũng cần đến sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, nhưng là hoạt động quá mới mẻ đối với Việt Nam do vậy cho đến nay logistics thể hiện trong các văn bản pháp luật còn rất đơn giản. Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự theo kịp thực tiễn và trở thành một cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Sự phát triển của hợp tác quốc tế là mối đe dọa cho lĩnh vực logistics còn khá non trẻ Việt Nam hiện nay. Các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt nam có khả năng thua ngay trên sân nhà. Cùng với lượng vốn lớn, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hoạt động, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ gây khó khăn thực sự cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam. Thực tế cho thấy, các công ty nước ngoài vượt xa các doanh nghiệp Việt Nam về mọi mặt từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến nguồn nhân lực hoạt động và quản lý… vì vậy muốn cạnh tranh trên bất cứ khía cạnh nào như giá cả, dịch vụ, chất lượng dịch vụ, tính đồng bộ của dịch vụ cung cấp… các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn. II- Định hướng phát triển logistics Việt Nam 1- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Logistics là một lĩnh vực mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển cũng như ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistcs. Nội dung của các chính sách khuyến khích phát triển logistics nên theo các hướng sau: - Khuyến khích đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng logistics và các phương tiện vận chuyển, tạo cơ sở vật chất cho hoạt động logistics. - Có chính sách khuyến khích về thuế đối vưói dịch vụ logistics và người kinh doanh logistics. Cụ thể như giảm thuế thu nhập công ty cho nhuững doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và giảm thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng dịch vụ logistics của những nhà cung cấp Việt Nam. Điều này sẽ góp phần thức đẩy sự phát triển logistics Việt Nam. - Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh logistics của Việt Nam liên kết liên doanh với các công ty logistics nước ngoài khai thác thị trường trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm triển khai và quản lý dịch vụ logistics. Đây là mục tiêu rất khó khăn đối với các doanh ngiệp Việt Nam hiện nay nhưng dứt khoát phải vương tới. 2- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kĩ thuật đồng bộ, tiên tiến. - Đầu tư duy trì, củng cố, nâng cấp và phát triển có trọng điểm cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vận tải. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, xây dựng mới một số công trình trọng điểm, tưùng bước xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là hệ thống nối liền các khu vực kinh tế trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, các khu di tích lịch sử văn hóa đặc sắc của Việt Nam cũng như khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đi lại của nhân dân. - Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa mạng đường sắt hiện có, hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu bắt kịp trình độ khu vực. - Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở, từng bước gia tăng dịch vụ chuyển tải. Phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dùng và hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp đóng tàu trong nước và đặt mua tàu nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dịch vụ hàng hải. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp xuất khẩu dịch vụ vận tải và thuyền viên, chú trọng phát triển loại hình dịch vụ hàng hải trọn gói. - Đầu tư cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng hệ thống cảng hàng không quốc tế, các cơ sở phục vụ điều hành và kiểm soát bay. Đầu tư mua sắm máy bay mới và hiện đại hóa đội bay, đủ sức cạnh tranh với thị trường hàng không khu vực [...]... xuất việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho logistics - Nghiên cứu và đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics - Xét và cấp giấy phép cho người kinh doanh logistics - Giúp đỡ và hỗ trợ việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 4- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Mở các bộ môn và khao logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại... Trung Quốc đã đưa logistics và một trong những kế hoạch 5 năm của mình và xây dựng chiến lược phát triển logistics dưới sự quản lý của Bộ thương mại và Bộ giao thông vận tải Để phát triển logistics một cách hiệu quả, phải có một cơ quan chuyên trách của chính phủ quản lý vấn đề này Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm: - Hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển logistics Việt Nam trong thời... hoạt động ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam hiên nay và trên thế giới cho sinh viên Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này KẾT LUẬN Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Điều này đã mở ra cơ hội mới và cũng đem đến những thách thức Trong nền kinh tế toàn cầu... phát triển mạnh mẽ đến như vậy Đây là một điều tất yếu nếu xem xét vấn đề theo quy luật cung cầu Khi các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất khẩu hàng đi thì việc đầu tiên họ nghĩ đến là một công ty Logistics có khả năng cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất Miếng bánh Logistics lại thuộc về các công ty nước ngoài do sự yếu kém của các công ty Logistcis Việt Nam Cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn chưa phát. .. nhà nước Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, việc tăng cường quản lý dịch vụ logistics của nhà nước là hết sức cần thiết, góp phần tích cực cho việc ứng dụng và phát triển logistics Thái Lan đã thành lập một ủy ban quốc gia về logistics bao gồm 4 tiểu ban giúp việc Singapore thông qua hiệp hội logistics thay cho hiệp hội giao nhận vận tải để quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. .. độ phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm Chính phủ cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại đủ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường sắt cũng như đường hàng không Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nếu thực hiện được điều này Không phải ngẫu nhiên mà trong 10 năm trở lại đây lĩnh vực Logistics Việt Nam. .. hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy Việt Nam là một cơ hội hấp dẫn để đầu tư kinh doanh, sản xuất Việt Nam có lợi thế gia nhân công rẻ, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.v.v Tuy nhiên để ngành Logistics. .. Việt Nam Cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn chưa phát triển nên chi phí vận tải luôn cao hơn so với các nước trong khu vực, một lý do đơn giản là khi hàng hóa từ Việt Nam xuất đi quốc tế phải qua cảng trung chuyển và sẽ bị mất thêm nhiều chi phí khác Một khi chúng ta có hệ thống cầu cảng, bến bãi hiện đại tầm cỡ trong khu vực thì chúng ta sẽ nâng cao đựoc khả năng cạnh tranh của mình và giảm bớt được thời... Xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt với các nhân viên giỏi chuyên môn Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kĩ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế Các công ty cần có chương... chúng ta có hệ thống cầu cảng, bến bãi hiện đại tầm cỡ trong khu vực thì chúng ta sẽ nâng cao đựoc khả năng cạnh tranh của mình và giảm bớt được thời gian và chi phí vận chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành Logistics . TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM I- Tiềm năng phát triển logisctics ở Việt Nam hiện nay. 1- Tiềm năng về vị trí. khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam 1-Thuận lợi trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay hội tụ các

Ngày đăng: 22/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan