Lý luận về các vấn đề môi trưòng

4 423 0
Lý luận về các vấn đề môi trưòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận về các vấn đề môi trưòng I. Các khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm môi trường Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người… 2. Ô nhiễm môi trường Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Nguyên nhân ô nhiễm môi trườngcác hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, dựa vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người và sinh vật, dựa vào các thang tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Ví dụ: Nồng độ bụi, CO 2 , SO 2 …vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị và khu công nghiệp, được gọi là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Tại Điều 92 luật bảo vệ môi trường 2005, có 3 cấp độ ô nhiễm môi trường là: • Ô nhiễm: Hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. • Ô nhiễm nghiêm trọng: Khi hàm lượng của 1 hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. • Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của 1 hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên. 3. Suy thoái môi trường Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng do sự gia tăng của khí CO 2 từ 0,028% vào năm 1850 lên 0,035% vào năm 1960 và các khí nhà kính khác như CH 4 , CFC… làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên 0,6 0 C trong vòng 100 năm qua và khoảng 1 0 C trong 50 năm tới . Sự thay đổi này đã và đang gây ra các biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai như lũ lụt, hạn hán và dâng cao mực nước biển. Tầng Ô zôn bị phá hủy: Tầng chứa khí ozon hay là tầng ozon ở độ cao 18 – 25 Km có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại trong bức xạ mặt trời, Khi tầng ozon bị suy giảm, lượng tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất gia tăng gây ra ung thư da, suy giảm miễn dịch ở người, giảm năng suất sinh học của động thực vật. Tháng 10- 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện ở tầng khí ozon Nam Cực xuất hiện một lỗ thủng bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học liên bang Đức phát hiện hiện tượng thủng tầng ozon ở vùng trời Bắc Cực. Hiện nay, trên nhiều thành phố lớn và vùng gần cực trái đất tồn tại lỗ thủng tầng ozon. Nguyên nhân chủ yếu gây a sự suy thoái và thủng tầng ozon là việc sử dụng khí CFC và các khí NO x . Sa mạc hóa đất đai: Do nhiều nguyên nhân như bạc mầu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất canh tác cho các mục đích phi nông nghiệp đang gia tăng. Hiện nay, có 14 triệu km 2 đất canh tác, vào đầu thế kỉ XXI theo dự báo: một phần ba diện tích này bị sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất. Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển…Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. Rừng đang bị suy giảm về số lượng và chất lượng: Hiện nay toàn thế giới có khoảng gần 3 tỷ ha rừng với lượng gỗ khoảng 300 tỷ m 3 . Hàng năm, khoảng 30 triệu ha rừng bị suy giảm do khai thác gỗ và các nguyên nhân khác. Nhiều khu rừng nhiệt đới đang bị khai thác và bị hủy diệt, trong đó có các khu rừng ở khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng là khai thác gỗ củi quá mức, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng các công trình công nghiệp và dân sinh và suy thoái môi trường. Số loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng: Tổng số các loài sinh vật đã biết là 30 triệu, so với khoảng 100 triệu loài có thể phát hiện trên trái đất. Hàng năm, trung bình có khoảng 30.000 loài bị diệt chủng. Đây là tổn thất rất lớn của con người. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm số lượng các chủng loài động thực vật là sự suy thoái chất lượng môi trường sống, mất nơi cư trú, khai thác, săn bắn quá mức và các nguyên nhân tự nhiên khác. 4. Sự cố môi trường Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Một số sự cố môi trường điển hình thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên là: Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường. Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm mỏ, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ. Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển, các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất. Trượt lở đất đá là một dạng biến đổi bề mặt trái đất. Tại đây một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt , bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Hiện tượng trượt lở đất thường xuyên xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kì mưa nhiều hàng năm. 5. Kiểm soát ô nhiễm môi trường Là tổng hợp các hoạt động của Nhà Nước, tổ chức, cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa, khống chế để ô nhiễm môi trường không xảy ra. Nói cách khác, kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình con người chủ động ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Còn nếu vì những lí do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. Chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà Nước mà còn là các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Biện pháp thực hiện: Không chỉ được thực hiện bằng các biện pháp mệnh lệnh – kiểm soát, bằng các công cụ hành chính mà còn được thực hiện đồng bộ bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường… trong đó yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càng được quan tâm, cân nhắc và lựa chọn. . Lý luận về các vấn đề môi trưòng I. Các khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm môi trường Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã. xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa, khống chế để ô nhiễm môi trường không xảy ra. Nói cách

Ngày đăng: 22/10/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan