Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp

11 553 0
Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những vấn đề bản về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Lợi nhuận và nguồn gốc lợi nhuận Khái niệm và nội dung bản của lợi nhuận 1.1.1.Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp Từ trước đến nay rất nhiều quan điểm về lợi nhuận nhưng ta thể đưa ra khái niệm về lợi nhuận một cách tổng quát như sau: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó.Đây là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng Chi phí Tổng doanh thu được hình thành từ các nguồn: + Doanh thu từ hoạt động kinh doanh + Doanh thu từ hoạt động tài chính + Doanh thu từ hoạt động bất thường Doanh thu ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp,nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí,thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau,doanh thu cũng khác nhau. Đối với các sở sản xuất,khai thác chế biến …thì doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm,nửa thành phẩm,bao bì,nguyên vật liệu. Đối với ngành xây dựng : Doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao. Đối với ngành vận tải : Doanh thu là tiền cước phí Đối với ngành thương nghiệp,ăn uống : Doanh thu là tiền bán hàng. Đối với hoạt động đại lý,uỷ thác : Doanh thu là tiền hoa hồng. Đối với ngành kinh doanh dịch vụ : Doanh thu là tiền bán hàng,dịch vụ Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ : Doanh thu là tiền lãi. Đối với hoạt động bảo hiểm : Doanh thu là phí bảo hiểm. Đối với hoạt động cho thuê : Doanh thu là tiền thuê. Đối với hoạt động biểu diễn văn hoá,văn nghệ, thể dục thể thao : Doanh thu là tiền bán vé. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.Vì vậy,doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện.Tổng chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.Chi phí trực tiếp đối với doanh nghiệp sản xuất,chế biến như các loại chi phí sản xuất sản phẩm(nguyên nhiên vật liệu,chi phí nhân công trực tiếp),đối với doanh nghiệp thương mại đó là giá vốn hàng bán.Chi phí gián tiếp bao gồm các loại chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp… Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận hay không và tỷ lệ của lợi nhuận đó trên các chỉ tiêu doanh thu,vốn chủ sở hữu hay tài sản hợp lý hay không.Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp,là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất.Trên phạm vi xã hội,lợi nhuận là nguồn để thực hiện tái sản xuất xã hội. Tóm lại,phấn đấu tăng lợi nhuận là một đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh,là một trong số mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. 1.1.2.Nội dung bản của lợi nhuận Lợi nhuận = LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh + LN từ hoạt động tài chính + LN từ hoạt động bất thường Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh.Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính như hoạt động cho vay hay đầu tư bất dộng sản,chứng khoán của một doanh nghiệp sản xuất hàng hoá. Lợi nhuận từ hoạt động bất thừờng là chênh lệc giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thừờng của doanh nghiệp ví dụ như hoạt động thanh lý tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.Nguồn gốc của lợi nhuận Các Mác chỉ ra rằng trong chủ nghĩa tư bản,nhà tư bản bỏ ra tư bản khả biến để mua sức lao động của công nhân về sử dụng.Thời gian lao động của công nhân được chia làm hai bộ phận là thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư.Trong đó,thời gian lao động tất yếu tạo ra sản phẩm tất yếu,thời gian lao động thặng dư tạo ra sản phẩm thặng dư.Giá trị thặng dư là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư. Nhà tư bản bỏ ra chi phí tư liệu lao động,chi phí đối tượng lao động và chi phí về tiền lương gọi là chi phí sản xuất.Sau khi tiêu thụ hàng hoá,thu tiền về so sánh với chi phí bỏ ra thì thấy dôi ra một phần lớn hơn chi phí sản xuất,phần đó gọi là lợi nhuận. (C+V+M)-(C+V) = m C: chi phí tiêu hao tư liệu sản xuất V: chi phí tiền công C+V+M : giá trị hàng hoá m : giá trị thặng dư Xét về mặt bản chất thì lợi nhuận mà nhà tư bản thu được cũng chính là giá trị thặng dư.Vì vậy,Mac đã gọi lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư hay là giá trị của sản phẩm thặng dư do thời gian lao động thặng dư tạo ra. 2.Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng trong lập kế hoạch lợi nhuận và lập báo cáo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp,được xác định bằng hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp xác định lợi nhuận theo các bước trung gian. 2.1.1.Phương pháp trực tiếp LNDN = LNsxkd+ LNhđtc + LNhđbt Trong đó: LNsxkd = Doanh thu thuần –(Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) Giá vốn hàng bán : Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ, còn đối với doanh nghiệp thương mại thì giá vốn chính là giá mua của hàng hoá bán ra. Chi phí bán hàng : gồm tất cả các loại chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ như tiền lương,các khoản phụ cấp cho nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển,đóng gói,quảng cáo,bảo hành… Chi phí quản lý doanh nghiệp : là chi phí cho bộ máy điều hành và quản lý doanh nghiệp như tiền lương trả cho Hội đồng quản trị,khấu hao tài sản cố định phục vụ cho mục đích quản lý. LNhđtc = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính- Thuế gián thu (nếu có) Hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động như tham gia liên doanh,liên kết,.mua bán chứng khoán,cho vay vốn,bán ngoại tệ,… LNhđbt = Doanh thu bất thường – Chi phí bất thường Các hoạt động thanh lý, nhượng bán,thu hồi các khoản nợ khó đòi đều được đưa vào các hoạt động bất thường. Trờn c s tớnh c li nhun trc thu ta xỏc nh c li nhun sau thu hay li nhun rũng ca doanh nghip bng cỏch ly li nhun trc thu tr i s thu phi np vi mc thu theo quy nh ca Lut thu thu nhp doanh nghip. Cỏch xỏc nh ny d tớnh toỏn,d tip cn,cú tớnh chớnh xỏc cao nờn c ỏp dng rng rói ti cỏc doanh nghip. 2.1.2.Phng phỏp xỏc nh li nhun theo cỏc bc trung gian õy l phng phỏp cú th xỏc nh li nhun bng cỏch tớnh dn li nhun qua tng khõu hot ng. Tổng doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ (Doanh thu của các nghiệp vụ kinh doanh) Doanh thu hoạt động khác Hoạt động tài chính Hoạt động bất thờng - Giảm giá - Hàng bị trả lại - Thuế gián thu v.v. Doanh thu thuần Lợi nhuận hoạt động khác Chi phí hoạt động khác Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận trớc thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Bng 2 : Mụ hỡnh xỏc nh li nhun qua cỏc bc trung gian Vit Nam Da vo ú ngi qun lý thy c quỏ trỡnh hỡnh thnh li nhun v tỏc ng ca tng khõu hot ng hay cỏc yu t ca nn kinh t n kt qu hot ng kinh doanh cui cựng ca doanh nghip l li nhun sau thu. 2.2.Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ li nhun ca doanh nghip ỏnh giỏ cht lng hot ng ca cỏc doanh nghip, ngi ta phi kt hp ch tiờu li nhun vi cỏc ch tiờu v t sut li nhun nh t sut li nhuận trên doanh thu,tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,tỷ suất lợi nhuận trên tài sản v.v… 2.2.1.Chỉ tiêu tuyệt đối Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập DN Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Lợi nhuận sau thuế ( thu nhập sau thuế của doanh nghiệp) là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế Thu nhập doanh nghiệp= Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế thu nhập DN Với xu hướng hiện nay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ngày cần được giảm.Theo quy định hiện hành thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp ( Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2008 ) Về nguyên tắc,lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng một phần để chia lãi phần cổ phần,phần còn lại là lợi nhuận không chia.Tỷ lệ phần lợi nhuận chia lãi và lợi nhuận không chia tuỳ thuộc vào chính sách của Nhà nước hay chính sách cổ tức,cổ phần của đại hội đồng cổ đông ở mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam,lợi nhuận sau thuế,sau khi nộp phạt và các khoản khác nếu có,được trích lập các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển,quỹ dự phòng tài chính,quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm,quỹ khen thưởng và phúc lợi. 2.2.2.Chỉ tiêu tương đối Chỉ tiêu (%) Cách tính Ý nghĩa Tiêu chuẩn đánh giá Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (LNST/ Doanh thu) x 100 Cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh.Ngành ăn uống,dịch vụ… đạt chỉ số này cao,ngành kinh doanh vàng bạc ngoại tệ tỷ số này thấp.Do đó,để đánh giá chính xác cần so sánh với tỷ số bình quân ngành. ROA (LNST/ bình quân TTS) x 100 Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản.Cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm ngành,vì vậy cần so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành. ROE (LNST/ bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông) x 100 Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.Cho biết bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ và quy mô,mức dộ rủi ro ngành,vì vậy cần so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành. Tỷ số LN trên giá thành sản xuất (LNST/ GTSX) x 100 Phản ánh hiệu quả kinh tế các chi phí đã bỏ ra. Bảng 1 : Một số chỉ tiêu tương đối đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Bởi lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan,khách quan. 2.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu • Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi khối lượng hàng hoá bán ra tăng lên sẽ làm tăng doanh thu,do đó lợi nhuận tăng lên và ngược lại.Để đạt được kết quả tốt về số lượng hàng hoá tiêu thụ doanh nghiệp cần lựa chọn mặt hàng phù hợp,có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với khả năng về tài chính,nhân lực,công nghệ của doanh nghiệp. • Giá bán sản phẩm Nếu theo quy luật cung cầu thì khi giá bán tăng khối lượng hàng hoá bán ra sẽ giảm và thể làm giảm doanh thu dẫn đến giảm lợi nhuận.Nhưng nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi giá bán tăng sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại.Giá bán thông thường được xác định phải thỏa mãn các điều kiện: - Giá bán phải bù đắp được giá thành toàn bộ và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Giá bán phải được thị trường chấp nhận,tức là được người tiêu dùng chấp nhận mua hàng với giá đó. Để được giá bán đáp ứng các yêu cầu trên thì doanh nghiệp cần phấn đấu tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm,đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. • Quy mô doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp được nhắc đến ở đây cụ thể là quy mô về vốn.Trên thị trường doanh nghiệp nào lợi thế về vốn thì khả năng phát triển và đứng vững sẽ cao hơn,mặc dù vậy điều này còn tuỳ thuộc vào việc sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn đó. • Xu hướng phát triển ngành nghề của doanh nghiệp trong tương lai Để giảm rủi ro và tăng lợi nhuận doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.Về bản,nếu mặt hàng giá cao chiếm tỷ trọng cao hơn trong hàng hoá được tiêu thụ thì doanh thu sẽ cao hơn.Nhưng trong quá trình kinh doanh,doanh nghiệp thể thay đổi cấu mặt hàng để phù hợp với mục tiêu phát triển ngành nghề dẫn đếấnự thay đổi doanh thu,lợi nhuận. • Trình độ quản lý của doanh nghiệp Con người luôn đóng vai trò trung tâm và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với các cấp quản lý,những người quyền đưa ra quyết định cuối cùng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp thì trình độ chuyên môn quản lý của họ càng ý nghĩa quan trọng.Người quản lý tốt phải biết dung hoà lợi ích giữa các thành viên trong doanh nghiệp,biết khai thác và phát huy ưu điểm năng lực của nhân viên trong hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ trong quá trình đưa ra quyết định. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khâu như định hướng,xây dựng,phát triển phương án kinh doanh,kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.Các khâu này nếu được thực hiện tốt sẽ làm tăng sản lượng thành phẩm và hàng hoá tiêu thụ,tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 2.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí • Các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào bao gồm đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, nguyên nhiên vật liệu,nhân công. Nếu giá thành các yếu tố đầu vào thấp thì sẽ làm giảm chi phí sản xuất vì thế làm giảm giá thành sản phẩm dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. • Năng lực quản lý của doanh nghiệp Như đã nói ở trên,công tác quản lý đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Công tác này nếu được thực hiện tốt không những làm tăng doanh thu mà còn làm giảm giá thành sản phẩm.Quá trình này thể khắc phục bằng ý chí chủ quan của nhà quản lý. • Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Doanh nghiệp là một bộ phận của một quốc gia, bởi vậy hoạt động kinh doanh của nó không những chịu ảnh hưởng của quy luật thị trường mà còn phụ thuộc một phần vào các chính sách vĩ mô của Nhà nước.Khi chính sách tiền tệ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tiền vay ảnh hưởng trực tiếp đen việc vay vay vốn và cấu vốn của doanh nghiệp.Khi chính sách tài khoá thay đổi tức mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. • Sự tiến bộ về khoa học công nghệ Sự tiến bộ về khoa học công nghệ sẽ tác động tích cực nâng cao năng suất lao động,tăng sản lượng,tiết kiệm chi phí,giảm giá thành sản phẩm.Để đưa khoa học công nghệ vào quá trình kinh doanh thể ban đầu phải bỏ ra một lượng vốn lớn,bởi vậy cần kế hoạch sử dụng một cách hợp lý hiệu quả công nghệ đã đư vào để đạt được mục đích như mong muốn. 3.Một số giải pháp tài chính nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Để đạt mục tiêu tăng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thực hiện tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc đồng thời cả hai.Dựa vào việc phân tích các nhan tos ảnh hưởng đến lợi nhuận ở trên thể đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau: 3.1.Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp Để một phương án phù hợp và khả thi doanh nghiệp cần thực hiện trình tự các bước sau: -Xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường,điểm yếu,điểm mạnh của doanh nghiệp,thuận lợi và khó khăn khi gia nhập thị trường. -Xác định các mối quan hệ với khách hàng,đối thủ cạnh tranh,nhà cung ứng đầu vào,nhà phân phối đầu ra và Nhà nước. -Tiến hành nghiên cứu thị trường từ đó lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp,khả năng sinh lời và tính cạnh tranh hiện tại của chúng trên thị trường. -Lựa chọn công nghệ để sản xuất và tiêu thụ mặt hàng đó sao cho phù hợp với quy môvề vốn và khả năng nâng cấp công nghệ. -Đưa ra mô hình tổ chức quản lý hợp lý,lường trước được các rủi ro và vạch ra các biện pháp đề phòng hoặc giảm thiểu tổn thất do chúng gây ra. -Đưa phương án kinh doanh vào thực tiễn. 3.2.Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả Huy động vốn tự kết hợp với vốn vay hình thành cấu vốn hợp lý, đồng thời mở rộng quy mô về vốn để tăng vị thế của doanh nghiệp,tăng tính cạnh tranh trên thị trường.Khi huy động vốn vay bên ngoài cần tính toán kỹ lưỡng sao cho chi phí sử dụng vốn thể gánh chịu được. Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,trước khi đầu tư vào bất cứ dự án nào cần lường trước được những rủi ro,lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro càng lớn,để vốn đầu tư sinh lời cần tầm nhìn chiến lược lâu dài.Đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động,nhanh chóng tháo gỡ những ứ đọng về sản xuất,tiêu thụ,thanh toán. [...]... trưởng chung của doanh nghịêp .Lợi nhuận cao tạo điều kiện cho tích luỹ nhiều hơn, từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh ,lợi nhuận theo đó tăng và lại tạo điều kiện cho tích luỹ Tuy nhiều phương pháp để tăng lợi nhuận công ty nhưng mỗi giải pháp muốn thực hiện được còn tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi doanh nghiệp mà áp dụng cho hiệu quả Nếu áp đặt cứng nhắc sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp và... tiềm lực về vốn của doanh nghiệp, đồng thời,thực hiện công tác đào tạo hướng dẫn thực hành cho công nhân sản xuất,nhân viên dịch vụ,nhân viên quản lý 3.4.Phân phối lợi nhuận hợp lý Thực chất của phân phối lợi nhuận là giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ,dự phòng và tiêu dùng,vừa đảm bảo phát triển kinh doanh, vừa thoả mãn nhu cầu phúc lợi, khen thưởng người lao động sản xuất,quản lý trong doanh nghiệp, thúc . Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Lợi nhuận và nguồn gốc lợi nhuận Khái niệm và nội dung cơ bản của lợi. nhập doanh nghiệp bằng 25% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp ( Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2008 ) Về nguyên tắc ,lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Ngày đăng: 22/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan