THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

17 1.7K 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI THỜI GIAN QUA 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI 2.1.1. Giai đoạn 1986-1990: Thời kỳ mở rộng và phát triển dịch vụ Trong giai đoạn đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước (1986-1990), hoạt động dịch vụ, cả phía cung và cầu, ở Nội bắt đầu phát triển. Một số dịch vụ đã phát triển trong cơ chế kinh tế cũ, phục vụ trực tiếp cho sản xuất được phát triển với tốc độ khá cao, đó là dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải. Kết quả là, tỷ trọng giá trị dịch vụ thương mại và dịch vụ vận tải chiếm tới hơn 50% trong tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ Nội. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu phát triển, chủng loại dịch vụ còn khá sài, tốc độ tăng trưởng còn thấp, quy mô các ngành, tiểu ngành dịch vụ còn nhỏ, lẻ. Cụ thể, một số loại hình dịch vụ hạ tầng cơ sở cho phát triển kinh tế – xã hội như dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ tài chính -ngân hàng, dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ khoa học – công nghệ, . tôc độ phát triển chưa cao, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Chủng loại các tiểu ngành dịch vụ trong từng ngành chưa đa dạng, còn khai. Trong ngành bưu chính – viễn thông, chỉ có dịch vụ điện thoại cố định bắt đầu phát triển với tỷ lệ 1.000 người/1 máy điện thoại, các dịch vụ chỉ mới xuất hiện nhưng chưa phát triển như dịch vụ Internet, chuyển phát nhanh, điện thoại di động, . Trong ngành tài chính - ngân hàng chủ yếu vẫn diễn ra các hoạt động huy động và phân bổ vốn thông qua hệ thống ngân hàng, các loại hình dịch vụ khác như bảo hiểm, dịch vụ cho thuê tài chính, kế toán, kiểm toán .chưa đáng kể. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn thấp, giá cả dịch vụ tương đối cao. Hạ tầng cơ sở cho hoạt động dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do đó chất lượng thấp. Trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ lao động tham gia sản xuất và cung ứng dịch vụ còn mang nặng thói quen từ thời kỳ bao cấp với cơ chế “xin- cho”. Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn là nhà sản xuất và cung cấp phần lớn dịch vụ cho xã hội, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân và nước ngoài trong hoạt động dịch vụ. Giá trị dịch vụ cung cấp từ khu vực nhà nước trong tổng giá trị dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, tới 53,8%. 2.1.2 Giai đoạn 1991-2006: Thời kỳ phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ trên địa bàn Nội Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của khu vực dịch vụ Nội đạt khá cao, ổn định và giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Nếu như tốc độ tăng trưởng dịch vụ Nội giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 8,5%/năm thì sang giai đoạn 2001- 2005 đã đạt tới trên 9,1%/năm và làm cho tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1996- 2005 đạt tới 8,7%/năm. Bảng 2.1: Tăng trưởng dịch vụ và tăng trưởng GDP của Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng 1995 2000 2005 Tăng bình quân năm (%) 1996- 2000 2001- 2005 1996- 2005 Tổng GDP Nội 12.021 19.999 34.073 10,70 11,10 10,80 Dịch vụ 7.674 11.517 19.812 8,50 9,10 8,70 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP 0,64 0,58 0,58 0,61 0,56 0,59 Tăng DV/Tổng số (lần) 0,79 0,82 0,80 Nguồn: Niên giám thống kê 2005. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực dịch vụ Nội đã ngày càng nâng cao vị thế dịch vụ Nội với cả nước, làm tăng mức đóng góp giá trị dịch vụ Nội vào tổng giá trị dịch vụ của cả nước. Nếu như năm 1995 giá trị khu vực dịch vụ Nội chỉ chiếm 8,9% trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước thì đến năm 2000 tỷ trọng này đã tăng lên 10,3% và đạt 12,6% năm 2005. Vai trò là một trung tâm dịch vụ của Nội đối với cả nước ngày càng được khẳng định thông qua tỷ trọng giá trị của một số ngành dịch vụ khá cao trong tổng thể giá trị dịch vụ của cả nước. Tỷ trọng giá trị dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc trong tổng giá trị dịch vụ cả nước chiếm đến 24,5% năm 1995 đã tăng lên 34,1% năm 2005; dịch vụ văn hoá - thể thao chiếm đến 22,3% năm 1995 tăng lên 29,9% năm 2005; dịch vụ hoạt động khoa học công nghệ chiếm đến 20,1% năm 2005; đặc biệt tỷ trọng dịch vụ tài chính ngân hàng chiếm có 7,7% năm 1995 đã tăng khá nhanh đạt 16,6% năm 2005. Biểu 2.2: Tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ của Nội với cả nước Đơn vị tính: % 1995 2000 2005 Tổng số 8,9 10,3 12,6 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 5,6 6,9 7,8 Khách sạn và nhà hàng 7,9 7,6 7,9 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 24,5 27,3 34,1 Tài chính, tín dụng 7,7 15,0 16,6 Hoạt động khoa học, công nghệ 28,1 22,8 20,1 Hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn 6,4 10,0 10,0 Quản lý Nhà nước, an ninh, quốc phòng 4,5 4,7 4,4 Giáo dục và đào tạo 10,0 9,6 11,7 Y tế và cứu trợ xã hội 9,9 10,0 8,8 Hoạt động văn hoá và thể thao 22,3 22,7 29,9 Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội . 22,3 22,8 Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng 3,1 2,9 3,0 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 9,2 7,9 7,6 Hoạt động của các tổ chức quốc tế - - - Nguồn: Niên giám thống kê 2005. Với vị thế là thủ đô, một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, xu thế nâng cao vị thế phát triển dịch vụ và tăng giá trị đóng góp dịch vụ của Nội đối với cả nước sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo. Theo một số dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tỷ trọng giá trị lĩnh vực dịch vụ Nội phải chiếm từ 20% đến 25% trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước mới tương xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ Đô, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ đã đạt được tốc độ tăng khá nhanh và ổn định tuy nhiên vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP nói chung và của khu vực công nghiệp nói riêng. Hơn nữa, một số dịch vụ Nội có lợi thế thì tốc độ phát triển còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước còn nhỏ như dịch vụ hoạt động khoa học và công nghệ. Đặc biệt, tỷ trọng dịch vụ các hoạt động khoa học công nghệ lại có xu hướng giảm, đạt 28,1% năm 1995 giảm xuống còn 20,1% năm 2005. Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ của Nội Đơn vị tính: % 1995 2000 2005 Tổng các ngành dịch vụ 100 100 100 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 22,33 24,57 24,01 Khách sạn, nhà hàng 7,39 7,08 6,80 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 28,19 26,32 30,00 Tài chính, tín dụng 3,78 6,37 6,04 Hoạt động khoa học và công nghệ 4,22 3,18 3,01 Hoạt động liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 8,67 10,24 8,49 Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng 3,94 3,28 2,91 Giáo dục và đào tạo 8,84 8,46 8,97 Y tế và cứu trợ xã hội 3,85 3,57 3,27 Hoạt động văn hoá và thể thao 3,00 3,23 3,51 Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 2,56 0,81 0,69 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,57 1,54 1,37 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 0,55 0,44 0,32 Hoạt động của các tổ chức quốc tế 1,11 0,93 0,62 Nguồn: Niên giám thống kê 2005. Về quy mô và cơ cấu, số liệu Bảng 2.3 cho thấy, quy mô, tỷ trọng giá trị của từng ngành, tiểu ngành trong tổng thể lĩnh vực dịch vụ của Nội có sự chênh lệch khá lớn. Các ngành dịch vụ đã phát triển khá mạnh trong cơ chế kinh tế cũ vẫn tiếp tục mở rộng, do đó có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng giá trị cao. Cụ thể, dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tới 30% trong tổng giá trị dịch vụ năm 2005; dịch vụ thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ, chiếm 24,01%. Một số ngành dịch vụ có quy mô trung bình như dịch vụ hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, tư vấn chiếm tỷ trọng giá trị 8,49% năm 2005, tỷ trọng dịch vụ giáo dục - đào tạo chiếm 8,97% năm 2005. Đáng chú ý, một số ngành dịch vụ Nội có lợi thế phát triển nhưng quy mô còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng thể giá trị dịch vụ của Nội thấp như dịch vụ tài chính – ngân hàng (chỉ chiếm 6,04% năm 2005); dịch vụ hoạt động của các tổ chức quốc tế (chỉ chiếm 0,62% năm 2005); dịch vụ hoạt động văn hoá - thể thao (chỉ chiếm 3,51% năm 2005). Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, tiểu ngành dịch vụ của Nội, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ diễn ra theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ khai thác, sử dụng tối đa thế mạnh của Nội trong gần 10 năm qua diễn ra khá mạnh mẽ. Cụ thể, tỷ trọng giá trị dịch vụ thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ có sự thay đổi đáng kể, tăng từ 22,33% năm 1995 lên 24,01% năm 2005; dịch vụ tài chính, tín dụng tăng từ 3,78% năm 1995 lên 6,04% năm 2005. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch cơ cấu diễn ra ở một số ngành dịch vụ còn lại vẫn đang diễn ra chậm, có mức thay đổi trên (dưới) 2%/năm). Đặc biệt, tỷ trọng giá trị một số ngành dịch vụ trong tổng giá trị dịch vụ Nôi có xu hướng giảm như dịch vụ hoạt động quốc tế, dịch vụ hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng. Bảng 2.4: Quy mô và tốc độ tăng các phân ngành dịch vụ của Nội Đơn vị tính: tỷ đồng 1995 2000 2005 Tốc độ tăng trởng (%) 1996- 2000 2001- 2005 1996- 2005 Tổng các ngành dịch vụ 7674 11517 19812 8,5 11,0 9,6 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 1713 2830 4479 10,6 10,0 10,1 Khách sạn, nhà hàng 567 815 1268 7,5 10,9 8,8 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2163 3031 5596 7,0 11,0 8,5 Tài chính, tín dụng 290 733 1126 20,3 7,6 15,4 Hoạt động khoa học, công nghệ 323 365 562 2,5 6,8 4,1 Hoạt động liên quan đến KD tài sản, DV tư vấn 665 1179 1584 12,1 6,0 9,8 Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng 302 377 542 4,5 8,8 6,1 Giáo dục và đào tạo 678 974 1673 7,5 9,0 8,1 Y tế và cứu trợ xã hội 295 410 610 6,8 8,7 7,5 Hoạt động văn hoá, thể thao 230 372 655 10,1 11,4 10,6 Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 196 92 128 -13,9 7,8 -6,3 Hoạt động phục vụ cac nhân và cộng đồng 120 177 256 8,0 7,7 7,9 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 42 50 60 3,7 4,0 3,7 Hoạt động của các tổ chức quốc tế 84 107 115 4,8 2,1 3,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2005. Như vậy, các loại hình dịch vụ Nội đã và đang phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, tốc độ phát triển một số ngành dịch vụ Nội có lợi thế chưa cao, chưa xứng với tiềm năng, sự dịch chuyển cơ cấu dịch vụ theo hướng khai thác tối đa lợi thế của một thủ đô diễn ra chưa mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, có nhu cầu tiêu dùng lớn như dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn hỗ trợ sản xuất chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. 2.2. ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA NỘI 2.2.1. Ngành dịch vụ góp phần giải quyết việc làm của Thành phố Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trong tổng số lao động có xu hướng ngày càng tăng cũng là một tính quy luật hiện nay. Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canađa lĩnh vực dịch vụ luôn tạo ra việc làm cho khoảng 70-80% lực lượng lao động toàn xã hội. Nền kinh tế càng phát triển, lao động trong lĩnh vực dịch vụ càng gia tăng và dẫn đến xu hướng di chuyển lao động từ các lĩnh vực chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ. Tại các nước đang phát triển, lực lượng lao động tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhưng xu hướng di chuyển lao động sang ngành dịch vụ cũng đang trở nên ngày càng phổ biến. Đối với Việt Nam, ngành dịch vụ đang ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Số liệu năm 2000 cho thấy trong tổng số gần 38 triệu lao động của Việt Nam thì 65% làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, 10% làm việc trong các ngành công nghiệp và 25% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, việc mỗi năm Việt Nam tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động (chưa kể số lao động dôi ra và lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp) đã gây ra một sức ép rất lớn về việc làm đối với nền kinh tế. Dự báo ngành công nghiệp chỉ có thể thu hút được tối đa 0,7 triệu lao động mỗi năm, còn lại 0,9 triệu là do khu vực dịch vụ. Nhưng với tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ như hiện nay thì mỗi năm cũng chỉ thu hút thêm được 0,5 triệu lao động trong tổng số 0,9 triệu lao động. Rõ ràng, ngành dịch vụ của Việt Nam đang thực sự tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế quốc dân, nhưng so với sức ép việc làm hiện nay thì việc thu hút lao động của ngành dịch vụ như trên là chưa thoả đáng. H Ni l trung tõm dch v ln th hai c nc, sau thnh ph H Chớ Minh, nm 2003 cú t trng lao ng dch v trong tng s lao ng ton thnh ph l 49,3%%. Con s ny chng t rng, ngnh dch v H Ni ang úng gúp rt ln vo gii quyt vic lm ca thnh ph. hình 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các ngành dịch vụ năm 2003 36% 4% 5% 8% 12% 35% Không có chuyên môn kỹ thuật cấp/có chứng chỉ nghề Công nhân kỹ thuật không bằng Công nhân kỹ thuật có bằng Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học trở lên 2.2.2. Vai trũ ca ngnh dch v H Ni i vi s phỏt trin ca cỏc ngnh sn xut H Ni Ngy nay, vai trũ ca dch v trong tng trng ngy cng ln. Dch v t ch phỏt trin sau cụng nghip v nụng nghip ó chuyn thnh khu vc cựng phỏt trin ng thi vi cụng nghip v nụng nghip. Ngnh dch v khụng cũn n thun ch ph thuc vo ngnh sn xut m nú phỏt trin cú tớnh cht c lp, ụi khi i trc lm tin , to iu kin cỏc ngnh sn xut phỏt trin. Ngi ta ó thng kờ rng sn xut ra mt thnh phm cú giỏ tr 100 ng, 10 ng phi chi cho dch v vn ti, 10 ng cho dch v vin thụng, 10 ng cho dch v qung cỏo, 30 ng cho cỏc dch v liờn quan ti sn xut, ch cú 20 ng cho nguyờn vt liu v cũn li l cỏc chi phớ khỏc nh tin lng, qun lý v.v. Nh vy, cỏc ngnh sn xut ngy cng cn n nhiu dch v hn. i vi Vit Nam núi chung v H Ni núi riờng, ngnh dch v ó cú h tr rt c lc cho s phỏt trin kinh t, nhưng mức độ hỗ trợ còn chưa được như mong muốn và đôi khi còn cản trở, làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất. Các điều tra đã chỉ ra rằng nhiều ngành dịch vụ đang là nguyên nhân làm cho các ngành sản xuất kém tính cạnh tranh. Các chi phí cao về dịch vụ vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển), viễn thông, phí và lệ phí hải quản, hàng hải, hàng không, kho bãi có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất và sức cạnh tranh đặc biệt là các sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu như: phân bón; sản phẩm nhựa; sản phẩm dệt - may; giầy, dép; hàng tiêu dùng cao cấp, . Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể là cước viễn thông quốc tế của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực từ 30-50% (so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipine và Singapore), chi phí vận tải cao hơn từ 10-30% (so với Malaysia, Indonesia, và Singapore) . 2.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội trong thời gian tới Mặc dù cả 3 lĩnh vực kinh tế của Nội (công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp) có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, tuy nhiên tỷ trọng giá trị công nghiệp trong tổng GDP của Nội liên tục tăng trong khi giá trị dịch vụ và nông nghiệp liên tục giảm. Nói cách khác, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội đang diễn ra theo hướng: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Bước sang giai đoạn đổi mới, công nghiệp Nội phát triển theo hướng mở rộng, đó là do mật độ đầu tư tập trung cao ở một số ngành công nghiệp, đặc biệt là thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực công nghiệp. Sự mở rộng sản xuất đã thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đạt 14,5%/năm, có những ngành tăng trên 20%/năm. Hơn nữa, do sản phẩm công nghiệp mang tính vật thể nên có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất trong một thời gian và sau đó phân phối cho các thị trường khác nhau, trong khi các sản phẩm dịch vụ lại được tiêu dùng đồng thời với quá trình sản xuất, không lưu giữ được ở trong kho và không thể chờ đợi điều kiện thuận lợi rồi mới đưa vào thị trường tiêu thụ. Do đó không thể mở rộng quy mô, đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ trong một thời gian ngắn vì còn phụ thuộc rất lớn vào các kênh tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng ý nghĩa 1% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và ngành dịch vụ rất khác nhau về mặt chất lượng tăng trưởng. Trong giá trị tăng thêm của nhiều ngành công nghiệp, tỷ trọng của hao phí vật chất (lao động quá khứ) thường khá lớn, khoảng 50-60%, thậm chí có những ngành như may mặc đến trên 70%, trong khi đó các chỉ tiêu tương ứng đối với các ngành dịch vụ lại thường chỉ 30-40%, có khi còn thấp hơn nhiều. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật vồn có này vừa phản ánh chất lượng tăng trưởng khác nhau đối với các con số thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm của các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, mặc dầu có xu hướng giảm sút cả về tỷ trọng nhưng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ khá cao và ổn định dẫn đến tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị GDP của Nội. Cơ cấu dịch vụ phát triển từng bước hợp lý hơn theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ có tính hạ tầng cơ sở như giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính - ngân hàng, bưu chính – viễn thông, du lịch; và các dịch vụ Nội có lợi thế như dịch vụ hội nghị, hội thảo quốc tế. Kết hợp với các yếu tố khác như: Một là, nền kinh tế Nội đang hướng nhanh tới nền kinh tế tri thức bằng việc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi dịch vụ phải phát triển đồng bộ tạo thành một hệ thống tổng thể đáp ứng như cầu sản xuất hiện đại và đời sống xã hội; Hai là, các thị trường dịch vụ của Nội như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, lao động, bảo hiểm, khoa học công nghệ, thông tin- tư vấn, dịch vụ đô thị chất lượng cao, . đã hình thành và đang phát triển tương đối mạnh; Ba là, Nộimột thị trường tiêu thụ dịch vụ lớn với đông người có trình độ văn hoá và thu nhập cao. Hơn nữa, Nội còn có vai trò là một trung tâm dịch vụ phía Bắc; Bốn là, trong quá trình thúc đẩy xã hội hoá trong hoạt động dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ Nội sẽ thu hút được vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài, có thể kết [...]... thích sự phát triển chính lĩnh vực dịch vụ Điều đáng lưu ý là, một số ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội có lợi thế phát triển như dịch vụ tư vấn sản xuất kinh doanh, dịch vụ hội thảo, hội nghị, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch tốc độ tăng trưởng còn thấp, thậm chí còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của lĩnh vực dịch vụ, chưa đóng vai trò dẫn dắt các ngành, tiểu ngành dịch vụ khác phát triển -... các ngành dịch vụ Nội có lợi thế phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ này cho phép Nội nâng cao hiệu quả trong đầu tư sản xuất và cung ứng dịch vụ, từng bước đưa Nội trở thành trung tâm kinh tế – chính chị – giao dịch lớn của cả nước - Chất lượng các ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội ngày càng được nâng cao theo hướng văn minh của các nước trong khu vực và trên. .. đưa hoạt động dịch vụ thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ; xuất hiện một số loại hình dịch vụ mới Chủng loại dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội - Cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội đang từng bước chuyển dịch hợp lý Đó là sự phát triển của ngành dịch vụ hạ tầng cơ sở, các ngành dịch vụ có giá trị... của các ngành, tiểu ngành dịch vụ đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, chất lượng và trình độ sản xuất và cung ứng dịch vụ - Cơ cấu ngành, tiểu ngành trong lĩnh vực dịch vụ còn chưa hợp lý; xu hướng chuyển dịch tới một cơ cấu các ngành dịch vụ hợp lý, phát triển bền vững còn chậm Các ngành, tiểu ngành dịch vụ có tính hạ tầng cơ sở như dịch vụ tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, dịch vụ khoa... các ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội còn nhỏ, còn manh mún Nội chưa phát triển một hệ thống đồng bộ các thị trường dịch vụ như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, Đặc biệt, quy mô một số ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội có lợi thế sản xuất để xuất khẩu tại chỗ cho các địa phương cả nước và quốc tế còn nhỏ Sự kém đa dạng về chủng loại và phát triển. .. dài hạn đó là: Dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 2.3.1 Đánh giá chung về những thành tựu, kết quả đã đạt được và nguyên nhân của chúng trong phát triển dịch vụ Nội 2.3.1.1 Những thành tựu, kết quả đã đạt được - Sự phát triển bước đầu ngành dịch vụ Thủ đô với chủng loại dịch vụ ngày càng... và điều tiết của nhà nước chưa dài nên sự phát triển các ngành, tiểu ngành dịch vụ Nội không thể tránh khỏi sự phát triển manh mún, quy mô nhỏ trong khi sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Nội cũng cần một thời gian - Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ở Nội, đặc biệt là trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mới chỉ trú trọng đến phát triển lĩnh vực công... chưa mạnh mẽ Chất lượng dịch vụ chưa cao trong khi giá cao và với xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ làm giảm sức cạnh tranh dịch vụ của Hà Nội, gây ra nguy cơ có thể mất thị trường dịch vụ ngay trên địa bàn Nội - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật để sản xuất và cung ứng dịch vụ còn chưa phát triển đồng bộ, ở mức trung bình và kém Nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng cơ sở phát triển dịch vụ không những thiếu... lan, hiệu quả thấp Hơn nữa, sự phối hợp trong quy hoạch, đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển dịch vụ giữa Trung ương với Nội, giữa Nội với các địa phương chưa đạt hiệu quả cao đã gây ra những sự chống chéo, lãng phí trong đầu tư Cơ cấu đầu tư cho từng ngành dịch vụ chưa hợp lý, một số ngành dịch vụ Nội có lợi thế phát triển thì lại được đầu tư ít trong khi những ngành khác không có lợi thế lại... đời sống xã hội, khai thác hiệu quả những lợi thế của Thủ đô để từ đó đầu tư nguồn lực phát triển đi trước một bước, tạo nền tảng, cơ sở cho sự phát triển toàn bộ lĩnh vực dịch vụ - Công tác quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội ở Nội ngày càng hoàn thiện Điều này đã tạo ra sự phối hợp phát triển nhịp nhàng giữa các ngành, tiểu ngành dịch vụ; sự phối hợp hiệu quả giữa Trung ương với Nội; . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG 20. vậy, các loại hình dịch vụ ở Hà Nội đã và đang phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, tốc độ phát triển một số ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế chưa

Ngày đăng: 22/10/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.4: Quy mụ và tốc độ tăng cỏc phõn ngành dịch vụ của Hà Nội - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

Bảng 2.4.

Quy mụ và tốc độ tăng cỏc phõn ngành dịch vụ của Hà Nội Xem tại trang 6 của tài liệu.
hình 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các ngành dịch vụ năm 2003  - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

hình 2.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các ngành dịch vụ năm 2003 Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan