Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007-2008

27 612 0
Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007 – 2010. 3.1. Phương hướng hoạt động và mục tiêu kinh doanh. 3.1.1 Phương hướng hoạt động. Ngày nay, đi du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đi du lịch để tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa, để mở mang hiểu biết, để khám phá, để thu giãn, nghỉ ngơi hoặc thậm chí là để chữa bệnh. Việt nam nằm trong khu vực được đánh giá sự phát triển năng động nhất cả về kinh tế và uy tín chính trị. Hơn nữa việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế - xã hội uy tín trên thế giới góp phần quảng bá rộng rãi hơn về hình ảnh, con người, đất nước Việt Nam. Hòa với sự phát triển của các công ty lữ hành trên cả nước, công ty ASIA SUN TRAVEL trực tiếp tham gia vào thị trường du lịch với sứ mệnh là tạo nên phong cách du lịch mới, xây dựng thương hiệu, phấn đấu trở thành một trong những công ty lữ hành uy tín trong nước và trên thị trường thế giới. Từng bước xâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị phần, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung, đồng thời đem lại lợi nhuận, sự phồn thịnh cho công ty. Các chiến lược mà công ty đề ra là: + Kiện toàn bộ máy tổ chức, nhất là hoàn thiện cấu tổ chức và nhân sự của bộ phận Marketing. kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn những nhân viên năng lực vào công tác trong công ty. + Nâng cao các chương trình, dịch vụ du lịch để tạo uy tín và thương hiệu vững chắc, đẩy mạnh xúc tiến nghiên cứu (thị trường) để tạo ra những Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp chương trình độc đáo hấp dẫn, đẩy mạnh hoạt động Marketing, kích thích tiêu thụ sản phẩm. + Duy trì và củng cố các thị trường truyền thống của công ty nhất là thị trường Outbound đang là thế mạnh, từng bước phát triển vào thị trường lữ hành quốc tế (Inbound) với thị trường mục tiêu là khách Nhật, Mỹ, EU. + Thiết lập và hoàn thiện thêm các kênh phân phối, tăng cường quản lý kênh để đạt hiệu quả. Duy trì, mở rộng và siết chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp (nhằm giảm giá, tăng thêm lựa chọn…). 3.1.2 Mục tiêu của công ty Dựa vào kết quả của việc quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh trong những năm qua, công ty đã đề ra những mục tiêu của mình trong những năm tiếp theo phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh doanh cũng như tiềm lực của công ty. Sau đây chúng ta xem xét một số chỉ tiêu mà công ty đặt ra trong năm 2007 * Đối với phòng Outbound: - Đối tượng khách: + Tiếp tục khai thác nguồn khách quen trong thời gian qua. + Tăng cường khai thác thị trường khách lẻ. + Đẩy mạnh khai thác khách đi các nước Nhật, Lào, Campuchia. - Sản phẩm du lịch: + Đẩy mạnh các sản phẩm du lịch đã quảng bá và thế mạnh của công ty. + Xây dựng các tour mới. + Kết hợp các tour với hợi chợ, triển lãm. - Chỉ tiêu 2007 + Chỉ tiêu số lượng khách: 1.100 lượt khách + Chỉ tiêu doanh thu: 11 tỷ VND Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp + Chỉ tiêu lợi nhuận: 260 triệu VND * Đối với phòng Inbound: - Đối tượng khách: + Tiếp tục khai thác nguồn khách từ Thái Lan, Nhật Bản. + Tập trung khai thác nguồn khách là Việt Kiều và các đại sứ quán. + Đẩy mạnh khai thác ở thị trường mới là Hà Lan, Đức. + Đưa chương trình tiếp thị thai khác thị trường Trung Quốc, Mỹ. - Sản phẩm du lịch: tập trung vào các sản phẩm du lịch đã quảng cáo và thế mạnh của công ty như: + Du lịch sinh thái. + Du lịch hội thảo. + Du lịch theo các chủ đề. + Các chương trình nghỉ ngắn ngày. - Chỉ tiêu 2007 + Chỉ tiêu số lượng khách: 1.200 lượt khách + Chỉ tiêu doanh thu đặt ra năm 2007: 9,7 tỷ VND + Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2007: 200 triệu VND * Đối với phòng nội địa: - Đối tượng khách: + Duy trì và đẩy mạnh các thị trường khách là các đơn vị công ty cổ phần, văn phòng đại diện, khách đi theo gia đình, khách từ Sài Gòn ra. - Sản phẩm du lịch: + Tiếp tục bán các tour du xuân + Hoàn thiện các tour đã và xây dựng các tour mới + Triển khai các tour hè biển và Sa Pa, miền trung - Chỉ tiêu 2007 + Chỉ tiêu số lượng khách: 1.600 lượt khách Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp + Chỉ tiêu doanh thu: 4,2 tỷ VND + Chỉ tiêu lợi nhuận: 120 triệu VND (Nguồn: Báo cáo chiến lược của công ty năm 2007) 3.2 Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007 – 2010. 3.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh và SWOT 3.2.1.1. Các yếu tố luật pháp, chính trị Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, theo đánh giá của các tổ chức kinh tế và du lịch thế giới: Việt Nam là nước nền chính trị ổn định, thể chế chính trị tập trung (quyền lực), an toàn, hòa bình không chiến tranh. Nhận thức của các tầng lớp xã hội, nhất là trong giới lãnh đạo ở Việt Nam đã từng bước được nâng cao, từ chỗ chỉ coi du lịch là hoạt động xã hội đến chỗ coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng và hơn thế nữa du lịch còn được coi là nền kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản, nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ IX, X; trong Kết luận 179 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong thời kỳ mới; trong các nghị định, chỉ thị của Chính phủ; trong Chiến lược phát triển du lịch Quốc gia năm 2010, các chương trình hành động du lịch Quốc gia… Về phía thành phố Hà Nội điều này cũng được khẳng định trong các Nghị quyết của Hội nghị đảng bộ thành phố khóa 14, 15. Nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển góp phần đưa Việt Nam trở thành “điểm đến của thiên niên kỷ mới”, cùng với sự ổn định về chính trị thì hệ thống luật pháp cũng ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Bắt đầu từ việc ra đời của Luật Doanh nghiệp tháng 01/2000 đã cởi trói cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó du lịch là ngành sức hấp dẫn cao; kế đó việc Luật Du lịch được ban hành và hiệu lực đã Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp tạo môi trường thuận lợi trong quan hệ của các hãng lư hành với nhà cung cấp sản phẩm du lịch và giữa các hãng lữ hành với nhau, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần, các tổ chức, các cá nhân được phép kinh doanh lữ hành. Song song với nó, việc ra đời và hiệu lực, hoàn thiện của hàng loạt các Luật, Quy định khác như: Chính sách nới lỏng các giới hạn và xuất nhập cảnh, nới lỏng trong các đạo luật chống độc quyền, luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản, luật bảo hiểm, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật quảng cáo… đều những tác động đến sự phát triển của du lịch mà phần lớn là những tác động mang tính tích cực. Về mặt quốc tế, việc bình thường hóa, ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như việc Việt Nam được hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn của Hoa Kỳ hay Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế ngày càng nhiều hơn và vai trò lớn hơn cũng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói riêng. 3.2.1.2. Các yếu tố kinh tế Trong 5 năm vừa qua Việt Nam luôn đứng trong hàng ngũ những nước nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất nhì thế giới (với tốc độ trung bình trên 7,5%/năm). Nền kinh tế phát triển ổn định với cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện theo định hướng thị trường – xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm gia tăng thu nhập của người dân kéo theo nhu cầu nghỉ ngơi giải trí… dẫn tới yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Hệ thống ngân hàng và các công cụ thanh toán ngày càng hoàn thiện cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế mới mở cửa còn nhiều lạc hậu, nhất là sở hạ tầng, giao thông chưa được đồng bộ cũng là một trở ngại trong phát triển du lịch. Ngoài ra xu hướng tiết kiệm gia tăng cộng với sự gia tăng của lạm phát, sự chưa hoàn thiện trong Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp các chính sách sở hữu, thuế, thu nhập… cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. 3.2.1.3. Các yếu tố văn hóa, dân số, xã hội Việt Nam một nền văn hóa phát triển (Việt Nam thuộc 1 trong 33 nền văn hóa lớn thế giới), đậm đà băn sắc dân tộc; con người Việt Nam thân thiện, cởi mở, mến khách, dễ hòa đồng… là một trong những điểm rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Văn hóa, xã hội không chỉ là môi trường mà còn là tài nguyên trong du lịch. Hiện nay, Việt Nam đã 7 tài nguyên được UNESCO xếp hạng vào danh mục các danh mục di sản văn hóa, cùng với các công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo, Việt Nam còn sở hữu rất nhiều lễ hội cổ truyền của các dân tộc rất giá trị đối với sự phát triển của du lịch. Với dân số đông, Việt Nam một thị trường lao động hết sức rộng lớn đang chờ được khai thác, hơn nữa đây là thị trường chất lượng với nhiều lao động trình độ cao, lành nghề, khéo léo, trẻ tuổi, năng động… đây là một tiền đề hết sức quan trọng đối với du lịch là một ngành đòi hỏi khối lượng lao động trực tiếp lớn. Cùng với sự pha trộn của các nền văn hóa, sự thay đổi trong dân cư của các vùng, độ tuổi trung bình của xã hội tăng lên… cũng tác động đáng kể đến sự phát triển của du lịch vì khách hàng của ngành này thường đòi hỏi kinh nghiệm sống, kiến thức và khả năng chi trả. Xu hướng xã hội gia tăng nhu cầu không chỉ những dịch vụ thiết yếu mà cả những dịch vụ cao cấp, hay vai trò ngày càng tăng của giới (phụ nữ) cũng kích thích sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên vẫn còn những tồn đọng đó là trong một bộ phận dân chúng vẫn tồn tại những quan điểm không tốt về du lịch, cũng như việc thiếu các nhà quản lý năng lực và kinh nghiệm là vấn đề cần đựoc giải quyết. 3.2.1.4. Các yếu tố công nghệ Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp Tuy du lịch là một ngành sử dụng khối lượng lao động trực tiếp cao nhưng những tiến bộ, phát triển của yếu tố công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch. Trước tiên mức độ, trình độ phát triển của tri thức (dân trí) là tiền đề cho những nhận thức tốt đẹp về du lịch và nhu cầu du lịch. Đối với du lịch sự tiến bộ của công nghệ giao thông vận tải, công nghệ máy tính (mạng) đem đến sự đột phá trong phát triển. Các yếu tố về thời gian, khoảng cách được thu hẹp và không còn là vấn đề nan giải. Việc phát triển của hệ thống máy tính đã góp phần đưa du lịch bước vào một hình thái kinh doanh mới (kinh doanh trực tuyến) với hệ thống phân phối toàn cầu. Đồng thời các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận với các nguồn dữ liệu, thồn tin thứ cấp của các quan thống kê, quan quản lý nhà nước góp phần vào việc nghiên cứu hoạch định chính sách hợp lý. Ở góc độ trực tiếp sự phát triển của công nghệ tin học đã góp phần nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp cũng như điều hành chương trình du lịch. Tất nhiên, sự gia tăng, phát triển của các thiết bị điện tử giải trí công nghệ cao cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu của du khách nhưng điều này là không đáng kể. lẽ chúng ta cần quan tâm hơn cả đó là công nghệ tự động hóa (sử dụng máy móc, rôbôt) thể ảnh hưởng đến thị trường lao động trong du lịch. 3.2.1.5. Các yếu tố ở tầm vi mô * Thị trường khách du lịch Cùng với việc mở cửa của nền kinh tế, sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới thì du lịch Việt Nam là một trong những ngành đi đầu trong hội nhập quốc tế. Theo thống tạm thời các hãng lữ hành của ta bạn hàng là trên 1000 hãng du lịch ở trên 60 nước và vùng lãnh thổ thế giới. Ngày càng nhiều công ty lữ hành của Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp hội, tổ chức du lịch uy tín trên thế Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp giới (PATA, JATA…) và các doanh nghiệp này tham gia ngày càng nhiều vào các hội trợ, hội nghị du lịch quốc tế cũng như tăng cường các quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thu hút khoảng trên 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 30 triệu lượt khách nội địa. Đồng thời 6 thị trường hàng đầu đưa khách đến Việt Nam cần phải tập trung quan tâm là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh. Thống số lượng khách theo các thị trường Đơn vị tính: Lượt khách Năm Trung Quốc Đài Loan Nhật Bản Hoa Kỳ Pháp V.Q Anh Khách nội địa 1990 …. …. …. …. 5.576 …. 1.000.000 1991 3.928 20.290 11.565 8.949 11.454 …. 1.500.000 1992 2.738 70.143 19.119 14.563 19.204 6662 2.000.000 1993 8.300 95.000 31.320 23.361 73.935 20.213 2.700.000 1994 14.300 184.00 0 67.596 42.438 126.517 39.237 3.500.000 1995 20.000 224.00 4 119.540 54.368 137.890 52.820 5.500.000 1996 377.555 175.48 6 118.310 43.114 87.795 40.692 6.500.000 1997 405.279 154.56 6 122.083 147.982 81.512 42.719 8.500.000 1998 420.743 138.52 9 95.258 176.578 83.371 39.631 9.600.000 1999 484.102 173.92 0 113.514 210.377 86.026 43.863 10.600.000 2000 626.476 212.37 0 152.755 208.642 86.492 56.355 11.200.000 2001 672.846 200.06 1 204.860 230.470 99.700 64.673 11.650.000 2002 734.385 211.072 279.769 259.967 111.546 69.682 13.000.000 Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp 2003 693.400 207.80 0 209.700 218.900 86.800 63.300 13.500.000 2004 778.431 256.90 6 267.210 272.252 104.025 71.016 14.500.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cục du lịch) Nhận xét: Thị trường khách du lịch quốc tế bị động và khách du lịch nội địa xu hướng tăng nhanh. Ngược lại thị trường khách du lịch quốc tế chủ động trọng điểm gửi khách tới Việt Nam xu hướng tăng không đều. Chúng ta thể tham khảo nghiên cứu của các nhà khoa học du lịch về xu hướng tiêu dùng du lịch. Xu hướng trong tiêu dùng du lịch quốc tế: - Chi tiêu nhiều hơn trong lĩnh vực tiêu dùng - Gia tăng lượng khách ở độ tuổi từ 55 tuổi và khách nữ - Mục đích chuyến đi là mở rộng sự hiểu biết và tiêu khiển, đặc biệt chú ý đến môi trường sinh thái - Mức độ tăng trưởng hàng năm về khách du lịch quốc tế từ 4 đến 4,5% (dự báo năm 2010 là 937 triệu) - Ở các nước công nghiệp phát triển gia tăng mạnh các chuyến đi với khoảng thời gian ngắn - Ở các nước đang phát triển gia tăng mạnh các chuyến du lịch ra nước ngoài - Sử dụng phổ biến các phương tiện giao thông cá nhân - Các chuyến bay ngắn hơn sẽ được tăng cường - Các chuyến đi vì công việc sẽ được thay thế bằng hệ thống vệ tinh, hệ thống computer nối mạng - Các chuyến bay nội địa với cước phí cao sẽ được thay thế bằng các chuyến xe lửa, tàu thủy tốc độ cao với chi phí rẻ hơn - Biện pháp cạnh tranh chính là phát triển các điểm đến du lịch mới Lương Việt Anh – Du lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp - Các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch trang trại tăng nhanh - Thành phần cốt lõi của sản phẩm du lịch sẽ bao gồm: Hoạt động, kinh nghiệm, tham gia, tập luyện - cấu chi tiêu của khách sự thay đổi. Nếu trước đây dành phần lớn cho dịch vụ chính thì bây giờ ngược lại -Châu Á – Thái Bình Dương (trong đó Đông Nam Á) là một trong những điểm đến được lựa chọn hàng đầu của khách du lịch quốc tế Xu hướng trong tiêu dùng du lịch của người Việt Nam: - Khách du lịch nội địa tăng mạnh (đến năm 2010 dự kiến 30 triệu) - Mục đích chính của chuyến đi sẽ là: nghỉ ngơi, thăm thân, tín ngưỡng - Đến năm 2010 loại hình đi du lịch nghỉ hè, lễ hội cũng chủ yếu theo hình thức tập thể - Hình thức du lịch cả gia đình bằng ôtô du lịch sẽ tăng mạnh (năm 2010) - Giá cả vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của đại đa số khách du lịch Việt Nam - Du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái với mục đích giáo dục sẽ tăng mạnh (12 đến 24 tuổi) - sự thay đổi hướng đi khách từ phía Nam sẽ ra phía Bắc và ngược lại. Điểm du lịch chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận - Thể loại du lịch nghỉ ngơi giải trí cuối tuần sẽ phát triển mạnh vào năm 2010 - Độ dài chuyến đi thích hợp với khách du lịch Việt Nam trong khoảng từ 2 đến 6 ngày - Du lịch thăm thân, cổ động viên (bóng đá) và kết hợp công việc để ra nước ngoài ngày càng phổ biến. (Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành – Đại học Kinh tế quốc dân) Lương Việt Anh – Du lịch 45B [...]... Do vậy công ty phải lường trước khả năng bị thôn tính 3.2.2 Mục tiêu Marketing Xuất phát từ những phân tích, đánh giá trên đây bộ phận Marketing đã kết hợp sử dụng các phương pháp dự báo để tư vấn, đề xuất với ban lãnh đạo công ty về mục tiêu marketing của công ty ASIA SUN giai đoạn 2007 – 2010 như sau: 3.2.2.1 Mục tiêu marketing chiến lược + Bộ phận marketing đề ra chiến lược đến năm 2010 công ty phải... dài của các chuyến đi theo đoàn + Đối với vấn đề thời vụ, công ty đề ra mục tiêu kéo dài thời vụ của các năm du lịch vào 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất từ tháng 1 đến tháng 3 và giai đoạn thứ hai từ tháng 6 đến tháng 10 Nghiên cứu tìm ra các giải pháp về sản phẩm, giá để tăng cường thu hút, kéo dài thời hạn nghỉ ngơi, du lịch vào những ngày lễ cuối năm theo lịch và thói quen của các du khách phương... biệt công ty tập trung vào việc tạo ra các chương trình, sản phẩm du lịch độc đáo (hình thức, chất lượng, điểm đến…) đặc biệt chú ý tập trung nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty (kết hợp sử dụng thương hiệu của các nhà cung cấp uy tín) nhằm định vị về “đẳng cấp” cho công tycho khách hàng Nhìn chung trong giai đoạn này công ty thể sử dụng từng chiến lược hoặc phối kết hợp sử dụng các chiến... tổ chức định vị cho các tour lịch sử - truyền thống + Hoàn thiện hệ thống đánh giá chuẩn chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty 3.2.3 Xây dựng chiến lược Marketing: Dựa trên sở phân tích mục tiêu, định hướng, quan điểm kinh doanh của công ty và môi trường kinh doanh Bộ phận Marketing xây dựng chiến lược Marketing cho công ty giai đoạn 2007 – 2010 với những điểm mấu chốt sau: Công ty sử dụng hai... của công ty là các đơn vị, công ty cổ phần, văn phòng đại diện, khách đi theo gia đình, khách đi tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách độ tuổi nghỉ hưu (55 đến 60) với điểm đến là các tour văn hóa – lễ hội, các tour lịch sử - truyền thống + Để đạt được những mục tiêu đề ra, bộ phận marketing đề nghị công ty tổ chức kiện toàn đội ngũ lao động Lên kế hoạch. .. từ khi mới thành lập ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên công ty đã nhận thức ý thức được vai trò của công tác Marketing Cho đến thời điểm hiện tại mặc dù trong từng giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau công tác Marketing được hiểu và thể hiện khác nhau nhưng phần lớn những mục tiêu và chiến lược Marketing đưa ra đều đã đem lại những thành quả nhất định mà biểu trưng của nó không gì khác hơn chính là... vẫn còn khá lớn tạo đà cho công ty hội duy trì sự phát triển và theo đuổi chiến lược của mình Cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo rất nhiều hội cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng, việc gia nhập này cũng đòi hỏi sự cam kết cải cách các thủ tục hành chính, góp phần làm cho các rào cản hành chính đối với khách du lịch dần được tháo gỡ và loại... phụ trách bộ phận Marketing Ban giám đốc công ty cũng phải tự hoàn thiện, trau dồi kiến thức, kỹ năng quản trị kinh doanh cũng như quan điểm nhìn nhận chính xác, hiện đại hơn về công tác Marketing Tổ chức ngay các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về Marketing cho nhân viên phòng Marketing và toàn thể công ty Đồng thời không ngừng học tập những kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác,... thác, các liên hoan du lịch, các cuộc thi đấu thể thao liên tục được Việt Nam đăng cai tổ chức (Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành – Đại học Kinh tế quốc dân) * Đối thủ cạnh tranh: Đến tháng 12/2004 toàn ngành 329 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong đó 123 DNNN, 206 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (157 công ty TNHH, 38 công ty cổ phần, 8 công ty. .. lịch 45B Chuyên đề tốt nghiệp Ngoài việc thực hiện các công đoạn của quá trình nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường theo các tiêu chuẩn và công đoạn thông thường, công ty cần lưu ý các điểm sau: + Phải tìm ra đúng mong muốn của người tiêu dùng du lịch (và tiềm lực của công ty) để đưa ra các dự báo cả về định tính và định lượng Phải chú trọng đến các đặc điểm của thị trường du lịch cũng như nghiên . triệu VND (Nguồn: Báo cáo chiến lược của công ty năm 2007) 3.2 Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007 – 2010. 3.2.1 Chuyên đề tốt nghiệp Thiết lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần Mặt Trời Á Châu giai đoạn 2007 – 2010. 3.1. Phương hướng hoạt

Ngày đăng: 22/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan