Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

33 283 0
Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng ghét loài muỗi bởi chúng luôn kêu vo ve bên tai và khi bị muỗi đốt bao giờ cũng khiến chúng ta cảm thấy đau nhói, đặc biệt là khi con muỗi đó có mang mầm bệnh sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết hay virus West Nile. Mời bạn xem thêm những hình dưới đây để bổ sung hình ảnh về loài muỗi: Loài muỗi cái thích gì ? Muỗi là trung gian truyền một số bệnh ký sinh trùng ở vùng nhiệt đới như sốt rét, giun chỉ bạch huyết và bệnh do virut như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng . Muỗi đực chỉ hút nhựa cây, còn muỗi cái mới chích đốt máu người và động vật. Loài muỗi cái thích mùi của cơ thể, khí carbonic (CO2) và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Đặc điểm các loài muỗi truyền bệnh Trong các loài muỗi, có hai nhóm thường đốt máu người và có thể truyền bệnh. Nhóm Anopheles có giống Anopheles được biết đến nhiều nhất do vai trò truyền bệnh sốt rét. Ở một số nơi, nó cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết. Nhóm Culicinae gồm các giống Culex truyền bệnh giun chỉ bạch huyết và một số bệnh virut; giống Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, các bệnh virut khác và cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Haemagogus và Sabethes truyền bệnh sốt vàng vùng rừng rậm ở Trung, Nam Mỹ. Về tập tính, muỗi đực thường "ăn chay" nên không đốt máu, nó tự nuôi dưỡng bằng cách chích hút nhựa cây; muỗi cái thường "ăn mặn" nên nó chích đốt máu cả người và động vật. Với đặc điểm ái tính riêng, một số loài muỗi thường chỉ ưa thích chích đốt máu của một số loại động vật nào đó phù hợp. Muỗi thường bị thu hút bởi mùi của cơ thể, mùi của mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Các loài muỗi thường thích chích đốt máu vào một số giờ nhất định, có thể vào lúc rạng đông, lúc hoàng hôn chập tối hoặc khi nửa đêm. Đa số các loài muỗi thường chích đốt mồi vào ban đêm nhưng cũng có một số loài thường chích đốt mồi vào ban ngày. Một đặc điểm sinh lý cũng được ghi nhận là có loài muỗi thích chích đốt máu ở trong rừng, một số loài lại thích chích đốt máu ở ngoài nhà hoặc trong nhà. Do khả năng cần tiêu máu và phát triển trứng thụ tinh mất nhiều ngày nên muỗi cái sau khi hút no máu đã tìm nơi an toàn, tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn và đậu nghỉ. Một số loài thích trú đậu trong nhà hoặc ở chuồng gia súc, một số loài khác lại thích trú đậu ngoài nhà, trong các bụi cây hoặc nơi trú ẩn tự nhiên. Thường muỗi cái không chích đốt máu trong thời gian trứng thụ tinh đang phát triển. Chính đặc điểm tập tính của muỗi đã giúp các nhà khoa học xác định loài muỗi chỉ gây mối phiền hà cho con người do việc chích đốt máu bình thường hay loài muỗi là trung gian truyền bệnh, trên cơ sở này sẽ chọn lựa các phương pháp phòng chống thích hợp. Một số loài muỗi thích chích đốt máu các loại động vật thì không có khả năng và nguy cơ trong vai trò truyền bệnh từ người này sang người khác. Con người dễ dàng phòng tránh muỗi chích đốt máu đối với các loài muỗi có tập tính đốt mồi vào ban đêm hơn là loài có tập tính chích đốt máu vào ban ngày hoặc khi buổi chiều chập tối. Loài muỗi có tập tính trú đậu ở trong nhà có khả năng dễ phòng chống hơn là loài muỗi có tập tính trú đậu ở ngoài nhà. Mùi mà muỗi cái ưa thích Theo tập tính chích đốt mồi của các loài muỗi đã nghiên cứu, muỗi cái thường ưa thích nếu như không muốn nói là bị thu hút bởi cái mùi cơ thể, mùi mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Do nắm được các đặc điểm nên trong thực tế, ngành chuyên khoa côn trùng đã ứng dụng tính chất trên để xây dựng một số quy định cho các hoạt động thuộc lĩnh vực này. Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác côn trùng được phân công thực hiện phương pháp mồi người để bắt muỗi ở trong nhà và ngoài trời ban đêm phục vụ cho việc giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh tại điểm điều tra phải tuân thủ các quy định của chuyên môn. Không được tắm rửa bằng xà phòng có mùi thơm quá nồng vào buổi chiều trước khi làm nhiệm vụ vì mùi thơm làm cho muỗi không bị thu hút tìm đến để đốt mồi, nếu muốn tắm rửa thì tốt nhất là dùng nước sạch, không dùng xà phòng thơm. Trong khi mồi người bắt muỗi, tuyệt đối không được nói chuyện, hút thuốc lá, dùng nước hoa, xoa dầu nóng có mùi thơm . vì sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi bay đến. Nếu thực hiện đúng quy định này, khả năng thu hút muỗi sẽ cao và bắt được nhiều muỗi. Nếu không tuân thủ nguyên tắc, dù có ngồi cả suốt đêm cũng không bắt được muỗi, có bắt được cũng rất ít. Số liệu điều tra thu thập được sẽ không trung thực. Ngoài ra muỗi cái cũng ưa thích khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ cơ thể Cũng căn cứ vào tập tính đốt mồi của muỗi, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã nghiên cứu phương pháp thu thập muỗi có đặc tính hoạt động ở vùng rừng núi bằng cách ứng dụng mồi dẫn dụ khói và lửa để bắt muỗi. Về cơ bản, các loài muỗi đều có thể bị dẫn dụ và thu hút bởi khí CO2 và nhiệt. Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ quá cao và nồng độ khí CO2 quá lớn thì nguồn dẫn dụ sẽ mất tác dụng và có thể có tác dụng xua đuổi. Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt cac thiên địch như chim,cóc…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ taọ ra một tổ mới. Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài. Thức ăn của mối Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose). Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng. - Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng khác. - Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật như giấy, vải… đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều máy móc bị hư hỏng theo. Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, Trám trắng…còn tốt nguyên; một số loại mối đất lại ăn những loại gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát và lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm các chất dinh dưỡng như nước đường, nước cháo hoặc các chất dẫn dụ khác. Mối và kiến khác nhau thế nào? Mối và kiến đều là côn trùng xã hội, chúng có nhiều đặc điểm giống nhau. . chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên. là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn

Ngày đăng: 22/10/2013, 01:11

Hình ảnh liên quan

Mối chúa, mối vua - Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

i.

chúa, mối vua Xem tại trang 12 của tài liệu.
(Macrotermes annandalei), hình tròn (Odontotermes hainanensis), hình vòm, hình tháp, hình phỏng theo dạng hòm, dạng nhà,... - Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

acrotermes.

annandalei), hình tròn (Odontotermes hainanensis), hình vòm, hình tháp, hình phỏng theo dạng hòm, dạng nhà, Xem tại trang 12 của tài liệu.
Dưới đây là một số hình ảnh sinh động về loài kiến được tờ New York Tímes giới thiệu: - Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

i.

đây là một số hình ảnh sinh động về loài kiến được tờ New York Tímes giới thiệu: Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình chụp gần cho thấy hàm dưới lồi ra và cặp mắt tuy nhỏ nhưng phức tạp của loài kiến. - Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

Hình ch.

ụp gần cho thấy hàm dưới lồi ra và cặp mắt tuy nhỏ nhưng phức tạp của loài kiến Xem tại trang 19 của tài liệu.
Ong lắc nhẹ từ phía này sang phía kia, đồng thời chuyển động theo các cạnh của một hình vuông vô hình - Bach khoa ve tê gioi sau bo (tuyet voi )

ng.

lắc nhẹ từ phía này sang phía kia, đồng thời chuyển động theo các cạnh của một hình vuông vô hình Xem tại trang 27 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan