PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH

91 540 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Luận văn tốt nghiệp PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG QUẢN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG THỜi GIAN TỚI. 1.1. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới. Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chiến lược của nước ta nói chung của Bắc Ninh nói riêng trong thời gian tới. Chính vì thế, Đảng chính quyền tỉnh Bắc Ninh xác định nhiệm vụ trước mắt của tỉnh là năm 2007 phấn đấu đưa được từ 3000 đến 4000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 1.2. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động. Đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia trong thời gian tới vẫn có nhu cầu tương đối lớn về lao động, ngoại trừ Malaysia các thị trường còn lại đều được dự báo sẽ tăng lượng xuất khẩu lao động trong năm 2007 vài năm tới. Đối với các thị trường mới như các nước Qatar, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập,… trong năm 2007 có thể thu hút hàng chục nghìn lao động. II. MỘT SỐ GIẢi PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. 2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản nhà nước về công tác xuất khẩu lao động. Có rất nhiều giải pháp trong trường hợp này mà chủ yếu là nhằm nâng cao vai trò hiệu quả quản của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. 2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng chất lượng cho lao động xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu. Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 1 2 Luận văn tốt nghiệp 2.3. Giải pháp đối với người lao động. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh nói riêng của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động hoàn thiện công tác quản hoạt động này biện pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân mình. CHƯƠNG I : LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG QUẢN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 1. 1 Khái niệm. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một số các khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động. Khái niệm thứ nhất là: Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động chuyên gia Việt nam ( trừ những cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh cán bộ, công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1 1 Điều 1- Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 2 3 Luận văn tốt nghiệp Khái niệm thứ hai về xuất khẩu lao động được ghi trong chỉ thị số 41 – CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ chính trị như sau: Xuất khẩu lao động chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Một khái niệm nữa của xuất khẩu lao động là: Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho người nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người. 2 Như vậy xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó hàng hoá được giao bán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như chính bản thân người lao động cần phải hết sức chú ý tới hoạt động này, nó không chỉ mang lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. 1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm đang phát triển như Việt Nam. Trước hết, xuất khẩu lao động có một vai trò đặc biệt trong việc giải quyết việc làm ổn định thị trường lao động. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển khối lượng việc làm tạo ra trong xã hội là rất hạn chế so với khối lượng lao đông trong độ tuổi rất dồi dào của họ bởi vậy thất nghiệp giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia. Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 400.000 lao động chuyên gia làm việc tại trên 40 quốc gia vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề,mỗi năm tăng thêm khoảng trên dưới 70.000 người riêng năm 2006 Việt Nam đã đưa được 78.885 lao động đi làm việc ở nước ngoài. (Nguồn: http:// www.thanhnienonline.com.vn – tác giả Ngọc Minh, ngày 27/4/2005) Với những con số ấn tượng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng xuất khẩu lao động đã giải quyết được việc làm cho một khối lượng lớn lao động, tỷ lệ 2 Bản tin lao động thị trường số 6/2006 – Vài nét về xuất khẩu lao động ở Việt Nam –tr.1, GS.TS Đặng Đình Đào. Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 3 4 Luận văn tốt nghiệp lao động xuất khẩu lao động trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 3,42 %. (Nguồn:Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất khẩu lao động 2000-2005 – tr 9, CN. Nguyễn Văn Dư.) Tuy chưa phải là một con số cao song con số đó cũng cho thấy rằng xuất khẩu lao động đã góp một phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho nước ta trong thời gian qua.Còn đối với các quốc gia nhập khẩu lao động thì việc nhận thêm lao động sẽ giúp họ giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động trong những ngành nghề mà lao động trong nước không muốn làm như lương thấp, độc hại, vất vả nặng nhọc hoặc những công việc cần lao động thủ công hay thiếu hụt lao động do nguồn lao động trong nước ít. Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa mà xuất khẩu lao động còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước nhờ có khoản thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức lương ở trong nước điển hình như thu nhập bình quân của lao động tại Malaysia là 2 – 3 triệu đồng / 1 tháng, tại Đài Loan là 300 – 500 USD/tháng, tại Hàn Quốc là 900 – 1.000 USD/ tháng. (Nguồn: Cục Quản lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.) Với mức thu nhập như vậy, hàng tháng ngoài chi phí cho ăn ở người lao động cũng tiết kiệm gửi về cho gia đình một khoản thu nhập kha khá, đó sẽ là nguồn thu nhập giúp họ cải thiện cuộc sống của gia đình bản thân. Hơn thế nữa, một số lao động sau khi trở về nước lại trở thành những ông chủ, những nhà đầu tư nhờ có nguồn vốn tiết kiệm được từ khoản thu nhập ở nước ngoài. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong nước mà còn tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể cho những người khác. Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 4 5 Luận văn tốt nghiệp Với con số ngoại tệ gửi về nước mỗi năm lên đến 1,5 tỷ USD xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã trở thành một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu ngoại tệ cao cho quốc gia. Không dừng lại ở đó, xuất khẩu lao động còn góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước nhờ có những khoản thuế thu từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ khoản ngoại tệ lao động gửi về nước.Như vậy, xuất khẩu lao động vừa trực tiếp lẫn gián tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định xã hội. Xuất khẩu lao động còn là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài thông qua quá trình đào tạo làm việc ở nước ngoài của người lao động.Thông qua đó quốc gia có lao động đi xuất khẩu sẽ có được một đội ngũ lao động có tay nghề trình độ cao, có tác phong công nghiệp ý thức kỷ luật cao. Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới ngày càng được mở rộng. Nói tóm lại công tác xuất khẩu lao động có một vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia bởi vậy Đảng Nhà nước ta luôn xác định đây là một trong những công tác trọng điểm mang tính chiến lược cho quốc gia trong thời gian tới. 1.3. Đặc điểm.  Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan. Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự chênh lệch về kinh tế - xã hội. Những nước giàu có nền kinh tế phát triển mạnh thường có nhiều lao động có tay nghề cao, nhiều chuyên gia giỏi có trình độ cao mà lại thiếu những lao động phổ thông, lao dông cho những công việc vất vả, nặng nhọc, độc hại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của xã hội. Điều ngược lại lại diễn ra tại những quốc gia nghèo đang phát triển, nơi mà dân số đông nên rất dồi dào về lao động song do nền kinh tế chậm phát triển nên trình độ lao động còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn thủ công là chính công thêm với mức thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu hụt những chuyên gia giỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Cũng tương tự như quy tắc hai bình thông nhau trong vật vậy điều đương nhiên sẽ xảy ra là lao động từ chỗ dư thừa sẽ chảy về chỗ thiếu hụt. Đó cũng chính là nguyên chính của quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường.  Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe qua cụm từ xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩuhoạt động không thể tách rời giữa các quốc gia Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 5 6 Luận văn tốt nghiệp trên thế giới. Không thể có một quốc gia nào có thể tồn tại phát triển nếu nền kinh tế của họ đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, bởi vậy xuất nhập khẩu là một hoạt động mang tính chất hết sức quan trọng, nhờ có xuất nhập khẩu mà hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới được lưu thông, trao đổ. Xuất khẩu lao động cũng là một hoạt động như thế, vậy nó cũng là một hoạt động xuất nhập khẩu song là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Điểm đặc biệt là ở chỗ thay vì xuất nhập khẩu các loại thực phẩm hàng hóa tiêu dùng . như bình thường thì “hàng hóa” được xuất nhập khẩu ở đây là sức lao động của người lao động. Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức lao động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài nhận về khoản tiền công là tiền lương được trả. Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chất của xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường, tranh chấp về hàng hoá giữa các nước đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranh chấp những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại càng khó giải quyết xử hơn rất nhiều.Bởi đó mà đòi hỏi phải có sự quản quan tâm đặc biệt của Nhà nước.  Xuất khẩu lao động mang tính lợi ích cao. Xuất khẩu lao động trước hết mang lại lợi ích cho nước đưa lao động đi xuất khẩu cả về phía nhà nước, doanh nghiệp bản thân người lao động. Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thu cho ngân sách nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước. Hơn nữa, đối với quốc gia xuất khẩu lao động còn giúp giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, thông qua xuất nhập khẩu đẩy nhanh được tiến trình phát triển đất nước mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động: hoạt động xuất khẩu lao động mang lại lợi nhuận trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp nhờ vào các khoản thu từ chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: phí môi giới, phí đào tạo, .sau đó là mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt đông của doanh nghiệp. Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động người thân: khoản lợi ích mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận gửi về nước cho người thân. Khoản tiền đó còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những người lao động sau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu cải thiện cuộc sống của gia đình bản thân. Một lợi ích vô hình nữa mà họ nhận được từ Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 6 7 Luận văn tốt nghiệp việc đi xuất khẩu lao động đó là được nâng cao trình độ tay nghề, ý thức lao động, kỷ luật,… cho bản thân họ điều mà ở trong nước không thể có được. Không chỉ mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà đối với các nước tiếp nhận hoạt động này cũng mang lại những lợi ích không nhỏ. Trước tiên là nó bù đắp được một khối lượng lao động đang bị thiếu hụt ở những nước này. Kế đến là khoản tiền lương phải trả cho lao động nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong nước.  Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao. Xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là một hoạt động kinh tế đơn thuần mà nó còn mang tính xã hội rất cao. Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết được phần nào những hạn chế của thi trường lao động như giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động ở những nước tiếp nhận.Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đem sức lao động của người lao động từ nước này sang nước kia mà nó còn đem theo cả một khối lượng dân cư từ nước đưa lao động đi xuất khẩu tới nước tiếp nhận lao động. Biên giới giữa các quốc gia không chỉ là mốc ngăn cách các quốc gia với nhau mà còn ngăn cách cả nền văn hoá, lối sống, tín ngưỡng, .của các quốc gia đó. Chính vì lẽ đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng kèm theo nó là một loạt những xáo trộn cho cả xã hội tại nơi tiếp nhận nơi lao động được đưa đi. Xuất khẩu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thông qua khoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình người thân. Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.  Xuất khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh. Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao động cũng được đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đến trước hết là từ phía những người lao động với nhau. Bởi số lượng lao động được chọn đi xuất khẩu lao động sang các nước là có hạn mà dân số đông, nguồn lao động dư thừa lớn nên họ phải cạnh tranh nhau trên con đường đi đến việc có được một xuất đi lao động nước ngoài. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Họ phải cạnh tranh nhau khi cùng xuất khẩu vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn . Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 7 8 Luận văn tốt nghiệp Sự cạnh tranh cũng không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà còn vượt ra trên toàn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động đó là những quốc gia còn đang gặp khó khăn cùng sử dụng biện pháp xuất khẩu lao động làm bàn đạp cho sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể đơn cử ngay như trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ có Việt Nam mà còn nhiều nước cũng hoạt động xuất khẩu lao động như: Inđônêxia, Philippin, .  Xuất khẩu lao độnghoạt độngtính rộng rãi trên toàn thế giới. Nghe nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta chỉ nghĩ rằng việc làm đó chỉ dành cho các quốc gia đang kém phát triển, nơi mà nguồn lao động dồi dào dẫn đến dư thừa, còn các quốc gia phát triển sẽ chỉ là nước tiếp nhận lao động. Song thực tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động lại diễn ra trên hầu hết các nước kể cả các nước phát triển. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển họ xuất khẩu lao động của mình sang các nước phát triển khác để làm việc hoặc tới các quốc gia đang kém phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư. Đặc điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động ở các nước phát triển là lao động xuất khẩu của họ là lao động chất xám có chất lượng cao, trình độ tay nghề cao còn các nước đang kém phát triển thì hầu hết là lao động giản đơn, không lành nghề.  Xuất khẩu lao động phụ thuộc nhiều vào chính sách của các quốc gia. Xuất khẩu lao động là một hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật thiết đến hoạt động xuất khẩu lao động. Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước đó là điều đương nhiên rồi vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu lao động nhưng chính sách, pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động, ví dụ một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người nước ngoài nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của những quốc gia có lao động đi làm việc tại nước đó ngược lại. Xuất khẩu lao động còn có rất nhiều đặc điểm khác song trên đây người viết chỉ đưa ra những đặc điểm nổi bật nhất, đáng chú ý của xuất khẩu lao động để phân tích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động. 1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động. Có rất nhiều cách phân loại hoạt động xuất khẩu lao động khác nhau, theo điều 134a* - Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 8 9 Luận văn tốt nghiệp đã được sửa đổi, bổ xung năm 2002,2006 thì các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có: 1- Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài; 2- Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài; 3- Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài; 4- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những quy định của nhà nước về những hình thức chủ yếu của xuất khẩu lao động, các hình thức xuất khẩu lao động còn được chia theo biên giới quốc gia bao gồm 2 hình thức: − Xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo đó hình thức này bao gồm tất cả các hoạt động đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc có thời hạn bao gồm: Đưa lao động đi theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước; hợp tác giữa các nước về lao động chuyên gia; thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; . − Xuất khẩu lao động tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài làm việc tai Việt Nam như: Các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các khu chế xuất, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài đặt tại Việt Nam, .Theo đó trong hình thức này người lao động không phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam mà làm việc ngay trong nước. Một cách phân loại khác nữa là phân loại theo loại hình công việc. Với cách phân loại này hoạt động xuất khẩu lao động được chia làm nhiều loại khác nhau, trong đó có những hình thức công việc chủ yếu sau: Thợ xây dựng, công nhân nhà máy, lao động làm việc trên biển ( thuyền viên hoặc thuỷ thủ), lao động giúp việc gia đình (với các công việc như trông trẻ, ôsin, ), khán hộ công gia đình, .Ta cũng có thể phân loại các hình thức xuất khẩu lao động theo thị trường xuất khẩu với: xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, .và nhiều cách phân loại khác tuy nhiên tuỳ theo những góc nhìn khác nhau những mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn cách phân loại nào cho phù hợp. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đặc biệt bởi vậy nó cũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các nhân tố đó chúng ta có thể nhóm thành các nhóm chính sau: Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 9 10 Luận văn tốt nghiệp  Các yếu tố thuộc về Nhà nước Công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chất quốc gia vì nó liên quan đến việc đưa lao động ra khỏi biên giới lãnh thổ của một nước để tới một nước khác do vậy yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động này chính là chủ chương chính sách của quốc gia. Bất cứ một chủ trương, chính sách nào liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế, lao động - việc làm, . đều sẽ có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến hoạt động xuất khẩu lao động. Một yếu tố khác thuộc về Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu đó là những quy định của Nhà nước về quyền nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động người lao động trong hoạt động xuất nhập khẩu quan trọng hơn cả là những quy định của Nhà nước về thủ tục cần thiết khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lao động. Yếu tố thứ ba thuộc về Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động đó là quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Nếu hai quốc gia có quan hệ lâu đời khăng khít thì lẽ đương nhiên hoạt động xuất khẩu lao động sẽ thuận lợi còn ngược lại nếu quan hệ giữa hai nước đang trong tình trạng căng thẳng, thù địch thì hoạt động xuất khẩu lao động rất khó tiến hành. Yếu tố nữa cũng thuộc về phía Nhà nước nhưng mà là thuộc về nước tiếp nhận lao động đó là môi trường pháp của quốc gia đó luật pháp quốc tế. Một điều có tính chất đương nhiên là khi xuất khẩu lao động sang một quốc gia nào đó thì việc cần làm đó là tìm hiểu kỹ về luật pháp của nước đó xem họ có chính sách đối xử như thế nào với lao động nước ngoài làm việc tại đất nước họ, xem họ cần những thủ tục pháp như thế nào khi tiếp nhận lao động của ta, cũng cần xem xét kỹ luật pháp của họ để khi lao động của ta sang nước họ làm việc không bị vi phạm điều gì trong pháp luật của nước sở tại. Việc xem xét đảm bảo đúng những quy định của luật pháp quốc tế về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng giữ vai trò quan trong trong công tác xuất khẩu lao động vì chỉ cần vi phạm một điều nào đó trong luật pháp quốc tế cũng sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu lao động bị đình trệ thậm chí thất bại.  Yếu tố thuộc về các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một hoạt động đem lại lợi ích rất lớn bởi thế mà hiện nay số lượng những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng tăng lên. Những doanh nghiệp này có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khẩu lao động bởi nếu họ hoạt động tốt thì sẽ đưa được nhiều lao động đi, mở rộng được thị trường xuất khẩu lao động nhưng ngược lại nếu Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 10 [...]... việc quản lao động ở nước ngoài sẽ do cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài Cục quản lao động ngoài nước trực tiếp quản CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH I MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC NINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG CÔNG TÁC QUẢN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH Đặc điểm kinh tế - xã hội Từ năm 1997, tỉnh Bắc Ninh. .. trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lên các đối tượng quản hoạt động xuất khẩu lao động các khách thể quản là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động cùng các đối tượng có liên quan khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động Một khái niệm khác gần tương tự của quản xuất khẩu lao động là: Quản xuất. .. kèm theo Quy chế đào tạo giáo dục định hướng như sau: (Xem phụ lục 4) 2.3.4 Quản lao động đã xuất khẩu 2.3.4.1 Quản ở trong nước a) Quản hợp đồng lao động Để quản lao động xuất khẩu việc đầu tiên cần làm là quản hợp đồng lao động bởi đây là căn cứ pháp quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động Trong họat động xuất khẩu lao động có ba loại hợp đồng:... hết đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở chỗ nếu tỉnh Bắc Ninh đã có nền kinh tế rất phát triển rồi thì công tác xuất khẩu lao động sẽ được nhìn ở một góc độ khác, khi đó tỉnh sẽ chỉ cần xuất khẩu những lao động chất xám, lao động kỹ thuật cao, hoạt động xuất khẩu lao động sẽ thu hẹp hơn ngược lại Kinh tế phát triển trình độ quản sẽ được nâng cao thì công tác quản xuất khẩu lao động sẽ trở... đó quản xuất khẩu lao động cũng mang tính chất là một hoạt động quản trong đó chủ thể quản có thể là Nhà nước có thể là các cơ quan Nhà nước quản về lao động có thẩm quyền hay các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động, còn đối tượng quản ở đây là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động hoạt động xuất khẩu lao động Các chủ thể quản sẽ sử dụng các công. .. thức quản người lao động đã xuất cảnh một cách khá tốt trong quá trình quản hoạt động xuất khẩu lao động  Yếu tố thuộc về người lao động Người lao động là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, nếu không có người lao động tham gia thì cũng không thể có được hoạt động xuất khẩu lao động chính vì vậy nhân tố này giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. .. cao nhất là số lao động thuộc độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tới 29,62% trên tổng số lao động Lao động trẻ là một vấn đề hết sức phức tạp cho tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lao động cũng như giải quyết việc làm Điều này cho thấy tiềm năng cũng như thử thách lớn cho hoạt động xuất khẩu lao động công tác quản hoạt động này của tỉnh Bắc Ninh hiện tại trong thời gian tới Cơ cấu lao động theo giới... lao động công tác quản hoạt động đó nhưng trên một giác độ nào đó nó cũng gián tiếp ảnh hưởng ít hay nhiều đến các công tác này Nguyễn Thị Hoan QLKT45B 28 Luận văn tốt nghiệp 28 Đặc điểm của lao động trong tỉnh Đây là đặc điểm có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu lao động, nó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của lao động xuất khẩu mà còn làm cho công tác quản xuất khẩu lao động có... lao động là: Quản xuất khẩu lao động là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.4 2.2 Sự cần thiết phải quản xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một hoạt động có vài trò hết sức to lớn trong... được nhiều lao động hơn, Chất lượng của quá trình đào tạo, của hoạt động marketing của doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển hay bị hạn chế vì quá trình đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động quy mô của thị trường Quá trình quản của doanh nghiệp đối với lao động đã xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động Đây . nghiệp PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC XUẤT. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG THỜi GIAN TỚI. 1.1. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới. Xuất

Ngày đăng: 20/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Mới nghe thì có vẻ tình hình kinh tế- xã hội chẳng có ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất khẩu lao động và việc quản lý nó song thực tế thì ngược lại  chúng có một mối liên hệ rất là sâu sắc - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH

i.

nghe thì có vẻ tình hình kinh tế- xã hội chẳng có ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất khẩu lao động và việc quản lý nó song thực tế thì ngược lại chúng có một mối liên hệ rất là sâu sắc Xem tại trang 26 của tài liệu.
Cũng theo số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động theo tuổi của cả nước có phần khác biệt so với cơ cấu lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc  Ninh - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH

ng.

theo số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động theo tuổi của cả nước có phần khác biệt so với cơ cấu lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh Xem tại trang 47 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan