HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

34 297 0
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008-2012 3.1. Nội dung, kế hoạch thực hiện Dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn II năm 2008-2012. Giai đoạn II dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Đinh, đầu tư tập trung 3 hạng mục, hạng mục I, hạng mục II và hạng mục VI. Các hạng mục giai đoạn II của dự án được triển khai đồng bộ trong bao gồm: Hạng mục I nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3, của các khu vực thu nhập thấp giai đoạn II, được triển khai ở 19 phường với diện tích 293 ha. Tổng số hộ hưởng lợi từ dự án là 19.096 hộ trong tổng số 215 tổ dân của 25 Khu dân cư thu nhập thấp còn lại, trong đó có 2 hộ phải di dời GPMB. Kinh phí GPMB dự tính 16,96 tỷ đồng. Tổng mức đầudự tính 10,721 triệu USD. Trong đó cộng đồng dân cư đóng góp 3% kinh phí xây lắp là 3,934 tỷ. Suất đầu tư tính cho 1 Ha: 585.579 VND tương đương 36,598USD/Ha. Suất đầu tư tính cho 1 Hộ: 8,98 triệu dồng tương đương 561USD/ Hộ Các Công ty tư vấn thực hiện các gói thầu: CP 7.2; CP 7.3; CP 7.4 đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi. Giai đoạn II hạng mục I gồm có 18 gói thầu trong đó có 15 gói thầu xây lắp nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 bao gồm hệ thống thoát nước, đường giao thông và điện chiếu sáng của 19 phường còn lại trong thành phố, và 3 gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng của 18 gói thầu xây lắp trên. Đến cuối năm 2008 triển khai kế hoạch đấu thầu cho 5 gói thầu xây lắp và 03 gói thầu tư vấn giám sát. Hạng mục II được triển khai xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng chính cấp 1 và cấp 2, trong thành phố bao gồm: hệ thống thoát nước chính, đường giao thông và các hồ điều hoà. Số hộ bị ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình: 61 hộ, trong đó có 6 hộ phải di chuyển. Kinh phí giải phóng mặt bằng dự kiến 8,5 tỷ đồng. Tổng đầu tư 14,138 triệu USD được chia thành 06 gói thầu xây lắp bao gồm các gói: gói thầu CP12 nâng cấp hồ Bảo Bối, hồ Năng Tĩnh; gói thầu CP13 Các tuyến cống chính lưu vực Hàng Thao; gói thầu CP14 Tuyến thoát nước đường Mạc Thị Bưởi; gói thầu CP15 nâng cấp cống trên đường Nguyễn Trãi, Trần Đăng Ninh, 2 đường Điện Biên và đường Mỹ Xá; gói thầu CP16 nâng cấp cống nối hồ Truyền Thống với kênh T3-11, kênh Phúc Trọng; gói thầu CP17 nâng cấp cống thoát nước đường Hùng Vương, tuyến cống Liên Hà hạ tầng đường Nguyễn Cơ Thạch và kè hồ Truyền Thống, và 03 gói thầu tư vấn giám sát thi công. Việc triển khai thực hiện giai đoạn II hạng mục này dự kiến đến tháng 8/2008 sẽ làm thủ tục đấu thầu 2 gói thầu CP12; CP13 và gói thầu tư vấn giám sát thi công cho hai gói thầu này. Hạng mục VI giai đạon II, bao gồm 12 gói thầu sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để xây dựng năng lực cho Ban quản lý dự án, đào tạo nâng cấp cộng đồng chính quyền địa phương, các cơ quan công ích trong việc vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, các chiến dịch truyền thông về dự án, cũng như tuyển chọn các tư vấn giám sát đánh giá tác động môi trường , giám sát kế hoach hành động tái địnhgiai đoạn II. 3.2. Hoàn thiện một số điều kiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2.1. Hoàn thiện một số nội dung và sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu. Việt nam mới làm quen với nền kinh tế thị trường, chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu những thông lệ quốc tế về đấu thầu. Hiện nay Luật đấu thầu của Việt Nam đã có hiệu lực đi vào hoạt động được 2 năm, tuy nhiên để phát huy hiệu quả thì chúng ta cần phải có chỉnh sửa bổ sung cho hoàn chỉnh hơn. Trong hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng có phương thức quản lý riêng để xây dựng các công trình. Nếu đem những qui định trong nước để áp dụng với những công trình của nước ngoài tại nước ta thì nhiều khi làm cho người nước ngoài không hiểu và khó chấp nhận. Một mặt phương thức quản lý của ta thiếu chặt chẽ. Trên thế giới hiện nay đã sử dụng phương thức giao nhận thầu xây lắp và áp dụng khá phổ biến và có rất nhiều ưu điểm so với cách của ta. Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu của công tác đấu thầu là giúp người mua lựa chọn được phương án mua hàng hoá và dịch vụ lợi nhất, trên cơ sở cạnh tranh của những người bán (nhà thầu). Để khuyến khích các nhà thầu tích cực tham dự thầu, bên mua phải có những 3 qui định mang tính pháp lý nhằm tạo ra các cuộc cạnh tranh hết sức khách quan, công bằng và minh bạch. Luật Đấu thầu và Nghị định 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu đi vào cuộc sống trên một năm qua đã thực sự phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc, khó khăn chúng ta cần chỉnh sửa, bổ sung cần thiết cho nghị định này, không để ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Thứ nhất, đó là loại bỏ những nội dung không cần thiết, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung để làm rõ hơn, dễ thực hiện hơn, nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính về đấu thầu.Cụ thể Luận văn đề nghị bổ sung : - Để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu Điều 3 cần bổ sung: Nhà thầu tham gia đấu thầu với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng với nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính. - Bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu: Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án với chủ đầu tư của dự án được coi là độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quan lý và độc lập về tài chính . Điều này là một nhân tố quan trọng để nhà thầu được phép tham dự thầu với tư cách một nhà thầu độc lập tức là phải tự chủ về tài chính không phụ thuộc vào chủ đầu tư. Có như vậy các nhà thầu khi tham gia đấu thầu mới tránh được sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một cấp quản lý nhất định. - Khoản 1 Điều 14 như sau: Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 15 ngày ( hiện tại 5 ngày) đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày ( hiện tại 10 ngày) đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, có vậy nhà thầu mới đủ thời gian chuẩn bị. 4 - Khoản 3 Điều 27 cần bổ sung thêm: Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu. - Thứ hai, bổ sung các quy định về thực hiện hợp đồng trong đấu thầu, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới khâu thanh toán hợp đồng, hiện được phản ánh là rất bất cập và là nhân tố lớn gây chậm trễ cả về tiến độ cũng như quyết toán của dự án. Nếu chiểu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, thì nhà thầu phải được thanh toán đúng theo quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Cụ thể điều kiện thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng phải là căn cứ pháp lý duy nhất để nhà thầu được thanh toán. Như thế mới đúng theo cơ chế thị trường, bởi lẽ, qua đấu thầu đã xác định được giá tốt nhất trên thị trường. Nếu đấu thầu xong, xác định được giá đưa vào hợp đồng để rồi giá đó lại bị điều chỉnh bởi các quy định khác nữa khi thanh, quyết toán thì không còn ý nghĩa của đấu thầu. Thực tế, việc thanh toán, quyết toán lại thực hiện theo các quy định về định mức, về đơn giá do các cơ quan quản lý ngành khác ban hành. Hậu quả là cả nhà thầu và chủ đầu tư đều phải lao tâm, khổ tứ với mỗi lần thanh toán, quyết toán công trình Đây là phản ánh thực tế. Thực tế này lại chính là nhân tố đang gây cản trở, chậm trễ trong các dự án, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu cấp thiết là các cơ quan quản lý là phải đưa ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do những qui định về định mức và đơn giá do các cơ quan quản lý ban hành và phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu vì giá trị hợp đồng là giá tốt nhất , giá thị trường đã thông qua đấu thầu. 3.2.2. Hoàn thiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn cần bổ sung thêm nội dung tuyển chọn tư vấn cá nhân: Trong Nghị định 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu đối với việc tuyển chọn dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế. Hình thức này thích hợp đối với nhà thầu tư vấn là các Công ty tư vấn các tổ chức tư vấn đòi hỏi có sự tham gia kết hợp của một nhóm chuyên gia thuộc các chuyên nghành và lĩnh vực khác nhau để thực hiện đồng thời nhiệm vụ. Tuy nhiên thực tế có một số 5 dịch vụ tư vấn chỉ giới hạn trong phạm vi công việc nhỏ, nằm trong một chuyên ngành, một lĩnh vực nhất định và chỉ cần sự hỗ trợ của một chuyên gia tư vấn thực hiện. Do vậy chúng ta không thể áp dụng theo hình đấu thầu nêu trên. Học viên đề xuất bổ sung thêm ‘‘Tuyển chọn tư vấn cá nhân’’ trong tuyển chọn dịch vụ tư vấn cho những dịch vụ tư vấn với tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn thực hiện một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác, chủ đầu tư xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình: Bên mời thầu chuẩn bị điều khoản tham chiếu cho nhiệm vụ của tư vấn bao gồm: Mô tả tóm tắt về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc; Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn và dự toán chi phí. Sau đó Bên mời thầu sẽ yêu cầu sự bày tỏ nguyện vọng. Các ứng viên sẽ được yêu cầu đệ trình bản Lý lịch kỹ thuật của mình bằng cách sử dụng biểu chuẩn. Bên mời thầu chọn tối thiểu 3 hồ sơ lý lịch khoa học của 3 chuyên gia tư vấn phù hợp với yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu tiến hành đánh giá kinh nghiệm, năng lực, hiệu quả của ứng viên trong việc thực thi nhiệm vụ. Ứng viên có năng lực thích hợp và kinh nghiệm nhất sẽ được mời đàm phán hợp đồng dựa trên điều khoản tham chiếu và dự toán chi phí. 3.2.3. Cần có sự điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến chất lượng kỹ thuật, không phải là cạnh tranh bằng giá trong đấu thầu tư vấn Đối với việc lựa chọn dịch vụ tư vấn, quy định mua sắm của Ngân hàng thế giới cho phép sử dụng 5 phương pháp đánh giá gồm lựa chọn trên cơ sở Chất lượng và Giá (QCBS), Lựa chọn trên cơ sở năng lực của nhà tư vấn (CQ), lựa chọn theo giá thấp nhất Least cost, Lựa chọn trên cơ sở chất lượng (QBS) và Lựa chọn tư vấn cá nhân. Các nguyên tắc này cần được chú trọng hơn trong khi tiến hành xây dựng khung pháp luật về đấu thầu. Đặc biệt đối với nguyên tắc không đàm phán về giá, trong quy định của WB, giá dự thầu của nhà thầu luôn phải được coi là cố định, thậm chí nếu việc chào hàng không đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì được cam kết thay bằng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng yêu cầu mà không thay đổi về giá. Quy định đấu thầu của Ngân hàng hợp tác 6 quốc tế Nhật Bản (JBIC) với mục đích nguồn tiền tài trợ của JBIC phải được sử dụng sao cho bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong quá trình đấu thầu, không phân biệt đối xử đối với các nhà thầu hợp lệ nên đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB được ưu tiên sử dụng. Công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn được thực hiện trên cơ sở Luật Đấu thầu và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Trong thời gian qua đã có nhiều dự án đấu thầu tuyển chọn tư vấn, thực tế quá trình tuyển chọn đã xuất hiện các xu hướng chưa lành mạnh cần được điều chỉnh. Theo thông lệ quốc tế, để tuyển chọn tư vấn bao giờ cũng qua bước lập danh sách ngắn từ 3 đến 5 công ty, và gửi thư mời đến các công ty tư vấn có trong danh sách ngắn lập đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính tham gia dự tuyển. Với số ít công ty tư vấn, tham gia dự tuyển sẽ tạo điều kiện để các tư vấn có nhiều sáng tạo trong đề xuất kỹ thuật của họ. Hiện các tổ chức quốc tế sử dụng phổ biến phương pháp lựa chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ (QBS), tức là HSDT tư vấn nộp thành 2 phong bì: phong bì đề xuất kỹ thuật và phong bì đề xuất tài chính. Tư vấn nào có điểm kỹ thuật cao hơn sẽ được mời vào vòng 2 mở phong bì tài chính và thương thảo hợp đồng trên cơ sở đề xuất tài chính. Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa bảo đảm sự chặt chẽ, tiên tiến nhưng lại linh hoạt. Trong các phương pháp đánh giá của WB thì phương pháp đánh giá trên cơ sở xem xét cả hai yếu tố chất lượng tư vấn, chi phí tư vấn được sử dụng nhiều và đây là một phương pháp đánh giá khắc phục được tình trạng các nhà tư vấn ép bên mua trả chi phí cao nhất cho các dịch vụ cung cấp. Nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB luôn được quán triệt là: không phân biệt đối xử; không đàm phán về giá; bảo đảm sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu; không vi phạm về quy định đấu thầu; được điều chỉnh theo thời gian và chống tham nhũng. Theo ý kiến của đa số tổ chức tư vấn và các cơ quan quản lý dự án hiện nay thì phương pháp tuyển chọn tư vấn, kết hợp giữa chất lượng và giá này vốn có ưu điểm là minh bạch về tài chính. Song khi áp dụng ở Việt Nam, quy định đã không coi trọng yếu 7 tố kỹ thuật, cùng với các hồ sơ tuyển chọn tư vấn có nội dung điều khoản tham chiếu và các nội dung khác chưa được hoàn hảo đã khiến thực tế quá trình tuyển chọn tư vấn trong thời gian ngắn vừa qua đã xuất hiện các xu hướng chưa lành mạnh. Hồ sơ dự thầu, có làm thế nào đi chăng nữa, cho tư vấn dự thầu là ai đi nữa, quy mô như thế nào đi nữa, thì việc chấm điểm kỹ thuật của hồ sơ dự thầu cũng chỉ chênh lệch trên dưới 4-5 điểm. Khi đó, ai bỏ thầu giá thấp người đó sẽ trúng thầu. Đây là nguy cơ đáng cảnh báo nhất của công tác đấu thầu tư vấn hiện nay. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm; Ngân hàng thế giới qui định tỷ trọng điểm tài chính thường không quá 20%. Phân tích kỹ hơn về tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của hồ sơ mời thầu được quy định tại Điều 15 khoản 1 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP, có nhiều điểm chưa hợp lý: về tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật ‘‘Trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm’’ [ 18 ]. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà giá dịch vụ tư vấn còn thấp so với quốc tế thì với phương pháp lựa chọn tư vấn như hiện nay, các tư vấn cạnh tranh bằng giá sẽ làm cho tư vấn không thể phát triển lành mạnh được. Phương thức tuyển chọn tư vấn phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay là cần nhanh chóng tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cơ chế chỉ định thầu tư vấn chỉ nên áp dụng đối với những công việc, giai đoạn chưa có định lượng (như lập đồ án quy hoạch, báo cáo đầu tư). Với những giai đoạn, công việc đã cụ thể, đã định lượng (dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, giám sát .) nên áp dụng đấu thầu để phát huy tính cạnh tranh, xác định chi phí khách quan, không bị rào cản của tỉ lệ chi phí tư vấn, tạo điều kiện cho các tư vấn tự đổi mới vươn lên. Theo phương pháp lựa chọn này, Nghị định số 111/2006/ NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/9/2006 đề nghị cần được sửa đổi triệt để để có thể lựa chọn tư vấn dựa vào yếu tố năng lực kỹ thuật là chính. Nghị định này hiện nay làm giảm tính hấp dẫn của đấu thầu và không tạo được lực lượng tư vấn có chất lượng cao. Vì vậy quy định 8 tư vấn lập dự án không được tham gia thiết kế kỹ thuật là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay. Cần sớm quy định lại tỷ trọng điểm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính để xác định điểm tổng hợp, để đảm bảo lựa chọn được tư vấn có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng lập hồ sơ dự án. Nên bổ sung cho các thang điểm kỹ thuật từ 85, 90 trong điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu để khuyến khích về mặt kỹ thuật và thông qua đó không khuyến khích hạ giá trong việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Mạnh dạn áp dụng đấu thầu quốc tế đối với các dự án lớn để chuyển giao công nghệ. Đây cũng là biện pháp buộc các tư vấn trong nước phải tự mình hoàn thiện, nâng cao tính chuyên nghiệp sớm tiến tới quản lý các loại chi phí tư vấn theo thông lệ quốc tế, trước mắt đề nghị điều chỉnh ngay tỉ lệ chi phí cho tư vấn giám sát. 3.2.4. Hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp hơn. Một số dự án xuất hiện khá nhiều ý kiến phàn nàn từ chủ đầu tư rằng quá trình triển khai thi công bị chậm do năng lực tài chính yếu kém của các nhà thầu. Lại có nhiều ý kiến cho rằng, đang có một khoảng cách lớn giữa hồ sơ kinh nghiệm, khả năng tài chính được thể hiện qua bài thầu với thực lực của nhiều nhà thầu. Phải chăng, các chủ đầu tư đang bị nhà thầu qua mặt do tồn tại một phương pháp đánh giá năng lực tài chính của các nhà thầu thiếu chính xác, nặng về cảm tính? Năng lực tài chính của nhà thầu khi tham dự thầu là khả năng đảm bảo về vốn và các điều kiện tài chính của nhà thầu để có thể thực hiện phần công việc được giao qua chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Cùng với giá bỏ thầu, đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầuđủ năng lực hoàn thành các phần việc đã đề ra trong hồ sơ mời thầu. Vấn đề đặt ra ở đây là đánh giá năng lực tài chính nhà thầu tại các dự án hiện chưa phản ánh chính xác “trọng lượng” thực sự của các nhà thầu. Dự án sử dụng vốn ODA, quan điểm và phương pháp tính toán xác định năng lực tài chính dự thầu của nhà thầu khi tham gia đấu thầu là việc xác định khả năng tài chính thực của nhà thầu, được tính toán dựa trên cơ sở giá trị tài sản ròng trừ đi giá trị khối lượng còn lại của các hợp đồng mà nhà thầu đang thực hiện dang dở. Điều này đã đáp ứng nhu cầu về vốn của dự án trong khoảng thời gian nhà thầu thực hiện hợp đồng. 9 Nếu nhà thầu thấy khả năng của mình chưa đáp ứng yêu cầu tài chính của Dự án, họ có thể đề nghị ngân hàng có tín nhiệm cho vay một số tiền nhất định khi trúng thầu. Trong khi đó, đối với các dự án sử dụng vốn trong nước, chúng ta thường áp dụng một số chỉ tiêu: doanh thu trung bình trong 3-5 gần kề ( bằng 2-3 lần giá trị gói thầu ); lợi nhuận trong 3-5 gần kề (không nhỏ hơn 0); độc lập về tài chính . Điều này đã được nhận định trong trang thông tin điện tử của Bộ giao thông vận tải “Phương pháp đánh giá này còn đơn giản, mới chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu về kết quả kinh doanh mà không xác định được khả năng huy động đủ vốn thực tế của nhà thầu để đảm bảo thi công công trình đúng chất lượng và tiến độ. Với một chiếc “cân” chưa chuẩn như vậy, việc các chủ đầu tư bị nhà thầu qua mặt là điều hoàn toàn không khó hiểu!” [ 30 ] Vì vậy việc áp dụng phương pháp đánh giá năng lực tài chính nhà thầu của các tổ chức tài chính quốc tế vào các dự án là vấn đề hết sức cấp bách. 3.2.5. Về xác định giá trị gói thầu và giá trúng thầu của Nhà thầu: Giá trúng thầu cũng đang là vấn đề cần được xem xét. Nguyên tắc chung quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầutại các Điều 23, 24 Nghị định 111/2006/CP là các nhà thầu sau khi đã vượt qua bước đánh giá về năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật thì nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sau khi sửa lỗi số học và hiệu chỉnh nhưng không vượt giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Nguyên tắc này rất thích hợp với một vài nước phát triển có trình độ cao vì họ có các hệ thống luật pháp đầy đủ về cạnh tranh, về chống phá giá về hệ thống giám sát thi công chặt chẽ. Tuy nhiên ở nhiều nước phát triển và đang phát triển khác (ở châu Âu ) lại áp dụng nguyên tắc: lấy giá bình quân bỏ thầu của các nhà thầu làm căn cứ xét thầu (đương nhiên là loại bỏ nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, hoặc bỏ giá quá cao hay quá thấp trước khi chia giá bỏ thầu bình quân). Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, khi mà cả ba yếu tố cạnh tranh, chống phá giá và giám sát chất lượng chưa hoàn thiện cũng cần xem xét tham khảo các phương pháp áp dụng cho phù hợp, để chống tình trạng các nhà thầu phá giá rồi sau đó dùng các biện pháp tiêu cực để bù đắp sự thiếu hụt như tình trạng thực tế đã xảy ra trong những năm qua. 10 Về mặt nguyên tắc chung, ngành xây dựng phải cung cấp cho xã hội các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ với giá cả hợp lý. Xuất phát từ các luận điểm nói trên, luận văn đề xuất khi nghiên cứu xác định giá trị gói thầu chúng ta nên nắm vững 4 nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Giá cả thị trường xây dựng cùng như giá cả thị trường nói chung, vận hành theo quy luật giá trị và chịu sự tác động của các quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, cho nên thường xuyên biến động. Các giao dịch trong thị trường xây dựng thường diễn ra trong thời hạn khá dài, có thể trong nhiều năm, nên sự biến động giá cả trong các thị trường có yếu tố sản xuất càng không thể tránh khỏi. Nguyên tắc 2: Giá xây dựng là giá đặt hàng sản xuất, ra giá trước rồi mới sản xuất sau. Việc tạo giá là cả một quá trình, mỗi giai đoạn có loại giá đặc thù như giá ước toán, khái toán, dự toán, giá đấu thầu, giá tạm ứng, giá thanh toán, quyết toán. Mỗi loại giá sau cụ thể hoá và chính xác hoá loại giá trước những giá cuối cùng có giá trị trả tiền là giá thanh toán. Khi đặt hàng chưa phải đã lường hết đầy đủ các yếu tố về khảo sát, thiết kế nên còn cần phải bổ sung chi phí trong quá trình xây dựng. Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro bất khả kháng như biến động lớn về kinh tế vĩ mô, về chính sách, về thiên tai . làm thay đổi giá cả và chi phí xây dựng. Do đó khi thanh toán buộc phải xét đến các biến động không do lỗi của nhà thầu. Vì vậy, hợp đồng giao nhận thầu, một văn bản then chốt thể hiện kết quả giao dịch thị trường, cần phải chứa đựng mọi ràng buộc cần thiết có liên quan đến các vấn đề nói trên. Chủ đầu tư phải có khoản dự phòng để ứng phó với các biến động giá cả. Tóm lại khi quản lý chi phí xây dựng thì phải nắm vững đặc điểm của giá cả xây dựng. Nguyên tắc 3: Nhà nước có vai trò kép trong quản lý chi phí xây dựng, bao gồm vai trò quản lý Nhà nước và vai trò chủ đầu tư (người bỏ vốn). Cần phân biệt rõ hai vai trò này, không được lẫn lộn. Nguyên tắc 4: Kinh tế nước ta vẫn đang trong thời kỳ đổi mới. Một mặt chúng ta chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm quản lý chi phí và giá cả trong thị trường xây dựng, mặt khác cũng không được gây ra những xáo trộn đột ngột quá lớn đối với hiện trạng, do đó cần có giai đoạn quá độ, trước khi chuyển đổi sang áp dụng trọn vẹn cơ chế thị trường xây dựng khu vực và quốc tế. [...]... 27/1/08 24/2/ PH LC 2 bảng tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạn i 2004-2007 tại dự án nâng cấp đô thị nam định Thời Tên dự án gian KC - HT QĐ phê duyệt dự án ói thầu xây lắp Dự toán đợc 01/06-7/06 cấp CSHT xã hội Miếu cấp Đg Vụ Bản, 01/06-7/06 12/05-5/06 2353/2003/QĐUB 2353/2003/QĐUB 2353/2003/QĐUB 2353/2003/QĐ- nớc, điện c/sáng 03/08 UB hộp từ đờng GP ra 10/05- 2353/2003/QĐ- Gia 02/06... pho to.) Nộp thầu, đánh giá, trao Hợp đồng D 39,728.0 1 GE NS xem xét sau 786.5 1 GE NS xem xét trớc 10/06 9/11/04 24/11/04 32 C 1 tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạn I Dự án nâng cấp đô am Định Nộp thầu, đánh giá, trao Hợp đồng D Số Mô tả gói thầu Hình thức Phơng gói thầu pháp ĐT Hình thc toán xem xe't (VND) ca WB Triệu Chun b thit k, FS, thit k Phê duyt Mi Nộp và d toán, chi tit,... by the employer (1999) 30 C 1 tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạn I Dự án nâng cấp đô am Định Nộp thầu, đánh giá, trao Hợp đồng D Số Mô tả gói thầu Hình thức Phơng gói thầu pháp ĐT Hình thc toán xem xe't (VND) ca WB Triệu Th Phê duyt Chun b thit k, FS, thit k Phê duyt Mi Nộp và d toán, chi tit, BD, RFP thu Mở thầu giá thu TOR BD, RFP 400,000 07/'04 08/'05 09/'05 21/9/05 21/10/05... 10/06 12/06 31 C 1 tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạn I Dự án nâng cấp đô am Định Số Mô tả gói thầu Hình thức Phơng gói thầu pháp ĐT Hình thc toán xem xe't (VND) ca WB Triệu hu nhập thấp các phờng phía Nam TP Thực tế Quản lý HĐ và GS thi công cho toàn bộ Hạng mục 2 - GĐ 1 Thực tế Lập B/c khả thi, TKKT, lập HSMT cơ sở hạ tầng cấp 1,2 Thực tế Quản lý hợp đồng và giám sát thi công Hạng... 08/2005 09/05 10/05 10/0 16/12/04 13/1/ Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 Nâng cấp phía đông đờng Giải Phóng 1 CW NCB xem xét trớc Thực tế 7,896.8 Nâng cấp phía tây đờng Giải Phóng 1 CW NCB xem xét trớc Thực tế 6,328.5 Nâng cấp CSHT xã hội, phờng Văn Miếu 1 CW NCB xem xét sau Thực tế 1,078.0 21/10/05 20/11/05 10/05 11/05 Hạng mục 2: Nâng cấp CSHT cấp 1,2 XD trạm bơm QC, Kênh xả ra Sông Hồng 1 CW... dự án gian KC - HT sát EIA GĐ1 sát RAP GĐ 1 10/05-8/07 duyệt dự án 1394/2004/QĐUB 07/05- 1394/2004/QĐ- 12/07 UB 1394/2004/QĐ- bị EIA GĐ 2 UB 1394/2004/QĐ- bị RAP GĐ 2 Tên dự án QĐ phê UB Thời gian KC - HT QĐ phê duyệt dự án 338/2004/QĐ- 10/08 UB 05/2005 bị cho PMU 06/2005 và Tbị cho Phòng Đ Tổng cộng S lng nh Hinh thức la thu thức chọn nhà duyệt 353,74 387,63 370,76 286,00 Dự toán đợc Mua Np lhợp thầu. .. 530/QĐ-UBND ngày 27/2/07 529/QĐ-UBND ngày 07/8/07 33 Thời Tên dự án gian KC - HT QĐ phê duyệt dự án ấp mặt bằng khu 02/05- 2695/2004/QĐ- ,9 ha ấp mặt bằng khu 10/05 UB 5/05- 2695/2004/QĐ- 10/05 UB ,4 ha Kỹ Thuật phía đg D3 Kỹ Thuật 10/05-4/06 hàng UB 2695/2004/QĐUB ía Tây đg D3 Tên dự án 2695/2004/QĐ- Thời gian KC - HT QĐ phê duyệt dự án gói thầu t vấn ý HĐ, Giám sát 2695/2004/QĐ- à một phần HM1,2 11/08... th Thnh ph Nam nh trong giai on II T thc t thc hin hot ng u thu cỏc gúi thu D ỏn nõng cp ụ th Thnh ph Nam nh cng cũn mt s hn ch nh thi gian chm v xột thu kộo di cht lng cha cao Nguyờn nhõn ca tỡnh trng trờn cú nhiu, trong ú ni lờn l do cht lng i ng cỏn b lm cụng tỏc xột duyt thu, cha cao Phõn tớch cỏc nguyờn nhõn ca nhng tn ti lm c s cho vic xut cỏc gii phỏp hon thin hot ng u thu trong giai on tip... lp hc ngn hn Trong hot ng u thu, ỳc rỳt kinh nghim t thc t giai on I, tng khõu t chun b h s mi thu, m thu, t chc chm thu v xột thu, n m phỏn ký kt hp ng v qun lý hp ng khi trin khai Cn phi rỳt ngn hn na thi gian ỏnh giỏ thu, hn ch vic gia hn hiu lc ca h s d thu Vic u thu thc hin theo k hoch, u thu tng th cho giai on II c Ngõn hng th gii v tnh thụng qua l c s thc hin d ỏn trong giai on II, khụng cho... trng thnh vn lờn cnh tranh vi cỏc nh thu nc ngoi trong cỏc cuc u thu quc t Lun vn ny l kt qu quỏ trỡnh tỡm tũi hc hi t thc t ti D ỏn nõng cp ụ th Nam nh Lun vn ó s dng cỏc phng phỏp nghiờn cu, phõn tớch ỏnh giỏ tng hp kt hp vi thc t hot ng u thu ca d ỏn trong giai on I, t ú xut mt s gii phỏp nhm hon thin hn hot ng u thu d ỏn trong giai on tip theo 2008- 2012 Xut phỏt t mc ớch v nhim v ó t ra, Lun vn . HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008- 2012 3.1. Nội dung, kế hoạch thực hiện Dự án nâng cấp đô thị. thị Nam Định giai đoạn II năm 2008- 2012. Giai đoạn II dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Đinh, đầu tư tập trung 3 hạng mục, hạng mục I, hạng mục II và

Ngày đăng: 20/10/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

PHỤ LỤC 1. tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định - HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

1..

tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định Xem tại trang 30 của tài liệu.
PHỤ LỤC 1. tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định - HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

1..

tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình thức xem xe't của WB - HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

Hình th.

ức xem xe't của WB Xem tại trang 32 của tài liệu.
PHỤ LỤC 1. tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định - HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008

1..

tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạ nI Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan