Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng)

3 4.3K 7
Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng) Xây dựng môi trường đồ chơi là việc trang bị, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng (kệ, hộp đựng …), nhằm đáp ứng việc triển khai các trò chơi của trẻ, giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng vật thay thế, từng bước giúp trẻ mở rộng quan hệ với bạn khi chơi và từng bước nâng cao khả năng tự chơi của trẻ. Hiện nay giáo viên nhà trẻ thường dạy các cháu trò chơi phản ánh sinh hoạt theo hướng dành cho trẻ mẫu giáo, chưa phù hợp với hoạt động chủ đạo của trẻ là “Hoạt động với đồ vật”. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non. Trang bị đồ chơi ở đây bao gồm cả việc bổ sung thêm và cất bớt đồ chơi tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Các món đồ chơi đem vào từng góc chơi có thể đáp ứng hai đến ba hành động chơi liên tiếp. Ví dụ: - Đồ chơi “Cho em ăn” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), chén, muỗng, ly, khăn. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể cho em ăn, uống và lau miệng (3 hành động). - Đồ chơi “Tắm cho em” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), chậu, ca, khăn mặt. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể đặt em ngồi vào chậu, dội nước tắm/gội đầu, lau khô (2-3 hành động). - Đồ chơi “Chăm em bệnh” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), ly, muỗng, lọ thuốc, ống tiêm. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể cho em uống thuốc, tiêm cho em (2 hành động). Trong những tháng tiếp theo, việc bổ sung đồ chơi được thực hiện từng bước, đáp ứng sự phát triển thường xuyên của các trò chơi. Thí dụ: lần lượt thêm vào các góc “Cho em ăn”, “Tắm cho em”, “Chăm em bệnh” những loại đồ chơi như: - Các loại trái cây quen thuộc, dao cắt, yếm ăn, bình sữa,…. - Lược chải đầu, xà phòng tắm, phấn rôm, áo choàng,… - Hộp dầu, lọ thuốc nhỏ mắt, dụng cụ khám họng,…. - Ngoài ra cô và trẻ có thể đưa vào thêm một số đồ chơi khác như ghế làm giường, thùng xe hỏng làm nôi, mùa lạnh có thể thêm cái “mền” cho em khỏi lạnh,… Bên cạnh đó cần tạo thêm các góc chơi mới như góc “công viên” (trò chơi em đi công viên/sở thú), góc “đọc sách” (trò chơi đọc sách và chơi với em), “cây xăng” (trò chơi Em đi ô tô) hay trang trí “cây thông Nô-en”, trang trí “chậu mai mùa xuân”,… Lưu ý: - Khi đưa đồ chơi mới vào phải gây sự chú ý của trẻ. - Đồ chơi, góc chơi mới phải trở thành cơ hội thực sự để trẻ mở rộng các trò chơi của mình. - Việc trang bị đồ chơi bao hàm cả việc cất bớt những đồ chơi trẻ ít sử dụng. Quá nhiều đồ chơi sẽ làm cản trở việc triển khai các trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ, trẻ sẽ nghịch với các món đồ chơi đó hơn là chơi với chúng. Hiện nay việc trang bị “nguyên liệu mở” đang dần được thay thế các đồ chơi bị thiếu như các loại hộp, chai lọ, cây que, ống nhựa, giỏ hoa, lõi chỉ,…. Đưa “nguyên liệu mở” vào các góc chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đầy ngẫu hứng của trẻ, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo và khả năng tư duy của trẻ. Thời gian đầu trẻ rất cần sự gợi ý hướng dẫn của cô để làm quen với việc sử dụng vật thay thế dần dần sẽ phát triển ở trẻ tính tích cực và tự lực khi chơi, trẻ có thể tự tìm và sử dụng các đồ vật đó một cách tốt nhất./. . Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng) Xây dựng môi trường đồ chơi là việc trang. bị đồ chơi bao hàm cả việc cất bớt những đồ chơi trẻ ít sử dụng. Quá nhiều đồ chơi sẽ làm cản trở việc triển khai các trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ,

Ngày đăng: 20/10/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan