LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

10 1.5K 9
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC I- ĐẶT VẤN ĐỀ : Thư viện trường học là một loại hình thư viện được tổ chức trong nhà trường với chức năng nhiệm vụ là phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh, là trung tâm văn hóa của nhà trường. Với nhiệm vụ trọng tâm đó, việc đọc sách còn góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao tri thức, rèn luyện kỹ năng, nhằm phát triển con người toàn diện như Ông N.C.Crup-Xcai-ca đã nói: ”Việc phát triển thư viện trường học có một ý nghĩa rất lớn bởi vì thư viện trường học là cầu nối giữa việc học tập trong nhà trường với việc học tập của thiếu nhi. Nó làm cho các em từ lúc nhỏ đã biết tự mình đọc sách, có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức làm cho các em có khả năng nghiên cứu trong thư viện”. Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường. Bằng những tài liệu, sách nghiệp vụ tham khảo mới, những thông tin cập nhật sẽ đến với từng thành viên của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và hình thành thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh. Đồng thời cũng tích cực tăng cường bồi dưỡng tri thức, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, kiến thức, văn hóa và đời sống. II- THỰC TRẠNG : Vào những năm đàu hình thành thư viện, thư viện trường tiểu học thường không được quan tâm lắm, thư viện chỉ là một kho để sách, không có bàn ghế đọc sách, có khi còn để chung với một lớp học, cán bộ thư viện thường không có chuyên môn nghiệp vụ, cho nên thư viện ít hoạt động, chủ yếu là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mướn sách giáo khoa, cuối năm học thu về, vào sổ sách, làm báo cáo … Dần dần, được sự quan tâm của ngành, của các cấp lãnh đạo, thư viện trường học được đâu tư nhiều, phòng ốc khang trang hơn, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho họat động thư viện. Cán bộ thư viện được bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ. Riêng thư viện Trường tôi được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Thư viện được đổi sang một phòng mới có diện tích 48 m 2 , bàn ghế, tủ, giá kệ và các loại sách được bổ sung thêm, nơi đây được bố trí vừa là nơi làm việc, vừa là phòng đọc, vừa là kho sách. Với điều kiện cơ sở vật chất như trên, làm thế nào để bạn đọc thích đến thư viện nhiều hơn, phục vụ thiết thực cho việc dạy và học, góp phần vào việc nâng cao kiến thức cho giáo viênhọc sinh luôn là mục tiêu mà người quản lý thư viện phải phấn dấu không ngừng. Sau nhiều năm cố gắng nâng cao công tác bạn đoc, tôi đã có một số giải pháp như sau, muốn trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp. III- CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC: 1- Làm thế nào để thư viện không phải là kho chứa sách: Trước hết, phải sắp xếp kho sách và phòng đọc thế nào để phòng đọc rộng rãi thoáng đãng hơn. Phòng đọc sách được bố trí gần cửa sổ cho thoáng mát, sáng sủa, xếp hai dãy bàn dài có đủ chỗ ngồi cho giáo viênhọc sinh ngồi đọc sách, ngăn cách với kho sách bằng một quầy dài mặt trên là nơi giao nhận sách, các ngưn dưới dùng để chứa các lọai báo chí. Kho sách bố trí bên trong được sắp xếp bằng những kệ sách kê thẳng tắp theo thứ tự đăng ký của sách sao cho dễ nhìn, các gáy sách quay ra ngoài để chứa được nhiều sách, có đủ lối đi để đễ dàng lấy sách nhanh gọn phục vụ bạn đọc. Sách được chia ra nhiều thể loại khá phong phú như giáo khoa, nghiệp vụ, tham khảo, Kim Đồng, mỗi loại được đặt một kệ sách riêng, để giáo viênhọc sinh có thể hình dung được những loại sách mình cần đọc, cần mượn, cần tham khảo, giải trí, sinh hoạt vui chơi … Đặt một tủ trưng bày và giới thiệu sách mới ở góc trái thư viện, bìa sách quay ra ngoài để dễ bắt mắt cho người đọc, bên cạnh có một tủ sách tự chọn dùng cho học sinh và trên là một bảng danh mục giới thiệu các sách có trong thư viện theo phân loại để bạn đọc tìm và mượn sách theo yêu cầu của mình. 2- Làm phong phú nguồn sách, tên sách: – Bổ sung sách: Việc bổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần thiết bởi vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc sách của giáo viênhọc sinh. Vì thế, hàng năm nhà trường đã đầu tư từ các quỹ xây dựng, hội phụ huynh để mua thêm nhiều sách. Tính từ ngày tách riêng trường thành 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở đến nay trong vòng 5 năm, Thư viện trường đã được bổ sung nhiều sách mới phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên, truyện đọc của học sinh cũng thường xuyên được bổ sung: NĂM HỌC SỐ SÁCH BỔ SUNG GIÁ TRỊ (ĐỒNG) 2000 - 2001 354 bản 1 774 300 đ 2001 - 2002 163 bản 2 812 200 đ 2002 - 2003 (HK1) 231 bản 2 261 666 đ – Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng sách: Thư viện đã kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, đội Thiếu niên Tiền phong và nhất là giáo viên chủ nhiệm đã hỗ trợ tích cực cho phong trào đong góp sách để thêm nhiều người đọc. Trong vòng 3 năm, Thư viện đã vận động được số sách các loại là 1050 bảntrong năm nay đã tặng thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa 350 bản. Đây là một phong trào rất có ý nghĩa đối với học sinh. – Lập tủ sách pháp luật : Thực hiện theo chỉ đạo của ngành, thư viện Trường tôi đã lập được một tủ sách pháp luật. Tủ sách pháp luật không để chung trong thư việnđể riêng ở văn phòng cạnh phòng Giáo viên, kèm theo danh mục sách, chủ yếu để giáo viên đễ dàng tìm hiểu về pháp luật nhằm thực hiện chủ trương “Sống và làm việc theo pháp luật”. Tính đến nay, thư viện đã bổ sung hơn trăm bản sách pháp luật và 100% giáo viên đã tích cực đọc sách pháp luật. Để thực hiện phong trào “Sống và làm việc theo pháp luật”, thư viện đã phát động mỗi giáo viên đọc 2 quyển sách pháp luật trong tháng được nhiều người hưởng ứng và đạt được vòng quay của sách. 3- Công tác phục vụ bạn đọc: Để bạn đọc thường xuyên đến thư viện nhiều hơn, trong công tác phục vụ bạn đọc, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải chú trọng: Thư viện phải mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng học sinh dồn lên thư viện ồn ào vào các giờ ra chơi. Đối với giáo viên thư viện phục vụ suốt buổi. Giới thiệu các loại sách đến giáo viênhọc sinh bằng nhiều hình thức : Đối với giáo viên:  Giới thiệu trong các buổi họp Hội đồng, sinh họat chuyên môn, các Tổ khối trưởng các loại sách mới, cần thiết đưa đến tận tay người đọc, giới thiệu cho nhiều người cùng đọc.  Giới thiệu trên bảng thông báo thư viện, phòng giáo viên để giáo viên biết và tìm mượn.  Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở thư viện, phòng giáo viên, văn phòng và nhiều nơi khác để giáo viên tham khảo. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ tin học và in ấn nên phần trình bày phần giới thiệu sách cũng dễ dàng hơn. (xem phần phụ lục) Đối với học sinh:  Giới thiệu sách trên bảng thông báo của thư viện, của nhà trường, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm lớp để các em nhanh chóng tìm đén thư viện đọc sách.  Giới thiệu dưới cờ.  Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở khắp nơi trong trường để thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện.(xem phần phụ lục).  Sách mới cũng phải phù hợp với nhu cầu và trình độ của các em mọi lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 5.  Các loại sách Kim Đồng hay, đẹp quý, thư viện cho Giáo viên chủ nhiệm mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bao bọc cẩn thận trước khi đọc, Các em đã thực hiện yêu cầu này một cách nghiêm túc.  Bằng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều, bởi vì các em lên thư viện, phòng đọc, thì giờ của các em rất hạn chế, thư viện cũng không thể phục vụ được hết mọi người trong cùng một lúc. Nếu mỗi lớp có 30 em, giáo viên mượn về 30 cuốn, em nào cũng được đọc và trao đổi cho nhau đọc, thì số lượt bạn đọc được tăng lên rất nhiều và vòng quay của sách đạt yêu cầu tối đa.  Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các giờ chơi hàng ngày là những truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn dễ tiếp thu, màu sắc tranh ảnh đẹp mắt phù hợp với tuổi thơ. Loại sách này để ở kệ sách tự chọn.  Hướng dẫn các em xem tranh ảnh trong sách và hướng dẫn bảo quản sách.  Ngoài ra để vận động học sinh đọc được nhiều sách, tập cho học sinh tìm kiếm tư liệu qua sách báo, làm quen với kho tàng kiến thức của nhân loại và từng bước tham gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường, thư viện phối hợp với các đoàn thể tổ chức thi kể chuyện vào các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 8/3, 22/12 … để từ đó phát động phong trào thi đua đọc sách, kể chuyện theo sách. Các em cũng tìm tòi nghiên cứu sách báo ở thư viện nhiều hơn. Động viên khen thưởng:  Từ các cuộc thi của các cấp, các ngành, nhà trường đã nổi lên phong trào đọc sách trong giáo viên nhiều hơ. Thư viện phục vụ tối đa theo yêu cầu bạn đọc và vòng quay của sách cũng gia tăng nhiều.  Hàng năm, thư viện phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường động viên khen thưởng các lớp đã có phong trào thi đua đọc sách và hưởng ứng việc đóng góp sách cho thư viện, cho thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa. 4- Không ngừng nâng cao nghiệp vụ thư viện: Công tác Thư viện là việc làm tỉ mỉ, thường xuyên, Để phục vụ thư viện ngày càng tốt hơn, tôi đã không ngừng học thêm về nghiệp vụ thư viện, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp dể nâng cao trình độ của mình hầu phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. Về hồ sơ sổ sách nghiệp vụ đã hoàn thành đầy đủ và nghiêm túc. Đối với giáo viênhọc sinh phải luôn vui vẻ hòa nhã, có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn, tích cực phát huy vai trò của cán bộ thư viện trong nhà trường, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh. IV- KẾT QUẢ: Bằng nhiều phương pháp và hình thức đã nêu, kết quả đã có nhiều tiến bộ: - Giáo viên đến thư viện nhiều hơn: Trước đây, đời sống còn khó khăn, giờ nghỉ giáo viên thường tranh thủ đan len hoặc làm việc khác. Hiện nay, đời sống được nâng cao, nhu cầu tìm hiểu của giáo viên càng đa dạng. Giáo viên tìm sách tham khảo các thể loại ngày càng nhiều. Vì thế, thư viện đã cố gắng tìm mua thêm nhiều sách tham khảo, giới thiệu rộng rãi cho mọi người. Kết quả là giừ nghỉ ngơi giáo viên thường đến thư viện tìm và mượn sách nhiều hơn. - Số lượng sách mượn và vòng quay của sách ngày càng tăng: a) Giáo viên: (tính trên số CB, GV, CNV không thay đổi là 38 người): NĂM HỌC SỐ SÁCH MƯỢN VÒNG QUAY SÁCH GHI CHÚ (số bạn đọc) 2000 - 2001 244 6,42 38 2001 - 2002 272 7,15 38 2002 - 2003 (HK1) 284 7,47 38 b) Học sinh: (960 – 980 người): NĂM HỌC SỐ SÁCH MƯỢN VÒNG QUAY SÁCH GHI CHÚ (số bạn đọc) 2001 - 2002 4 321 4,50 960 2002 - 2003 (HK1) 5 568 5,68 980 BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG SÁCH MƯỢN VÀ VÒNG QUAY SÁCH 244 272 284 6,42 7,15 7,47 0 50 100 150 200 250 300 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 (HK1) SOÁ SAÙCH MÖÔÏN VOØNG QUAY SAÙCH ( x 10 ) 4 321 5 568 4,50 5,68 0 1 000 2 000 3 000 4 000 5 000 6 000 2001 - 2002 2002 - 2003 (HK1) SOÁ SAÙCH MÖÔÏN VOØNG QUAY SAÙCH ( x 100 ) a) Giáo viên b) học sinh IV- ĐÚC KẾT: Như Lê-Nin đã nói : “ Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”, việc nâng cao công tác bạn đọc trong thư viện trường học luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà người cán bộ thư viện phải luôn chú trọng. Bằng những phưong tiện sách báo, bằng những kinh nghiệm làm việc cụ thể, bản thân tôi không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ thư viện. Những giờ phút thư giãn tôi tranh thủ đọc thêm sách báo, tư liệu hiện có để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống, phát động phong trào thi đua đọc sách hàng ngày, hàng tuần trong giáo viên, học sinh để giáo viênhọc sinh ngày càng nâng cao kiến thức. Thói quen đọc sách góp phần giáo dục học sinh về đức trí thể mỹ, giúp nhận thức của mọi người ngày càng phong phú hơn, sáng tạo hơn theo quan điểm con người mới xã hội chủ nghĩa. Về bản thân, tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm chuyên môn ở các đồng nghiệp từ các trường bạn để phục vụ công tác thư viện ngày càng tốt hơn, phục vụ tốt yêu cầu của bạn đọc một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao và chất lượng tốt, phát triển thư viện ngày càng hoàn thiện. Tóm lại, việc hình thành và phát triển thư viện gắn liền với công tác bạn đọc là một nhu cầu thiết yếu mà chúng ta luôn phải chú trọng cũng như sách là vốn tri thức quý báu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Rất mong trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp . / . . LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC I- ĐẶT VẤN ĐỀ : Thư viện trường học là một loại hình thư viện được tổ chức trong. của sách. 3- Công tác phục vụ bạn đọc: Để bạn đọc thư ng xuyên đến thư viện nhiều hơn, trong công tác phục vụ bạn đọc, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải

Ngày đăng: 20/10/2013, 13:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan